Đề Xuất 4/2023 # Sử Dụng Năng Lượng Tiết Kiệm, Hiệu Quả Của Việt Nam: Thực Trạng Và Vấn Đề Đặt Ra # Top 5 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Sử Dụng Năng Lượng Tiết Kiệm, Hiệu Quả Của Việt Nam: Thực Trạng Và Vấn Đề Đặt Ra # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sử Dụng Năng Lượng Tiết Kiệm, Hiệu Quả Của Việt Nam: Thực Trạng Và Vấn Đề Đặt Ra mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một biện pháp căn cơ góp phần khắc phục thiếu điện ở Việt Nam

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM [*]

Việt Nam đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào năm 2010, có hiệu lực thực hiện từ năm 2011.

Tại Khoản 5, Điều 3 của Luật quy định: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”.

Để thực hiện Luật, Chính phủ đã đề ra Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015 (Quyết định số 1427/2012/QĐ-TTg) và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (Quyết định số 280/2019/QĐ-TTg).

Quyết định số 1427/2012/QĐ-TTg đề ra cho giai đoạn 2012-2015 là:

Đạt mức tiết kiệm từ 5 – 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn 2012 – 2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương đương từ 11 triệu TOE (tấn dầu tương đương) đến 17 triệu TOE trong giai đoạn 2012 – 2015.

Quyết định số 1427/2012/QĐ-TTg đề ra mục tiêu:

– Giai đoạn đến năm 2025: Đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 đến 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến 2025.

– Giai đoạn đến năm 2030: Đạt mức tiết kiệm từ 8,0 đến 10,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến 2030.

Trên cơ sở mục tiêu chung, Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể về tiết kiệm năng lượng cho từng ngành, lĩnh vực.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Chương trình đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho nền kinh tế nói chung và các ngành, lĩnh vực.

Tình hình thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế giai đoạn từ năm 2010 – 2019 được trình bày trong bảng 1. 

Bảng 1:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dân số

106ng.

87,07

88,15

89,20

90,19

91,20

92,23

93,25

94,29

95,39

96,48

GDP (giá hiện hành)

103tỷ đ

2158

2780

3245

3584

3938

4193

4503

5006

5542

6037

 

Tỷ USD

110,7

133,3

155,2

171,2

186,2

193,4

205,3

223,7

245,1

262,0

GDP b/q đầu người

USD

1273

1517

1748

1907

2052

2097

2202

2373

2570

2715

Cơ cấu

%

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

– Nông nghiệp

%

18,38

19,57

19,22

17,96

17,70

17,00

16,32

25,34

14,68

13,96

– Công nghiệp

%

32,13

32,24

33,56

33,19

33,21

33,25

32,72

33,40

34,23

34,49

– Dịch vụ

%

36,94

36,73

37,27

38,74

39,04

39,73

40,92

41,26

41,12

41,64

– Thuế SP trừ trợ cấp SP

%

12,55

11,46

9,95

10,11

10,05

10,02

10,04

10,00

9,97

9,91

GDP (giá 2010)

103tỷ đ

2158

2292

2413

2544

2696

2876

3054

3263

3493

3739

 

Tỷ USD

110,7

117,6

123,8

130,5

138,3

147,5

156,7

167,3

179,2

191,8

Tốc độ tăng

%

 

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

6,21

6,81

7,08

7,02

Năng lượng sơ cấp (theo BP)

EJ

1,87

2,13

2,24

2,39

2,61

2,90

3,11

3,32

3,72

4,12

Tốc độ tăng

%

 

13,91

5,17

6,70

9,21

11,12

7,25

6,76

12,05

10,76

Sản lượng điện

109kWh

91,7

101,5

115,1

124,5

141,2

157,9

175,7

191,6

209,2

227,5

Tốc độ tăng

%

 

10,66

13,45

8,09

13,50

11,83

11,27

9,02

9,18

8,74

Hệ số ĐHNL

   

2,23

0,98

1,24

1,54

1,66

1,17

0,99

1,70

1,53

Hệ số ĐHĐN

   

1,71

2,56

1,49

2,26

1,77

1,81

1,32

1,30

1,25

Cường độ NL

GJ/103$

16,90

18,11

18,10

18,32

18,88

19,66

19,85

19,84

20,76

21,49

 

kgOE/

103$

405,6

434,6

434,4

439,7

453,1

471,8

476,4

476,2

498,2

515,8

Cường độ ĐN

kWh/

103$

828,7

863,2

930,4

953,9

1021,5

1070,8

1121,7

1144,9

1167,4

1186,2

Nguồn: [1], [2]. Tác giả tính toán các chỉ tiêu: GDP theo USD giá cố định năm 2010, Tốc độ tăng cung NLSC (%), Tốc độ tăng sản lượng điện (%), Hệ số đàn hồi năng lượng (HSĐHNL), Hệ số đàn hồi điện năng (HSĐHĐN), Cường độ năng lượng (CĐNL) và Cường độ điện năng (CĐĐN).

Ghi chú: HSĐHNL = Tốc độ tăng NLSC (%)/Tốc độ tăng GDP (%); HSĐHĐN = Tốc độ tăng sản lượng điện/Tốc độ tăng GDP; CĐNL = Tổng NLSC cung cấp/GDP; CĐĐN = Tổng sản lượng điện sản xuất/GDP, trong đó GDP theo giá cố định năm 2010 và tỷ giá VND/USD năm 2010 = 19.496. Đơn vị GJ = 24 kgOE.

Theo Niên giám Thống kê Việt Nam (NGTK VN) 2019: Chỉ tiêu CĐNL (kgOE/103USD) năm 2015: 498,6; 2016: 512,8; 2017: 492,3; 2018: 542,2; Chỉ tiêu CĐĐN (kWh/103USD) năm 2015: 1061,2; 2016: 1130,1; 2017: 1184,9; 2018: 1223,1. GDP tính toán từ Tổng cung NLSC/CĐNL là (tỉ USD): năm 2015: 132,7; 2016: 139,3; 2017: 145,8; 2018: 154,5. GDP tính toán từ Tổng điện thương phẩm/CĐĐN là (tỉ USD): Năm 2015: 133,4; 2016: 140,1; 2017: 146,8; 2018: 154,5. Sự chênh lệch GDP từ 2 cách tính chỉ là do sai số khi tính. Vấn đề là không rõ GDP để tính chỉ tiêu CĐNL và CĐĐN trong NGTK 2019 được tính theo thời giá nào, vì không khớp với GDP theo giá hiện hành và GDP theo giá cố định năm 2010 nêu trong NGTK 2019.

Từ năm 2010 đến 2019 sau 10 năm kinh tế – xã hội của nước ta đa có sự phát triển mạnh, dân số tăng từ 87,07 lên 96,48 triệu người (tăng 1,11 lần), GDP (theo giá hiện hành) đã tăng từ 110,7 lên 262,0 tỷ USD (tăng gần 2,4 lần), GDP bình quân đầu người tăng từ 1.273 lên 2.715 USD/người (tăng hơn 2,13 lần). GDP (theo giá cố định 2010) tăng từ 110,7 lên 191,8 tỷ USD, tăng hơn 1,73 lần.

Theo đó, tiêu dùng năng lượng và điện năng ngày càng tăng cao: Tổng cung năng lượng sơ cấp tăng từ 1,87 lên 4,12 EJ (tương đương từ 44,69 lên 98,47 triệu TOE) [2], tăng 2,2 lần, sản lượng điện sản xuất tăng từ 91,7 lên 227,5 tỷ kWh, tăng 2,48 lần.

Xét trên phương diện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các chỉ tiêu: Hệ số đàn hồi năng lượng (HSĐHNL), Hệ số đàn hồi điện năng (HSĐHĐN), Cường độ năng lượng (CĐNL) và Cường độ điện năng (CĐĐN) cho thấy như sau:

HSĐHNL có sự biến động lên xuống thất thường song về cơ bản theo xu thế giảm dần, từ 2,23 năm 2011 xuống còn 1,53 năm 2019.

HSĐHĐN cũng có sự biến động tăng giảm bất thường song về cơ bản theo xu thế giảm, từ 1,71 năm 2011 xuống còn 1,25 năm 2019.

Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu thế tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng cung ứng NLSC và sản lượng điện năng có xu thế giảm. 

CĐNL có sự gia tăng dần từ năm 2010 đến 2019, tương ứng tăng từ 16,9 lên 21,9 GJ/103USD, tăng 1,27 lần. So với Niên giám Thống kê Việt Nam (NGTK VN) 2019 có sự chênh lệch là do số liệu về cung NLSC và GDP có sự khác nhau.

CĐĐN có sự gia tăng tương đối cao từ năm 2010 đến 2019, tương ứng tăng từ 828,7 lên  1186,2 kWh/103 USD, tăng 1,43 lần. So với NGTK VN 2019 có sự chênh lệch là do sản lượng điện tính khác nhau (NGTK tính theo điện thương phẩm) và GDP khác nhau.

Thiết nghĩ, việc tính chỉ tiêu CĐĐN theo sản lượng điện sản xuất thì hợp lý hơn vì suy cho cùng lượng điện năng bị tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối cũng là tiêu dùng cho nền kinh tế. Theo đó, để giảm CĐĐN và nâng cao hiệu quả sử dụng điện cũng cần phải giảm tổn thất điện năng.  

Qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự biến động của các chỉ tiêu CĐNL, CĐĐN nêu trên cho thấy rằng: Nền kinh tế nước ta thời gian qua tuy có sự tái cơ cấu nhất định nhưng xét trên tổng thể chưa theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng và điện năng.

Trong bài viết này chưa có điều kiện đi sâu phân tích chi tiết nguyên nhân cụ thể của tình trạng sử dụng năng lượng và điện năng chưa hiệu quả. Song qua đánh giá kết quả thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giai đoạn năm 2012 – 2015 và phân tích tốc độ tăng dân số, GDP bình quân đầu người, cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy các nguyên nhân chính bao gồm:

(i) Trình độ công nghệ kỹ thuật, thiết bị và việc quản lý sử dụng trong các ngành, lĩnh vực sản xuất còn bất cập, hạn chế, dẫn đến có mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, điện năng cao.

(ii) Dân số tăng cùng với thu nhập ngày càng tăng nên mức tiêu dùng năng lượng và điện năng trong sinh hoạt tăng cao (tăng từ khoảng 25 tỷ kWh năm 2010 lên 59,3 tỷ kWh năm 2019).

(iii) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa thực sự theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả.

Cụ thể là khu vực tiêu hao ít năng lượng hơn như dịch vụ tuy có tỷ trọng tăng nhưng còn chậm: Từ năm 2010 đến năm 2019 chỉ tăng thêm 4,6% (từ 36,94% lên 41,64%).

Ngược lại, khu vực tiêu hao nhiều năng lượng, điện năng như công nghiệp, xây dựng cũng có tỷ trọng tăng tuy thấp hơn là 2,36% (từ 32,13% lên 34,49%). Tỷ trọng tiêu dùng điện năng của lĩnh vực công nghiệp – xây dựng năm 2018 chiếm tới 55%, trong khi tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP chỉ là 34,49%; của nông, lâm và ngư nghiệp là 3%, trong khi tỷ trọng trong GDP chiếm tới 13,96%, giảm 4,42% so với năm 2010 (18,38%); của lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh khác là 42% (trong đó thương mại – dịch vụ: 6,0%; quản lý – tiêu dùng: 32,0%; khác: 4,0%), trong khi tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ trong GDP chiếm tới 41,64%.

Trong các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân quan trọng mang tính chiến lược là tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ định hướng chung là chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ mà chưa gắn với mục tiêu cụ thể về sử dụng năng lượng hiệu quả.

Để biết mức độ sử dụng năng lượng và điện năng của nước ta cao thấp ra sao, trong bảng 2 trình bày các chỉ tiêu cường độ năng lượng và cường độ điện năng năm 2018 (GDP theo giá hiện hành bằng USD năm 2018) của một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 2:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thái Lan

Malaysia

Hàn Quốc

Nhật Bản

Trung Quốc

Úc

Đức

Nga

Việt Nam

GDP (giá hiện hành)

109$

505,0

358,6

1619,4

4971,3

13608,2

1433,9

3947,6

1657,6

245,2

Cơ cấu GDP

%

                 

– Nông nghiệp

 

8,1

7,5

2,0

1,2*

7,2

2,5

0,8

3,1

14,7

– Công nghiệp

 

35,0

38,3

35,1

29,1*

40,7

24,1

27,5

32,1

34,2

– Dịch vụ

 

56,9

53,0

53,6

69,1*

52,2

66,6

61,8

54,1

41,1

GDP (theo PPP)

109$

1261,2

1032,9

2077,8

5413,8

25418,7

1245,1

4394,6

3998,8

706,5

Tiêu dùng NLSC

109GJ

5,60

4,21

12,55

18,84

135,77

6,00

13,44

30,04

3,72

Sản lượng điện

109kWh

177,6

167,3

593,4

1056,2

7166,1

263,1

643,5

1109,2

209,2

CĐNL và CĐ ĐN tính theo GDP giá hiện hành 

           

CĐNL

GJ/103$

11,10

11,74

7,75

3,79

9,98

4,18

3,40

18,12

15,17

CĐĐN

kWh/103$

351,7

466,6

366,4

212,5

526,6

183,5

163,0

669,2

853,3

VN so với:

Lần

                 

– CĐNL

 

1,37

1,29

1,96

4,00

1,52

3,63

4,46

0,84

 

– CĐĐN

 

2,43

1,83

2,33

4,02

1,62

4,65

5,23

1,28

 

CĐNL và CĐ ĐN tính theo GDP sức mua tương đương (PPP)

       

CĐNL

GJ/103$

4,44

4,08

6,04

3,48

5,34

4,82

3,06

7,51

5,26

CĐĐN

kWh/103$

140,8

162,0

285,6

195,1

281,9

211,3

146,4

277,4

296,1

VN so với:

Lần

                 

– CĐNL

 

1,18

1,29

1,04

1,51

0,99

1,09

1,72

0,70

 

– CĐĐN

 

2,10

1,83

1,04

1,52

1,05

1,40

2,02

1,08

 

Nguồn: GDP theo [1], Tiêu dùng NLSC và sản lượng điện năng theo [2]. Tác giả tính toán chỉ tiêu CĐNL và CĐĐN. Ghi chú: GDP (giá hiện hành) là của năm 2018; GDP (theo PPP) là theo sức mua tương đương của năm 2018 lấy theo NGTK VN năm 2019. (*) cơ cấu của năm 2017.

Qua bảng 2 cho thấy:

Thứ nhất: CĐNL của Việt Nam chỉ thấp hơn của Nga (bằng 0,84 lần), nhưng rất cao so với các nước. Cụ thể là cao hơn Thái Lan 1,37 lần; Malaysia 1,29 lần; Hàn Quốc 1,96 lần; Nhật Bản 4,0 lần; Trung Quốc 1,52 lần; Úc 3,63 lần và Đức 4,46 lần.

Thứ hai: CĐĐN của Việt Nam cao hơn tất cả các nước. Cụ thể là cao hơn Thái Lan 2,43 lần; Malaysia 1,83 lần; Hàn Quốc 1,33 lần; Nhật Bản 4,02 lần; Trung Quốc 1,62 lần; Úc 4,62 lần; Đức 5,23 lần và Nga 1,28 lần. Như vậy, rất cao so với Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Úc và Đức.

Vì rằng, mặt bằng giá của các nước cao thấp khác nhau do sức mua khác nhau làm cho GDP theo giá hiện hành của các nước không có giá trị ngang nhau – tức không đảm bảo tính so sánh được với nhau. Theo đó, các chỉ tiêu CĐNL và CĐĐN tính trên GDP theo giá hiện hành của các nước chưa hoàn toàn phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng năng lượng và điện năng để đảm bảo tính so sánh được.

Vì vậy, để khắc phục khiếm khuyết này, GDP được tính theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP) [1] và các chỉ tiêu CĐNL và CĐĐN tính trên GDP theo PPP, viết tắt là GDP (PPP).

Trong trường hợp này ta thấy, CĐNL và CĐĐN của Việt Nam so với các nước có sự thu hẹp khoảng cách. Cụ thể là, chỉ tiêu CĐNL của Việt Nam thấp hơn của Nga và Trung Quốc, cao hơn chút ít so với Úc và Hàn Quốc, chỉ cao hơn đáng kể so với Thái Lan và rất cao so với Malaysia, Nhật Bản và Đức. Còn chỉ tiêu CĐĐN của Việt Nam cao hơn tất cả các nước. Qua đó, chứng tỏ hiệu quả sử dụng năng lượng và điện năng của Việt Nam vẫn còn thấp và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 

Nhìn chung, cho thấy nước nào có lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và cao hơn nhiều so với tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp trong GDP thì có CĐNL và CĐĐN thấp – tức sử dụng năng lượng và điện năng hiệu quả hơn. Còn nước nào có lĩnh vực công nghiệp cao và cao gần với tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ trong GDP thì có CĐNL và CĐĐN cao – tức sử dụng năng lượng và điện năng kém hiệu quả hơn.

Vấn đề rút ra cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng:

1/ Cần nhận thức đúng đắn và phân biệt rõ nội hàm hai khái niệm: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả để có cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện phù hợp.

Hiện nay, nội hàm của hai khái niệm này còn hiểu và quy định chung chung, chưa tách biệt rõ ràng.

Chẳng hạn, như quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 nêu: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”.

Như vậy, thực chất quy định này chỉ mới đề cập đến khía cạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm với nghĩa vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra, nhưng với mức tiêu hao năng lượng thấp hơn. Theo đó, các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng chỉ đề ra mục tiêu giảm tiêu hao và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giảm tiêu hao năng lượng.

Ví dụ, như Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (Quyết định số 280/2019/QĐ-TTg) đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2019-2025 là: Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp so với giai đoạn 2015 – 2018. Cụ thể:

(i) Đối với công nghiệp thép: Từ 3,00 đến 10,00% tùy loại sản phẩm và công nghệ sản xuất.

(ii) Đối với công nghiệp hóa chất: Tối thiểu 7,00%.

(iii) Đối với công nghiệp sản xuất nhựa: Từ 18,00 đến 22,46%.

(iv) Đối với công nghiệp xi măng: Tối thiểu 7,50%.

(vi) Đối với công nghiệp dệt may: Tối thiểu 5,00%.

(vii) Đối với công nghiệp rượu, bia và nước giải khát: Từ 3,00 đến 6,88% (tùy vào loại sản phẩm, quy mô sản xuất).

(viii) Đối với công nghiệp giấy: Từ 8,00 đến 15,80% tùy từng loại sản phẩm và quy mô sản xuất. 

Theo đó, đề ra các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giảm mức tiêu hao năng lượng nêu trên.

Đề nghị quy định lại rõ ràng hai khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả như sau: 

Thứ nhất: Sử dụng năng lượng tiết kiệm là cùng một kết quả đầu ra nhưng với mức tiêu hao năng lượng đầu vào ít hơn. 

Thứ hai: Sử dụng năng lượng hiệu quả là cùng một mức tiêu hao năng lượng đầu vào nhưng đạt được kết quả đầu ra nhiều hơn. 

Tuy kết quả cuối cùng của cả hai trường hợp đều là giảm mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị đầu ra, nhưng bản chất và việc áp dụng trong thực tiễn lại có sự khác nhau.       

Sử dụng năng lượng tiết kiệm thường được áp dụng đối với việc sản xuất, hoặc sử dụng những loại sản phẩm, vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện hiện có với mục tiêu giảm mức tiêu hao năng lượng đầu vào bằng các giải pháp thích hợp.

Ví dụ, việc thay thế các bóng đèn sợi đốt hiện đang sử dụng tiêu hao nhiều điện năng bằng các bóng đèn LED có cùng độ sáng như nhau nhưng mức tiêu hao điện năng thấp hơn nhiều.

Tương tự, việc thay thế thế hệ cũ các điều hòa, quạt gió, nồi cơm điện, xe máy, ô tô, thiết bị, phương tiện, v.v… bằng thế hệ mới có mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng, nhiệt lượng thấp hơn. Hoặc việc cải tạo hiện đại hóa, đổi mới  thiết bị, máy móc, phương tiện, tòa nhà, dây chuyền sản xuất hiện có để giảm tiêu hao năng lượng hoặc điện năng, v.v… Như vậy, trong trường hợp này việc giảm tiêu hao năng lượng là do sử dụng tiết kiệm. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chủ yếu đang theo hướng này.  

Còn sử dụng năng lượng hiệu quả thường được áp dụng đối với đầu tư để phát triển, hoặc mở rộng các ngành, lĩnh vực, loại sản phẩm, dịch vụ tiêu hao ít năng lượng nhưng có giá trị kinh tế cao với mục đích nâng cao giá trị đầu ra trên một đơn vị năng lượng tiêu hao.

Ví dụ, các ngành luyện kim, vật liệu xây dựng, chế tạo máy, giấy, hóa chất, giao thông vận tải, v.v… là những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Các ngành nông lâm thủy hải sản và các lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, giải trí, v.v… là các ngành, lĩnh vực tiêu thụ ít năng lượng. Cho nên, để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thay vì đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao nhiều năng lượng (cho dù đã áp dụng giải pháp sử dụng tiết kiệm) chuyển sang đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng. Theo đó cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch từ các ngành, lĩnh vực tiêu hao nhiều năng lượng sang các ngành, lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng – tức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng năng lượng hiệu quả.

Như vậy, trong trường hợp này, việc giảm tiêu hao năng lượng là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng. Chính vì vậy, như đã nêu trên các nền kinh tế có lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao thường có chỉ tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả cao hơn nhiều so với các nền kinh tế có lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao. 

2/ Với nhận thức nêu trên, đi đôi với sử dụng năng lượng tiết kiệm cần tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” đề ra một trong các mục tiêu là Cường độ năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.

Để thực hiện được mục tiêu đó, đi đôi với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm trên cơ sở áp dụng các giải pháp thay thế, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, sản phẩm và quản lý nhằm giảm tiêu hao năng lượng, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả trên cơ sở hạn chế phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao nhiều năng lượng. Đặc biệt là những ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm xuất khẩu tiêu hao năng lượng nhiều, chỉ hạn chế ở mức quy mô vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng nhưng đem lại giá trị kinh tế gia tăng cao. Đây là nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Trên cơ sở đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cụ thể hóa mục tiêu và đề ra nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để thực hiện./. 

[*] HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG – EPU

[1] Niên giám Thống kê Việt Nam (NGTK VN) 2019, 2016, 2014.

[2] BP Statistical Review of World Energy 2020, 2019.   

 

Cẩm Nang Sử Dụng Tiết Kiệm Năng Lượng Hiệu Quả

Tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích gì?

Năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng vô tận như sức gió (phong năng), năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, sức thủy triều và năng lượng thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch và rất thân thiện với môi trường.

– Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.

– Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn vè thế hệ con cháu của bạn.

– Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.

– Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Thế nào là tiết kiệm năng lượng?

Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt theo thời gian.

Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay; hay với máy điều hòa không khí, chỉ nên cài nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.

Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact  có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.

Gia đình chúng ta đang tiêu thụ điện như thế nào?

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất / thiết bị (W) Thời gian sử dụng trung bình / ngày Công suất tiêu thụ (Wh)

1 Đèn huỳnh quang 8 50 4 1,600

2 Tủ lạnh 150 lít 1 200 (x 0,5) 24/24 1,200

3 Ti vi 2 250 6 3,000

4 Đầu đĩa 1 50 1 50

5 Quạt 3 70 5 1,050

6 Nồi cơm điện 1 500 2 1,000

7 Máy giặt 1 500 1 500

8 Máy vi tính 1 200 3 600

9 Bàn ủi 1 1,000 0,5 500

10 Máy lạnh 1 750 (x 0,5) 3 1,125

11 Máy nước nóng 1 1,000 1 1,000

12 Lò nướng vi ba 1 1,000 0,5 500

Tổng 12,125 Wh

– Các hộ gia đình tại chúng tôi có tỉ lệ tiêu thụ điện chiếm 35% tổng số tiêu thụ năng lượng của thành phố.

– Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43kg CO2.

– Chi phí đầu tư sản xuất 1 MW điện từ thủy điện lớn (trên 50 MW) là 1 triệu USD.

– Chỉ cần mỗi hộ dân (của Tiền Giang) giảm bớt một bóng đèn 40 W thì sẽ tiết kiệm được khoảng 15,4 MW/ ngày đêm, và như thế thì gần như không cần phải cắt điện nữa”. (phát biểu của ông Nguyễn Trung Trí, phó giám đốc Công ty Điện lực Tiền Giang).

– Mỗi gia đình của Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào giờ cao điểm (từ 8h-22h) sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ sung nguồn điện, lưới điện.

Cách sử dụng hiệu quả bếp gas, máy bơm nước, xe máy

Bếp gas:

– Nên sử dụng nồi nấu có kích thước hơi lớn hơn miệng bếp

– Chỉnh ngọn lửa phù hợp với kích thước của nồi: nhỏ quá sẽ lâu chín, to quá sẽ hao gas.

– Đậy kín nắp nồi khi nấu. Điều chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi.

– Sau khi nấu xong nên khóa kỹ van gas.

– Tránh để các luồng gió thổi vào ngọn lửa khi nấu.

– Sử dụng lò vi sóng khi nấu đồ ăn ít.

– Sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời nấu ăn sẽ giúp tiết kiệm gas.

Máy bơm nước:

– Lựa chọn máy bơm có công suất phù hợp.

– Lựa chọn máy bơm có đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

– Lựa chọn máy bơm có hiệu suất cao (máy bơm tốt).

– Nên sử dụng bồn chứa nước bơm để sử dụng nước trong nhiều lần, tránh trường hợp sử dụng nước lúc nào bơm lúc đó sẽ dễ gây lãng phí điện, nước.

– Sử dụng nước tiết kiệm là tiết kiệm điện cho máy bơm.

Xe máy:

– Nên chọn mua xe số.

– Bảo trì, bảo dưỡng xe thường xuyên.

– Sử dụng loại xăng đúng theo quy định của nhà sản xuất.

– Không chở số người quá quy định.

– Không nên để xe ở chế độ chờ từ 30 giây trở lên.

– Đi bộ hoặc xe đạp nếu di chuyển gần.

– Sử dụng xe buýt nếu đi đoạn đường xa.

– Sử dụng email, điện thoại để trao đổi công việc thay cho việc đi lại.

Cách sử dụng hiệu quả máy vi tính, tivi, đầu máy

Máy vi tính:

– Tắt màn hình hoặc chọn chế độ Screen Saver khi tạm dừng.

– Tắt máy và rút phích cắm khi không sử dụng.

– Nên sử dụng máy laptop hoặc sử dụng máy vi tính màn hình LCD.

Ti vi, đầu máy… và các thiết bị điện tử điều khiển từ xa:

– Đối với những thiết bị này nếu tắt bằng điều khiển từ xa (remote) thì thiết bị vẫn tiêu thụ điện vì vậy nên tắt bằng nút power và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm.

– Không nên để màn hình ti vi ở chế độ sáng quá để đỡ tốn điện.

– Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.

Nhãn tiết kiệm năng lượng

Hiện nay nhằm khuyến khích sản xuất các thiết bị tiết kiệm năng lượng và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, ngày 16 tháng 11 năm 2006, Bộ Công nghiệp đã ban hành thông tư về hướng dẫn trình tự thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng.

Nhãn tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán lên sản phẩm tiêu thụ năng lượng có hiệu quả cao nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng.

Nhãn tiết kiệm năng lượng bao gồm hai hình thức:

– Nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường khi những sản phẩm này có mức sử dụng năng lượng đạt hoặc vượt tiêu chuẩn do Bộ Công nghiệp quy định theo từng thời kỳ.

– Nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin để so sánh mức năng lượng tiêu thụ của sản phẩm được dán nhãn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trên nhãn ghi rõ thông tin về mức năng lượng tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại.

(Trích dẫn Thông tư ngày 16-11-2006 của Bộ Công nghiệp)

Cách sử dụng hiệu quả lò vi sóng và máy nước nóng

Máy nước nóng

– Nên sắp xếp thời gian tắm rửa bằng nước nóng của các thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện.

– Nên mua máy nước nóng loại tốt có lắp bộ an toàn điện, không nên mua loại cũ đã qua sửa chữa.

– Không nên cài đặt nhiệt độ nước quá nóng.

– Nên dùng vòi sen lưu lượng thấp.

– Nên sử dụng máy nước nóng trực tiếp thay cho máy nước nóng gián tiếp.

– Có điều kiện nên sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời.

Lò vi sóng

– Trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu.

– Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng.

– Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.

– Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

– Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.

– Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.

– Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc poly-ester vì có thể chảy mềm. Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Nên phủ đồ nấu với miếng khăn giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn.

– Để nấu ăn an toàn, chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.

– Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.

Cách sử dụng hiệu quả máy giặt và bàn ủi

Sạch áo, thẳng quần nhưng lại phải trả nhiều tiền điện, thì hẳn các bà nội trợ vẫn chưa thể hài lòng. Xin chia sẻ cùng bạn đọc những cách thức sử dụng máy giặt và bàn ủi hợp lý và tiết kiệm

Máy giặt

– Giặt khối lượng đồ phù hợp với công suất máy.

– Không nên chọn chế độ nước nóng, nếu thật sự không cần thiết.

– Chọn chế độ “tiết kiệm” nếu máy giặt bạn dùng có chế độ này.

– Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.

– Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt, tránh vi khuẩn sinh sôi.

– Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn… bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ… máy giặt.

– Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.

– Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ nên ngưng giặt để kiểm tra.

Bàn ủi

– Không ủi đồ vào những giờ cao điểm.

– Tập trung nhiều đồ để ủi một lần (có thể ủi một lúc vào đầu tuần hoặc cuối tuần).

– Khi ủi nên thực hiện ủi theo thứ tự: ủi đồ mỏng rồi ủi đồ dày, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để ủi đồ mỏng.

– Khi ủi nên kiểm tra cài đặt nhiệt độ của bàn ủi thích hợp cho loại vải cần ủi.

– Không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt.

– Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp hoạt động có hiệu quả hơn.

Cách sử dụng hiệu quả máy điều hòa không khí

Trong suốt vòng đời tồn tại của một máy lạnh, chi phí đầu tư ban đầu chỉ chiếm khoảng 4-10% tổng chi phí; chi phí bảo trì, bảo dưỡng chiếm 1-2%; 90-95% còn lại là chi phí tiêu hao điện năng.

Vì vậy, để có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn nhất này chúng ta nên quan tâm đến hệ thống máy điều hòa không khí ngay từ khi bắt đầu dự định sử dụng nó, nghĩa là từ giai đoạn thiết kế phòng ốc, mua sắm thiết bị và sau đó là suốt quá trình sử dụng và bảo trì hệ thống.

Trong quá trình thiết kế không gian (phòng/ khu vực) dự định sử dụng máy điều hòa không khí chúng ta nên chú ý một số điểm sau:

– Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.

– Tránh mở cửa sổ trực diện hướng Đông và đặc biệt là hướng Tây. Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ so với diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng Đông và Tây, và tỷ lệ này nhỏ hơn 30% đối với hướng Nam và Bắc.

– Trong trường hợp mở cửa sổ ở hướng Đông và Tây thì cần có biện pháp chống nắng như: sử dụng các dạng ô-văng, các lam che nắng; sử dụng các màn che (màn che có thể đặt phía trong hay ngoài nhưng đặt bên ngoài sẽ đạt hiệu quả tốt hơn); nên sử dụng màn che có màu sáng.

Hình 1: Giảm bức xạ nhiệt mặt trời qua cửa sổ, sử dụng cửa sổ có mái che

– Đối với các vách hướng Đông và Tây nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách; các tòa nhà với kiểu xây dựng có hành lang bên ngoài sẽ giúp tránh việc xâm nhập nhiệt này.

– Các vách cần sơn màu sáng.

– Khoảng không gian giữa trần và mái cần được thông thoáng, đặc biệt đối với loại mái tole.

– Xung quanh tòa nhà cần có nhiều cây xanh.

Hình 2: Trồng cây xanh quanh tòa nhà và sử dụng mái đôi.

– Nên mua loại tốt, không nên mua loại quá cũ đã qua sửa chữa.

– Nên sử dụng loại máy có công suất tương thích với phòng. (Ví dụ phòng 20-25m2 thì công suất sử dụng thường là 1 HP).

– Không để thất thoát gió lạnh: làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào; hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động).

– Không để các nguồn nhiệt trong phòng.

– Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: ban ngày 24-25 độ C, ban đêm (phòng ngủ) 25-27 độ C. (Ưu tiên tăng tốc độ quạt).

– Tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết.

– Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần).

– Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp.

– Dùng quạt thay cho máy lạnh.

Cách sử dụng hiệu quả hệ thống chiếu sáng

Mặc dù công suất tiêu thụ của các bóng đèn không lớn như những thiết bị điện khác (tủ lạnh, máy điều hòa không khí…) nhưng do sử dụng nhiều bóng và thời gian sử dụng lâu nên nó chiếm một khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí tiền điện của gia đình bạn.

Những gợi ý sau sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng:

* Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên bằng cách:

– Sử dụng các tấm tôn nhựa trong, mờ.

– Sử dụng các cửa sổ lấy ánh sáng có ô văng, giếng trời.

– Phối hợp cửa lấy sáng với cửa thông gió.

* Nên sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao:

Đèn dây tóc rẻ nhất khi mua nhưng lại tốn điện nhất khi dùng. Vì vậy, nên chọn loại bóng đèn tiết kiệm điện như: đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8.

* Nên sử dụng ballast điện tử:

Vì tiết kiệm hơn khoảng 50% điện năng tiêu thụ so với sử dụng ballast truyền thống (ballast điện tử) và làm tăng gấp đôi tuổi thọ cho bóng đèn.

* Lắp đặt hợp lý: Thiết kế, lắp đặt bóng đèn hợp lý sẽ phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn.

* Thường xuyên vệ sinh máng (chóa): Bóng đèn sẽ phát huy hiệu quả chiếu sáng vì một lớp bụi mỏng có thể làm giảm độ sáng từ 10-20%.

* Khi lắp đèn nên sử dụng máng/ chóa đèn để phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn.

* Đừng quên tắt bóng đèn ngay sau khi ra khỏi phòng.

Thanh Liên

Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Việt Nam Thực Trạng Và Những Vấn Đề Đặt

Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam Thực Trạng Và Những Vấn Đề Đặt , Những Thách Thức Đối Với Giảm Nghèo Nông Thôn Tại Việt Nam, Tiểu Luận Thực Hiện Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo, Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Bài Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Tiểu Luận Về Vấn Đề Xóa Đói Giảm Nghèo, Thực Trạng Việc Triển Khai Các Dự án Cộng Đồng Nhằm Giảm Nghèo Bền Vững Tại, Dùng Những Kiến Thức Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử Để Phân Tích Nguyên Nhân Của Hiện Trạng Đói Nghèo ở V, Tiểu Luận Thực Trạng Giáo Dục Việt Nam Hiện Nay, Tiểu Luận Về Thất Nghiệp ở Việt Nam. Thực Trạng Giải Pháp, Tiểu Luận Về Thất Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp, Tiểu Luận Thất Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp, Những Vấn Đề Xóa Đói Giảm Nghèo Hiện Nay, Luận Văn Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình, Tiểu Luận Chủ Đề : Những Điểm Còn Tồn Tại Trong Du Lịch Việt Nam , Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam, Tiểu Luận Những Nhiệm Vụ Trước Mắt Của Chính Quyền Xô – Viết, Luận Văn Xóa Đói Giảm Nghèo, Báo Cáo Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Giảm Nghèo ở Việt Nam, Khóa Luận Về Xóa Đói Giảm Nghèo, Luận Văn Giảm Nghèo Bền Vững, Khóa Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Luận Văn Thạc Sĩ Về Xóa Đói Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Giảm Nghèo, Luận án Tiến Sĩ Xóa Đói Giảm Nghèo, Các Chương Trình Và Chính Sách Giảm Nghèo ở Việt Nam, Bài Tiểu Luận Mẫu Về Thực Trạng, Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Tại Thạch Hà, Luận Văn Thạc Sĩ Giảm Nghèo Bền Vững, Bài Tham Luận Công Tác Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Về Công Tác Giảm Nghèo, Luạn Văn Ctxh Trong Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Công Tác Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Giảm Nghèo Bền Vững, Hướng Dẫn Thực Hiện Mô Hình Giảm Nghèo, Thực Trạng Đói Nghèo ở Thạch Hà Hiện Nay, Thực Trạng Đói Nghèo ở Huyện Thạch Hà, Bài Tham Luận Của Ubnd Xã Về Công Tác Giảm Nghèo, Tiểu Luận Về Thực Trạng Tự Học Của Sinh Viên, Tiểu Luận Thực Trạng Tổ Chức Sự Kiện, Luận Văn Tăng Trưong Kinh Tế Giúp Giảm Nghèo, Tổng Quan Thành Tựu Giảm Nghèo Việt Nam Giai Đoạn 2010-2020, Tổng Quan Thành Tựu Giảm Nghèo Của Việt Nam Giai Đoạn 2010-2020, Tiểu Luận Thực Trạng Sống Thử Của Sinh Viên, Bài Tiểu Luận Thực Trạng Nghiện Game Online, Tiểu Luận Hiện Trạng Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật, Tiểu Luận Thực Trạng Lối Sống Sinh Viên Hiện Nay, Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới, Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Gắn Với Giảm Nghèo Bền Vững, Tiểu Luận Nội Dung Và Biện Pháp Để Thực Hiện Nhiệm Vụ Tổ Chức Quản Lý Xã Hội Trong Tác Phẩm Những Nh, Tiểu Luận Thực Trạng Nhiệm Vụ Giải Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Đảng Viên, Bài Tiểu Luận Tiếng Việt Thực Hành, Tiểu Luận Thực Hành Tiếng Việt, Tiểu Luận An Sinh Xã Hội Với Người Nghèo, Tiểu Luận Công Tác Xã Hội Với Người Nghèo, Tiểu Luận Tại Sao Việt Nam Không Thực Hiện Gói Kích Cầu 2, Tiểu Luận Cơ Hội Và Thách Thức Của Việt Nam Khi Gia Nhập Cptpp, Tiểu Luận Chính Sách Xã Hội Đối Với Phụ Nữ Cho Người Nghèo, Bài Tiểu Luận Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Người Nghèo, Tiểu Luận Ctxh Hỗ Trợ Người Nghèo Tiếp Cận Thông Tin, Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Nghèo, Tham Luan Ve Thuc Trang Trang Thiet Bi Ky Thuat Nghiep Vu, Những Nhà Khoa Học Việt Nam Tiêu Biểu, Thực Trạng Và Những Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Gắn Với Quốc Phòng An Ninh Trong, Thực Trạng Và Những Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Gắn Với Quốc Phòng An Ninh Trong, Những Bài Tiểu Luận Hay, Người Điều Khiển Xe Môtô Phải Giảm Tốc Độ Bộ Và Hết Sức Thận Trọng Khi Qua Những Những Đoạn, Thực Trạng, Phân Tích Và Đề Xuất Những Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Đội Ngũ Lãnh Đạo Cấ, Thực Trạng, Phân Tích Và Đề Xuất Những Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Đội Ngũ Lãnh Đạo Cấ, Những Bài Tiểu Luận Tiếng Anh Hay, Những Bài Tiểu Luận Môn Triết Học, Những Bài Tiểu Luận Triết Học Hay, Tiểu Luận Hậu Quả Của Tham Nhũng, Những Bài Tiểu Luận Hay Về Môi Trường, Tiểu Luận Hậu Quả Tham Nhũng, Bài Tiểu Luận Gồm Những Phần Nào, Những Lá Đơn Xin Ra Khỏi Diện Hộ Nghèo, Những Luận Giao Thông Kỳ Lạ ở Việt Nam, Thực Trạng Và Những Giải Pháp Chính Nhằm Kiện Toàn Hệ Thống Bảo Tàng Trong Phạm Vi Cả Nước, Những Bài Tiểu Luận Bằng Tiếng Anh, Những Bài Tiểu Luận Mẫu Bằng Tiếng Anh, Những Bài Tiểu Luận Về Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Những Bài Tiểu Luận Tiếng Anh Hay Nhất, Đề án Giảm Nghèo, Chỉ Thị Xoá Đói Giảm Nghèo, Đề án Xóa Đói Giảm Nghèo, Đề Tài Xóa Đói Giảm Nghèo, Tiểu Luận Phòng Chống Tham Nhũng, Những Bài Tiểu Luận Môn Đường Lối Cách Mạng, Báo Cáo Kết Quả Giảm Nghèo 6 Tháng Đầu Năm, Báo Cáo Kết Quả Giảm Nghèo Năm 2016, Đề án Giảm Nghèo Bền Vững, Văn Bản Chỉ Đạo Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo, Đơn Xin Miễn Giảm Hộ Nghèo, Báo Cáo Tổng Kết Giảm Nghèo, Xóa Đói Giảm Nghèo Huyên Tân Lạc, Kế Hoạch Giảm Nghèo, Những Định Hướng Và Thực Tiễn Dạy Học Lịch Sử ở Việt Nam, Thực Trạng Bão ở Việt Nam, Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Về Tham Nhũng,

Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam Thực Trạng Và Những Vấn Đề Đặt , Những Thách Thức Đối Với Giảm Nghèo Nông Thôn Tại Việt Nam, Tiểu Luận Thực Hiện Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo, Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Bài Tiểu Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Tiểu Luận Về Vấn Đề Xóa Đói Giảm Nghèo, Thực Trạng Việc Triển Khai Các Dự án Cộng Đồng Nhằm Giảm Nghèo Bền Vững Tại, Dùng Những Kiến Thức Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử Để Phân Tích Nguyên Nhân Của Hiện Trạng Đói Nghèo ở V, Tiểu Luận Thực Trạng Giáo Dục Việt Nam Hiện Nay, Tiểu Luận Về Thất Nghiệp ở Việt Nam. Thực Trạng Giải Pháp, Tiểu Luận Về Thất Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp, Tiểu Luận Thất Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp, Những Vấn Đề Xóa Đói Giảm Nghèo Hiện Nay, Luận Văn Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình, Tiểu Luận Chủ Đề : Những Điểm Còn Tồn Tại Trong Du Lịch Việt Nam , Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam, Tiểu Luận Những Nhiệm Vụ Trước Mắt Của Chính Quyền Xô – Viết, Luận Văn Xóa Đói Giảm Nghèo, Báo Cáo Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Giảm Nghèo ở Việt Nam, Khóa Luận Về Xóa Đói Giảm Nghèo, Luận Văn Giảm Nghèo Bền Vững, Khóa Luận Xóa Đói Giảm Nghèo, Luận Văn Thạc Sĩ Về Xóa Đói Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Giảm Nghèo, Luận án Tiến Sĩ Xóa Đói Giảm Nghèo, Các Chương Trình Và Chính Sách Giảm Nghèo ở Việt Nam, Bài Tiểu Luận Mẫu Về Thực Trạng, Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Tại Thạch Hà, Luận Văn Thạc Sĩ Giảm Nghèo Bền Vững, Bài Tham Luận Công Tác Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Về Công Tác Giảm Nghèo, Luạn Văn Ctxh Trong Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Công Tác Giảm Nghèo, Báo Cáo Tham Luận Giảm Nghèo Bền Vững, Hướng Dẫn Thực Hiện Mô Hình Giảm Nghèo, Thực Trạng Đói Nghèo ở Thạch Hà Hiện Nay, Thực Trạng Đói Nghèo ở Huyện Thạch Hà, Bài Tham Luận Của Ubnd Xã Về Công Tác Giảm Nghèo, Tiểu Luận Về Thực Trạng Tự Học Của Sinh Viên, Tiểu Luận Thực Trạng Tổ Chức Sự Kiện, Luận Văn Tăng Trưong Kinh Tế Giúp Giảm Nghèo, Tổng Quan Thành Tựu Giảm Nghèo Việt Nam Giai Đoạn 2010-2020, Tổng Quan Thành Tựu Giảm Nghèo Của Việt Nam Giai Đoạn 2010-2020, Tiểu Luận Thực Trạng Sống Thử Của Sinh Viên, Bài Tiểu Luận Thực Trạng Nghiện Game Online, Tiểu Luận Hiện Trạng Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật, Tiểu Luận Thực Trạng Lối Sống Sinh Viên Hiện Nay, Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới, Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Gắn Với Giảm Nghèo Bền Vững, Tiểu Luận Nội Dung Và Biện Pháp Để Thực Hiện Nhiệm Vụ Tổ Chức Quản Lý Xã Hội Trong Tác Phẩm Những Nh,

Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hệ Thống Chính Trị Việt Nam Và Những Vấn Đề Đặt Ra

1. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên xuất hiện trong các văn bản chính thức của Đảng ta từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI. Cho đến nay, khái niệm hệ thống chính trị được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu và các diễn đàn khoa học.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một chỉnh thể gồm các thiết chế chính trị là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (bao gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

So với hệ thống chính trị của một số nước, hệ thống chính trị Việt Nam có tính đặc thù và có những nét cơ bản sau đây:

Một là, hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống tổ chức nhất nguyên chính trị; bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu và lợi ích.

Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam được thể hiện:

+ Về tổ chức. Ở Việt Nam, có nhiều tổ chức và đoàn thể nhân dân nhưng không có tổ chức chính trị và đảng chính trị đối lập được thành lập công khai. Các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân đều thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Về tư tưởng: Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị được thể hiện trong toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đều nhằm đấu tranh giành và bảo vệ quyền lực chính trị của giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng cộng sản Việt nam, phục vụ mục tiêu, lý tưởng của giai cấp và dân tộc Việt Nam.

Tính thống nhất của hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện:

+ Thống nhất về mục tiêu. Trong cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Cả 3 bộ phận đó đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu từ khi Đảng ra đời, chính quyền nhân dân mới được thành lập, là mục tiêu xuyên xuốt của cách mạng Việt Nam, là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động của các thành viên của hệ thống chính trị đều nhằm đạt được mục tiêu đó.

+ Thống nhất về phương thức hoạt động. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.

+ Thống nhất về nguyên tắc hoạt động. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, từ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện hệ thống chính trị và toàn xã hội; nguyên tắc dựa vào nhân dân, giữ vững mối quan hệ mật thiết với nhân dân; nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy lợi ích dân tộc làm điểm tương đồng và nguyên tắc nhân dân là chủ xã hội và đất nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân.

+ Về mặt tổ chức. Hệ thống chính trị Việt Nam có sự thống nhất cả về tổ chức bộ máy và hoạt động từ Trung ương đến cơ sở. Về cơ bản, hệ thống chính trị cấp dưới là mô hình thu nhỏ của hệ thống chính trị cấp trên. Bộ máy đảng, chính quyền đoàn thể cấp trên có chức năng gì, cơ quan gì thì bộ máy cấp dưới có chức năng, tổ chức tương ứng, chỉ có điều là gọn nhẹ hơn, giản đơn hơn. Kiểu tổ chức hệ thống như vậy bảo đảm được tính thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến cơ sở.

Hai là, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam vừa thể hiện được tính giai cấp sâu sắc, vừa thể hiện được tính nhân dân rộng rãi.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Như vậy, trong bản thân Đảng đã chứa đựng cả yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc, vừa thể hiện bản chất giai cấp, đồng thời cũng thể hiện tính chất nhân dân của Đảng. Đó là điểm khác biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ của giai cấp, mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước đó cũng chứa đựng tính chất giai cấp và tính nhân dân rộng rãi.

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đều phục vụ cho mục tiêu của giai cấp và dân tộc, vì lợi ích của giai cấp và dân tộc. Thông qua tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội đều có tiếng nói chung, đều có quyền thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình và được tôn trọng.

Ba là, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam vừa bảo đảm được tính dân chủ rộng rãi, đồng thời bảo đảm được tính nghiêm minh, tối thượng của pháp luật.

Tính dân chủ rộng rãi của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị Việt Nam trước hết thể hiện tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân là chủ nhân của đất nước, là chủ thể quyền lực. Quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân giao cho. Lợi ích của nhân dân là tối thượng. Nhân dân là người quyết định vận mệnh của đất nước.

Tính dân chủ rộng rãi còn thể hiện mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội đều được tôn trọng. Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng và quyền của mọi công dân. Tất cả mọi người dân đều có quyền bình đẳng tham gia vào công việc chính trị của đất nước, tham gia quản lý xã hội, tham gia bầu cử, lựa chọn người đại diện cho mình, không có phân biệt đối xử.

Cùng với tính dân chủ rộng rãi, tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam còn thể hiện tính nghiêm minh, tối thượng của pháp luật. Hiến pháp Việt Nam quy định: Đảng, Nhà nước tôn trọng các quyền tự do công dân, quyền tự do lập hội… nhưng cả hệ thống chính trị, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật, đi ngược lại lợi ích của giai cấp và dân tộc đều bị nghiêm trị, không phân biệt đối xử. Tất cả Điều lệ Đảng, điều lệ của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đều thể hiện tính thống nhất về hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bốn là, tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam vừa bảo đảm tính tập trung thống nhất trong hoạt động, đồng thời cũng phát huy được tính năng động, chủ động của các cấp từ Trung ương đến cơ sở.

Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta được phân thành 4 cấp. Cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Tương ứng với nó là các cơ quan đảng, đoàn thể và nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực thống nhất.

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Mặt khác, hệ thống chính trị Việt Nam cũng thể hiện được sự phân công phân cấp trách nhiệm, tạo điều kiện phát huy vai trò, tính năng động, chủ động của các cơ quan và chính quyền các cấp. Sự phân công, phân cấp thể hiện ở việc xác định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị Việt Nam xác định: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Trong bộ máy nhà nước, từng bộ phận được phân công trách nhiệm rõ ràng: Quốc hội là cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành. Tòa án, viện kiểm sát là cơ quan tư pháp, giám sát tối cao đối với các hoạt động của nhà nước.

Bên cạnh những ưu việt đã nêu trên, mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam cũng bộc lộc những hạn chế, bất cập.

Về cơ bản, hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức theo mô hình hệ thống chính trị Xô viết và ở các nước XHCN trước đây. Tuy trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung đổi mới hệ thống chính trị nhưng những vấn đề cốt lõi, bộ khung vẫn còn đậm dấu ấn của mô hình Xô Viết, chứa đựng trong đó những khiếm khuyết nhất định. Điều đó được thể hiện:

– Với cách thức tổ chức mô hình hệ thống chính trị như hiện nay, đã tạo ra sự cồng kềnh, kém hiệu quả trong hoạt động của toàn hệ thống chính trị.

– Hệ thống chính trị còn nhiều trì trệ, chưa thật sự phát huy hết tiềm lực, tiềm năng, tính năng động của các chủ thể.

– Hệ thống chính trị hiện nay chưa thực hiện tốt các cơ chế tổ chức thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước.

Tóm lại, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay có những ưu việt nhất định nhưng cũng bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập. Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều kẽ hở. Cơ chế lãnh đạo, quản lý, mối quan hệ giữa các chủ thể chưa được xác định rõ ràng, chồng chéo… Đó là những thiếu khuyết trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

2. Những vấn đề đặt ra từ mô hình hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

Từ thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, từ yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cần được giải quyết.

, vấn đề xác định rõ vị trí, vai trò và giải quyết mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra vấn đề là: Mối quan hệ quyền lực của Đảng cầm quyền với quyền lực nhà nước như thế nào. Đảng ta là Đảng cầm quyền nhưng cầm những quyền gì, cầm đến đâu. Nội dung, phương thức cầm quyền như thế nào trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền để tránh độc quyền và lạm quyền, để phát huy được vai trò và quyền lực của Nhà nước.

Quyền lực của Nhà nước là quyền lực của nhân dân giao cho nhưng Nhà nước lại chịu sự lãnh đạo của Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân. Vậy cơ chế nào để nhân dân thực sự giám sát, kiểm soát được quyền lực của mình.

Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong hơn 30 năm qua được Đảng ta quan tâm thể chế hóa nhưng đến nay vẫn là vấn đề còn khá chung chung. Đâu là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đâu là quản lý của Nhà nước và đâu là quyền làm chủ của nhân dân. Nhìn chung, chúng ta còn thiếu một bộ quy chế hoàn chỉnh, cụ thể về vấn đền này.

, vấn đề kiện toàn mô hình tổ chức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế hoạt động của cả hệ thống chính trị nhằm bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Về tổ chức bộ máy Đảng cầm quyền trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục cơ bản tình trạng chồng chéo, cồng kềnh.

Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ: “Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”(1). “Đảng cầm quyền” ở nước ta không những chỉ là đảng lãnh đạo chính quyền mà còn là đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn xã hội. Điều này, đã được ghi trong Hiến pháp năm 2013.

, giải quyết mối quan hệ Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng đồng thời là một bộ phận của hệ thống đó, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, là thành viên của Mặt trận nhưng lại chịu sự giám sát của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân

Trong hệ thống chính trị hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Namlà hạt nhân, vừa là người lãnh đạo nhưng đồng thời vừa là thành viên củaMặt trận. Vậy, vai trò lãnh đạo và vai trò là hạt nhân lãnh đạo, vai trò là người lãnh đạo Mặt trận và vai trò là thành viên của Mặt trận cần được xác định rõ ràng. Hiện nay, mối quan hệ này chưa rõ, vì vậy, trong thực tế rất nhiều nội dungbị nhận thức sai, thậm chí lợi dụng để áp đặt ý kiến chủ quan.

Thực chất quan điểm Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại “thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” còn nhiều điểm chưa rõ, cần tiếp tục được giải mã. Tương tự, quan điểm “Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động” nhưng “Mặt trận và các đoàn thể” lại “thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” còn nhiều điểm chưa rõ, cần tiếp tục giải mã.

, mối quan hệ giữa phân cấp, phân quyền và kiểm soát quyền lực của các chủ thể trong hệ thống chính trị.

Đối với nước ta, quyền lực là thống nhất, tập trung vào bộ máy nhà nước, không phân chia quyền lực nhưng có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tuy nhiên, giải quyết mối quan hệ giữa 3 bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp như thế nào để vừa có tính độc lập tương đối, vừa để phối hợp chặt chẽ, kiểm soát, giám sát lẫn nhau là vấn đề cần được làm rõ.

Trong hệ thống nhà nước Việt Nam, từ Trung ương đến cơ sở là thống nhất, không phân chia quyền lực nhưng có phân cấp; Hiến pháp Việt Nam không cho phép các địa phương quyền tự quyết, tự trị nhưng có sự tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tiếng nói của các dân tộc, tôn trọng và bảo đảm tính chủ động của chính quyền địa phương được quyết định một số vấn đề của địa phương trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương như thế nào để vừa bảo đảm tính thống nhất trong quốc gia, một nhà nước pháp quyền XHCN và bảo đảm được quyền chủ động của chính quyền địa phương, không rơi vào tình trạng “cát cứ”, bảo đảm được quyền dân chủ, quyền giám sát của chính quyền địa phương đối với chính quyền Trung ương. Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cần có lời giải đáp.

3. Phương hướng đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

a) Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Trước mắt, rà soát, sắp xếp lại các tổ chức, cơ quan đơn vị, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện quyết liệt việc tinh giản biên chế. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Phương châm là: Nhà nước không thành lập và đồng thời giải thể những cơ quan, đơn vị làm công việc mà xã hội đảm đương được. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.

Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, trước hết là năng lực định hướng chính trị, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Xác định và phân ranh giới rõ nội dung, phạm vi lãnh đạo của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Khắc phục sự chống chéo, lấn sân, ôm đồm, bao biện và tình trạng buông lỏng trong lãnh đạo, quản lý.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp các ngành, đặc biệt tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, chuyên nghiệp, có thái độ tận tụy vì dân, trọng dân, cùng dân, thực sự là công bộc của nhân dân.

Tiếp tục tiến hành cải cách hành chính đồng bộ, trong đó tập trung quyết liệt cải cách thủ tục hành chính; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ, chính quyền điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai quyết định của cấp ủy, chính quyền cấp trên.

b) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.

Tập trung cải cách nền hành chính trong sạch, vì dân. Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực,hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả ba bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp, cả chính quyền Trung ương và cả chính quyền địa phương. Xây dựng nhà nước pháp quyền phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế là nền tảng pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị. Luật hóa, quy chế hóa vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của các thành tố cấu thành hệ thống chính trịcũng như các quan hệ giữa các thành tố cấu thành hệ thống chính trị, bảo đảm mọi hoạt động của hệ thống chính trịtrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; tuân thủ và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

c) Tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền dân chủ thực sự của nhân dân. ây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hộithực sự là cơ sở chính trị của Đảng và chính quyền nhân dân.

Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”, gắn quyền với trách nhiệm nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo; làm rõ cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các cơ sở pháp lý cụ thể.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội theo hướng tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động; khắc phục tình trạng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa” để gần dân, sát dân hơn.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các Luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội cho phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp, thiết lập mối quan hệ phù hợp với các cơ quan nhà nước để bảo đảm phát huy sức mạnh, mục tiêu, ý nghĩa của từng tổ chức trong việc tham gia xây dựng nhà nước và bảo vệ lợi ích hợp pháp, phát huy dân chủ cho các thành viên. xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước; đổi mới, tăng cường giám sát quyền lực nhà nước; nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế… Đổi mới sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội.

Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm trong sạch nội bộ Đảng và các cơ quan công quyền.

Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Trung ương 4 khóa XII. Tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, hướng tới loại bỏ những điều kiện, cơ hội nảy sinh tham nhũng.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng. Sớm kiện toàn các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trực tiếp chỉ đạo. Nghiên cứu tổ chức Ủy ban phòng, chống tham nhũng quốc gia độc lập, do Quốc hội thành lập.

Bài đăng trên Tạp chí Lý luân chính trị số 7 -2018

(1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.210-211.

1. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội VI… XI, XII.

2. ĐCSVN: Điều lệ Đảng Khóa XI

3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

4. Quốc hội: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

5. Quốc hội: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13

6. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp: Báo cáo Ban Bí thư về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, 2010.

7. Nguyễn Thị Hạnh và cộng sự: Đề tài cấp Bộ Sửa đổi chế định Chính phủ trong Hiến pháp1992, 2013.

8. GS,TS Trần Ngọc Đường: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012.

9. Hội đồng Lý luận Trung ương : Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học: Đổi mới hệ thống chính trị và việc thể hiện đổi mới hệ thống chính trịtrong Hiến pháp, 2011.

10. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

11. Một số mô hình chế độ chính trị trên thế giới và những giá trị tham chiếu nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam; Đề tài khoa học cấp bộ, PGS, TS Trương Thị Thông làm Chủ nhiệm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2016.

PGS, TS Lê Kim Việt

Viện Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sử Dụng Năng Lượng Tiết Kiệm, Hiệu Quả Của Việt Nam: Thực Trạng Và Vấn Đề Đặt Ra trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!