Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Cố Y Khoa mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bs Dương Chí Lực – Khoa Ngoại TH
Người bệnh là đối tượng phục vụ của các cơ sở y tế, có nơi còn gọi là “khách hàng”. Cho dù gọi bằng cài gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là sự phục hồi về sức khỏe, nếu không thể thì cũng phải hạn chế các cơn đau và kéo dài sự sống.
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực y tế cũng đã có những bước đột phá về các phương tiện chẩn đoán và điều trị, giúp “lộ diện” nhiều căn bệnh mà trước đây chưa thể phát hiện ra, giúp điều trị hiệu quả hơn và thời gian phục hồi được rút ngắn một cách đáng kể.
Các cơ sở y tế hay nói riêng là các bệnh viện, bên cạnh các thành quả về công tác khám và chữa bệnh thì đều có nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố thuận lợi để xảy ra các sự cố y khoa ngoài mong muốn. Theo nhiều nghiên cứu thì các yếu tố thuận lợi sau đây đã được nhận dạng:
Thứ nhất, tình trạng thiếu Bác sỹ chuyên môn, khiến một người phải đảm nhận nhiều ca bệnh, thêm vào đó là áp lực đối với các bác sỹ khi buộc phải ra những quyết định nhanh chóng đối với các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là y lệnh miệng;
Thứ hai, tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng trong hầu hết các cơ sở y tế;
Thứ ba, đang tồn tại rào cản thông tin giữa người bệnh, nhân viên y tế và nhà quản lý, đó là sự xa cách, thiếu gần gũi khiến người bệnh cảm thấy lạc lõng, hoang mang và luôn mong muốn tìm người quen để giúp đỡ
Thứ tư, trang thiết bị chưa được đồng bộ, có những bệnh viện có sự đầu tư đáng kể với các phương tiện chẩn đoán hiện đại (MRI, cắt lớp xoắn ốc, nhũ ảnh, .v.v…) nhưng lại quên đi đầu tư vào những cái đơn giản như máy hút, bộ dụng cụ nội khí quản, bộ hồi sức sơ sinh, hộp cấp cứu lưu động .v.v… hoặc trang bị không đồng đều giữa các khoa.
Thứ năm, sử dụng những phương pháp chẩn đoán và điều trị có mức an toàn hẹp, ví dụ có cơ sở khám chữa bệnh chưa có bác sỹ siêu âm, chưa có kháng sinh đồ, điều trị còn mang tính kinh nghiệm, thiếu dựa vào chứng cứ hay nguyên nhân cụ thể.
Thứ sáu, đó là vấn đề sự ảnh hưởng quá nhiều vào yếu tố thị trường, gây xao lãng, thiếu tập trung vào công tác chuyên môn, sự thiếu quan tâm đến người bệnh, giao tiếp kém, gây mất niềm tin đối với người bệnh, tất cả điều đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho các sự cố y khoa xảy ra.
Thứ bảy, đó là vấn đề vốn là thuộc tính của ngành y tế như: đặc điểm, cơ địa đáp ứng của người bệnh, đặc điểm của kỹ thuật luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh đó phải kể đến xác suất may rủi trong thực hành y khoa .v.v…
Thứ tám, đây là lỗi hệ thống: do khâu tổ chức chưa phân bố nguồn lực thích hợp, nơi thừa nơi thiếu. Việc xử lý các sự cố đang còn gặp nhiều vấn đề như: đang tồn tại “văn hóa buộc tội”, xem tai biến như là lỗi cá nhân mà không xem xét hệ thống, khiến người thầy thuốc thường không mạnh dạn báo cáo các sự cố, để từ đó rút kinh nghiệm trong toàn bộ hệ thống. Hoặc giữa các cơ sở y tế cũng chưa thật sự trao đổi thông tin, chia sẻ các sự cố y khoa cho nhau.
Thứ chín, đây thuộc về lỗi cá nhân: một bộ phận các nhân viên y tế trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa được huấn luyện đầy đủ, hoặc có chuyên môn tốt nhưng trong thực hành y khoa thì còn thiếu tính kỷ luật, không tuân thủ các quy trình cũng như các quy định về an toàn người bệnh.
Nắm bắt được các nguyên nhân trên, các nhà quản lý cũng như các thầy thuốc tập trung tìm các giải pháp khắc phục dựa vào nguyên nhân. Ngoài ra, các giải pháp mang tính kinh nghiệm cũng xin phép được chia sẻ như sau:
Thiết kế các công việc đảm bảo an toàn cho người bệnh vì khả năng của thầy thuốc luôn luôn có giới hạn, đó là sự chuyên môn hóa, tránh để thầy thuốc làm trái với chuyên khoa của mình. Mặt khác cũng hạn chế tình trạng một người đảm nhiệm quá nhiều người bệnh.
Tránh dựa vào trí nhớ: giải pháp này thuộc về các thầy thuốc, phải luôn có sách, hoặc các phác đồ bỏ túi, khi đứng trước các trường hợp nên mở ra xem, phải giũ bỏ các tự ti, lòng tự trọng, và phải luôn luôn “chiến thắng bản thân mình”.
Sử dụng chức năng cưỡng ép: đó là làm việc có trình tự, có dây chuyền, nếu không thực hiện bước này của quy trình thì sẽ không thực hiện được bước tiếp theo: ví dụ, nếu chưa đo lấy sinh hiệu người bệnh thì sẽ không thực hiện được việc khám bệnh .v.v…
Đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình: các bệnh viện nên xây dựng các phác đồ điều trị một cách chuẩn mực nhưng phải đơn giản hóa, tránh phức tạp rườm rà khiến mọi người khó nhớ.
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi: tăng cường hệ thống nhắc nhở (giấy dán tường, dán vào dụng cụ …) thay thế cho việc sử dụng trí nhớ, hệ thống tránh nhầm lẫn trong sử dụng các máy móc hỗ trợ hô hấp, tim mạch, hoặc sử dụng các bảng kiểm trong phẫu thuật, hệ thống báo lỗi trong kê đơn (phần mềm kê đơn) .v.v…
Huấn luyện và tổ chức cho các nhân viên y tế các kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả.
Khuyến khích báo các các sai sót nhằm phòng ngừa chính nó trong tương lai.
Để cho người bệnh cùng tham gia vào lựa chọn cũng như thiết kế các quy trình anh toàn trong chẩn đoán và điều trị: thực hiện tính tập trung dân chủ, tạo niềm tin và chia sẻ ở người bệnh.
Người thầy thuốc phải chủ động dự báo trước các tình huống có thể xảy ra.
Phải chủ động thiết lập kế hoạch phục hồi khi có tình huống xảy ra: tránh sự lúng túng, không thống nhất trong nội bộ.
Khoa Ngoại Tiêu hóa mà chúng tôi đang công tác là một khoa luôn có nguy cơ đối diện với các rủi ro trong y khoa, với số lượng công việc chuyên môn ngày càng nhiều, nhân lực còn thiếu và trang thiết bị vẫn còn hạn chế. Đứng trước hoàn cảnh đó, tập thể cán bộ nhân viên trong khoa đều nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, thiết lập các quy trình làm việc, có chế độ giám sát thường xuyên: giám sát của lãnh đạo, giám sát lẫn nhau để phòng tránh các sự cố đáng tiếc, đặc biệt là Khoa cũng đã tạo ra nhiều bảng kiểm trong mọi thao tác để đảm bảo quy trình được thực thi một cách có trách nhiệm và hiệu quả cao.
Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cam Ranh
BẢNG TIN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
(Lần 1 – Năm 2020)
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAM RANH
Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa nhưng vẫn chưa kiểm soát hết sự cố, vẫn đang đối mặt với nhiều rũi ro có thể xảy ra trên người bệnh.
1.1. Hoạt động của hệ thống báo cáo sự cố y khoa:
1.2. Nhận thức và hành vi báo cáo sai sót, sự cố y khoa của nhân viên y tế:
Sai sót, sự cố y khoa là vấn đề không mới, nhưng báo cáo sự cố y khoa là công việc hoàn toàn mới đối với nhân viên y tế. Do đó cần phải có các giải pháp thích hợp, tạo cho nhân viên y tế có cái nhìn mới về mặt tích cực của việc báo cáo sự cố y khoa nhằm nâng cao nhận thức để có thái độ và hành vi đúng khi báo cáo sự cố y khoa. Tuy nhiên một rào cản lớn trong việc ghi nhận và báo cáo sự cố là văn hóa buộc tội, qui trách nhiệm dẫn đến tâm lý e ngại báo cáo và sự cố y khoa lại tiếp diễn. Để cho cán bộ viên chức chủ động và mạnh dạn hơn thì cần có một phương pháp khuyến khích để báo cáo sai sót sự cố, điều này sẽ tránh được tình trạng bao che, giấu diếm lẫn nhau khi có sự cố xảy ra. Thực tế cho thấy nhân viên y tế chỉ báo cáo những sai sót sự cố xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, nhiều người biết và không thể che giấu được. Vì vậy cần phải xây dựng một văn hóa mới về nhìn nhận và xử lý sai sót, sự cố y khoa, sao cho mỗi cán bộ viên chức khi phát hiện sai sót sự cố thì tự giác báo cáo như trách nhiệm của chính mình.
1.3. Phòng ngừa các nguy cơ, sai sót, sự cố y khoa:
Bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa nhằm phát hiện sớm các diễn biến bất thường của người bệnh như: thành lập các biển báo, hướng dẫn, công khai số điện thoại tại các buồng bệnh để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân liên hệ khi cần báo gọi; đã thiết lập hệ thống oxy trung tâm tại phòng cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật.., các máy thở, monitoring theo dõi luôn được cài đặt cảnh báo tự động, đã cài đặt camera ở phần lớn các khoa phòng để theo dõi hoạt động của nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số giường cấp cứu vẫn chưa trang bị đủ hệ thống chuông, đèn báo đầu giường, chưa thiết lập hệ thống oxy trung tâm cho tất cả các giường bệnh trong bệnh viện; buồng vệ sinh chưa có chuông báo gọi trợ giúp khi có sự cố xảy ra, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến công tác theo dõi chăm sóc người bệnh.
Để phòng ngừa nguy cơ người bệnh té ngã, bệnh viện cũng đã triển khai nhiều giải pháp như hệ thống lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế để người bệnh không bị té ngã do vô ý; các vị trí có nguy cơ trượt, vấp ngã được ưu tiên xử lý. Có biển báo, hướng dẫn người bệnh cách gọi nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp tại những vị trí dễ quan sát. Tuy nhiên vẫn còn một số vị trí có nguy cơ trượt ngã do thiết kế xây dựng ban đầu cần phải khắc phục trong thời gian tới.
1.4. Công tác chống nhầm lẫn người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế:
Bệnh viện đã triển khai các qui định, quy trình về việc xác nhận và khẳng định chính xác người bệnh đúng loại dịch vụ cung cấp khi tiến hành chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, thủ thuật…và phổ biến cho nhân viên kịp thời để thực hiện; đã xây dựng các bảng kiểm để thực hiện kiểm tra đối chiếu người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế; đã triển khai mã vạch, mã số cho bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện. Thông tin trên mẫu bệnh phẩm đảm bảo đúng qui định, việc giao nhận người bệnh được thực hiện nghiêm túc giữa các nhân viên y tế và đúng quy trình. Tuy nhiên một số nhân viên y tế còn bất cẩn, chủ quan làm tắt quy trình, bảng kiểm khi tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.
1.5. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn:
Đã thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhân viên chuyên trách cho công tác nhiễm khuẩn. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động thường xuyên theo kế hoạch. Các nhân viên y tế được tham gia các lớp đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn; các thành viên của mạng lưới được tham gia huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng và ban hành các hướng dẫn về phòng ngừa chuẩn; có quy trình xử lý các trường hợp rủi ro, phơi nhiễm với các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao; có hệ thống khử khuẩn tập trung. Đã triển khai thực hiện chương trình rửa tay; có các bản hướng dẫn rửa tay tại các bồn rửa tay. Có phân công nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng kế hoạch giám sát nhiễm khuẩn trong phạm vi bệnh viện. Thực hiện phân loại chất thải y tế; có trang bị túi, thùng để thu gom chất thải y tế; thực hiện xử lý chất thải rắn y tế theo quy định. Có hệ thống xử lý chất thải lỏng và hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện đôi lúc đôi nơi chưa thật sự nghiêm túc.
Từ thực trạng trên, Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh tiến hành xây dựng giải pháp cải tiến chất lượng an toàn người bệnh như sau:
2. Giải pháp cải tiên chất lượng an toàn người bệnh:
2.1. Chuẩn hóa quy trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân:
Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng chuẩn theo Bộ Y tế qui định.
Xây dựng các quy trình chuẩn về an toàn người bệnh như: quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình truyền máu, quy trình chống nhầm lẫn về cấp phát thuốc cho người bệnh, quy trình về xác nhận và khẳng định đúng người bệnh, đúng loại dịch vụ cung cấp…
Đối với nhân viên y tế khi tham gia điều trị chăm sóc người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc quy trình, phác đồ điều trị, bảng kiểm, không nên xử lý công việc theo trí nhớ.
2.2. Tăng cường huấn luyện, đào tạo về an toàn người bệnh:
Thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng cho nhân viên y tế.
Huấn luyện cách phòng ngừa tai biến và xử trí các tình huấn tai biến có thể xảy ra khi thực hiện các kỹ thuật điều trị, chăm sóc trên người bệnh. Thành lập nhóm phản ứng nhanh khi cấp cứu người bệnh (có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm).
Huấn luyện các chuyên đề về an toàn người bệnh và kiểm soát nhiểm khuẩn tại các khoa phòng.
Tập huấn về quy trình báo cáo, phân tích sai sót, sự cố y khoa.
2.3. Báo cáo tự nguyện và giám sát sự cố:
Xây dựng hệ thống báo cáo không khiển trách để khuyến khích nhân viên y tế tự nguyện báo cáo các sự cố “suýt xảy ra” và đã xảy ra.
Tạo văn hóa an toàn “Lỗi và biến chứng là cơ hội học tập cho tương lai” để cho nhân viên có cái nhìn mới, nhận thức và hành vi đúng mỗi khi gặp sự cố đều tự giác báo cáo và xem như là trách nhiệm của chính mình, xóa bỏ quan niệm qui trách nhiệm cá nhân khi có sai sót.
Tăng cường kiểm tra, giám sát sai sót, sự cố y khoa qua hồ sơ bệnh án.
Báo cáo các sự cố suýt xảy ra qua hoạt động chuyên môn hàng ngày.
Giám sát các chuyên đề về an toàn người bệnh, chống nhầm lẫn người bệnh và dịch vụ cung cấp.
2.4. Hoạt động cải tiến đảm bảo an toàn người bệnh:
Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật về an toàn người bệnh như:
+ Cải tiến quy trình về an toàn người bệnh cho phù hợp tại các khoa phòng.
+ Khẳng định chính xác người bệnh tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ.
+ An toàn phẫu thuật, thủ thuật.
+ An toàn khi sử dụng thuốc.
+ Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi truyền đạt thông tin sai lệch giữa các nhân viên y tế.
+ An toàn trong việc sử dụng trang thiết bị.
Các báo cáo tự nguyện sau khi thu thập, phân tích, xác định nguyên nhân phải phản hồi kịp thời cho nhân viên y tế biết, để học tập, rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố tái diễn.
Cải tiến các bảng biểu chưa hoàn chỉnh, cải tiến quy trình khám và điều trị bệnh, hướng dẫn làm các thủ tục khám, cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.
Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của bệnh viện bao gồm an ninh trật tự, an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh.
Đánh giá kết quả tác động từ các sự cố đã xảy ra và suýt xảy ra.
Nhân rộng hiệu quả cải tiến chất lượng.
2.5. Tổ chức học tập từ các sai sót, sự cố y khoa đã được nhận dạng nhằm tránh lập lại sự cố:
Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện thu thập tổng hợp các sai sót đã xảy ra và “gần như sắp xảy ra”, sau khi xác định được nguyên nhân, phản hồi về các khoa phòng tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phòng ngừa thích hợp.
2.6. Xây dựng hệ thống “khó mắc lỗi”:
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi trong khâu thiết kế xây dựng ban đầu.
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi ngay từ khâu khám chữa bệnh đầu tiên.
Lắp hệ thống báo động ở các trang thiết bị đang sử dụng trên người bệnh.
Tăng cường hệ thống nhắc nhở, ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo trong việc kê đơn, tra cứu nhanh phác đồ điều trị.
Áp dụng bảng kiểm cho các quy trình; sử dụng các bảng biểu về liều lượng thuốc, các hình ảnh cảnh báo chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc có hình dạng giống nhau…
2.7. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh:
Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh khởi đầu từ Ban lãnh đạo cần có thái độ đúng mực, không định kiến khi có sự cố sai sót xảy ra. Nếu duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc qui chụp trách nhiệm cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm.
Lãnh đạo cần có cái nhìn mới về sự cố y khoa để nhân viên y tế chủ động, mạnh dạn báo cáo và trao đổi thông tin về các sai sót, sự cố y khoa.
Có hình thức khuyến khích những nhân viên y tế chủ động báo cáo khi sự cố xảy ra hoặc suýt xảy ra.
Xây dựng giải pháp đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá, loại bỏ tư duy đối phó, chạy theo thành tích.
Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa một bên là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và một bên là nhân viên y tế. Tạo điều kiện để người bệnh trở thành một thành viên trong nhóm chăm sóc.
Tổ chức trao đổi thông tin với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về kết quả điều trị, chăm sóc kể cả những việc có thể xảy ra ngoài dự kiến.
2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát:
Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật, thủ thuật; giám sát việc tuân thủ các quy trình về kiểm soát nhiểm khuẩn.
Triển khai các biện pháp giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng.
Duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy chế bệnh viện, việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng các trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao…hàng ngày.
Khắc Phục Sự Cố Về An Toàn Thực Phẩm Khắc Phục Sự Cố Về Attp
An toàn thực phẩm luôn là mối lo ngại hàng đầu của nhiều người tiêu dùng hiện nay. Hàng năm không ít các vụ bê bối về an toàn thực phẩm và hậu quả để lại là vấn đề vô cùng nan giải, bởi vậy mà vấn đề khắc phục sự cố là vô cùng cần thiết.
Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.
1. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;
Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Giải thể công ty nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp xã hội
Tổng quan về doanh nghiệp xã hội
Thuế môn bài
Chức Năng Khoa Đông Y
Trang chủ
Các Khoa lâm sàng
Khoa YHCT
Chức năng khoa Đông Y – YHCT
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư về khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện
Thông tư quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.
Điều 1. 2. Phạm vi điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ khoa y dược cổ truyền
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động, nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.
Điều 2. Vị trí, chức năng
1. Vị trí: Khoa Y, dược cổ truyền là tổ chức chuyên môn kỹ thuật về y, dược cổ truyền trực thuộc bệnh viện và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
2. Chức năng:
a) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về công tác phát triển y, dược cổ truyền tại bệnh viện;
b) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh);
c) Triển khai công tác dược cổ truyền của bệnh viện;
d) Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
Điều 3. Nhiệm vụ của khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện
1. Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;
b) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
d) Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2. Công tác dược:
a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện;
b) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
c) Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện;
d) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc;
đ) Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về dược;
e) Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.
3. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
a) Tham gia giảng dạy về y, dược cổ truyền;
b) Là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền;
c) Đầu mối của bệnh viện về nghiên cứu kế thừa, ứng dụng y, dược cổ truyền;
d) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
đ) Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về y học và y, dược cổ truyền.
4. Công tác chỉ đạo tuyến:
b) Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề đang làm việc theo quy định của pháp luật.
5. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:
a) Chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y, dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện và cộng đồng;
6. Công tác hợp tác quốc tế:
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Cơ cấu tổ chức khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện
1. Quy mô giường bệnh
a) Bệnh viện quy mô từ 120 giường bệnh nội trú trở lên phải thành lập Khoa Y, dược cổ truyền, tối thiểu có 10 giường bệnh nội trú;
b) Bệnh viện quy mô dưới 120 giường bệnh nội trú, phải thành lập Khoa Y, dược cổ truyền hoặc liên khoa có bộ phận y dược cổ truyền, tối thiểu có 5 giường bệnh nội trú;
c) Giám đốc bệnh viện bố trí số giường bệnh nội trú của Khoa bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh về Y, dược cổ truyền và thực hiện chỉ tiêu khám bệnh, chữa bệnh tại Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
2. Cơ cấu tổ chức
Khoa Y, dược cổ truyền có trưởng khoa và các phó trưởng khoa, việc bổ nhiệm trưởng khoa, phó trưởng khoa do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
a) Bộ phận khám bệnh, điều trị ngoại trú:
– Khu vực khám bệnh;
– Khu vực điều trị ngoại trú có giường bệnh;
b) Bộ phận điều trị nội trú:
– Khu vực điều trị nội trú;
– Khu vực điều trị bằng y học cổ truyền và phục hồi chức năng;
c) Bộ phận dược cổ truyền:
– Kho dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và cấp phát;
– Khu vực chế biến, bào chế;
– Khu vực sắc thuốc;
– Quầy cấp, phát thuốc.
Điều 5. Số lượng người làm việc của Khoa y dược cổ truyền
Giám đốc bệnh viện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Khoa Y, dược cổ truyền xây dựng đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc, cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp, viên chức làm việc của Khoa thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp.
Điều 6. Hoạt động của Khoa y dược cổ truyền
1. Hoạt động của bộ phận khám bệnh, điều trị ngoại trú
a) Tổ chức tiếp đón người bệnh theo quy trình;
b) Tùy theo tình trạng của người bệnh, người hành nghề thực hiện khám bệnh, kê đơn, ghi sổ y bạ; điều trị ngoại trú theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; chuyển người bệnh vào bộ phận điều trị nội trú của khoa;
c) Đối với người bệnh điều trị ngoại trú, người hành nghề thực hiện các phương pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc của y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh;
d) Thực hiện việc kê đơn, nhận thuốc, cấp phát thuốc, ghi chép hồ sơ, tổng hợp, báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động của bộ phận điều trị nội trú
a) Tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và kết hợp phương pháp khám chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại, trong quá trình điều trị nội trú theo dõi diễn biến của bệnh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp;
b) Thực hiện hoạt động theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Tổ chức nhận thuốc từ bộ phận dược, cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú;
d) Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
3. Hoạt động bộ phận dược cổ truyền
a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại khoa trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
b) Thực hiện việc bảo quản và bảo đảm chất lượng thuốc;
c) Theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc theo định kỳ;
d) Tổ chức quầy thuốc y học cổ truyền cấp phát thuốc cho người bệnh ngoại trú và làm dịch vụ sắc thuốc ngoại trú;
đ) Thực hiện sắc thuốc, cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú theo đúng quy trình;
e) Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;
g) Tổng hợp số lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc thành phẩm đã sử dụng tại khoa theo từng tháng; theo dõi và báo cáo đầy đủ tác dụng không mong muốn của thuốc;
h) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu; bảo quản theo đúng nguyên lý của y học cổ truyền;
i) Thực hiện công tác hành chính, quản lý hồ sơ bệnh án, báo cáo chuyên môn và các báo cáo theo quy định.
Chương III
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
Điều 7. Địa điểm và cơ sở vật chất khoa y dược cổ truyền
1. Khoa Y, dược cổ truyền được bố trí ở địa điểm phù hợp, bộ phận của khoa phải được bố trí thuận tiện cho việc triển khai hoạt động của khoa, có đủ phương tiện và trang thiết bị hành chính cho nhân viên làm việc.
2. Phòng khám bệnh, phòng điều trị nội trú, ngoại trú bảo đảm an toàn, sạch sẽ; bố trí phòng liên hoàn hợp lý cho việc khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hệ thống kho dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền phải để nơi sạch sẽ, đạt các tiêu chuẩn về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; đủ trang thiết bị bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Khu vực sơ chế dược liệu, bào chế vị thuốc y học cổ truyền, nơi sắc thuốc, cấp phát thuốc phải bố trí ở vị trí phù hợp cho việc vận chuyển và cấp phát thuốc; có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác sơ chế dược liệu, bào chế vị thuốc y học cổ truyền.
Điều 8. Trang thiết bị y tế khoa y dược cổ truyền
Chương IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với Khoa, Phòng khác trong bệnh viện
1. Phối hợp với khoa Dược lập kế hoạch, dự trù, triển khai cung ứng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thành phẩm.
2. Phối hợp với các khoa lâm sàng:
a) Tổ chức hướng dẫn, tập huấn kiến thức về y học cổ truyền;
b) Khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị và nghiên cứu khoa học.
3. Phối hợp với các khoa cận lâm sàng thực hiện các phương pháp, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học.
4. Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc bệnh viện giao.
Điều 10. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với bệnh viện Y học cổ truyền
1. Khoa Y, dược cổ truyền chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật y dược cổ truyền của Bệnh viện Y, dược cổ truyền cùng cấp:
a) Khoa Y, dược cổ truyền các bệnh viện tuyến trung ương chịu sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện y học cổ truyền tuyến Trung ương;
b) Khoa Y, dược cổ truyền tuyến tỉnh chịu sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh;
Đối với tỉnh chưa có Bệnh viện Y, dược cổ truyền tỉnh thì Khoa Y, dược cổ truyền của bệnh viện đa khoa tỉnh là đầu mối triển khai công tác phát triển y, dược cổ truyền của tỉnh.
Khoa Y dược cổ truyền của bệnh viện trung ương đóng tại địa bàn tỉnh, tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn chi tiết về mối quan hệ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Phối hợp với Bệnh viện y dược cổ truyền cùng cấp xây dựng kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chuyển giao quy trình kỹ thuật y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cho tuyến dưới.
3. Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại từ bệnh viện y dược cổ truyền tuyến trên và bệnh viện y, dược cổ truyền cùng cấp.
Điều 11. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với các đơn vị khác trên địa bàn
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12, 13. Điều khoản tham chiếu, hiệu lực và trách nhiệm thi hành thông tư về khoa y dược cổ truyền
Điều 12. Điều khoản tham chiếu
1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ
sung đó.
2. Bệnh viện tư nhân có khoa Y, dược cổ truyền có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2014.
2. Thông tư số 02/BYT-TT ngày 28 tháng 2 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Khoa Y dược cổ truyền trong Viện, Bệnh viện y học hiện đại” và Quy chế công tác Khoa Y học cổ truyền tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế bệnh viện hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng; Cục trưởng các Cục; Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư.
Read more:
Read more: http://www.dieutri.vn/vanbanyte/27-9-2014/S5008/Quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-khoa-y-duoc-co-truyen-trong-benh-vien-nha-nuoc.htm#ixzz3udOrs4lm
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ
Khoa Đông Y – YHCT
ĐT : ……….
Uy tín – Chất lượng – Chu đáo
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Cố Y Khoa trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!