Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối (Chi Tiết) mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I I – LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ) 1. Đọc những ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi a. * Ngữ liệu 1
– Về ý: Trong ngữ liệu, “nụ tầm xuân” khiến ta liên tưởng tới người con gái. “Nụ tầm xuân” nở cũng như “em có chồng rồi”. Nếu thay như trên thì cơ sở để liên tưởng sẽ bị mờ nhạt, ý câu thơ sẽ chỉ như tả một loài vậy. Sự lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng vừa nhấn mạnh, vừa làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.
– Về nhạc điệu: Thực chất ba câu đầu không có vần nhưng đọc lên ta không cảm giác thấy điều đó là vì phép điệp ngữ đã tạo nên một thứ nhạc riêng mà nếu thay như trên thì thứ âm nhạc này sẽ bị phá vỡ.
Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá mắc câu. Cá mắc câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra
– Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh tình cảnh “cá chậu, chim lồng”, nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bê tắc về bi kịch hôn nhân tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh cũng đã rõ ý. Nhưng việc lặp lại đã tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh. Qua đó, cô gái muốn khẳng định với chàng trai về tình cảnh không thay đổi của mình.
b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ đơn thuần là nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu, diễn đạt rõ ý cho câu nói mà thôi.
c. Định nghĩa về phép điệp: Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một, một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu từ) nhằm nhấn mạnh, diễn tả cảm xúc, ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng 2. Bài tập ở nhà
a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:
– Anh ấy uống nhiều, nói nhiều và hát nhiều nữa.
– Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.
– Tôi yêu thương con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.
b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
Phép điệp được dùng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ (các bài ca dao; đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; các đoạn trích Truyện Kiểu của Nguyễn Du…).
Ví dụ 1 – Điệp từ:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trồng đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng
(Ca dao)
Ví dụ 2 – Điệp ngữ:
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đàn em ta đây xương sắt da đồng Đảng ta muôn vạn công nông Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.
(Tố Hữu)
Ví dụ 3 – Điệp cấu trúc:
Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi, bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những trưa trốn mẹ đi chơi, là những đêm trăng tỏ chị Hằng. Quê hương trong tôi, là quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
PHẦN II II – LUYỆN TẬP VÊ PHÉP ĐỐI 1. Đọc những ngữ liệu II. (SGK trang 125,126) và trả lời câu hỏi:
a. Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ. Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.
Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế (ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế;…).
b. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:
– Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da).
– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt / Trót đem thân thế hẹn tang bồng) – Đối theo kiểu câu đối.
c. Ta có thể tìm thấy trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu văn sử đụng phép đối. Ví dụ:
– Hịch tướng sĩ:
+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa;
+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;…
– Bình Ngô đại cáo:
+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;…
– Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh / non sông một chèo; Người lên ngựa / kẻ chia bào…
– Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(Qua đèo Ngang)
– Câu đối:
Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm cho một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:
Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ/ Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.
d. Phát biểu định nghĩa về phép đối: Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.
2. Phân tích các ngữ liệu ở mục 2 (SGK trang 126) và trả lời câu hỏi:
a.
– Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.
– Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Hơn nữa, tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.
– Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng (tật/ thật)-, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận…
b. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.
3. Bài tập ở nhà
a. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
Ví dụ:
– Kiểu đối thanh: Chim có tổ / Người có tông: (“tổ” – thanh trắc / “tông”, thanh bằng).
– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực – xấu / đèn – tốt).
– Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đối – rách; sạch – thơm).
chúng tôi
Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối
Bài tập minh họa
A.
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
(Ca dao)
B.
” Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
(Tú Xương)
C.
“Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!”
(Ca dao)
D. A và B đều chứa phép điệp.
Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối?
A.
“Cô bé nhà bên có ai ngờ Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam)
B.
” Sớm trông mặt đất thương núi xanh
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời”
(Xuân Diệu)
C.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”
(Hàn Mạc Tử)
D.
“Về thăm nhà Bác làng Sen Có hang râm bụt thắp lên lửa hổng”
Giáo Án Bài Thực Hành Biện Pháp Tu Từ Phép Điệp Và Phép Đối
Giáo án điện tử Ngữ Văn 10
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
Giáo án bài Thực hành biện pháp tu từ phép điệp và phép đối được thiết kế rõ ràng, chi tiết. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 10 này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn bài giảng dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu được phép điệp và phép đối trong sử dụng tiếng việt, biết nhận diện phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ.
Giáo án bài Nỗi thương mình Giáo án bài Văn bản văn học
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI(Tiết 1)
Giúp HS:
Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật.
Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.
D. LÊN LỚP. I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong bài thơ Bánh trôi nước?
III. Bài mới:
Đọc ngữ liệu
Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi SGK
Em hiểu như thế nào về phép điệp?
I. Luyện tập về phép điệp (Điệp ngữ)
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
(1) “nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.Nếu thay thế bằng:
Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê.
Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi trong kí ức.
(2) Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” ở bốn câu cuối của bài ca dao đã góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.
b. Ngữ liệu 2: Các câu tục ngữ này có hiện tượng lặp từ, tạo tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói để câu nói dễ nhớ, dễ thuộc hơn, ko mang màu sắc tu từ.
2. Kết luận:
Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn b (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
Mô hình: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có:a + a + b + c + d…hay: a + b + c + a + d…
Soạn Bài Thực Hành Phép Tu Từ Ẩn Dụ Và Hoán Dụ (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I I – ẨN DỤ Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời: a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,… mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì? b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó? Trả lời:
a. Nội dung ý nghĩa khác là:
– Các hình ảnh thuyền ( con đò) – bến ( cây đa) lần lượt tạo nên ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại. Do đó:
+ Câu (1) trở thành lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung.
+ Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”.
b.
– Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật).
– Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những liên tưởng giống nhau (đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi – kẻ ở). Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền – bến – cây đa, bến cũ – con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ “tình cảm gắn bó keo sơn” của con người. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên
Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người với các sự vật.
Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn du trong những đoạn trích (SGK, câu 2, trang 135, 136) Trả lời:
a.
Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựa đỏ như lửa nên gọi là lửa lựu). Cách nói ấn dụ này đã miêu tả được cảnh sắc rực rỡ của cây lựu, đồng thời nói lên sức sống mãnh liệt của cảnh vật ngày hè.
b.
Biện pháp ẩn dụ được dùng là: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm. Ý nói đến thứ văn nghệ mơ mộng, trốn tránh thực tế, hoặc không phản ánh đúng bản chất hiện thực ( … thứ văn nghệ ngòn ngọt bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật), sự thể hiện tình cảm nghèn nàn, thiếu sáng tạo ( tình cảm gầy gò) của những tác giả chỉ mãi đi theo lối mòn, không dám đổi mới ( những cá nhân co rúm lại).
c.
“Giọt” âm thanh của tiếng chim chiền chiện, ý nói sức sống của mùa xuân.
d.
“Thác”: những cản trở trên đường đi (ý nói những trở lực, khó khăn trên con đường cách mạng); ” chiếc thuyền ta“: con thuyền cách mạng. Ý cả câu: dẫu con đường cách mạng có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc vẫn luôn vững tiến.
e. “Phù du”: Một loại sâu bọ sống ở nước, có cuộc sống ngắn ngủi. Dùng hình ảnh con phù du để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích
– “Phù sa” hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông – cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.
Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chặng đường thơ thêm sinh động.
Câu 3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ. Trả lời:
– Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan, sau ki mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng (Nguyên Tuân).
– Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản (Trường Chinh).
Phần II II – HOÁN DỤ Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137) a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội. b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó? Trả lời:
a. Dùng các cụm từ “đầu xanh”, “má hồng” nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thuý Kiều.
– “Áo nâu” – hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị.
b. Để hiểu được đúng đổi tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng.
Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là:
– Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể.
– Quan hệ giữa bên ngoài .với bên trong, trong áo nâu, áo xanh với người mặc áo.
Câu 2. Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137) a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó. b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào? Trả lời:
a. Hai câu thơ có cả hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.
– Hoán dụ là “thôn Đoài”, “thôn Đông”: dùng nói người thôn Đoài, thôn Đông (dùng thôn để nói người trong thôn: quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa)
– Ẩn dụ là “cau” và “trầu không” dùng để nói tình cảm trai gái (vì cau trầu dùng vào việc cưới hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có môi tương đồng với đôi trai gái).
b. Cùng với về nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ trên khác với câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”… ở chỗ: câu thơ Nguyễn Bính vừa có ẩn dụ, vừa có hoán dụ. Đồng thời, ẩn dụ trong câu thơ Nguyễn Bính kín đáo là “lấp lửng” hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ rệt.
Câu 3. Quan sát sự vật, nhân vật quen thuộc, sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó. Trả lời:
Ví dụ: Cơn bão số một đã đi qua, sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hằng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng gia đình tan nát… Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh…
– Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.
– Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày
– Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được mất mát, đau thương.
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối (Chi Tiết) trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!