Xem 14,157
Cập nhật nội dung chi tiết về Skkn Một Số Giải Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Trường Tiểu Học mới nhất ngày 28/05/2022 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 14,157 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu, có
tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ
học, nhằm giữ vững, duy trì tốt sĩ số học sinh của trường và góp phần thực hiện
tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học tại địa bàn, góp phần giữ gìn và phát huy
kết quả đạt được của phổ cập giáo dục tỉnh nhà và của toàn quốc.
Tôi nhận thấy những giải pháp này đã giúp cho việc duy trì sĩ số học sinh
trong độ tuổi đến trường ở đơn vị tôi đạt kết quả rất tốt, giúp cho thành quả đã
đạt được của phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương tôi được duy trì và phát
huy có hiệu quả. Chính vì thế, tôi rất muốn giới thiệu, chia sẻ những giải pháp
này đến với những giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục tiểu học như tôi ở
các đơn vị bạn để cùng trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để cùng nhau
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
b. Nội dung của giải pháp:
Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp đề nghị công nhận là
sáng kiến so với giải pháp đã biết:
Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật
chất, quan tâm giúp đỡ học sinh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại
trường.. là công việc chung trường nào cũng thực hiện. Còn việc xây dựng mô
hình hay các giải pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học thì chưa có tài liệu, quy định
cụ thể nào để hướng dẫn làm. Điểm mới ở đây là dựa trên những ưu điểm và
hạn chế của những cách thức đã thực hiện, tôi đã xây dựng và thiết lập mô hình
tích cực cho người giáo viên phổ cập gồm một số giải pháp hữu hiệu mà theo
tôi có thể duy trì hiệu quả sĩ số học sinh trong trường tiểu học. Tính mới của
các giải pháp tôi đưa ra thể hiện rõ tầm quan trọng của việc “phòng hơn
chống” học sinh bỏ học và nhấn mạnh vai trò của giáo viên làm công tác phổ
cập trong việc tích cực tham mưu, phối hợp cùng các đoàn thể địa phương, phụ
huynh học sinh, đội ngũ cán bộ, nhân viên và ban giám hiệu nhà trường trong
việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học bằng cả tinh thần và
tấm lòng nhiệt quyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục thì mới có thể giải
quyết vấn nạn bức xúc này một cách có hiệu quả.
Một số giải pháp tích cực ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học nhằm
duy trì sĩ số học sinh của giáo viên phổ cập giáo dục tiểu học:
Tăng cường công tác vận động tuyển sinh vào lớp 1, duy trì sĩ số, lập
danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học:
Ngay từ trong hè, giáo viên làm công tác phổ cập phải liên hệ với trường
mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 5 tuổi sẽ vào lớp 1 trong năm học
mới để kịp thời huy động tất cả đến trường, kết hợp cùng với giáo viên chủ
nhiệm lớp làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 1 trước khi chính thức nhập học.
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn
thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp.
Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm danh sách học sinh
học tại địa bàn và học sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các trường bạn.
Trong những tháng đầu của năm học mới, giáo viên phổ cập của trường
liên hệ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm tình hình
các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước xem các em đã thật sự ổn định
học tập hay chưa đồng thời tìm hiểu, lập danh sách các đối tượng lười học,
3
vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học trong năm học mới rồi xác định
nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học tập.. để theo dõi, nhằm có giải
pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp, gia
đình học sinh kiểm tra việc đi học, tỉ lệ chuyên cần của các em, sử dụng các
biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động phù hợp đưa các em tiếp tục
đến trường, giúp các em tự tin và có tư tưởng, thái độ tốt hơn trong học tập.
Phối hợp tốt với nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ
nhiệm lớp xây dựng các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến
trường:
Tham mưu cùng ban lãnh đạo nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm
hoạt động giữa giờ ra chơi; sinh hoạt chủ điểm; kế hoạch hoạt động chéo buổi
xen lẫn các môn học Thể dục, học phụ đạo, học bồi dưỡng; cắm trại; hoạt động
vui chơi trong hè.. tạo sự thu hút, tập trung của các em khi vào trường, giúp các
em hăng hái hơn trong sinh hoạt và học tập, làm cho học sinh cảm nhận được
mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ham thích đến trường.
Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, văn nghệ, múa hát cộng đồng,
thi đố vui để học, Rung chuông vàng, hội khỏe Phù Đổng, sinh hoạt Sao.. kết
hợp tăng cường chú trọng việc tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo
đức, kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh. Các hoạt động nói trên phải
được tổ chức kết hợp đan xen trong chương trình học, trong tiết học một cách
hợp lý sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để giảm bớt mệt mỏi, căng
thẳng cho học sinh do hằng ngày các em phải tiếp thu một khối lượng kiến thức
lớn khi đến trường. Đề xuất thực hiện một số phong trào nhằm giúp các em đi
học đầy đủ như: phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào cùng nhau đi học,
phong trào cùng bạn học giỏi.. vận động học sinh tích cực tham gia để giúp học
sinh có ý thức và thái độ tốt hơn trong học tập.
Xem ví dụ minh họa hoạt động trò chơi trong tiết học và một số trò chơi
dành cho hoạt động Đội, hoạt động ngoài giờ trong Phụ lục 1
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cán bộ công nhân viên và các đoàn
thể trong nhà trường đối với công tác quản lí và giáo dục học sinh:
Giáo viên phổ cập kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các
đoàn thể trong nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát sự chuyên cần của
học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt để có biện pháp
phối hợp giáo dục, giúp đỡ. Học sinh chỉ cần vắng mặt một buổi học không lí
do là giáo viên chủ nhiệm liên lạc với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, vắng
mặt 2 buổi không lí do là báo cáo ngay với Ban giám hiệu nhà trường và giáo
viên phổ cập để tìm biện pháp giải quyết.
Tham mưu tích cực với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng một đội
ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc:
Dưới sự chỉ đạo và phân công của Ban giám hiệu, tất cả cán bộ giáo viên
trong nhà trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt
động bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm
tận lực với nghề và hết lòng với học sinh. Ở đây, vai trò của giáo viên chủ
nhiệm lớp đặc biệt quan trọng, vừa công tác tốt trong giảng dạy vừa quản lý lớp
4
bằng cả tâm huyết của mình. Đối tượng của chúng ta là lứa tuổi rất nhạy cảm
cho nên người giáo viên phải hết sức thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần,
bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các
em. Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn rất nặng lời, thậm chí xúc
phạm học sinh khi các em mắc lỗi. Trong công tác vận động, tôi đã tiếp xúc với
một số học sinh bỏ học chỉ vì giáo viên nặng lời phê phán, các em tự ái nên
nhất quyết không chịu đến lớp nữa. Đây là hiện tượng cần phải được phê phán,
nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Công tác chủ nhiệm lớp chính là những giải
pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học và góp phần
duy trì sĩ số của học sinh. Nhà trường cần tích cực chú trọng đổi mới phương
pháp dạy học với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần
giảm tỷ lệ học sinh yếu kém đồng thời làm giảm nguy cơ bỏ học ở học sinh.
Ngay từ đầu năm học phải tổ chức tiến hành phân loại học lực của học sinh thật
chính xác rồi lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm tốt thực hiện tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho các em. Qua
đợt khảo sát chất lượng đầu năm, kịp thời phát hiện những học sinh yếu kém
rồi tích cực kết hợp với gia đình kiên trì rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến
thức, đem lại cho các em sự tự tin và thích thú học tập, giải quyết triệt để tình
trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”. Trong giảng dạy, chú trọng ngay những học
sinh có biểu hiện lơ là, sa sút trong học tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên
nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến thức. Một biện pháp quan trọng khác là cần
khuyến khích, tôn vinh những giáo viên sau một năm học đã có công giáo dục
học sinh cá biệt, học sinh yếu kém. Thực tế cho thấy, giáo dục một học sinh cá
biệt, có học lực yếu kém mất nhiều công sức, thời gian không kém gì so với
việc bồi dưỡng một học sinh giỏi và chính họ là những người góp phần trực
tiếp làm giảm thiểu nguy cơ bỏ học của học sinh. Thẳn thắn đấu tranh, góp ý,
nhắc nhở nếu có đồng nghiệp có thái độ và tư tưởng chủ quan, không có tinh
thần trách nhiệm trong công tác.
Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ ban cán sự của các
lớp và giáo viên chủ nhiệm:
Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được
giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Chính ban cán sự lớp nắm bắt
rõ nhất về tình hình của lớp mình. Giáo viên phổ cập của trường phải thường
xuyên trao đổi với ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm để theo dõi
tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những thay đổi của lớp về tình hình
duy trì sĩ số học sinh để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ
huynh học sinh để nắm tình hình:
Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là
học tập. Sự lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là học lực nhanh
chóng giảm sút. Học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức quá lớn, vào học
thầy cô giảng bài không hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ
học. Chính vì thế, từng gia đình phải có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở và
thường xuyên giám sát việc học tập của con em mình. Hiện tại vẫn còn nhiều
gia đình lo làm ăn kiếm tiền khá giả, họ không quan trọng việc học tập của con
em mà có quan niệm là học được thì tốt, còn không được thì ở nhà phụ giúp gia
5
đình. Với những đối tượng này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần tư
tưởng để họ thấy được sự quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn trong
việc cùng nhà trường quản lí, giáo dục con em mình học tập tốt. Nhà trường
cần nhắc nhở phụ huynh học sinh nhất thiết phải thường xuyên duy trì mối liên
hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời nắm rõ tình
hình học tập, rèn luyện của con em. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên
lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, cùng phụ
huynh tìm ra các giải pháp phối hợp tốt nhất trong công tác quản lí và giáo dục
con em họ; góp phần duy trì tính chuyên cần, tích cực học tập của học sinh.
Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp
học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.
Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, lực lượng xã hội tại địa phương:
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình
và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là giữa Ban giám hiệu, giáo
viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương để tất cả
những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, vi phạm
pháp luật phải được quản lý và có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục ngay từ đầu.
Hơn lúc nào hết, đối với học sinh cá biệt, rất cần sự nghiêm khắc, bao dung, độ
lượng và nhiệt tình của giáo viên và các ban ngành, đoàn thể trong xã hội. Phối
kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực thường
xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc
học tập, vận động xây dựng gia đình văn hóa nhằm phát hiện và giáo dục học
sinh tránh xa các tệ nạn xã hội cùng các loại hình giải trí không lành mạnh, hỗ
trợ kịp thời không để cho xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại thôn ấp mình,
nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học..
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các giải pháp trên được ứng dụng trong việc ngăn ngừa học sinh trường
tiểu học bỏ học, nhằm bảo vệ vững chắc và duy trì sĩ số học sinh của trường nơi
tôi đang công tác. Dựa vào những kết quả đạt được từ việc đổi mới cách tổ
chức, phương pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học, duy trì sĩ số.. tôi nghĩ
kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng rộng rãi ở các trường tiểu học.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua áp dụng những biện pháp cụ thể như trên, tôi nhận thấy ý thức học
tập và kết quả giáo dục của các em học sinh chán học đã được nâng cao rất
nhiều. Các em không còn ý định bỏ học, không còn tìm lí do để trốn học và học
tập tiến bộ hơn. Nhờ sự tác động tư tưởng của giáo viên mà gia đình phụ huynh
học sinh đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc học và trách nhiệm của
mình trong việc quản lí, giáo dục các em. Cụ thể trong năm học 2012 – 2013, sĩ
số học sinh trường tôi dù có biến động nhưng cuối cùng đã được giữ vững.
Thống kê kết quả:
Năm học
2012 – 2013
Tổng số học
sinh đầu
năm học
Số học sinh
có nguy cơ
bỏ học
Số học sinh
bỏ học
Tổng số học
sinh cuối
năm học
355
5
0
355
6
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tập thể giáo viên, cán bộ nhân viên trường tôi.
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục 1.
Bến Tre, ngày 10 tháng 01 năm 2014
Huỳnh Thị Minh Trân
Trường Tiểu học Phú Mỹ, huyện Mỏ
Cày Bắc
Giáo viên
8,1đ
7
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Skkn Một Số Giải Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Trường Tiểu Học trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!