Đề Xuất 4/2023 # Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn # Top 8 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới thành kết quả hiện thực? Chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình PTTH. Nâng cao chất lượng của kỳ thi TN THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này. Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có khả năng ghi nhớ mà cần có kĩ năng tư duy, so sánh… Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng “Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu, nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở. Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử. Từ năm 2016, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa ra phương án thi đó là học sinh có 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi, và như vậy, môn Lịch sử với 40 câu sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.  Như vậy, cách thức thi cử đã thay đổi, vậy cách dạy và học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nhưng vấn đề là làm thế nào để bài thi của học sinh có được điểm cao, đặc biệt với môn Lịch sử trước đến nay các em đều cho là khó học nhất? Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá nhiều. Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.  Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả. Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm.  Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc lòng. Thậm chí, cách này còn tạo nên “làn gió mát” trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường. Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.  Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau: “Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX? A.   Thái Lan B.   Ấn Độ C.   Trung Quốc D.   Nhật Bản”. Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.  Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để đạt kết quả cao trong học tập, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp có hiệu quả: Ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi… đề ra một số phương pháp làm bài tốt góp phần tạo không khí học tập thoải mái, học sinh tự tin bước tiếp con đường học vấn trong tương lai. Với lí do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn”. II. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong các kỳ thi học kỳ, đặc biết là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn IV. Phạm vi nghiên cứu Nội dung thi THPT môn Lịch sử gồm 2 phần lớn: – Lịch sử thế giới 1945 – 2000 – Lịch sử Việt Nam 1919 – 2000 Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài biện pháp để hướng dẫn học sinh học bài, ôn tập và cách làm bài thi phần lịch sử Việt Nam và trọng tâm là phương pháp ôn thi trắc nghiệm khách quan. V. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ + Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu + Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới . + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Một số quan điểm đổi mới giáo dục THPT 1. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. 3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử. Thế nhưng nhiều học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do phần lớn không được cung cấp đầy đủ về nguồn thông tin này? Đội ngũ giáo viên đứng lớp vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ môn dạy, chưa có những đầu tư phù hợp cho tiết dạy. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem thường hệ quả của sự coi thường là điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của học sinh trong thời gian vừa qua quá thấp. “Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2019, môn lịch sử một lần nữa lại đăng quang ngôi vị “chót bảng”, số lượng bài thi môn này dưới điểm trung bình cũng chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số 5,25. Trong khi đó, hồ sơ thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại rất ít ỏi so với các khối A,B,D…”. Phải chăng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm công tác giáo dục. II. Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, gần 10 năm qua trực tiếp giảng dạy khối 12, ôn thi tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học, qua trao đổi với nhiều giáo viên cùng chuyên môn trong trường và trong toàn tỉnh, tôi xin đưa ra một số nhận xét về một số thực trạng còn tồn tại ở môn học và học sinh khối 12 nơi tôi đang công tác như sau: – Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng của các ngành xã hội thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế, kỹ thuật. Sau khi ra trường, số sinh viên học các ngành xã hội khó kiếm được việc làm thậm chí có nhiều sinh viên ra trường từ năm 2013 vẫn chưa xin được việc làm hoặc đi làm trái nghề hoặc bỏ nghề, số có việc làm thu nhập cũng rất thấp. – Số học sịnh chọn khối xã hội khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT cũng còn thờ ơ với việc học, có tư tưởng học đối phó, học “tủ”. – Nội dung chương trình “nặng”, đặc trưng kiến thức môn học khô khan nên thời gian trên lớp chỉ đủ cho giáo viên cung cấp cho học những kiến thức cơ bản. – Phần lớn học sinh và kể cả nhiều người trong xã hội đều có quan điểm sai lầm về môn học chỉ cho rằng: Lịch sử chỉ cần học thuộc, không hiểu được lịch sử cũng là một môn khoa học như các môn khoa học khác. Vì vậy chưa có phương pháp học tập đúng đắn. – Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa thật sự tâm huyết với nghề, trong quá trình dạy học chưa thực sự đầu tư cho hoạt động chuyên môn. Từ những thực trạng còn tồn tại ở môn học và đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12, tôi xin đưa ra một vài biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập môn học và làm bài thi để giúp các em đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời các em. III. Tổ chức thực hiện các giải pháp Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành kỹ năng và gây hứng thú cho người học để đạt kết quả cao lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác ôn thi môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc: ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi… đề ra một số phương pháp làm bài tốt để góp phần vào việc dạy của người thầy và việc học của trò đạt kết quả cao, có chất lượng. 1. Các phương pháp học và ôn tập môn học 1.1. Chia kiến thức theo từng giai đoạn Có thể chia Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 thành các giai đoạn sau: a. 1919 – 1930 b. 1930 – 1945 c. 1945 – 1954 d. 1954 – 1975 e. 1975 – 1986 g. 1986 – 2000 1.2. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn Đây là cơ sở chính để phân chia lịch sử thành các giai đoạn. Mỗi sự kiện lịch sử luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nhất định. Trong mỗi hoàn cảnh có nhiệm vụ khác nhau. Sự kiện xảy ra là để giải quyết nhiệm vụ đó. Cụ thể: a. 1919 – 1930: Khẳng định con đường giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt phong trào Cần vương, thực dân Pháp đã hoàn thành việc bình định nước ta. Phong trào Cần vương kết thúc (1896) chứng tỏ đường lối cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại. Nước ta đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch sử dân tộc. Đầu năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập thì nhiệm vụ này đã hoàn thành. b. 1930 – 1945: Tiến hành giải phóng dân tộc Sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai qua các phong trào cách mạng: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945). Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 nhiệm vụ này đã được hoàn thành. c. 1945 – 1954: Đấu tranh bảo vệ chính quyền, nền độc lập vừa mới giành lại được – kháng chiến chống Pháp tái xâm lược. Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Đảng và Mặt trận Việt minh đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp qua các chiến dịch lớn: Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, tiến cuộc đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này đã hoàn thành. d. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ và đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn Sau khi Pháp buộc phải rút quân khỏi nước ta (vì Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ) Mĩ đã thay chân Pháp dựng lên chính quyền Sài Gòn làm tay sai để thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là một căn cứ quân sự. Một lần nữa, nhân dan ta phải đứng lên đấu tranh chống Mĩ và tay sai. Chiến tháng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này. e. 1975 – 1986: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, nước ta đã được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa. Hậu quả mà hai cuộc chiến tranh để lại là rất nặng nề. Những hội nghị hiệp thương hai miền Nam – Bắc và tổng tuyển cử đã hoàn thành nhiệm vụ này. Nước ta bắt tay vào xây dựng kinh tế – xã hội thông qua các kế hoạch 5 năm. g.1986 – 2000: Cải cách đổi mới đất nước Mười năm đầu sau ngày đất nước thống nhất (1975-1985) trong quá trình xây dựng kinh tế, bên cạnh những thành tựu, nước ta đã vấp phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi. Nước ta cần phải cải cách để thoát khỏi khủng hoảng và đưa đất nước đi lên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 mở đầu thời kỳ đổi mới. Những kế hoạch xây dựn đất nước tiếp tục được đưa ra thực hiện và thu được nhiều kết quả, đất nước đang thay đổi và phát triển từng ngày. 1.3. Hiểu và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện cơ bản a. Nhơ những sự kiện lớn trước: Lấy một sự kiện làm mốc đầu rồi nhớ những sự kiện cách nhau 5 năm, 10 năm 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Leenin, từ đó đã xác định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. 1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 1930: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. 1935: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng – đánh dấu Đảng đã được phục hồi sau thời gian bị Pháp khủng bố trắng. 1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp – nhân dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng”. 1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. 1950: Chiến dịch Biên giới thu đông diễn ra và giành thắng lợi, tạo ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến b. Liên hệ và nhớ sự kiện lịch sử với những ngày tháng năm mà bản thân thường hay nhớ: ngày sinh nhật của mình, của bạn thân, ngày gắn liền với những kỷ niệm không quên rồi tính sự kiện lịch sử cách ngày tháng đó bao lâu. 1.4. Nhớ và hiểu những sự kiện của lịch sử thế giới có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Phần lịch sử Việt Nam 1919-2000 luôn chịu tác động của lịch sử thế giới và khu vực. Vì vậy cũng cần phải hiểu và nhớ một số sự kiện sau: – Quốc tế cộng sản: Là một tổ chức quốc tế do Leenin sáng lập ra năm 1919vowis thành viên là các Đảng cộng sản của các nước. Quốc tế cộng sản chỉ đạo thống nhất đường lối, chủ trương để thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc. Các đại hội quan trọng: Đại hội II (1920), Đại hội VII (1935). – Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Là cuộc chiến tranh do phe phát xít (cầm đầu là Đức) phát động nhằm chia lại thị trường thế giới. Ban đầu là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Khi Liên Xô đứng lên chống phát xít tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi. Tháng 9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương Tháng 12/1941: chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ. Đầu 1945 : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít lần lượt bị tiêu diệt. Cuối tháng 4/1945: Phát xít Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 6 và 8 tháng 8/1945: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Ngày 15/8/1945: Phát xít Nhật ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giớ thứ hai kết thúc. – Tình hình châu Phi những năm 50-60: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. – Tình hình Mĩ la tinh những năm 70 của thế kỷ XX: Phong trào đấu tranh chống chế độ thuộc địa kiểu mới của Mĩ phát triển và giành nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta 2. Tổ chức ôn tập Giáo viên phải xác định được có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc ôn tập. Căn cứ vào thời gian đó để chia kiến thức cho mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi đợt rồi “ khoán” kiến thức để học sinh thực hiện. Trong thời gian ôn tập giáo viên không cung cấp kiến thức mới, không dạy lại kiến thức cũ mà chỉ khái quát kiến thức trọng tâm, giải đáp thắc mắc của học sinh, hướng dẫn cách học và kiểm tra việc học của học sinh. Việc thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh là rất quan trọng. Cuối mỗi tuần, mỗi đợt có thể cho học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi mà giáo viên đã “ khoán”. Có thể cho học sinh trình bày miệng hoặc viết lên bảng sau đó giáo viên chấm, nhận xét, nhắc nhở để học sinh tránh mắc lỗi khi học sinh làm bài. Tổ chức kiểm tra cần nhẹ nhàng để giảm áp lực. Có thể tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp để tạo không khí hào hứng cho học sinh. Nếu có điều kiện thì tổ chức thi đua giữa các lớp. 2.1. Ôn tập kiến thức cơ bản – Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN. + Chủ yếu ôn cho đối tượng học sinh: yếu, kém * Đối với giáo viên: – Thực hiện: gọi học sinh trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Có thể áp dụng tất cả các câu hỏi theo nội dung bài trong SGK. Ví dụ 1: Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) – Câu hỏi: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? Trả lời: + Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. + Nguyên tắc: – Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước . – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. – Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình . – Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) . Ví dụ 2: Bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930) – Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Trả lời: – Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộ

Skkn “Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Lớp 10 Ở Trường Thpt Cao Lãnh 1..”

Như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của HS dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Ngoài công việc giảng dạy, thì giáo viên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Cho nên c ông tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), ban quản lý học sinh (BQLHS) trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết.

– Về mặt thực tiễn: Nhất là trong tình hình hiện nay Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, Nhà trường cũng đang tiến đến mục tiêu trường chuẩn quốc gia và khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh (HS) là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài.

Song song với việc ““ cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc ““. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn “ chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hộiCho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một số GVCN lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện HS có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình.

Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng không kém với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài ” MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 NĂM HỌC 2011 – 2012 ục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý tưởng cách mạng đúng đắn , giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.

Người thực hiện: Thầy Nguyễn Văn Vui

Skkn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục An Toàn Giao Thông Ở Trường Thpt Cẩm Thủy 2

I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Tình hình giao thông hiện nay ở Việt Nam rất phức tạp, với số người chết vì tai nạn giao thông cao. Nhiều cảnh tượng đau lòng đã xảy ra; Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi mạng sống của nhiều người mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề cho những người sống sót. Sau tai nạn giao thông, kinh tế gia đình sa sút; Có người phải bán cả nhà cửa, ruộng vườn để cứu chồng, cứu con; Có người rơi vào cảnh bấn loạn “tiền mất” mà “tật vẫn mang”; Còn người gây ra tai nạn cũng lâm vào cảnh khốn đốn vừa phải ngồi tù vừa phải lo tiền bạc để bồi thường… Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia (năm 2015) tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, tai nạn giao thông lứa tuổi từ 15 – 19 (học sinh Trung học phổ thông) đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh là vô cùng cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Song, hiện nay trong chương trình giáo dục hiện hành, chưa có phân môn cụ thể về an toàn giao thông mà chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp trong các tiết Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoại khóa, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…với thời lượng khiêm tốn; Thậm chí, ở nhiều trường việc giảng dạy an toàn giao thông còn qua loa, chiếu lệ. Nhận thức rõ hậu quả của tai nạn giao thông và sự cần thiết của việc giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh. Trong những năm qua, phối hợp với Công ty Honda Việt Nam, Ban giám hiệu Trường THPT Cẩm Thủy 2 đã triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh của trường, giao cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhóm Giáo dục công dân tổ chức tuyên truyền sâu rộng và học tập nghiêm túc tài liệu: “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam cung cấp. Từ thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi xin chia sẻ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông mà tôi đã thực hiện ở trường chúng tôi nhằm trao đổi với bạn bè đồng nghiệp cách nghĩ, cách làm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm bản thân đã đúc rút trong những năm giảng dạy an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2. Qua đó, giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả; Học sinh học tập hứng thú và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Từ nhận thức đúng sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh THPT. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu và trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông. Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông. Cụ thể là học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 2. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng để tìm tài liệu, hình ảnh phù hợp với bài giảng, minh họa cho nội dung giảng dạy cụ thể; + Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và những người được giao nhiệm vụ tổ chức giáo dục tuyên truyền về an toàn giao thông tại trường; + Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng: Vận dụng khi chọn lớp dạy thực nghiệm, các hoạt động ngoại khóa và kết quả tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông do các cấp tổ chức. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến này đã phát triển trên cơ sở của sáng kiến: “ Kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả tài liệu: “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” mà tôi đã viết năm học 2016 – 2017 nhưng chưa đạt giải. Có thay đổi, bổ sung một số nét mới sau: – Đổi tên đề tài để phạm vi nghiên cứu rõ hơn; – Các giải pháp tôi đưa ra cụ thể hơn, chi tiết hơn, có hình ảnh (đã chọn lọc) mà bản thân đã thực hiện tại đơn vị để minh họa; – Hiệu quả của sáng kiến là văn hóa giao thông của học sinh và kết quả thực tế mà tôi và Nhà trường đã đạt được trong các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong  trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị 3988/BGDĐT- CTHSSV về Tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2017-2018 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông bằng hình thức đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học 2017-2018. “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình giảng dạy về An toàn giao thông cho học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT), được triển khai thí điểm từ năm 2011. Năm 2015, chương trình đã được mở rộng tới 31 tỉnh thành và từ năm học 2016 – 2017 đã được mở rộng trong cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. Để triển khai thành công chương trình này thì các thầy cô giáo chính là nhân tố quan trọng nhất cho việc truyền đạt và xây dựng nền tảng, ý thức giao thông cho các em. Đây thực sự là một trong những hoạt động giáo dục về An toàn giao thông thiết thực, hiệu quả và bổ ích nhất cho giáo viên và các em hoc sinh. Vì vậy, cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình là việc làm thường xuyên và cấp thiết. 2.2. Thực trạng việc chấp hành an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2 trước khi áp dụng sáng kiến: Mặc dù ai cũng thấy sự cần thiết phải nắm vững Luật khi tham gia giao thông nhưng trên thực tế có rất nhiều người vi phạm. Do vậy, giáo dục học sinh chấp hành quy tắc an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường miền núi, đa số học sinh đều là con nhà thuần nông điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, việc nhắc nhở và quan tâm tới các em chưa được thường xuyên. Về địa hình, cổng trường tôi tiếp giáp với quốc lộ 217 nên xe cộ đi lại rất nhiều, lại chỉ có một lối ra duy nhất, không có cổng phụ nên giờ cao điếm số lượng xe cộ lưu thông rất đông. Nếu không nắm vững quy tắc tham gia giao thông thì rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, ý thức của một số học sinh chưa tốt, còn đứng dàn hàng ngang chờ đợi nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông. Nhiều học sinh đi xe đạp điện chưa nhận thức được xe đạp điện cũng có tốc độ cao không kém xe máy nên việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi trên xe cũng chưa tự giác, nhiều khi chỉ đối phó khi Đội thanh niên xung kích kiểm tra. Một số em lại cho rằng: xe đạp là xe thô sơ nên các phương tiện khác phải chủ động tránh, vì vậy các em cứ ngang nhiên lao thẳng ra đường. Số ít nữa chưa hiểu được sức mạnh và rủi ro có thể có khi đi xe máy phân khối lớn mà chưa đủ điều kiện, chưa biết cách dự đoán phòng tránh nguy hiểmnên những năm trước đây vẫn còn vài trường hợp bị tai nạn giao thông. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục nghiêm túc an toàn giao thông đến với tất cả học sinh của trường để các em có những kiến thức cơ bản, có ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông. Tôi đã đưa ra các giải pháp để giáo dục hiệu quả an toàn giao thông. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Nghiên cứu từng bài học để xác định nội dung, phương pháp sau đó tôi tiến hành tìm kiếm tài liệu phù hợp. + Giáo viên tự tra cứu, tự tìm kiếm. + Giới thiệu nguồn tư liệu, giao nhiệm vụ trước cho học sinh tự lấy hình ảnh, số liệu trên mạng Internet…( Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh) Thứ hai: Lựa chọn thời điểm thích hợp để tuyên truyền có hiệu quả tốt nhất. Hằng năm vào tháng 9 – hưởng ứng tháng an toàn giao thông, Nhà trường tổ chức mít tinh và dùng báo bảng để tuyên truyền sâu rộng đến Cán bộ giáo viên và học sinh về thực trạng tai nạn giao thông, những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tự giác chấp hành Luật giao thông. và vào thứ Hai tuần thứ 3 của tháng 11 trong buổi chào cờ đầu tuần – Nhà trường cũng hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” đây cũng là cơ hội thu hút sự chú ý của Cán bộ công nhân viên nhà trường và học sinh đến những tổn thất to lớn về người và của do tai nạn giao thông gây ra, các lớp chuẩn bị pano, khẩu hiệu để hưởng ứng, tuyên truyền. Mít tinh hưởng ứng tháng an toàn giao thông Bảng tin tuyên truyền an toàn giao thông Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh và phụ huynh kí cam kết chấp hành Luật giao thông. 100% học sinh và phụ huynh thực hiện cam kết với những nội dung cụ thể (không giao xe phân khối lớn cho con em mình, nhắc nhở việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện) tạo nên sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến một cách có hiệu quả tài liệu an toàn giao thông. Ví dụ: Khi dạy bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ – trong cuốn tài liệu an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do công ty Honda cung cấp . Tôi chọn chiếu một số video và hình ảnh về tình hình giao thông ở một số thành phố lớn (như nạn tắc đường, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, người đi bộ vượt qua dải phân cách khi sang đường ) Đồng thời sẽ chiếu các hình ảnh mọi người chấp hành đúng Luật giao thông (Dừng lại khi có đèn đỏ, đỗ xe đúng luật , người đi bộ sang đường đúng nơi quy địnhđể các em nhận biết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Với phương pháp này làm cho bài giảng trở nên sinh động bằng việc đưa âm thanh, hình ảnh đa dạng lên màn hình, giáo viên khai thác sâu nội dung của bài học, học sinh tiếp cận tài liệu mà không cảm thấy căng thẳng, cứng nhắc. Sự linh hoạt của các slide đã thu hút các em chăm chú xem rồi đưa ra lời nhận xét. Bài học thấm dần, từ nhận thức đúng các em sẽ điều chỉnh hành vi để khi tham gia giao thông đúng luật và an toàn . Tổ chức dạy và học ATGT ở trường THPT Cẩm Thủy 2 Thứ tư: Đưa tình huống kết hợp với sân khấu hóa. Thứ năm: Phối hợp với Đoàn thanh niên để tuyên truyền ý thức về an toàn giao thông. Thành lập Đội thanh niên xung kích với nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông khu vực cổng trường và nơi tiếp giáp với quốc lộ 217 trong giờ tan học và giờ đến trường. Đội thanh niên xung kích có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn di chuyển theo hàng lối, kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh đi xe đạp điện và tránh việc đứng chờ nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông. Hằng ngày, Đoàn trường cập nhật thông tin học sinh vi phạm an toàn giao thông vào hệ thống bảng tin của Nhà trường, đồng thời xử lí ngay các trường hợp học sinh vi phạm; Nếu tái phạm sẽ gửi thông tin đến phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc mời phụ huynh đến trường trao đổi trực tiếp để phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Đội thanh niên xung kích đang làm nhiệm vụ trước cổng trường Ngoài ra, mỗi tuần một lần, Đoàn trường còn sử dụng hệ thống loa phóng thanh để phát các bản tin phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối mỗi bản tin truyền thanh là thông báo: Họ tên học sinh vi phạm, học lớp nào, vi phạm lỗi gì?. Nếu chi đoàn nào có học sinh vi phạm an toàn giao thông sẽ thống kê chuyển cho Cờ đỏ để hạ một bậc thi đua của chi đoàn này trong tuần đó. Phát thanh bản tin An toàn giao thông Bên cạnh hình thức xử lí nghiêm khắc, Đoàn trường cũng tuyên dương những Chi đoàn có 100% đoàn viên chấp hành đúng luật giao thông để nhân rộng tập thể tiêu biểu, tạo sức lan tỏa, làm cho văn hóa giao thông thấm sâu vào nhận thức để thay đổi hành vi của các em khi tham gia giao thông. Thứ sáu, Triển khai nghiêm túc tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam cung cấp. Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục trung học, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ xây dựng dựa trên tài liệu hiện có về An toàn giao thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giáo trình giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh cấp THPT của Honda Motor. Chương trình được triển khai thí điểm từ năm 2011. Năm 2015, chương trình đã được mở rộng tới 31 tỉnh thành và năm học 2016 – 2017 đã được mở rộng trên cả 63 tỉnh, thành của cả nước. Tài liệu kết cấu gồm 5 bài: – Bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ. – Bài 2: Cách đi xe đạp an toàn – Bài 3: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ – Bài 4: Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm – Bài 5: Kiến thức chuẩn bị điều khiển xe máy an toàn. Sau khi đi tập huấn và nhận tài liệu, trường THPT Cẩm Thủy 2 đã giao cho Nhóm giáo dục công dân triển khai tài liệu từ năm học 2011 – 2012 đến nay. Nhờ dạy và học nghiêm túc nên các em có kiến thức và hiểu biết về giao thông, vì vậy văn hóa giao thông trong học sinh ngày càng được cải thiện đáng kể. 2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp giáo dục an toàn giao thông. Nhờ sử dụng các giải pháp trên và áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giáo dục tại Trường THPT Cẩm Thủy 2, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ khi học sinh tham gia giao thông. Thứ nhất, Học sinh và phụ huynh có hiểu biết về Luật giao thông. Học sinh và phụ huynh thấy sự cần thiết của việc hiểu biết Luật giao thông, các em đã tích cực học tập và tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông qua các tiết học trên lớp, các giờ ngoại khóa, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và qua Cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do công ty Honda Việt nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ tổ chức. Số câu hỏi Trả lời đúng Trả lời sai 10 09 01 Thứ hai, Văn hóa giao thông trong học sinh từng bước được nâng lên. Từ hiểu biết, các em có ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông như: Đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi trên xe đạp điện; Không dàn hàng đôi, hàng ba; Không tụ tập chờ đợi nhau trước cổng trường làm mất trật tự giao thông, không đèo quá số người quy định, biết giữ gìn trật tự an toàn giao thông ngay chính cổng trường mình Với những thói quen hàng ngày đó, các em đã phấn đấu thành những công dân văn minh trên mỗi cung đường. Không chỉ dừng lại ở đó, các em còn là những tuyên truyền viên tích cực đến với người thân và khi hè về tham gia sinh hoạt với Đoàn xã, các em đã tuyên truyền cho Thanh niên ở Thôn và các em Thiếu niên về việc cần thiết chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông. Vì vậy, trong nhiều năm qua trường tôi không có vụ tai nạn giao thông đáng tiếc nào xảy ra. Thứ ba, Chất lượng tham gia các cuộc thi được tăng lên qua từng năm. Cũng nhờ học tập nghiêm túc, các em có kiến thức, hiểu biết về Luật giao thông. Trong những năm qua, trường chúng tôi liên tục có học sinh đoạt giải trong cuộc thi: An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai như Lê Thị Trang, Vũ Thị Khánh Huyền. Đặc biệt năm học 2016 – 2017, tôi may mắn được lọt vào vòng 2 của Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và dự thi vòng Chung kết tổ chức tại Thành phố Đà Lạt; Đây là cơ hội để các thầy cô giáo và các em học sinh được giao lưu, chia sẻ phương pháp dạy học tích cực, được tổng kết và đánh giá hiệu quả dạy và học của chính mình. Kết quả tôi đã đoạt giải Ba. . Cũng trong năm học này, Trường chúng tôi có ba học sinh đoạt giải khuyến khích ở cuộc thi này là: Phạm Thị Hằng, Lê Thị Lệ, Dương Thị Hằng. Và tiếp tục năm học 2017 – 2018 trường chúng tôi đạt 6 giải Quốc gia (3 giải Ba và 3 giải khuyến khích) về an toàn giao thông; Trong đó có 2 giáo viên và 4 học sinh.Tôi và cô giáo Trương Thị Hòa đoạt giải Ba, bốn học sinh đoạt giải gồm 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Như vậy, số giáo viên và học sinh tham gia dự thi và đoạt giải ngày càng được tăng cao. Bảng thống kê kết quả cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Năm học Số lượng tham gia Số lượng đoạt giải GV HS GV HS 2014 – 2015 04 420 0 01 2015 – 2016 06 417 0 02 2016 – 2017 09 435 01 03 2017 – 2018 10 426 02 04 Kết quả đạt được của cô và trò tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã tạo động lực cho bản thân tôi không ngừng nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng của đồng nghiệp để hoạt động Dạy và Học an toàn giao thông ngày một hiệu quả hơn. . Giao lưu đổi mới phương pháp giảng dạy ATGT dành cho 30 giáo viên xuất sắc Ngày 28 tháng 03 năm 2017 tại Đà Lạt Lễ trao giải cuộc thi ATGT năm học 2016 – 2017 Giáo viên và học sinh Tỉnh Thanh Hóa trong lễ trao giải ATGT năm 2017 3.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể kinh nghiệm trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau : Nói về giao thông an toàn thì hầu như ai cũng nghĩ mình làm được; Tuy nhiên hàng ngày vẫn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra; Nên tôi thấy sự cần thiết phải nâng cao ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để dạy hiệu quả bất cứ môn học nào cũng cần có lòng đam mê, có trách nhiệm và sự quyết tâm. Những môn học mang nhiều tính chất tuyên truyền, phổ biến như An toàn giao thông, giáo viên cần tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, mang tính trải nghiệm sáng tạo, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia, các em học tập một cách tự giác và say mê. Tổ chức học mà chơi, chơi mà học để kiến thức và kĩ năng thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự nhiên. Từ nhận thức đúng, các em sẽ dần thay đổi hành vi và thói quen theo hướng tích cực, biết kiềm chế và chấm dứt hành vi vi phạm an toàn giao thông . Luôn nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ và luôn chú ý an toàn khi tham gia giao thông; Đồng thời, các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông – đấy là một thành công mà bản thân tôi đã làm được ở đơn vị mình.

Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 12 Trường Thpt Chương Mỹ A, Hà Nội

Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn lớp 12 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội là đề kiểm tra học kì II lớp 12 môn Văn có ma trận và đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích, dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Văn, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối năm đạt kết quả cao nhất.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội

I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêmRơm vàng bọc tôi như kén bọc tằmHạt gạo nuôi hết thảy chúng ta noRiêng cái ấm nồng nàn như lửaCái mộc mạc lên hương của lúaII. Làm văn (8,0 điểm) Đâu dễ chia cho tất cả mọi người. I, ĐỌC HIỂU( 2 điểm) Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộngTrong hơi ấm nhiều hơn chăn đệmCủa những cọng rơm xơ xác gày gò Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:II, LÀM VĂN (8 điểm) 1, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm) 2, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm) 3, Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ4, Sáng tạo (0,5 điểm) 5, Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủRồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

(” Hơi ấm ổ rơm“- Nguyễn Duy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,25 điểm)

Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của “bà mẹ” dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,75 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội

1, Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: biểu cảm (0,25 điểm)

2, Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản: (0,5 điểm)

Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua đêm.

Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ

3, Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản: (0,5 điểm)

Biện pháp so sánh

Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ.

4, Viết đoạn văn (0,75 điểm)

Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng trân trọng.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú (1,0 điểm)

Nhân vật Tnú: cuộc đời đau thương, bất hạnh; sớm giác ngộ cách mạng; yêu nước, căm thù giặc; anh dũng, kiên cường, giàu tình cảm yêu thương…; nghệ thuật xây dựng nhân vật. (3,5 điểm)

Được rút ra từ chính cuộc đời đau thương của Tnú

Cầm vũ khí chống lại là con đường tất yếu của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước lúc ấy.

Mục đích của cuộc chiến không phải là để hủy diệt mà để bảo tồn sự sống.

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!