Đề Xuất 5/2023 # Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 5/2023 # Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Hàng năm, Sở phối hợp với các ban, ngành và địa phương triển khai Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); tuyên truyền về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, mở các lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ. Nhờ đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng cải thiện môi trường làm việc, góp phần đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động khi tham gia sản xuất”.

Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) là doanh nghiệp rất chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đây là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất. Với quan điểm đảm bảo sức khỏe cho người lao động là góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Công ty đã thiết kế nhà xưởng thoáng mát, đảm bảo các yêu cầu về ATVSLĐ, hạn chế những yếu tố độc hại đối với người lao động. Ông Nguyễn Đức Toàn-Phó Giám đốc Công ty-cho hay: “Công ty đầu tư trang-thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, có công suất, chất lượng và độ an toàn cao; bố trí các dây chuyền máy cưa, bào, đánh bóng, đầu tư hệ thống thiết bị thông gió, hút bụi làm giảm nhiệt độ trong nhà xưởng 4-5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời; giảm thiểu bụi, tiếng ồn trong quá trình sản xuất; trang bị hệ thống ánh sáng đúng tiêu chuẩn”.

Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Để công tác ATVSLĐ đi vào nền nếp, Công ty Nguyễn Hiệu Gia Lai còn có Hội đồng bảo hộ lao động gồm 7 thành viên, được bố trí ở tất cả các bộ phận sản xuất. Bà Nguyễn Thị Xuân-công nhân kiêm an toàn vệ sinh viên Công ty-cho hay: “Được làm việc trong điều kiện an toàn, công nhân rất yên tâm. Mỗi ca làm việc, tôi được giao nhiệm vụ giám sát 2 công nhân thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Cùng với đó, tôi tham mưu với Ban Quản đốc hàng ngày triển khai kế hoạch, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc. Qua đó, hầu hết công nhân đều nâng cao nhận thức, ý thức tự giác thực hiện các biện pháp ATVSLĐ”.

Tương tự, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (ACOM)-Chi nhánh Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) chuyên sản xuất cà phê thương phẩm hiện có 100 lao động đang làm việc. Đơn vị đã đầu tư gần 1 tỷ đồng mua sắm các trang-thiết bị đảm bảo ATVSLĐ. Ông Mai Thanh Trang-Giám đốc Chi nhánh-chia sẻ: “Để người lao động chấp hành nghiêm nội quy an toàn lao động, thực hành đúng thao tác quy trình vận hành máy móc, 12 an toàn vệ sinh viên trong Hội đồng bảo hộ lao động của Chi nhánh thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Nhờ đó, sau 16 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh chưa để xảy ra vụ tai nạn lao động đáng tiếc nào”.

Còn ông Nguyễn Trọng Thanh-Quản đốc Phân xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Nhất Hưng Gia Lai (Khu Công nghiệp Trà Đa) thông tin: “Môi trường làm việc ở Công ty luôn đảm bảo an toàn. Các khu vực sản xuất được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị chống nóng, hút bụi, giảm tiếng ồn, hệ thống thiết bị an toàn, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động”.

Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Hiệu Gia Lai thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Trên tổng thể, công tác đảm bảo ATVSLĐ được các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn còn, thậm chí để xảy ta nhiều tai nạn lao động thương tâm. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm chết 4 người. Nguyên nhân là do sự bất cẩn trong lao động sản xuất, không chấp hành nghiêm ngặt quy trình vận hành máy móc…

Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công đoàn Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền Luật An toàn lao động, công tác ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ. Sở cũng sẽ tăng cường hướng dẫn, tư vấn, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; huấn luyện cho người lao động về công tác ATVSLĐ nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cải Thiện Môi Trường Làm Việc Cho Người Lao Động

(Báo Quảng Ngãi)- Chủ đề chính của Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2020 là: “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều lao động (LĐ) làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Người lao động chịu thiệt

Quảng Ngãi có trên 100.000 LĐ làm việc tại gần 5.000 doanh nghiệp (DN) ở các KCN, KKT trong tỉnh thì có hơn 6.000 LĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ BNN, như công nhân tại các mỏ đá, ngành dệt may, giày da, cơ khí… với các loại BNN là bụi phổi silic, bụi phổi bông, điếc… Thế nhưng, theo báo cáo của BHXH tỉnh, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh chỉ có 16 LĐ được hưởng trợ cấp BNN; trong đó, từ năm 2017 đến nay không phát sinh thêm trường hợp nào được hưởng trợ cấp BNN. Sở LĐ-TB&XH cho rằng, con số này quá ít, không phản ánh đúng thực tế tình trạng BNN hiện nay. 

Công nhân, kỹ sư làm việc tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng.

Theo ý kiến của các LĐ, nhiều hồ sơ không được giải quyết để hưởng chế độ, bởi vướng mắc trong khâu thủ tục. Có nhiều hồ sơ mất đến 10 năm vẫn chưa giải quyết được, từ đó người LĐ có tâm lý không mặn mà với việc làm thủ tục hưởng trợ cấp BNN. Anh H.B.M (Mộ Đức) làm việc tại công ty giày da ở KCN VSIP Quảng Ngãi giữa năm 2019 anh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ho nhiều. Sau khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm trùng đường hô hấp, có nguy cơ mắc BNN cao và đề nghị anh lập hồ sơ để hưởng chế độ. “Ban đầu, tôi cũng có ý định làm hồ sơ, nhưng qua tham khảo nhiều người thì được biết, việc lập hồ sơ cần rất nhiều giấy tờ, thủ tục, mà không chắc có được hưởng không, nên tôi không làm nữa”, anh M cho biết. Sau đó, anh M phải xin nghỉ không lương trong 2 tháng để tự đi chữa bệnh.

Khi thực hiện các thủ tục cho LĐ hưởng các chế độ BNN, cơ quan, đơn vị trong tỉnh gặp nhiều vướng mắc. Hầu hết, các chỉ số quan trắc môi trường của các nhà máy, xí nghiệp đều đạt mức cho phép. Vì vậy, khi LĐ phát sinh BNN không được công nhận, vì môi trường bảo đảm. Điều này khiến ngành chức năng lúng túng khi xác định BNN cho LĐ. 

Đâu là giải pháp

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc. Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người LĐ trong công tác cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, bảo đảm tính mạng người LĐ. 

Người lao động làm việc tại các mỏ đá dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, cần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, người LĐ cũng phải nâng cao nhận thức về quyền lợi của mình trong việc được bảo đảm ATLĐ, yêu cầu DN cung cấp bảo hộ LĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, được hưởng các chế độ LĐ nặng nhọc, độc hại theo quy định…

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng cũng góp phần chấn chỉnh, đôn đốc, nhắc nhở các chủ DN củng cố, kiện toàn hội đồng bảo hộ LĐ, mạng lưới an toàn viên và triển khai kế hoạch bảo hộ LĐ, các biện pháp ATLĐ, cải thiện điều kiện LĐ, phòng ngừa tai nạn LĐ và BNN cho người LĐ…

Chỉ có 21 DN triển khai khám BNN

Hằng năm, hầu hết các DN ở tỉnh ta chỉ khám sức khỏe định kỳ, không khám phân loại bệnh, phát hiện BNN theo quy định. Đơn cử như tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2019, chỉ có 21 DN triển khai khám BNN, với số lượng trên 6.000 LĐ. Thậm chí, DN nợ BHXH, LĐ cũng không được giải quyết chế độ BNN. Những bất cập này khiến ngành chức năng, DN lúng túng, còn người LĐ thì chịu thiệt.

Bài, ảnh: VŨ YẾN

     

                                                                                                                                     

Cải Thiện Điều Kiện Lao Động Cho Công Nhân Trong Ngành Xây Dựng

Theo ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch CĐ Xây dựng VN – để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong ngành xây dựng, cần phải cải thiện được một cách căn bản điều kiện làm việc cho công nhân.

Giải pháp nào để cải thiện điều kiện làm việc?

Theo ông Hà Văn Hảo – Vụ TCCB, Bộ Xây dựng – cải thiện điều kiện lao động phải được hiểu là sự tác động của người quản lý và NLĐ để làm cho môi trường LĐ tốt hơn, năng suất và chất lượng LĐ cao hơn. Đối với ngành xây dựng, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính lâu dài. Ông Hảo cho rằng, quan trọng nhất với các DN xây dựng là phải đảm bảo sử dụng giàn giáo thi công, làm việc trên cao một cách an toàn. DN phải không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị thi công; công tác ATVSLĐ được chú trọng và tăng cường hơn, nhằm hạn chế TNLĐ và phát sinh BNN tại các công trình XD, nhà máy, phân xưởng SX…

Trên thực tế, môi trường và điều kiện làm việc của LĐ ngành XD vẫn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, tác động trực tiếp đến sức khỏe CN. Đề cập vấn đề này, ông Phạm Đức Hinh -Trưởng phòng ATLĐ Vụ Quản lý hoạt động XD (Bộ Xây dựng) – cho rằng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải thường xuyên đánh giá điều kiện làm việc của NLĐ, đặc biệt là phải phát hiện, xếp hạng thứ tự ưu tiên giải quyết, đề ra biện pháp kịp thời, xử lý các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe NLĐ.Cải thiện điều kiện làm việc phải đem lại kết quả hạn chế đến mức thấp nhất về chấn thương, TNLĐ và BNN của người CN. Cơ quan quản lý nhà nước cần thông tin tuyên truyền sâu rộng về cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giúp DN xây dựng mô hình tuyên truyền tại chỗ để nâng cao nhận thức của NLĐ và người sử dụng LĐ. Việc rà soát, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về VSLĐ trong XD và từng bước đào tạo và xây dựng đội ngũ CB kỹ thuật, CN xây dựng hoạt động XD có tính chuyên nghiệp cao… cũng là bài toán đặt ra. Còn phía chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ tại đơn vị, công trường XD cũng như các quy định về kỹ thuật, để đề ra các biện pháp ATVSLĐ hợp lý.

Trách nhiệm của CĐ

Những năm qua, CĐ Xây dựng VN đã cùng Bộ Xây dựng, Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH tăng cường kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ-PCCN tại công trường, nhà máy tập trung đông CNLĐ và các công trình XD trọng điểm, công trình có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ. Năm 2011, đã kiểm tra 52 DN và 9 tháng đầu năm 2012 kiểm tra 16 DN. Mới đây, Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi được QH thông qua và có hiệu lực từ 1.5.2013. Trong bộ luật có hẳn chương IX về ATLĐ, VSLĐ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý mới để tổ chức CĐ thực hiện quyền được “Yêu cầu người sử dụng LĐ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện LĐ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ” (khoản 1, Điều 16-BLLĐ) sửa đổi.

Tại cơ sở, CĐ cũng rất tích cực cùng chuyên môn thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Ông Đào Minh Chương – Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT CĐ TCty Sông Đà – cho biết một số kinh nghiệm cải thiện điều kiện làm việc trong thi công đào hầm dẫn nước các công trình thủy điện. Điểm quan trọng đầu tiên được lãnh đạo TCty và CĐ TCty xác định rõ là cải thiện an toàn vệ sinh LĐ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Tại các đơn vị thi công, CĐ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng, chống chấn thương, BNN phát sinh. Còn với TCty Viglacera, trong SX vật liệu XD thì yếu tố bụi, tiếng ồn, nhiệt độ… rất cao. Để khắc phục được tình trạng này, theo ông Nguyễn Quý Tuấn -Chủ tịch CĐ TCty – đơn vị đã áp dụng các giải pháp đồng bộ như giảm thiểu bụi, giảm thiểu tiếng ồn và chống rung, cải thiện vi khí hậu trong SX… Các giải pháp đi kèm là khám sức khỏe định kỳ và BNN cho NLĐ, thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Các đơn vị khác như CĐ TCty Cơ khí XD, CĐ Xây dựng HN, CĐ Cty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị (Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD)… đều có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN cho công nhân.

Cải Thiện Môi Trường, Điều Kiện Làm Việc Để Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững

Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn gắn với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Công đoàn Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong đơn vị, góp phần cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự gắn kết, xây dựng nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Công nhân tại phân xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng luôn được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, hằng năm Hội đồng ATVSLĐ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty các nội dung phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và tài sản của doanh nghiệp. Công ty đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về: Cấp phát, sử dụng, bảo quản các trang bị bảo hộ lao động; nội quy an toàn thiết bị, quy định bảo đảm an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy; phân cấp quản lý trong công tác ATVSLĐ. Thành lập, kiện toàn Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn từ cấp Công ty đến phân xưởng và tổ chức họp phân công nhiệm vụ các thành viên.

Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng Nguyễn Văn Thảo cho biết: Tổ chức Công đoàn đã có nhiều hình thức đẩy mạnh tuyên truyền giúp người lao động nắm được các nguy cơ mất ATVSLĐ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và áp dụng tại nơi làm việc, tránh được các tai nạn xảy ra, lồng ghép với việc truyền tải các thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện công tác an toàn của Công ty. Tại 6 phân xưởng sản xuất, 100% người lao động đăng ký bảo đảm an toàn lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên gồm 65 người hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn với nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn, giám sát việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ của các thành viên trong tổ, đội sản xuất; đặc biệt là quy trình vận hành, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Quá trình sản xuất, Công ty thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và triển khai thực hiện từ các phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị được kiểm định, thí nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng các cấp theo đúng định kỳ, bảo đảm kỹ thuật và chất lượng. Trong công tác kỹ thuật khai thác, kỹ thuật tuyển khoáng thực hiện đúng thiết kế và định mức kinh tế kỹ thuật. Tại nơi sản xuất, biển báo, nội quy, dụng cụ an toàn, phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ, bố trí đúng quy định. 8 tháng năm 2018, giá trị thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ đạt trên 1 tỷ 060 triệu đồng. Người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc theo đúng ngành nghề quy định với tổng giá trị thực hiện trên 1 tỷ 169 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch năm.

Từ đầu năm đến nay, Công ty tổ chức huấn luyện an toàn cho 244 lượt người, trong đó huấn luyện cho 123 lượt người thuộc đối tượng là lao động mới tuyển dụng, lao động mới chuyển đổi công việc, công nhân đơn vị nhà thầu tham gia bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty; 121 lượt người được huấn luyện về kỹ năng nhận diện và đánh giá rủi ro nơi làm việc. Công ty không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố lớn thiết bị gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.

Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018, Công ty đã tổ chức lễ phát động, Ban Giám đốc Công ty ký cam kết bảo đảm các điều kiện làm việc ATVSLĐ tại nơi làm việc và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho 65 an toàn vệ sinh viên. Ông Nông Thế Doãn, Trưởng Phòng An toàn môi trường, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng chia sẻ: Mỗi tháng, Phòng phối hợp với Phòng Kỹ thuật cơ điện chủ trì phối hợp với các phòng, ban, Công đoàn kiểm tra chấm điểm ATVSLĐ và môi trường tại các phân xưởng sản xuất, làm cơ sở đánh giá thi đua hằng tháng của các đơn vị.

Hiện nay, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn về kiến thức, kỹ năng phát hiện, kiểm soát phòng tránh rủi ro cho cán bộ cấp công trường, phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Lồng ghép việc sát hạch các kiến thức đã được trang bị khi tiến hành kiểm tra an toàn định kỳ hằng tháng. Thực hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã phê duyệt bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật an toàn tại các hồ chứa, kè đập, bãi thải để khắc phục những tồn tại… bảo đảm ATVSLĐ tại Công ty.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quan Tâm Cải Thiện Điều Kiện Làm Việc Cho Người Lao Động trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!