Đề Xuất 3/2023 # Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Y Tế # Top 4 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Y Tế # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Y Tế mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

GIỚI THIỆU CHUNG

Các hệ sinh thái về mặt bản chất là bền vững vì chúng có khả năng phân huỷ và tái tạo các chất dinh dưỡng bằng cách tái sử dụng các yếu tố trong hệ. Từ xa xưa, những người nguyên thuỷ và những nền văn minh cổ xưa không phải đối đầu với những vấn đề về chất thải rắn bởi vì chất thải chủ yếu trong những thời kỳ này là những chất thải có nguồn gốc hữu cơ, dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật. Hơn nữa, do dân số thế giới trong thời gian này còn ít nên lượng chất thải tạo ra cũng không lớn. Vấn đề chất thải rắn ngày càng trở nên phức tạp hơn khi dân số thế giới ngày càng tăng, kèm theo đó là chất thải ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chủng loại: chất thải hoá học, chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải hạt nhân và các chất thải độc hại. Do vậy, các phương pháp kiểm soát và quản lý chất thải rắn có hiệu quả cần phải được áp dụng. 

ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN

Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại, dịch vụ đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng v.v. Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị; chất thải rắn do hoạt động công nghiệp được gọi là chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn do hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh được gọi là chất thải rắn y tế; chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất thải rắn nông nghiệp.

PHÂN LOẠI VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN 

Theo vị trí hình thành 

Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…

Theo thành phần hóa học và vật lý

Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ /vô cơ, cháy được/ không cháy được, kim loại / phi kim, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…

Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này mang bản chất dễ phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các thức ăn dư thừa từ gia đình còn có các thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ…

Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác.

Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.

Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. Các chất thải rắn khác từ đường phố có thành phần chủ yếu như lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…

Chất thải rắn công nghiệp

Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện.

Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.

Các phế thải trong quá trình công nghệ.

Bao bì đóng gói sản phẩm.

Chất thải xây dựng

Là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…chất thải xây dựng gồm:

Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.

Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.

Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.

Chất thải nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, chất thải của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.

Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại 

Bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng phụ, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…. có nguy cơ đe dọa tới sức khoẻ con người, động vật, cây cỏ v.v… Chất thải nguy hại là những chất mang ít nhất một trong 4 đặc tính nguy hại như sau: độc tính, dễ cháy, ăn mòn, tính phản ứng.

Độc tính: độc tính ở đây mang nghĩa là mức độc hại tiềm tàng đối với sức khoẻ con người. 

Dễ cháy: các hợp chất dễ cháy là các chất lỏng có điểm bốc cháy dưới 60oC hoặc các chất không phải dạng lỏng có khả năng gây cháy thông qua va chạm, hút ẩm, hoặc thay đổi hoá học tự nhiên. Các dung môi hữu cơ, dầu, chất dẻo và sơn là những hợp chất dễ cháy.

Ăn mòn: các chất thải ăn mòn là những chất có pH dưới 2 hoặc hơn 12,5; có thể phá huỷ các mô sống hoặc ăn mòn các chất thông qua các phản ứng hoá học. Những hợp chất ăn mòn này, chẳng hạn như các chất acid, kiềm, các chất tẩy rửa, chất thải của ắc quy là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người. 

Tính phản ứng: các chất thải phản ứng gồm các loại đạn dược cũ hoặc những chất thải hoá học nhất định có khả năng phản ứng mạnh với không khí hoặc với nước. Chúng có thể nổ và tạo ra các khí độc hại.  

Do tính nguy hiểm của chất thải rắn độc hại như trên, chúng ta phải có các biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển, và xử lý thích hợp, tránh không để lại tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. 

Chất thải không nguy hại

Chất thải không nguy hại là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ chất thải có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn là huỷ bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố…. 

CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Khái niệm

Hiện nay vẫn chưa có những định nghĩa rõ ràng về chất thải rắn đô thị. Như trên đã trình bày: chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị. Theo khái niệm Ngân hàng Thế giới (World Bank), chất thải rắn đô thị là loại chất thải rắn được phát sinh từ nhiều nguồn thải như: sinh hoạt, thương mại, công nghiệp, xây dựng, từ các hoạt động sản xuất, phá huỷ hoặc các hoạt động khác tại đô thị (WB,1999). Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn đô thị được coi là loại chất thải có nguồn phát sinh đa dạng nhất. 

Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT)

Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người/ngày đêm).

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 1999), những nước nghèo có tỷ lệ phần trăm dân đô thị thấp nhất và lượng phát sinh chất thải rắn đô thị cũng thấp nhất, khoảng từ 0,4 đến 0,9 kg/người/ngày đêm. Các nước có GNP/người thấp hơn 400 USD có lượng phát sinh chất thải rắn đô thị dưới 0,7 kg /người/ngày đêm. Do vậy, nên đối với các nước có tỷ lệ GNP/người ở mức trung bình  theo đánh giá của WB, tỷ lệ lượng phát sinh chất thải rắn đô thị giao động trong khoảng 0,5 đến 1,1 kg/người/ngày. Trong khi các nước giàu, có GNP/người cao, tỷ lệ này khoảng 1,1 đến 5,07 kg /người/ ngày.

Bảng 5.1 cho thấy sự khác nhau về lượng rác thải rắn ở một số nước, nó cho thấy các nước giàu chính là các nước phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng ô nhiễm hiện nay trên phương diện toàn cầu.

Bảng 5.1. Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước

Tên nước

GNP/người (1995 USD)

Dân số đô thị hiện nay (%tổng

sốt)

LPSCTRĐT hiện nay

(kg/người/ngày)

Nước thu nhập thấp

490

27,8

0,64

Nepal 

200

13,7

0,5

Băngladesh

240

18,3

0,49

Việt Nam

240

20,8

0,55

Ấn Độ

340

26,8

0,46

Trung Quốc

620

30,3

0,79

Nước thu nhập trung bình

1410

37,6

0,73

Indonesia

980

35,4

0,76

Philippines

1050

54,2

0,52

Thái Lan

2740

20

1,1

Malaysia

3890

53,7

0,81

Nước có thu nhập cao

30990

79,5

1,64

Hàn Quốc

9700

81,3

1,59

Hồng Kông

22990

95

5,07

Singapore

26730

100

1,10

Nhật Bản

39640

77,6

1,47

(Nguồn: World Bank, bảng 3, trang 7, 1999 )

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực.

Rác thải không được thu gom tại đầu cuối ở các cống thoát nước của đô thị có thể dẫn tới tắc các đường cống thoát nước, nguyên nhân gây lụt khi mưa lớn và ảnh hưởng vệ sinh môi trường. 

Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại chất thải. Phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián. Trên thực tế, phần lớn chất thải rắn ở nước ta đều có chứa phân người, giấy vệ sinh. Phân người là một phương tiện lan truyền bệnh nguy hiểm. Phân người lẫn trong rác thải chứa nhiều mầm bệnh và rất dễ phát tán ra ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của các công nhân vệ sinh, những người nhặt rác, bới rác và trẻ em chơi trên sân.  

Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai, lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại muỗi  véc-tơ quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. 

Nơi cư trú ưa thích của chuột là các đống rác và thức ăn thải bỏ. Chuột không những là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự khó chịu khác đối với con người.

Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau: trong quá trình đốt có thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn những vùng lân cận.

Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo tổng hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết những động vật ăn phải.

Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các bình chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất công nghiệp có thể dẫn đến những chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người tiếp xúc với rác thải.

Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào mặt nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm đất xung quanh.

Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hiểm đáng kể. Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức khoẻ của những người nhặt rác, bới rác hoặc xử lý rác.

Tác động lên môi trường đô thị:

Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, các loại động vật và cây cối xung quanh.

Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực.

Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canh tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái.

Tác động lên sức khoẻ con người:

Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau, động vật v.v… qua lưới và chuỗi thức ăn những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khoẻ con người.

Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn v.v… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải. 

Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của những người tham gia bới rác. 

Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mĩ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mĩ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho kho vực xung quanh.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: để quản lý chất thải rắn có hiệu quả, cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau:

Giảm thiểu nguồn phát sinh.

Tái sử dụng – tái chế.

Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn.

Chôn lấp hợp vệ sinh.

Giảm thiểu nguồn phát sinh

Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những chất tạo ra một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải. Thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất thải hơn. 

Tái sử dụng – tái chế

Để tái sử dụng – tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh, không để các chất thải độc hại lẫn với các chất thải không độc hại. Đối với các chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Đối với chất thải không độc hại, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Chẳng hạn, đối với các chai, lọ thuỷ tinh, các thùng, đồ chứa nhựa/ kim loại có thể sử dụng lại để dùng vào mục đích khác. Một số loại chất thải rắn khác có thể tái chế để sử dụng cho mục đích khác: tái chế nhựa, thuỷ tinh, kim loại v.v…

Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn

Sử dụng lò đốt rác ở các khu đô thị là một biện pháp xử lý chất thải rắn. Nhiệt độ trong lò rất cao (khoảng trên 1000-1200oC) để phòng ngừa ô nhiễm không khí. Nhược điểm của biện pháp này là chi phí xây dựng các lò đốt này rất cao và bắt buộc phải có bộ phận xử lý tro. Việc đốt cháy chất thải rắn có thể tạo ra điện, nhiệt, hơi nóng v.v… để cung cấp cho ngành công nghiệp, khu dân cư, sưởi ấm các khu nhà cao tầng v.v… Việc thu hồi năng lượng này có thể giúp giảm bớt chi phí cho các lò đốt hoạt động. Công nghệ này gọi là thu hồi năng lượng hoặc từ chất thải  tới năng lượng.

Chôn lấp vệ sinh

Xử lý chất thải rắn tại Việt Nam (về chôn lấp rác).

THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở Việt Nam có hai phương hướng thu gom chính.

Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác mang đến điểm xử lý. Hiện nay tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng để thu gom rác theo giờ quy định.

Thu gom rác từ các khu tập thể: mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi.

Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty vệ sinh  môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm.

Phân bùn từ các bể phốt định kỳ có các xe hút phân đến hút chở ra ngoại thành.

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM

Cho mãi tới tận gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn, đốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho động vật.

Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm đất và nước. Người ta không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một số loại véc-tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt rét, tả v.v… Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng các bãi rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi lựa chọn.  ở Việt Nam, có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng chủ yếu là đổ vào bãi rác, chôn lấp rác, ủ rác và đốt rác.

Bãi rác

Đổ rác vào bãi không có xử lý là một biện pháp hiện tại còn phổ biến ở Việt Nam. Những đô thị có một hoặc nhiều khu đất được dùng để đổ rác. Rác được đổ chất đống gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và là nơi cư trú của các vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi chuột, gián. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng rất nguy hiểm về mặt sức khoẻ.

Chôn lấp rác

Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta chọn các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi rác được ngăn cách với đất và nước ngầm bằng những lớp chất dẻo không thấm nước. Rác được đổ vào các ô chia sẵn. Khi các ô rác này đầy thì được lấp lại bằng đất và dùng xe lu nén chặt lại sau đó đổ tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất (khoảng 60cm) và trồng cây lên trên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và được xử lý trước khi cho vào sông, hồ. Đây là phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh nhưng tốn kém. Thành phố Hà Nội hiện đã xây dựng bãi chôn lấp rác tại Sóc Sơn với thời gian sử dụng  30 năm.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting)

Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho nông nghiệp người ta xây dựng các xí nghiệp xử lý rác thải thành phân trộn compôt. Hiện tại, ở Việt Nam có hai nhà máy rác ở Cầu Diễn (Hà Nội) và Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh). Sau một quá trình ủ, lên men, chất thải hữu cơ trở nên vô hại và là nguồn phân bón tốt. Tuy vậy, công suất các nhà máy này còn rất nhỏ, không đáp ứng nổi nhu cầu xử lý chất thải của các thành phố lớn. Về mặt vệ sinh, phương pháp composting có thể đảm bảo nhiệt độ lên tới 60ºC – 65ºC, do đó tiêu diệt được hầu hết mầm bệnh và trứng  giun sán.

Đốt rác

Phương thức đốt có thể  giảm thể tích xuống tới 75%, do đó tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây bệnh. Nhiệt lượng đốt rác có thể được tái sử dụng để đun nước nóng cho các nhà tắm công cộng.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao và có nguy cơ ô nhiễm không khí.

Thu hồi và tái sử dụng

Trong chất thải rắn thành phố vẫn còn chứa nhiều vật liệu có thể thu hồi và tái sử dụng. ở Việt Nam vấn đề này chưa được chú trọng lắm vì hiện tại chúng ta có một số lượng người đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy vậy, việc quản lý sức khoẻ của những người bới rác lại là một mối quan tâm lớn.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế lên sức khỏe 

Những nguy cơ của chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao. Chất thải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người.

Các kiểu nguy cơ

Việc tiếp xúc với các chất thải rắn y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Bản chất mối nguy cơ của chất thải rắn y tế có thể được tạo ra do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản sau đây:

Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm.

Là chất độc hại có trong rác thải y tế.

Các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm.

Các chất thải phóng xạ.

Các vật sắc nhọn.

Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ

Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.

Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.

Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.

Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như: giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân.

Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác.

Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn

Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:

Qua da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da).

Qua các niêm mạc (màng nhầy).

Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).

Qua đường tiêu hoá.

Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt kê trong bảng 5.2 qua đường truyền là các dịch thể như máu, dịch não tuỷ, chất nôn, nước mắt, tuyến nhờn.

Một mối nguy cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng đồng qua con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh.

Do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế tại các cơ sở y tế, một số vi khuẩn đã có tính đề kháng cao đối với các loại thuốc kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn. Điều này đã được minh chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi khuẩn E. coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho loại vi sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác, nước.

Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) trong rác thải y tế thực sự là những mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ. Những vật sắc nhọn trong rác thải y tế được coi là một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa có khả năng gây tổn thương lại vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. 

Bảng 5.2. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại vi sinh vật gây bệnh và phương tiện lây truyền

Loại nhiễm khuẩn

Vi sinh vật gây bệnh

Phương tiện lây truyền

Nhiễm khuẩn tiêu hoá

Nhóm Enterobacteria: Salmonella, Shigella spp.; Vibrio cholerae; các loại giun, sán

Phân và /hoặc chất nôn

Nhiễm khuẩn hô hấp

Vi khuẩn lao, virus sởi,         

Streptococcus pneumoniae, bạch hầu, ho gà.

Các loại dịch tiết, đờm

Nhiễm khuẩn mắt

Virus Herpes

Dịch tiết của mắt

Nhiễm khuẩn sinh dục

Neisseria       gonorrhoeae,             virus herpes

Dịch tiết sinh dục

Nhiễm khuẩn da

Streptococcus spp.

Mủ

Bệnh than

Bacillus anthracis

Chất tiết của da (mồ hôi, chất nhờn)

Viêm màng não mủ do não mô cầu

Não mô cầu (Neisseria meningitidis)  

Dịch não tuỷ

AIDS

HIV

Máu, chất tiết sinh dục

Sốt xuất huyết

Các virus: Junin, Lassa, Ebola, Marburg 

Tất cả các sản phẩm

máu và dịch tiết

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu

Staphylococcus spp. 

Máu

Nhiễm khuẩn huyết (do các loại vi khuẩn khác nhau)

Nhóm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp. 

Staphylococcus aereus);

Enterobacter; Enterococcus;

Klebssiella; Streptococcus spp.

Máu

Nấm Candida

Candida albican

Máu

Viêm gan A

Virus viêm gan A

Phân

Viêm gan B, C

Virus viêm gan B, C

Máu, dịch thể

Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm

Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ). Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.

Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao.

Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túi rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần và tiếp xúc với chúng. Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc ăn phải thức ăn đã bị nhiễm độc. Các mối nguy cơ khác có thể là các vụ hỏa hoạn hoặc ô nhiễm do việc xử lý chất thải không đúng cách, chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc  chôn lấp.

Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước này. Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.

Những nguy cơ từ  chất thải gây độc gen (genotoxic)

Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hoá trị liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp; hấp thụ qua da; qua đường tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hoá chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đường tiêu hoá là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang được điều trị bằng hoá trị liệu.

Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như quá trình tổng hợp ADN hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm alkyl hoá, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên phát đã bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức hoá trị liệu.

Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt (bảng 5.3). Chúng cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.

Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải genotoxic, việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả sinh thái thảm khốc.   

Bảng 5.3. Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da

Nhóm alkyl hoá:

Các thuốc gây rộp da (*)

Aclarubicin, chlormethin, cisplatin, mitomycin

Các thuốc gây kích thích

Carmustin, cyclophosphamid, dacarbazin,    ifosphamid, melphalan, streptozocin, thiotepa

Nhóm thuốc xen kẽ

Các thuốc gây rộp da

Asacrin, dactinomycin, daunorubicin, doxorubicin, epirubicin, pirarubicin, zorubicin

Các thuốc gây kích thích

Mitoxantron

Các alkaloid thuộc nhóm vinca và các dẫn xuất

Các thuốc gây rộp da

Vinblastin, vincristin, vindesin, vinorelbin Epipodophyllotoxins.

Các thuốc gây kích thích     

Teniposid

(*)Tạo thành các mụn nước

Những nguy cơ từ các chất thải phóng xạ

Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và nôn nhiều bất thường. Bởi chất thải phóng xạ cũng như loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như các nguồn phóng xạ của các phương tiện chẩn đoán (máy X quang, máy chụp cắt lớp) có thể gây ra một loạt các tổn thương (chẳng hạn như phá huỷ các mô, từ đó đòi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể)

Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc  nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác phải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Tính nhậy cảm xã hội

Ngoài việc lo ngại đối với những mối nguy cơ tác động lên sức khoẻ, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về giải phẫu, các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ như tứ chi, rau thai bào nhi. 

Đối với một số nền văn hoá, đặc biệt là ở châu á, những niềm tin tôn giáo và đời sống tâm linh đòi hỏi các phần của cơ thể phải được trả lại cho gia đình người bệnh trong những chiếc quan tài nhỏ và được mai táng trong nghĩa địa. 

Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng 

Ảnh hưởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn

Đối với những bệnh nguy hiểm do virus gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, các nhân viên y tế, đặc biệt là các y tá là những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất, do họ phải thường xuyên tiếp xúc với những vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây nên. Các nhân viên bệnh viện khác và những người vận hành quản lý chất thải xung quanh bệnh viện cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn, những người bới rác tại các bãi đổ rác (mặc dù những mối nguy cơ này không có tài liệu đáng tin cậy để chứng minh). Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh nhân và cộng đồng thấp hơn nhiều.

Các trường hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế gây ra đã được chứng minh bởi những tài liệu đáng tin cậy. Tuy vậy, nhìn chung, rất khó đánh giá trực tiếp ảnh hưởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nước đang  phát triển. 

Tỷ lệ các tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan đăng ký các độc chất và Bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm trước khi vứt bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa đó không kín hoặc được làm bằng những loại vật liệu dễ bị rách, thủng.   

Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy, số nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Mỹ do tiếp xúc với chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321 ca so với tổng số 300.000 trường hợp do tất cả các nguyên nhân mỗi năm.

Như đã trình bày ở trên, y tá và những nhân viên bệnh viện là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này vào khoảng 10 – 20 phần nghìn. Các nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất thải là những đối tượng có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất trong số các nhân viên làm tại các cơ sở y tế, tỷ lệ hàng năm ở Mỹ là 180 phần nghìn. Cho đến thời điểm hiện nay thì ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phản ảnh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế.

Ảnh hưởng của chất thải hoá chất và dược phẩm

Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen

Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại 

Phân loại chất thải rắn y tế theo nguồn phát sinh

Định nghĩa: chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải dạng rắn phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.

Việc phân loại và xác định chất thải y tế có thể được tóm tắt như sau:

Chất thải lâm sàng bao gồm các nhóm A (chất nhiễm khuẩn: vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch dẫn lưu), nhóm B (các vật sắc nhọn), nhóm C (chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm), nhóm D (chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, thuốc gây độc tế bào) và nhóm E (các mô và cơ quan người, động vật).

Chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn…

Chất thải hoá học bao gồm các chất không gây nguy hại và nguy hại như formaldehyd, hoá chất quang học, các dung môi, hoá chất dùng để tiệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn.

Các bình chứa khí có áp suất.

Chất thải sinh hoạt như giấy loại, vật liệu đóng gói, thức ăn dư thừa và chất thải ngoại cảnh.

Khối lượng chất thải phát sinh

Khối lượng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như:

Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh.

Loại, quy mô bệnh viện.

Lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh; tỷ lệ bệnh nhân nội và ngoại trú.

Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.

Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc.

Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân.

Tham khảo tài liệu nước ngoài cho thấy khối lượng chất thải hàng năm thay đổi theo mức thu nhập (các bảng 5.4, 5.5 và 5.6).

Bảng 5.4. Lượng chất thải theo đầu người

Nguồn thải

Mức độ thải

Nước có thu nhập cao

Chất thải bệnh viện nói chung

1,2 – 12 kg/người

Chất thải y tế nguy hại

0,4 – 5,5 kg/người

Nước có thu nhập trung bình

Chất thải bệnh viện nói chung

0,8 – 6kg/ người

Chất thải y tế nguy hại

0,3- 0,4kg/người

Nước có thu nhập thấp

Chất thải bệnh viện nói chung

0, 5- 3kg/người

Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện

Bệnh viện đại học y dược

4 1- 8,7kg/giường/ngày

Bệnh viện đa khoa

2,1- 4,2kg/giường/ngày

Bệnh viện huyện

0,5 – 1,8kg/giường/ngày

Trung tâm y tế

0,05-0,2kg/giường/ngày

Trong mỗi bệnh viện, khối lượng chất thải bệnh viện phát sinh khác nhau từ các khoa, phòng

Điều dưỡng y tế        

1,5 kg/giường/ngày

Khoa điều trị

1,5 – 3 kg/giường/ngày

Khoa hồi sức cấp cứu

3 – 5kg /giường/ngày

Bệnh phẩm

0,2kg/giường/ngày

Bảng 5.5. Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới

Tuyến bệnh viện

Tổng lượng chất thải y tế

(kg/giường bệnh/ngày)

Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện trung ương

4,1 – 8,7

0,4  -1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1 – 4,2

0,2 – 1,1

Bệnh viện huyện

0,5 – 1,8

0,1 – 0,4

Bảng 5.6. Lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam

Tuyến bệnh viện

Tổng lượng chất thải y tế

(kg/giường bệnh/ngày)

Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện trung ương

0,97

0,16

Bệnh viện tỉnh

0,88

0,14

Bệnh viện huyện

0,73

0,11

Chung

0,86

0,14

Hiện nay (số liệu năm 1999), toàn bộ các cơ sở do ngành y tế quản lý từ bệnh viện, viện nghiên cứu, khu điều dưỡng, nhà hộ sinh, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, khu điều trị phong đến trạm y tế xã là 12.772 cơ sở với số giường để điều trị, an dưỡng trong 1 năm là 174.077 giường. Trong đó có trên 830 bệnh viện và viện có giường (29 bệnh viện trung ương, 198 bệnh viện tỉnh, 551 bệnh viện huyện và 58 bệnh viện ngành) với tổng số 104.065 giường bệnh. Tổng số lần khám bệnh trong một năm là 127.824.420 ca, số người điều trị nội trú là 5.331.241, số ngoại trú là 4.958.430, số ca phẫu thuật là 1.008.966. Tổng số ngày nằm viện trong một năm (1999) là 43.782.221.  Đấy là chưa kể tới các bệnh viện của quân đội, công an, các bệnh viện liên doanh, phòng khám tư nhân. Tổng khối lượng chất thải rắn từ các bệnh viện đó khoảng 240 tấn mỗi ngày, trong đó từ 12% đến 25 % là chất thải y tế nguy hại cần phải xử lý đặc biệt. Riêng thành phố Hà Nội mỗi ngày có trên 12 tấn chất thải rắn bệnh viện cần xử lý. Lượng chất thải rắn bệnh viện ngày càng tăng dần do sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Thành phần chất thải rắn bệnh viện

Ngoài bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện của chúng ta hiện nay luôn có một số lượng người nhà đến thăm, trông nom và phục vụ bệnh nhân tương đương hoặc nhiều hơn số lượng bệnh nhân nằm viện. Chính hiện trạng này làm cho hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện hoạt động tới mức quá tải và nhiều khi chính các đối tượng này góp phần làm phát tán rác thải nguy hiểm ra môi trường xung quanh.

Theo một số kết quả điều tra năm 1998 – 1999 của các đơn vị nghiên cứu, đặc biệt là của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO, thành phần một số rác thải bệnh viện ở Việt Nam được thống kê trong bảng 5.7.

Bảng 5.7. Thành phần rác thải bệnh viện ở Việt Nam

Thành phần rác thải bệnh viện

Tỷ lệ %

Giấy các loại

3

Kim loại, vỏ hộp

0,7

Thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa

3,2

Bông băng, bột bó gãy xương

8,8

Chai, túi nhựa các loại

10,1

Bệnh phẩm

0,6

Rác hữu cơ

52,57

Đất đá và các vật rắn khác

21,03

Tuy vậy, đấy chỉ là tình hình chung, còn thành phần chất thải rắn cụ thể của từng bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cụ thể như: cấp bệnh viện trung ương hay địa phương, mức thu nhập của khu vực, thói quen tập quán, chế độ thăm viếng bệnh nhân, loại chuyên khoa v.v.

Hiện trạng chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các bệnh viện trên toàn quốc 

Nhận định chung

Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng nằm trong giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên đều không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình và ngày nay vấn đề này đã trở nên bức xúc, gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung quanh bệnh viện, gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ quan báo chí, truyền hình đã phản ánh dưới dạng các phóng sự điều tra. 

Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để loại rác độc hại này thiếu nghiêm trọng. Việc thu gom và vận chuyển rác phế thải bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công và chuyển rác ra các bể rác, thùng chứa rác hở, với thời gian lưu trữ chờ chuyển đi từ 1 đến 7 ngày. Thời gian này đủ để quá trình phân huỷ chất thải diễn ra và gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Thêm nữa, với sự tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới rác làm tăng khả năng lây nhiễm, gây mất vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường sống xung quanh.  

Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất kém do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được chú trọng đúng mức. Hiện tượng dân vào bới rác tại các hố rác của bệnh viện để thu nhặt ống nhựa, kim tiêm, găng tay phẫu thuật thậm chí do nhân viên y tế đưa rác ra ngoài để tái chế, sử dụng lại diễn ra ở một số nơi đã được các cơ quan báo chí, truyền hình phản ánh chính là do thiếu quản lý chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý rác triệt để. 

Số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn nên đây là vấn đề không chỉ của riêng các bệnh viện, vốn thuộc diện các cơ quan hoạt động công ích, rất nghèo về vốn và quá tải vì các công việc hàng ngày nên sự quan tâm của xã hội và chính phủ hết sức quan trọng.

Nhà nước đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, chuyên môn để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ, giảm thiểu độc hại trong khả năng hiện có và bệnh nhân cũng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường bệnh viện.

Chất thải tại các bệnh viện thuộc các thành phố thường được ký hợp đồng thu gom với các công ty môi trường đô thị hoặc được xử lý bằng các biện pháp đốt bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc ngâm formaldehyd rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang hoặc trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều phế thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác sinh hoạt của thành phố mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.

Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc.

Ngày 27/8/1999, Bộ  trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế và trong thời gian qua Bộ Y tế đã tiến hành nhiều đợt tập huấn, kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế này. Ngoài ra, nhiều chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đang

được  triển khai.  

Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện

Phân loại  chất thải bệnh viện

Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo. Việc phân loại chưa theo chuẩn mực như: chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải trước khi ban hành Quy chế quản lý chất thải chưa thống nhất. Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi  chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Trong số bệnh viện đã tách riêng vật sắc nhọn, một số bệnh viện (11,4%) chưa thu gom vật sắc nhọn vào các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, còn lại đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng vào các vật tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước khoáng.v.v..

Thu gom chất thải bệnh viện

Theo quy định, các chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.

Lưu trữ chất thải  bệnh viện

Hầu hết các điểm tập trung rác nằm trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn quy định.

Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế

Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế

Thiêu đốt chất thải rắn y tế:

Trong những năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn chưa hạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình về sau và cũng không theo một thiết kế mẫu nào cả. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công, không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện lớn có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng (kể như Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội). Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch, chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, khói bụi, mùi khó chịu bay ra khu dân cư. Hiện tại, chúng ta đã có một số lò thiêu đốt chất thải rắn y tế tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý thu gom năng động. Còn tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đã hoạt động tốt, tuy vậy công suất của lò đốt này cũng chỉ giải quyết được 4 tấn /ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn /ngày. Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của Công ty áo Wamed Engineering đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thụy Sĩ có công nghệ hiện đại với  nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên, do số lượng chất thải nguy hại của Viện Lao và Bệnh phổi ít (vì để tiết kiệm kinh phí phần rác sinh hoạt của Viện vẫn được xử lý theo hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị) nên công suất thiêu đốt của lò chưa phát huy được tối đa gây lãng phí nhiên liệu và phương tiện. Một phương án khắc phục là thu gom chất thải rắn nguy hại của các bệnh viện lân cận như Bệnh viện 354, Bệnh viện Giao thông, Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em để đốt chung như một lò đốt của cụm bệnh viện. Vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng và kinh phí sẽ được chia sẻ như thế nào.

Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị trí đặt lò đốt gần khu dân cư và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi bốc lên bị người dân phản đối (Bệnh viện Bạch Mai) hoặc hỏng chưa có phụ tùng thay thế (Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An). Đã có một số bệnh viện lắp đặt và vận hành lò đốt trong nước sản xuất như  Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng (lò đốt do Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt), Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Nghệ An (Viện Khoa học vật liệu). Đa số các bệnh viện thiêu đốt trong lò đốt thủ công, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã viện trợ cho Bộ Y tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nước ngoài để trang bị cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh. Vừa qua Chính phủ cũng đã phê duyệt dự án của Bộ Y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay của Chính phủ áo. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt hiện đang hoạt động tạị các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường quan tâm là công nghệ xử lý dioxin tạo ra trong quá trình đốt được xử lý như thế nào.

Chôn lấp chất thải rắn y tế:

Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều chỗ lớp đất phủ trên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.

Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn.

Vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và cộng đồng.

Hiện tại còn một số bệnh viện chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt và được thải ra bãi rác của thành phố. Chất thải không có xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu huỷ. Trẻ em có thể đào bới các hố chôn rác để lấy các thứ trong đó làm đồ chơi.

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993

Điều 26:

Điều 29, Khoản 3:

Nghiêm cấm thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước.

Nghị định số 175 – CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ Môi trường

Điều 27:

Mục 1: Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng v..v… có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất thải trên phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/06/1996.

Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về  những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

Nghị định số 50/1998/NĐ -CP ngày 16/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết về việc Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ.

Quyết định số 155/1999/QĐ -TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

Các văn bản liên bộ

Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/07/1997 của Bộ KHCN & MT và Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của Liên Bộ Khoa học – Công nghệ & Môi trường và Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế, trong đó có hướng dẫn xử lý chất thải phóng xạ trong các cơ sở y tế.

Các văn bản của Bộ Y tế

Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước ban hành, qua nghiên cứu thực tế, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản về quản lý chất thải y tế:

Quy chế bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997 có Quy chế công tác xử lý chất thải.

Quy chế quản lý chất thải y tế: ngày 27/08/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 2575/1999/QĐ -BYT ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế làm cơ sở để các cơ sở y tế thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế.

Những tồn tại, khó khăn trong việc xử lý chất thải rắn y tế 

Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề về môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta. Hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả đang gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí vào khoảng 1,16 tỷ đồng chưa kể chi phí cho sử dụng đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì. Vốn đầu tư cần được huy động từ các nguồn ngân sách Nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn giúp đỡ của các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, các bệnh viện có lò đốt nhưng kinh phí mua năng lượng để vận hành, để xử lý tro, để trả lương cho nhân công còn chưa được quy định sẽ lấy từ đâu. Các bệnh viện không thể tự tiện nâng giá khám chữa bệnh để bù vào chi phí xử lý chất thải của mình. Vì vậy, có bệnh viện đã được trang bị lò nhưng vẫn không vận hành vì không có kinh phí.

Nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong cán bộ y tế, nhân viên trực tiếp làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Một số lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý chất thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, đôi khi dư luận qua báo chí còn làm nhân dân hoang mang, gây tâm lý quá lo sợ đối với chất thải bệnh viện và từ đó gây sức ép không đáng có lên các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi. Mặc dù đã có Luật Bảo vệ Môi trường, Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Quy chế chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thấm sâu vào đời sống. Việc thực hiện tốt Quy chế quản lý chất thải y tế mới chỉ có ở một số ít bệnh viện. Nhiều nơi chính quyền vẫn chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện Quy chế này.

Các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý chất thải. Nhiều nơi bệnh viện đã phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt nhưng công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển chất thải y tế. Chúng ta chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành trong từng công đoạn quản lý chất thải y tế.

Hướng dẫn xử lý chất thải rắn y tế của Bộ Y tế 

Thiêu đốt chất thải rắn y tế

Mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại áp dụng cho các thành phố lớn

Xây dựng và vận hành lò đốt khu vực để đốt chất thải y tế nguy hại tập trung cho toàn thành phố:

Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải cho cụm bệnh viện:

Lò đốt chất thải cho cụm bệnh viện có thể đặt tại bệnh viện có khuôn viên thích hợp hoặc đặt tại một khu đất riêng theo quy hoạch của thành phố, có đường giao thông thuận tiện để các cơ sở y tế lân cận chuyên chở chất thải y tế nguy hại đến thiêu đốt. Tại bệnh viện đặt lò đốt cho cụm bệnh viện, nơi lưu giữ chất thải y tế phải được thiết kế đủ để lưu giữ chất thải cho các bệnh viện trong cụm.

Sử dụng cơ sở tiêu huỷ chất thải nguy hại công nghiệp nếu có trong địa bàn.

Mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế cho các thị xã

Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế theo cụm bệnh viện.

Một số thành phố có bệnh viện chuyên khoa phát sinh nhiều chất thải có độ lây nhiễm cao như bệnh viện lao, bệnh viện truyền nhiễm… có thể đặt lò đốt có công suất nhỏ tại khuôn viên bệnh viện để hạn chế vận chuyển các chất thải có độ lây nhiễm cao ra ngoài bệnh viện.

Lò đốt trong khu đất bệnh viện không được đặt gần khu dân cư, ống khói của lò đốt phải cao  hơn khu nhà cao tầng lân cận, vị trí của lò đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo trong năm.

Mô hình xử lý chất thải rắn y tế đối với các trung tâm y tế huyện

Với những trung tâm y tế huyện gần cơ sở thiêu đốt chất thải y tế khu vực hay cụm bệnh viện thì hợp đồng với các cơ sở này để thiêu đốt chất thải y tế 

Với những trung tâm y tế huyện xa cơ sở thiêu đốt chất thải thì có thể áp dụng thiêu đốt chất thải nguy hại bằng lò đốt công suất nhỏ. Tro và các thành phần còn lại sau khi đốt sẽ được chôn lấp hoặc tiêu huỷ cùng chất thải sinh hoạt.

Đối với phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã

Có thể áp dụng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt thủ công hoặc thiêu đốt ngoài trời. Khí thải của lò đốt phải đạt tiêu chuẩn khí thải lò đốt Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các bệnh viện, các cơ sở y tế nhỏ có lượng chất thải rắn y tế không nhiều mà áp dụng lò đốt thủ công thì khó có thể đạt được tiêu chuẩn này.

Chôn lấp chất thải

Quy định về chôn lấp chất thải trong quy chế quản lý chất thải y tế

Chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện để thiêu đốt chất thải y tế nguy hại

Không chôn lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.

Chỉ được phép chôn chất thải y tế nguy hại tại các khu vực đã được quy định.

Bãi chôn lấp chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý về môi trường hướng dẫn và thẩm định.

Yêu cầu đối với chôn lấp chất thải y tế

Không áp dụng phương pháp này đối với chất thải y tế nguy hại chưa qua xử lý ban đầu.

Các yêu cầu tối thiểu đối với địa điểm quản lý bãi chôn lấp chất thải như sau:

Không đổ chất thải thành đống ngoài trời.

Nhân viên có kiến thức nhất định về quản lý chất thải độc hại.

Thiết kế nơi chôn lấp chất thải tránh để các vật thể lỏng từ bãi thải rò rỉ ra    ngoài môi trường.

Chôn lấp nhanh chất thải y tế tránh để người và động vật tiếp xúc.

Chôn lấp chất thải tại bãi chôn lấp chất thải của thành phố

Trong trường hợp chất thải y tế nguy hại không có điều kiện để xử lý hay tiêu huỷ bằng các phương pháp khác thì tại bãi chôn lấp chất thải của thành phố phải dành một nơi được thiết kế riêng dành cho chất thải y tế nguy hại. Khu vực này hạn chế việc tiếp cận của người và động vật, việc chôn lấp chất thải phải được tiến hành nhanh chóng, đồng thời phải đầu tư các phương pháp xử lý chất thải thích hợp hơn.

Chôn lấp chất thải trong khuôn viên bệnh viện

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các bệnh viện vùng sâu, vùng xa và cũng chỉ là phương pháp tạm thời được áp dụng theo những nguyên tắc sau:

Việc tiếp cận tới những vị trí này phải được kiểm soát chặt chẽ.

Nơi chôn lấp được lót bằng vật liệu chống thấm.

Chỉ chôn chất thải y tế nguy hại.

Phủ đất lên trên mỗi lượt chất thải.

Tránh làm ô nhiễm mạch nước ngầm.

Phương pháp chôn lấp chất thải sau khi đã đóng gói

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho chất thải vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đầy đến 3/4 rồi cho thêm bọt nhựa, catbium, vữa xi măng hoặc chất liệu làm bằng đất sét. Sau khi đã khô, gắn kín thùng và chôn lấp nhằm hạn chế sự tiếp xúc và phát tán của chất thải. Phương pháp này có thể áp dụng đối với vật sắc nhọn, hoá chất, thuốc

Phương pháp làm trơ hoá (inertization)

Dùng máy nghiền nát chất thải, trộn thêm nước vôi, xi măng, sau đó để khô, lưu giữ hoặc chôn lấp, thải vào bãi thải của thành phố.

Phương pháp này áp dụng đối với chất thải hoá học, dược học và tro của lò đốt.

guy cơ của chất thải rắn y tế có thể được tạo O Đúng    O Sai thành từ một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản: (1) chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, (2) chất ít độc hại có trong rác thải y tế; (3) các hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, (4) các chất thải phóng xạ, (5) các vật sắc nhọn.

Những đối tượng thường xuyên phải phơi nhiễm với chất thải rắn y tế bao gồm bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện / cơ sở y tế

Chất Thải Rắn Là Gì? Giải Pháp Xử Lý Chất Thải Rắn

Chất thải rắn dùng để chỉ những loại chất thải tồn tại ở dạng rắn. Khi còn hữu dũng hay không còn nhu cầu sử dụng, chúng bị bỏ hoặc thải ra môi trường. Ngoài ra, chất thải rắn thường được gọi là phế liệu.

Chất thải rắn bao gồm:

– Chất thải rắn không cháy được (kim loại, thủy tinh, sành, sứ, đá,…).

– Chất thải rắn cháy được (cao su, giấy, da, thực phẩm, gỗ, rơm,..).

– Chất thải rắn hỗn hợp (tóc, cát, đá cuội, đất,…)

Ngoài ra, dựa trên đặc tính cùng sự ảnh hưởng tới môi trường, chất thải rắn còn được chia thành:

– Chất thải rắn thông thường: là những loại chất thải rắn có hàm các hợp trong đó chưa vượt ngưỡng an toàn, không gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường. Chất thải rắn thông thường phổ biến là Chai lọ, thủy tinh, giấy báo, cao su, rác sinh hoạt,…

– Chất thải rắn nguy hại: Là những loại chất thải rắn có hàm lượng các hợp chất trong đó vượt ngưỡng an toàn, nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Chất thải rắn nguy hại phổ biến là đồ điện tử, máy móc phóng xạ, chì, kim tiêm,..

Phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn được phân loại theo nhiều cách tùy thuộc vào từng tính chất. Người ta thường phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc, thành phần, tính độc hại, công nghệ xử lý,..

Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc

– Chất thải rắn nông nghiệp: Bao bì phân bón, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, trấu, rơm rạ,..

– Chất thải rắn công nghiệp: các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp là nơi tạo ra rất nhiều chất thải rắn như: cao su, nhựa, thủy tinh, giấy,…

– Chất thải rắn đô thị: bao gồm chất thải từ chợ, trường học, cơ quan, hộ gia đình,.

– Chất thải sinh hoạt: bao bì thực phẩm, xương, giấy, nhựa,… những rác thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học

– Chất thải rắn hữu cơ: chất thải từ các hoạt động nấu ăn, rau củ, thực phẩm, chất thải nông nghiệp,..

– Chất thải vô cơ: Thủy tinh, xi măng, sỏi, đá, thủy tinh, các vật dụng, đồ điện,…

Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại

– Chất thải rắn thông thường: giấy bào, vải, thủy tinh,..

– Chất thải rắn độc hại: Chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, y tế,..

Phân loại chất thải rắn theo công nghệ xử lý

– Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,

– Chất thải cháy được, chất thải không cháy được,

– Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…

Tác hại của chất thải rắn

Chất thải rắn nếu không được thu gom và xử sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu sức khỏe của con người và môi trường. Một số tác hại của chất thải rắn như:

Ảnh hưởng tới sức khỏe: Hàm lượng chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt hằng ngày rất dễ phân hủy và gây hôi thối, thành môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh có hại. Những nơi tập chung rác thải sinh hoạt là nơi hấp dẫn với ruồi, muỗi, chuột, gián và các loại vi khuẩn gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người và vật nuôi trong nhà. Chất thải rắn từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cũng rất độc hại. nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.

Ảnh hưởng tới môi trường đất: Trong rác thải rắn có chứa nhiều các chất độc hại, khi bị đưa vào môi trường đất mà không được xử lý thì những chất độc chứa trong rác thải rắn ngấm vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: vi sinh vật, giun, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…làm môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt là tình trạng chôn lấp túi nilon, khi mà phải mất tới 100 năm túi nilon mới phân hủy hết được, gây ô nhiễm môi trường đất rất nghiêm trọng.

Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nhiều người có thói quen đổ rác ra các ao, hồ, sông suối. Lượng rác này khi phân hủy sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu để rác không đúng chỗ cũng có thể sẽ bị mưa cuốn xuống ao hồ, sông, suối,… Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng nếu vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,… sẽ để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan khu vực đó.

Giải pháp xử lý chất thải rắn

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách đốt là công nghệ sử dụng các lò đốt chuyên dụng nhằm xử lý các loại chất thải rắn xây dựng, y tế, sinh hoạt… có khả năng bắt cháy. Qua quá trình phân hủy nhiệt, cấu trúc mang độc tính của chất thải sẽ bị phá vỡ, không còn hoặc ít gây nguy hại hơn.

Khi thực hiện xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt, người kỹ thuật viên sẽ được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, sau đó sẽ cho trực tiếp chất thải vào lò đốt. Cuối cùng, khí thải thoát ra ngoài sẽ được làm sạch trước khi thải ra môi trường, phần tro, xỉ than trong lò sẽ được đem đi chôn lấp.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp

Phải nói rằng, trong số các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay, xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp là cách làm đơn giản, được nhiều địa phương, thành phố lớn lựa chọn nhất hiện nay.

Để đem lại hiệu quả cao, các hố chôn chất thải rắn phải được xây dựng chắc chắn, đặt tại vị trí cách xa khu dân cư và không bị sụt lún. Bên dưới đáy hố và bên trên miệng hố cần phải được trang bị lớp chống thấm cao cấp nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm không khí, cũng như phát sinh côn trùng gây hại.

Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học

Với những chất hữu không độc hại như chất thải rắn xây dựng, sinh hoạt,.. thì áp dụng công nghệ sinh học để giải quyết rất hiệu quả. Nguyên lý hoạt động ban đầu là khử nước, tiếp đến sẽ chuyển hóa chất thải cho đến khi trở thành xốp và ẩm.

Phương pháp công nghệ sinh học sẽ đem lại hiệu quả cao nhất khi được đặt trong môi trường hiếu khí và yếm khí. Cụ thể:

Môi trường hiếu khí: Khi sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện có oxi để chuyển đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ, đồng thời sản sinh CO2, H2O.

Môi trường yếm khí: Là môi trường không có oxi, cấu trúc rác thải rắn sẽ bị phá hủy, sinh ra các loại khí như CH4, CO2, NH3, N2, H2S,…

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp khí hóa Plasma

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma là phương pháp được đánh giá cao nhất, tân tiến nhất, hiện đại nhất. Khí hóa Plasma không chỉ là xử lý triệt để chất thải rắn, tiết kiệm diện tích, mà còn có thể tận dụng chất thải thành năng lượng an toàn để cung cấp điện.

Khi thực hiện phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma, thay vì dùng nhiệt như phương pháp đốt, sẽ có một hệ thống đèn Plasma đốt chất thải trong nhiệt độ từ 3000 đến 7000 và hoàn toàn không có oxi. Chất thải rắn sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng mà không sinh ra khỏi hay các chất thải khác.

Ngoài những phương pháp trên, cách tốt nhất để giảm thiểu tác hại do chất thải rắn gây ra là hạn chế tạo ra chất thải rắn. Một số giải pháp để hạn chế là:

– Nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các hành vi đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định.

– Tuyên truyền để mọi người đều hiểu rõ nguyên nhân ô nhiễm chất thải rắn và tác hại của nó.

– Nâng cao và siết chặt các thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.

– Huy động mọi nguồn vốn, đầu tư tài chính để nâng cao công nghệ xử lý chất thải.

– Tăng cường các hoạt động thu gom, vận chuyển, phân loại và tái chế theo quy định của chính phủ.

Tags: Kỹ thuật xử lý chất thải rắn, Các phương pháp xử lý chất thải rắn, Quy trình xử lý chất thải rắn y tế, Các phương pháp xử lý rác thải, Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn, Biện pháp xử lý chất thải nào đang được chú trọng sử dụng, Giáo trình xử lý chất thải rắn

Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị: Bài Cuối

Những đống phế thải vật liệu xây dựng đổ trộm ngổn ngang… Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Nhật Bản đã trải qua những kinh nghiệm cay đắng vì phát triển kinh tế nóng. Tuy vậy, sau đó, nước này đã đưa ra những quy chế, quy định phù hợp với từng địa phương và trung ương, cũng như những công nghệ tái chế phù hợp. Bộ Tài nguyên Môi trường Nhật Bản làm cơ quan đầu mối cho vấn đề này và đã có kinh nghiệm về chính sách, công nghệ được nhiều nước trong châu lục đón nhận. Vào những năm 1960, tốc độ gia tăng chất thải nhanh chóng tại các đô thị ở Nhật Bản, khiến một số đô thị đối mặt với thực trạng thiếu các cơ sở xử lý chất thải và tuyên bố tình trạng “khủng hoảng chất thải”. Năm 1963, khối lượng chất thải rắn chỉ khoảng 13 triệu tấn đã tăng lên gấp đôi chỉ sau 7 năm.

Trước thực trạng này, một số đô thị bắt đầu thực hiện chương trình thu gom chất thải tái chế thông qua phân loại chất thải tại nguồn từ những năm 1970. Các địa phương tự thực hiện thu gom chất thải tái chế theo phương pháp truyền thống. Rác thải lúc này đã là nguồn tài nguyên vì được đem bán. Theo quy trình, rác thải các loại có thể tái chế bị thải bỏ và thu gom theo ngày quy định trong tuần, sau đó được phân loại và đóng gói đem bán. Những năm 1980 – 1990, việc phân loại chất thải tái chế bộc lộ nhiều hạn chế về chi phí do công tác tái chế không ổn định bởi giá thành biến động lớn; khó khăn trong việc mở rộng thêm các loại chất thải, chất thải tái chế mục tiêu. Đến những năm 1990-2000, nhận thức được tầm quan trọng của sự tham gia của các nhà sản xuất, Nhật Bản thay đổi chính sách cho doanh nghiệp có thể sản xuất bất kỳ thứ gì nhưng phải trả phí tái chế hoặc tự chịu trách nhiệm tái chế lại sản phẩm của mình khi bán ra, có nghĩa nhà sản xuất chịu trách nhiệm chi phí xử lý chất thải sau tiêu dùng. Mục đích các nhà sản xuất sẽ tìm cách tối thiểu hóa vật liệu sử dụng nhằm giảm thiểu lượng chất thải, thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng tháo lắp nhằm giảm thiểu chi phí tái chế.

Luật tái chế ra đời áp dụng với một số chất thải cụ thể. Nhà sản xuất/nhập khẩu sẽ tiếp nhận xe hơi đã qua sử dụng và tái chế ba bộ phận là túi khí, CFCs, chất thải ép nghiền. Khách hàng sẽ đưa xe hơi không còn sử dụng tới các đại lý vận hành. Phí tái chế được trả khi mua xe. Thiết bị gia dụng như điều hòa không khí, tivi, tủ lạnh, tủ đông, máy giặt, máy sấy khách hàng sẽ đưa đến các cửa hàng bán lẻ để đưa lại cho nhà sản xuất tái chế các thiết bị thải bỏ. Phí tái chế được trả khi thải bỏ thiết bị. Thiết bị điện tử nhỏ như máy tính, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, đồng hồ, máy sấy tóc… khách hàng phân loại tại nguồn, thải bỏ theo quy định của địa phương hoặc các đơn vị được cấp phép. Chính quyền địa phương thu gom và vận chuyển, giao cho các đơn vị tái chế được cấp phép. Bao bì, dụng cụ thu chứa người tiêu dùng phân loại tại nguồn, chính quyền địa phương thu gom và phân nhóm, đơn vị kinh doanh tái chế và chi trả chi phí tái chế.

Người Nhật Bản tái chế, tái sử dụng tất cả những gì có thể nhờ phân loại sớm rác thải tại nguồn – đó là Tuần hoàn rác của thời cận đại. Nhật Bản cũng là quốc gia trên thế giới sớm phát triển công nghệ đốt rác tải sử dụng năng lượng. Người Nhật áp dụng công nghệ bán hiếu khí đã xử lý rác thải rất tốt đến nước rỉ rác ở các bãi chôn lấp, giảm được 73% khí nhà kính phát sinh từ bãi chôn lấp rác thải.

Hiện Nhật Bản đã áp dụng công nghệ đốt phát điện là công nghệ phổ biến nhất trên thế giới với công suất mỗi nhà máy tối thiểu 500 tấn/ngày. Do quỹ đất hẹp, ngành công nghiệp môi trường phát triển mạnh nên công nghệ chôn lấp ở mức độ vừa phải, chủ yếu cho công nghệ san lấp biển và kè ven biển. Phương pháp đốt có thu hồi điện năng, nhiệt năng chiếm 72,8% với công suất lò đốt đa phần khoảng 500-6000 tấn/ngày.

Lựa chon công nghệ tối ưu

Thực tiễn từ Nhật Bản giúp Việt Nam tìm kiếm cách tiếp cận mới cho vấn đề quản lý, xử lý và đặc biệt là tái chế chất thải đô thị. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, Việt Nam cần áp dụng công nghệ xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường. Xu hướng thế giới đang lựa chọn công nghệ đốt phát điện và nhiệt phân. Đây là hai giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả, mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam.

Các tổ chức môi trường trên thế giới đánh giá công nghệ nhiệt phân thuộc nhóm công nghệ nhiệt – hóa, là một trong những giải pháp công nghệ tốt nhất hiện tại và khuyến cáo sử dụng thay thế cho các phương pháp xử lý khác. Ứng dụng công nghệ nhiệt phân tái chế rác nhựa vừa giải quyết bài toán môi trường vừa giải quyết bài toán “năng lượng tái tạo” khi cung cấp cho xã hội những sản phẩm “năng lượng xanh” như dầu và than nhiên liệu.

Theo ông Hideki Wada (Giám đốc Công ty VWP-Nhật Bản), mục tiêu của quản lý chất thải đặt ra sẽ giúp quản lý đô thị tốt hơn, về mỹ quan và an toàn đô thị, sức khỏe cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, ô nhiễm túi nilon, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả nền kinh tế. Tuy nhiên, để xây dựng nhà máy xử lý rác thải với phương pháp đốt phát điện có công suất 300 tấn/ngày, Việt Nam phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn từ thực tiễn, điều kiện tài chính cũng như từ các làng nghề truyền thống.

Công nghệ nhiệt phân mới được quan tâm tại Việt Nam khoảng 5 năm gần đây. Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu của các cơ sở khoa học như Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Dầu khí, Trung tâm Hóa dầu – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ công nghệ mới… Một số nhà máy trong lĩnh vực môi trường đã và đang triển khai ứng dụng như Công ty Môi trường xanh Hải Dương, Công ty Môi trường Bình Phước, Công ty Môi trường xanh Huê Phương… và bước đầu thu được những kết quả khả quan.

Ông Nguyễn Gia Long, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy lực – máy HMC cho rằng, đây là giải pháp công nghệ mới ứng dụng trong cộng đồng, tái tạo rác thải thành năng lượng phù hợp với xu thế chung của thế giới là tái tạo năng lượng xanh, tạo đất đen có dưỡng chất phục vụ ngành nông nghiệp hữu cơ, giúp các nhà quản lý tạo ra cơ chế quản lý chất thải rắn hiệu quả, phù hợp hơn với đặc thù rác thải của Việt Nam.

Xây Dựng Nhiều Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn

Trước hết, xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác tập trung ở các huyện, các bãi rác tạm cấp xã.

Cụ thể là xây dựng và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách Giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; hướng dẫn áp dụng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường. Tích hợp nội dung quản lý chất thải rắn tỉnh Bến Tre vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện; trong đó bổ sung mạng lưới các trạm trung chuyển rác. Điều chỉnh giá dịch vụ phù hợp theo điều kiện thực tế, từng bước có lộ trình tiến đến mức thu đủ chi cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng định mức giá cho đơn vị tiếp nhận xử lý rác thải, điều kiện tiêu chuẩn công nghệ, chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư. Xây dựng quy định (hoặc hướng dẫn) phân loại rác tại nguồn; sổ tay hướng dẫn quản lý rác thải. Kiện toàn hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt các cấp, theo hướng cơ quan đầu mối là ngành tài nguyên và môi trường. Thực hiện lồng ghép việc triển khai các nhiệm vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh.

Đầu tư và cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Trong đó, xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác tập trung ở các huyện, các bãi rác tạm cấp xã, cụ thể là thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, đóng cửa bãi rác xã Tân Thanh huyện Giồng Trôm năm vào 2020 – 2021; nâng cấp, cải tạo và xử lý ô nhiễm bãi rác thị trấn Chợ Lách vào năm 2020 – 2021; cải tạo và xử lý ô nhiễm bãi rác các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam. Các huyện, thành phố tiến hành rà soát các bãi rác tạm cấp xã, điểm chứa rác gây ô nhiễm môi trường để tiến hành xử lý ô nhiễm và không tiếp nhận rác thải để xóa điểm ô nhiễm. Cùng với đó là xây dựng mạng lưới thu gom rác, trạm trung chuyển rác. Mỗi huyện, thành phố phải thiết lập mạng lưới vận chuyển, trung chuyển rác; xác định các địa điểm xây dựng trạm trung chuyển rác để thực hiện đầu tư xây dựng; việc đầu tư xây dựng trạm trung chuyển rác phù hợp với điều kiện thực tế, đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCVN 07-9:2016/BXD), đảm bảo về khoảng cách không ảnh hưởng môi trường đến trường học, dân cư, các cơ quan, đơn vị tiếp giáp. Các huyện, thành phố chỉ đạo, phối hợp với đơn vị dịch vụ thu gom rác tiến hành mở rộng mạng lưới thu gom rác đến các xã trên địa bàn huyện, thành phố, vận chuyển rác đến khu xử lý rác tập trung để xử lý.

Thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển bước đầu Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư các trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và từng bước tiến đến xã hội hóa hoàn toàn; các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác phải từng bước đầu tư các trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 các phương tiện vận chuyển (xe vận chuyển, xe ép rác, xe đẩy rác) đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và số lượng đáp ứng cho nhu cầu thu gom vận chuyển rác. Các xã, phường, thị trấn bố trí các thùng bỏ rác, thùng phân loại rác (khi có yêu cầu phân loại rác tại nguồn); vị trí bố trí phải có tính toán đảm bảo mỹ quan đô thị, tiện lợi cho người dân bỏ rác đúng nơi quy định.

Xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn; áp dụng hình thức mô hình, đánh giá hiệu quả và nhân rộng; mô hình phân loại rác thải tại nguồn hộ gia đình ở nông thôn với cách xử lý rác thải hữu cơ dễ phân hủy tại chỗ (tại hộ gia đình hoặc cụm), rác thải khó phân hủy như nhựa, túi nilong, thủy tinh… với thu gom phế liệu tái chế được ưu tiên, rác thải còn lại được thu gom vận chuyển đến khu tập trung xử lý; phân loại rác thải sinh hoạt đô thị tại nguồn thực hiện đồng bộ với đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị thu gom, vận chuyển, công nghệ xử lý và điều kiện thực tế.

Lập dự án xây dựng 01 khu liên hợp xử lý rác thải tập trung, xử lý rác thải cho toàn tỉnh Bến Tre, kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xử lý rác theo công nghệ tiên tiến, không sử dụng diện tích đất để chôn lấp, đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không gây ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân gần khu xử lý rác di dời đến chỗ ở mới để tránh bị ảnh hưởng (người dân vẫn sử dụng đất gần khu vực xử lý rác để sản xuất, không sử dụng đất cho ở và nội dung này được xem xét điều chỉnh trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).

Tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình, tài liệu, sổ tay tổ chức tuyên truyền, tập huấn và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp ngành và nhân dân về bảo vệ môi trường đối với rác thải sinh hoạt; phát động các phong trào thu gom, xử lý rác.

Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; tham gia bảo vệ môi trường công cộng và dân cư. Giáo dục cho học sinh các cấp về bảo vệ môi trường bằng hình thức lồng ghép vào các chương trình giáo dục, sinh hoạt ngoại khóa; triển khai các mô hình thiết thực bảo vệ môi trường tại các điểm sinh hoạt, nhà trường để giáo dục học sinh.

Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đối với công tác xử lý ô nhiễm môi trường (dự án khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các nội dung chi khác cho công tác quản lý, xử lý chất thải, các hoạt động bảo vệ môi trường (ngoài nội dung đã được ngân sách tỉnh hỗ trợ) được thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ: chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng; hỗ trợ bù chi phí theo đơn giá cho các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; thu hút dự án đầu tư xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định công nghệ, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các cơ sở xử lý chất thải. Phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoạt động trên địa bàn tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (kể cả hành vi vứt rác, xả rác ra môi trường, bỏ rác không đúng nơi quy định,…).

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường nhằm tái chế chất thải, giảm chôn lấp, đảm bảo quy chuẩn quốc gia về môi trường; có suất đầu tư, chi phí xử lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý rác thải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Tổ chức thẩm định, đánh giá và phổ biến công nghệ tái chế, xử lý chất thải đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường; gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học có thể áp dụng vào thực tế cho tỉnh. Tìm kiếm hợp tác quốc tế trong việc tiếp nhận, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; trong học tập, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải thông qua các các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Y Tế trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!