Cập nhật nội dung chi tiết về Quan Điểm Của Đảng Về Bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Tình Hình Mới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới; trong đó, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là một nội dung quan trọng. Quán triệt sâu sắc tinh thần đó sẽ là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.
Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc qua 30 năm đổi mới; đồng thời, tiếp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại, Đại hội XII của Đảng kiên định và xác định những vấn đề cơ bản về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, thể hiện sâu sắc tư duy mới về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa của Đảng ta.
1. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đại hội XII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt” 1. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân ta xác định và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khẳng định củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhưng không coi nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là thứ yếu. Bởi, củng cố quốc phòng, an ninh là cơ sở trực tiếp tạo thuận lợi cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; ngược lại, kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là “phương thức hữu hiệu” để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
3. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng bảo vệ Tổ quốc là toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, đối ngoại; biểu hiện sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn bộ nhân dân trong nước và kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Đó còn là sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Để phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, Đảng ta xác định: tập trung xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phải “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống” 3. Quan điểm sức mạnh tổng hợp và lực lượng toàn diện bảo vệ Tổ quốc, phản ánh sâu sắc tính chất toàn dân, toàn diện của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục khẳng định với nội hàm sâu, rộng thêm.
4. Quốc phòng và an ninh quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo đó, quốc phòng và an ninh đều hướng vào mục tiêu chung là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; được thể hiện trong sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân với xây dựng lực lượng và thế trận của nền an ninh nhân dân. Đại hội XII nhấn mạnh: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc” 4. Mối quan hệ biện chứng đó đặt trong tổng thể thống nhất và gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Mối quan hệ đó phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của hai lĩnh vực hoạt động đặc thù nhằm mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng thế trận và lực lượng của quốc phòng và an ninh phải đảm bảo toàn diện, đồng bộ, quan hệ chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả cao trên phạm vi toàn quốc, cũng như trong từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể.
5. Có kế sách phòng, chống các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Đây là kinh nghiệm quý, một phương thức giữ nước đặc sắc của dân tộc, được Đảng ta kế thừa và phát huy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, quốc phòng và an ninh phải có đủ sức mạnh để “ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến” 5, để đất nước “không bị động, bất ngờ”; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn bè quốc tế trong hợp tác với Việt Nam. Đại hội XII chỉ rõ: phải “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước” 6.
6. Quán triệt và xử lý tốt mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn. Đây là quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc. Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có tầm quan trọng đặc biệt, là quan hệ cơ bản, chi phối, thẩm thấu vào các mối quan hệ khác; được giải quyết trong sự gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ: phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong đó, xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và phát triển văn hóa. Trong xây dựng Đảng, phải đạt đến mục đích là giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Trong phát triển văn hóa phải chú ý gia tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh, phục vụ cho xây dựng và phát huy các tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là tiềm lực chính trị tinh thần. Mối quan hệ tác động lẫn nhau đó cần phải được nhận thức thấu đáo và xử lý đúng trong thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực. Phải “kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh” 7. Việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải được thể hiện cụ thể ở sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển kinh tế, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh ở các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.
7. Sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” 8. Trong nhận thức lý luận cũng như trong tổ chức thực tiễn, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng để tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là cơ sở chắc chắn nhất bảo đảm cho Tổ quốc được bảo vệ vững chắc trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp. Hiện nay, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, với âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang hòng làm cho Quân đội và Công an mất phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, thì vấn đề tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc càng trở nên quan trọng, cấp bách hơn. Đây không chỉ là sự trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, mà còn là đòi hỏi bức thiết từ tình hình, nhiệm vụ của cách mạng nước ta thời kỳ mới. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, vấn đề then chốt là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc được Đảng ta khẳng định trong Đại hội XII là sự trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới và từ tư duy, phát triển lý luận đến tổng kết thực tiễn của Đảng, nhất là 30 năm đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua. Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta triển khai, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
Trung tướng, PGS, TS. NGUYỄN ĐÌNH MINH, Giám đốc Học viện Chính trị
1 – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 148.
2 – Sđd – tr. 147 – 148.
Tăng Cường Quốc Phòng, An Ninh, Bảo Vệ Vững Chắc Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Tình Hình Mới
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cấp ủy chỉ huy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.
Tham mưu cho Đảng, Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự-quốc phòng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động đánh giá, dự báo, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng… Tình hình chính trị-an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực.
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để ta tiếp tục tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thật đầy đủ, sâu sắc.
Kết hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng-an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Việc quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng-an ninh của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để; còn thiếu những giải pháp mang tính chiến lược, tổng thể. Cơ chế, chính sách, pháp luật về quốc phòng-an ninh chưa hoàn thiện.
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng sau khi đánh giá những thành tựu về quốc phòng, an ninh đã đạt được trong 5 năm qua (2010 – 2015) cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế khuyết điểm: “…Nhận thức về quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của một số cán bộ, đảng viên trong các ngành, các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Công tác bảo vệ an ninh chính trị trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp. Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt tại các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ”. Những định hướng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới đến năm 2020 là rất quan trọng.
Tôi xin có mấy ý kiến góp phần làm rõ thêm một số định hướng cơ bản là: xác định mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh QP-AN cả về tiềm lực và thế trận, hoàn thiện cơ chế, đấu tranh QP-AN trong tình hình mới.
1. Về mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới là:
“Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Theo chúng tôi, cần bổ sung: Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Về nhiệm vụ: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt”. Như vậy, định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh có vai trò quan trọng chi phối toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, tạo cơ sở cho toàn bộ quan điểm về tăng cường quốc phòng, an ninh của Đảng ta trong thời kỳ mới.
2. Về xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh
Chúng ta xác định những nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo tôi cần tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại cho Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Định hướng về xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh nêu trên đã thể hiện quan điểm đúng đắn, nhất quán của Đảng ta tiếp tục đổi mới lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Sau khi khẳng định quan điểm: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
3. Về tăng cường quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận
Theo chúng tôi cần nhấn mạnh các nội dung quan trọng là: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm, sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh. Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc “xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làm nòng cốt.
4. Về hoàn thiện cơ chế vận hành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng lần này tiếp tục có sự phát triển mới về xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với công tác quốc phòng, an ninh. Theo chúng tôi cần xác định 3 nội dung cơ bản sau:
Một là, “xây dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với hoạt động quốc phòng-an ninh. Tiếp tục thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên, tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội”. Hai là, “phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với quốc phòng-an ninh”. Ba là, “bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách xã hội có quan hệ đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng-an ninh trong điều kiện mới”; tăng cường vai trò của các cơ quan có chức năng nghiên cứu “phân tích, dự báo tình hình và làm tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện”.
Thượng tướng, Viện sĩ, TS Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Tài Liệu Tham Khảo Bài 1 Bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Tình Hình Mới Pp Bai 1 Bao Ve Tqvn Xhcn Pptx
-Xuất phát từ mục tiêu, đường lối cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta
CƠ SỞ KHẲNG ĐỊNH BẢO VỆ TỔ QUỐC LÀ MỘT TRONG HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM, NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU CỦA QUÂN ĐỘI TAXÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA– Từ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN– Từ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địchCƠ SỞ KHẲNG ĐỊNH BẢO VỆ TỔ QUỐC LÀ MỘT TRONG HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM, NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU CỦA QUÂN ĐỘI TA– Từ tình hình tranh chấp biển Đông diễn ra gay gắt, phức tạpBảo vệ Tổ quốc luôn là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.2. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt NamTừ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội.
VÌTừ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch….Bản chất, truyền thống của quân đội ta trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng2. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam-Từ chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Quân đội.Đội quân chiến đấuĐội quân công tácĐội quân lao động sản xuất.Trong đó, chức năng cơ bản nhất là đội quân chiến đấu Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.– Từ truyền thống của Quân đội ta: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào Cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng”. – Từ âm mưu chống phá quân đội của các thế lực thù địchbảo vệ Tổ quốc luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội taII. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG CHÂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI1. Mục tiêu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớiII. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG CHÂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚIĐại biểu đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắt độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG CHÂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚIa) Mục tiêu tổng quátMột là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốcb) Mục tiêu cụ thểHai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩaBa là, bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcBốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộcNăm là, bảo vệ nền văn hóa dân tộcSáu là, đấu tranh giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớia. Quan điểm chỉ đạoThứ nhất: Giữ vững, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vềmọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nướcđối vớisự nghiệp bảo vệTổ quốc.Thứ hai:Kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiThứ ba:Kết hợpchặt chẽhai nhiệm vụchiến lượcxây dựngvà bảo vệTổ quốc2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiThứ tư:Xây dựngsức mạnhtổng hợpcủa đất nướcvề chính trị,tư tưởng,KT-XH,văn hóa,QP-AN,đối ngoại.2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiThứ năm:Quán triệtđường lốiđộc lập, tự chủ,đồng thờichủ động,tích cựchội nhậpquốc tế. 2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiThứ sáu:Vận dụngđúng đắnquan điểmvề đối tác,đối tượng 2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiBộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm tại NgaTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham chính thức tại Trung QuốcThứ bảy:Nâng caochất lượngcông tácdự báo,nắm chắctình hình…2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớib. Phương châm chỉ đạoMột là:Kiên định vềmục tiêu,nguyên tắcchiến lược;linh hoạt,mềm dẻovề sách lược.Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các đoàn đại biểu về dự Hội nghị APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng năm 20172. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớib. Phương châm chỉ đạoHai là:Giữ nghiêm kỉ luật, kỉ cương, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật2. Quan điểm, phương châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớib. Phương châm chỉ đạoBa là:Thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý đúng đắn, kịp thời mọi tình huốngII. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG CHÂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI3. Nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớiThứ nhất: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Thứ hai, phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ quốc phòng, an ninhThứ ba, xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền.Thứ tư: Củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Thứ năm: Củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao.Thứ sáu: Triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và BVTQ.Hội nghị APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam năm 20174. Trách nhiệm của Quân đội và mỗi quân nhân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới Quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạocủa Ðảng, nhiệm vụ và giải pháp BVTQ trong tình hình mới – Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng đối với Các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhằm không ngừngtăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước Bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh khóa 65 tại Học viện Quốc phòng năm 2017– Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, duy trì và thực hiện tốtcông tác sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp, bảo vệ và quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới…Thực hiện nghiêm túc Nghị định 77/2010/NÐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện Nghị định số77/2010/NĐ-CP tại điểm cầu Hà Tĩnh năm 2017Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng , lực lượng…Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công tác đối ngoại quốc phòng, tiếp tục mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch làm việc với Bộ Quốc phòng Nga– Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng đối với quân đội Tổng Bí thư Nguyễn Phú phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao 4. Trách nhiệm của Quân đội và mỗi quân nhân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới Tiểu đoàn Vệ binh 3 phục vụ tiêu binh đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm và làm việc tại BTL Quân khu năm tháng 10/2017Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt Học tập chính trị theo kế hoạch tại đơn vịLuyện tập điều lệnh đội ngũ– Chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; tích cực tu dưỡng, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, đạo đức, lối sốngvà tác phong chính quy; luôn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” – Thực hiện tốt công tác đối ngoại, công tác vận động quần chúngcủa Đảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên biên giới đất liền và trên biển, đảo KẾT LUẬN Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, quân đội ta luôn là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân BVTQ, cùng với toàn Đảng, toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chính vì vậy, mỗi quân nhân trong đơn vị cần quán triệt sâu sắc và nắm chắc mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới; nhận thức đầy đủ thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ BVTQ, nhiệm vụ của cách mạng, quân đội và của đơn vị; thấy rõ đối tượng, đối tác, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ!
Quan Điểm Cơ Bản Về Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Chiến Lược Quốc Phòng Việt Nam
Thực hiện phương hướng, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng và trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình các mặt cùng sự tham mưu, đề xuất của Bộ Quốc phòng, đầu năm 2018, Bộ Chính trị đã phê chuẩn Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Về bản chất, đây là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược, mang tính hòa bình, tự vệ, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, dựa trên nền tảng đường lối chính trị đúng đắn của Đảng; trong đó, sức mạnh quốc phòng là then chốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng. Chiến lược Quốc phòng thể hiện sự phát triển tư duy mới của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập và phát triển; đồng thời, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Lần đầu tiên chúng ta có một Chiến lược Quốc phòng hoàn chỉnh, với đầy đủ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm và các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ. Trong đó, hệ thống quan điểm chỉ đạo về bảo vệ Tổ quốc của Chiến lược là nội dung hết sức quan trọng; là cơ sở, nền tảng để chỉ đạo các cấp, ngành, lực lượng và địa phương triển khai thực hiện.
Chiến lược Quốc phòng Việt Nam khẳng định: sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nền tảng chính trị – tinh thần, “thế trận lòng dân”, là nhân tố trực tiếp, quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp quốc phòng. Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm về mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia – dân tộc với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân gắn với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh bằng biện pháp hòa bình với kiên quyết đánh bại mọi hành động xâm lược, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Tích cực, chủ động giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; đồng thời, khẳng định vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Có thể thấy, những quan điểm trên là một thể thống nhất, vừa đảm bảo tính kế thừa truyền thống giữ nước của dân tộc, những bài học kinh nghiệm quý trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tinh hoa quốc phòng, quân sự thế giới; đồng thời, có sự phát triển phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nét mới trong quan điểm của Đảng về quốc phòng được thể hiện ở chỗ, đề cập sâu hơn, toàn diện hơn và có sự bổ sung, phát triển tương đối hoàn chỉnh so với giai đoạn trước. Nếu như trước đây, quan điểm về quốc phòng được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Quân ủy Trung ương mới chỉ là những định hướng chung nhất, thì tại văn bản Chiến lược này, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu, nội hàm và yêu cầu cần đạt được trong từng quan điểm; trong đó, xác định cụ thể nhiệm vụ của quốc phòng trong từng tình huống chiến lược. Điều đó cho thấy, tư duy, tầm nhìn chiến lược sắc sảo và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Thật ra, các quan điểm chỉ đạo trên không phải bây giờ mới có, mà đã được thể hiện trong văn kiện các kỳ đại hội Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quân ủy Trung ương, nhất là trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Và, trên thực tế đã được triển khai thực hiện qua từng giai đoạn cách mạng. Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới đất nước vừa qua cho thấy, việc thực hiện các quan điểm của Đảng trên lĩnh vực quốc phòng đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, đảng viên và toàn dân được thực hiện có chiều sâu, đi vào nền nếp, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân” được xây dựng ngày càng vững chắc. Khu vực phòng thủ các cấp được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, từng bước vững mạnh; công tác đối ngoại quốc phòng được triển khai mạnh mẽ, đạt hiệu quả thiết thực. Chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang không ngừng được nâng lên,… góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc quán triệt, thực hiện quan điểm quốc phòng của Đảng cũng còn nhiều hạn chế, nhất là những tồn tại về nhận thức, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân cũng như những bất cập về chính sách, pháp luật,… đã ảnh hưởng đến sức mạnh quốc phòng, khả năng phòng thủ đất nước. Trong khi đó, các nguy cơ Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại; vấn đề đối tượng, đối tác, không gian chiến lược, hình thái chiến tranh,… đã, đang có những phát triển mới, đe dọa đến sự ổn định của quốc phòng, an ninh. Vì thế, việc quán triệt nghiêm túc quan điểm về bảo vệ Tổ quốc trong Chiến lược Quốc phòng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và phải được thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực.
Hai là, triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng, phát triển đất nước gắn với tăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Đây là nội dung quan trọng, làm cơ sở, nền tảng để giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là chính trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều đó, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương và toàn dân cần tập trung đầu tư, phát triển và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng trên từng khu vực, địa bàn và cả nước. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng theo hướng: gắn quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm với quốc phòng, chú trọng các khu vực trọng điểm có ý nghĩa chiến lược phòng thủ quốc gia. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch động viên kinh tế thời kỳ đầu chiến tranh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với kinh tế – xã hội; chú trọng quy hoạch đất quốc phòng chuyên dụng cho huấn luyện, diễn tập, thử nghiệm vũ khí, v.v. Hiện nay, cùng với phát triển kinh tế, Nhà nước cần đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là nội dung cốt lõi, biện pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược Quốc phòng đề ra. Trước hết, tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm sát đối tượng, phương án, địa bàn trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao và môi trường tác chiến không gian mạng khốc liệt. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho các lực lượng, nhất là khả năng làm chủ vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu mới của các đơn vị tiến thẳng lên hiện đại; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư, mua sắm vũ khí, trang bị mới với cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vũ khí, trang bị hiện có. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự cả cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; chuẩn bị từng bước hiện đại hóa các lực lượng còn lại; đẩy mạnh cải cách, tinh giản bộ máy, xây dựng Quân đội theo hướng: tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống quốc phòng cả trong thời bình và khi có chiến tranh.
Như vậy, quan điểm về bảo vệ Tổ quốc trong Chiến lược Quốc phòng là những định hướng cơ bản trong chỉ đạo, triển khai thực hiện những nội dung cốt lõi của Chiến lược. Nghiên cứu, quán triệt các quan điểm này là cơ sở để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trung tướng, PGS, TS. NGUYỄN ĐỨC HẢI, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quan Điểm Của Đảng Về Bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Tình Hình Mới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!