Cập nhật nội dung chi tiết về Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Trong Việc Xác Định Người Bệnh Và Cải Tiến Trong Nhóm Chăm Sóc mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phòng ngừa sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của ủy ban liên hợp quốc tế về an toàn bệnh nhân, các sự cố xảy ra trong trao đổi thông tin chiếm đến 65% của tất cả sự cố. Sự sai lạc trong trao đổi thông tin thường dẫn đến giữa các nhân viên y tế (NVYT) với nhau và giữa nhân viên y tế và bệnh nhân thường dẫn đến xác định sai người bệnh. Do đó, cần cải tiến và gia tăng sự trao đổi thông tin, phòng ngừa những sai sót, sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc.
NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA SỰ CỐ
Quản Lý Thông Tin
Quản Lý Thông Tin bao gồm thu thập, lưu trữ, trích xuất, chuyển tải, phân tích, kiểm soát, phân phối, và sử dụng dữ liệu họăc thông tin, cả trong nội bộ cơ sở và với bên ngoài, theo đúng luật pháp và các qui định. Ngoài các thông tin bằng văn bàn và lời nói, công nghệ thông tin hỗ trợ và các dịch vụ thông tin hỗ trợ khác cũng nằm trong qui trình quản lý thông tin.
Quản lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định kịp thời và hiệu quả ở tất cả mọi cấp độ của cơ sở. Các qui trình quản lý thông tin hỗ trợ các quyêt định về mặt quản lý và thực hiện, các hoạt động cải tiến việc thực hiện, và các quyết định về chăm sóc, điều trị, và phục vụ bệnh nhân. Việc đưa ra quyết định về chuyên môn và mang tính chiến lược tuỳ thuộc vào thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hồ sơ bệnh nhân, thông tin dựa trên kiến thức, dữ liệu/thông tin có tính so sánh, và dữ liệu/thông tin tồng thể.
Để hỗ trợ việc ra quyết định về chuyên môn, thông tin trên hồ sơ bệnh nhân phải gồm các điểm sau:
Sằn sàng để khai thác trên toàn hệ thống
Được lưu lại chính xác
Hoàn chỉnh
Được sắp xếp để trích xuất có hiệu quả các dữ liệu cần thiết
Đúng hạn
Các dữ liệu và thông tin mang tính so sánh về việc thực hiện phải sẵn sàng để ra quyết định, nếu áp dụng
Cơ sở có khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu và thông tin để hỗ trợ việc chăm sóc và phục vụ, gồm những việc sau: Chăm sóc cá nhân và chăm sóc nói chung, quản trị và nghịêp vụ chuyên môn, phân tích các xu hướng theo thời gian, so sánh việc thực hiện theo thời gian trong nội bộ cơ sở và với các cơ sở khác, cải tiến nghiệp vụ chuyên môn và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Quản lý tốt thông tin đòi hỏi:
Khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa bác sĩ và điều dưỡng hoặc các nhân viên chăm sóc khác. Tránh văn hoá theo thứ bậc
Xây dựng và khuyến khích hệ thống báo cáo không khiển trách, khuyến khích nhân viên báo cáo các tai nạn, sự ngừng hoạt động, hoặc cận-sự-cố. Có thể sử dụng những từ như tai nạn hoặc sự ngừng hoạt động thay vì lỗi, và trách nhiệm thay vì khiển trách. Cho phép báo cáo bí mật hoặc vô danh về các tai nạn y tế, cận-tai-nạn, và rủi ro trong qui trình hoặc môi trường chăm sóc.
Huấn luyện có năng lực làm việc trong môi trường đồng đội và làm theo các hệ thống và qui trình sẽ hiếm khi nào phạm sai lầm ảnh hưởng đến sự an toàn ở cấp độ cơ sở. Do đó lãnh đạo phải bảo đảm việc huấn luyện toàn diện và kịp thời cho tất cả nhân viên trong các qui trình và phương thức thao tác.
Cung cấp nguồn lực cần thiết để bảo đảm quản lý thông tin hiệu quả. Dữ liệu phải đồng bộ, kịp thời, và chính xác, và các phương thức thực hiện và các qui trình phải được lưu hồ sơ cẩn thận nhằm giảm bớt hoặc xoá bỏ những biến đổi hoàn toàn không cần thiết.
Xác định người bệnh
Các nguyên tắc chung trong xác định người bệnh:
Cần xác định một cách đáng tin cậy cá nhân đó chính là người mà ta phải chăm sóc, điều trị, và phục vụ
Cần ráp nối việc chăm sóc, điều trị, và phục vụ của người bệnh với nhau
Các nội dung cần thiết trong xác định người bệnh:
Phải có hai mẩu thông tin để nhận dạng bệnh nhân (ví dụ, tên và ngày sinh của bệnh nhân). Có thể sử dụng băng cổ tay có ghi tên và một con số riêng biệt của bệnh nhân để nhận dạng chính xác bệnh nhân (tên và con số riêng biệt là hai mẩu thông tin).
Hai công cụ nhận dạng cụ thể này phải được gắn kết trực tiếp với bệnh nhân, và cũng hai công cụ ấy phải được gắn kết trực tiếp với thuốc men, các sản phẩm về máu, các ống chứa mẫu vật lưu (chẳng hạn trên nhãn được dán vào).
Cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên.
Trao Đổi là qui trình nhờ đó thông tin được trao đổi giữa các cá nhân, các khoa phòng, hoặc các cơ sở. Việc trao đổi phải đi vào mọi khía cạnh của cơ sở y tế, từ thực hiện việc chăm sóc cho đến cải tiến, dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong chất lượng và trong việc thể hiện chức trách. Các công đoạn của qui trình trao đổi thong tin gồm có:
Trao đổi giữa nhà cung cấp dịch vụ y tế và/hoặc nhân viên y tế và bệnh nhân.
Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình họ.
Trao đổi và hợp tác giữa các nhân viên.
Phân phối thông tin.
Làm việc theo đội ngũ đa ngành.
Các nguyên tắc chung trong cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
Lãnh đạo bệnh viện cần thông tin cho NVYT về vai trò của cải tiến việc trao đổi thông tin đối với chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức khoẻ.
Thất bại trong trao đổi thông tin phải được nhìn nhận là do lỗi hệ thống hơn là quy cho bất cứ một nhân viên cụ thể nào.
NVYT phải nắm được lợi ích của việc làm việc nhóm, sự hợp tác, và trao đổi thông tin. để có được sự trao đổi thành công trong công việc
Ngoài việc trao đổi giữa các thầy thuốc với nhau, và với các chuyên gia y tế khác, trao đổi giữa thầy thuốc với bệnh nhân và gia đình họ là rất cần thiết. . Bệnh nhân và các thành viên trong gia đình cũng cần được giáo dục về giá trị của việc trao đổi thông tin với người chăm sóc sức khoẻ cho mình.
Cơ sở y tế cần phải nắm chắc bệnh nhân là ai.
Các nội dung cần thiết để cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
Xác định rõ ràng các phương pháp trao đổi thông tin được mong đợi. Sử dụng các tiến bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cải tiến việc trao đổi thông tin giữa các thầy thuốc. Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên y tế thường là cách tốt nhất để mang lại sự chăm sóc an toàn, chất lượng cao. Sử dụng tư liệu viết tay cần triển khai và thực hiện. Chú ý các tài liệu viết tay nhất thiết phải dễ đọc.
Triển khai và thực hiện các phương thức hiệu quả để liên lạc với các chuyên gia. Liên lạc nhanh chóng với các chuyên gia và cố vấn là điều rất quan trọng của cơ sở y tế để bảo vệ người bệnh khỏi những hậu quả xấu và bảo đảm điều trị được liên tục. Ví dụ, một bác sĩ cấp cứu cần liên lạc các chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật chấn thương và bác sĩ phẫu thuật tim qua máy nhắn tin, điện thoại, hoặc các phương tiện khác để chăm sóc đúng cho bệnh nhân đang trong phòng cấp cứu với vết thương do súng đạn và cơn nhồi máu cơ tim.
Khuyến khích thắc mắc khi nhận y lệnh không rõ ràng hoặc mang tích cách cưỡng bức. Nhân viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi và thắc mắc về những gì không rõ ràng hoặc những y lệnh không thích hợp.
BIỆN PHÁP
Cải tiến sự chính xác trong việc xác định bệnh nhân
Biện pháp 1:
Sử dụng ít nhất hai công cụ nhận dạng bệnh nhân (nhưng cả hai đều không phải là số phòng hoặc số giường của bệnh nhân) bất cứ khi nào quản lý thuốc men và các sản phẩm về máu, lấy mẫu máu và các mẫu khác để xét nghiệm, hoặc làm công tác điều trị họăc bất cứ công việc nào khác
Có thể sử dụng thông tin như tên bệnh nhân, ngày sinh bệnh nhân, hoặc mã vạch làm công cụ nhận dạng
Khi kiểm tra tên với bệnh nhân, nhân viên y tế không bao giờ nên đọc tên và yêu cầu bệnh nhân xác nhận nó. Những bệnh nhân bị nhầm lẫn hoặc rối loạn hành vi có thể đồng ý ngay cả khi đó không phải là tên của họ. Cách làm an toàn hơn là yêu cầu bệnh nhân tự nói tên của họ.
Trường hợp bệnh nhân hôn mê, thân nhân người bệnh phải xác định nhân thân cho họ. Nếu bệnh nhân hôn mê được đưa đến bệnh viện bởi công an hoặc dịch vụ cấp cứu và không có một chứng cứ nào về nhân thân, hỏi công an hoặc nhân viên cấp cứu về người bệnh, nếu có thể và cho họ số nhập viện hoặc số cấp cứu hoặc số hồ sơ.
ĐỐI VỚI CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM: Sử dụng ít nhất hai công cụ nhận dạng bệnh nhân (nhưng cả hai đều không là vị trí của bệnh nhân) bất cứ khi nào lấy mẫu cho phòng xét nghiệm hoặc quản lý thuốc men và các sản phẩm về máu, và sử dụng cả hai công cụ nhận dạng để dán nhãn cho các vật chứa mẫu có sự hiện diện của bệnh nhân. Các quy trình được xây dựng để vẫn giữ được tên chủ nhân của các mẫu trong suốt quá trình trước phân tích, đang phân tích, và sau phân tích.
Biện pháp 2: Ngay trước khi bắt đầu bất cứ thủ thuật xâm lấn nào, cần tiến hành qui trình làm rõ sau cùng để xác định chính xác bệnh nhân, phương pháp, vị trí, và sự sẵn sàng các hồ sơ thích hợp. Việc làm rõ này phải tiến hành ở nơi thủ thuật được thực hiện, ngay trước giây phút bắt đầu. Nhân thân bệnh nhân được tái xác định nếu bác sĩ thực hiện đã rời khỏi chỗ nằm của bệnh nhân trước khi bắt đầu thủ thuật. Đánh dấu vị trí thao tác là điều bắt buộc trừ khi bác sĩ liên tục có mặt từ lúc quyết định tiến hành phương thức cho đến khi bắt đầu thủ thuật.
Ba vấn đề sau đây cần được xác định:
Người bệnh chính xác
Phương pháp chính xác
Vị trí thủ thuật chính xác
Tất cả thành viên của nhóm thực hiện phải tham gia vào qui trình làm rõ cuối cùng. Tất cả hoạt động trong phòng phải ngưng lại để mọi người tham gia. Mọi việc sẽ không được bắt đầu cho đến khi bất cứ và tất cả các câu hỏi và vấn đề đều được giải quyết. Việc thực hiện phải được đọc to lên, chính xác như trên văn bản đồng ý thực hiện. Ví dụ, tại cuộc phẫu thuật, tất cả các bước kế tiếp trong một ca có nhiều bước, tất cả mọi hoạt động phải ngưng lại, và một thành viên được chỉ định, chẳng hạn một y tá vòng ngoài sẽ đọc to cách thức tiến hành và vị trí thực hiện thao tác.
Phải có chính sách cho việc làm rõ sau cùng và phải theo dõi đôn đốc việc tuân thủ chính sách này, bảo đảm tất cả thành viên đều theo đúng đường lối và xác định đúng các lĩnh vực cải tiến.
Biện pháp 3: Đưa bệnh nhân tham gia vào trao đổi thông tin.
Yêu cầu bệnh nhân nhắc nhở nhân viên y tế xác định nhân thân cho họ. Có thể yêu cầu cho bệnh nhân tham gia vào việc đánh dấu vị trí như một phần của qui trình trước khi thực hiện thủ thuật.
Cải tiến hiệu quà trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế
Biện pháp 1: Không khuyến khích lệnh miệng. Khi không thể tránh khỏi lệnh miệng:
Nhân viên nhận lệnh miệng phải viết ra và đọc lại đúng nguyên văn cho người bác sĩ đã ra lệnh nghe. Người bác sĩ này sau đó xác nhận bằng miệng rằng lệnh đó là chính xác. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả mọi y lệnh bằng miệng, không riêng cho y lệnh cấp thuốc.
Đối với mệnh lệnh bằng miệng hoặc qua điện thoại về các kết quả xét nghiêm quan trọng, làm rõ mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm bằng cách yêu cầu nhân viên nhận lệnh “đọc lại” mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm. Tại phòng mổ hoặc phòng cấp cứu, điều dưỡng chuyên viên gây mê viết ra y lệnh và đọc lại cho người ra lệnh nghe. Người ra lệnh sau đó có thể xác nhận y lệnh bằng miệng. Để làm rõ hơn, người xử lý lệnh đó có thể đọc to lên trước khi thực hiện và một lần nữa nhận lời xác nhận từ người ra lệnh. Trong trường hợp khẩn cấp, việc “lập đi lập lại” vẫn phải được thực hiện.
Những người nhận y lệnh cấp thuốc cần phải lập lại tên thuốc và liều lượng cho người ra y lệnh và yêu cầu hoặc tự làm việc đánh vần, dùng các cách trợ giúp như “B như trong quả bóng” , “M như trong Mary”. Tất cả con số phải được đánh vần, ví dụ, “21” phải được đọc là “hai một” để tránh nhầm lẫn
Khi có thể, nhờ một người thư hai nghe mệnh lệnh qua điện thoại để làm rõ sụ chính xác.
Ghi lại lệnh miệng trực tiếp vào hồ sơ của người bệnh
Biện pháp 2: Truyền đạt thông tin rõ ràng
Tránh dùng chữ viết tắt. Ví dụ, “1v/3l/n” phải được viết rõ là “ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên”.
Viết mục đích của thuốc trên y lệnh. Thông tin này có thể giúp dược sĩ kiểm tra y lệnh cho liều lượng và thời hạn thích hợp. Thông tin này cũng hạn chế sự nhầm lẫn tiềm ẩn của những loại thuốc trông giống nhau và nghe giống nhau.
Y lệnh phải bao gồm tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, số lần, lộ trình, khối lượng, và thời hạn.
Có thể dùng các tờ đơn thuốc được in sẵn để nhân viên kiểm tra các ô có ghi y lệnh. Các mẫu đơn này làm giảm bớt thời gian viết y lệnh, xoá bỏ việc giải thích sai khi đọc các lệnh viết tay, tránh được nhầm lẫn và lỗi chính tả.
Cung cấp tên khoa học và tên thương mại của tất cả các nhãn hiệu thuốc. Tất cả thuốc được phát theo đơn phải phải được dán nhãn một cách an toàn và hợp lý với một phương pháp chuẩn hoá trong một cách-thức-sẵn-sàng-để-quản lý nhất, nhằm hạn chế tối đa các sai sót. Các loại thuốc cho theo y lệnh phải có cả tên khoa học lẫn tên thương mại, nếu tên thương mại khác với tên khoa học. Các chuyên viên khảo sát sẽ thẩm định xem tên thuốc trên y lệnh, nhãn dán trên thuốc, và sổ theo dõi của điều dưỡng có giống nhau không. Việc cung cấp cả hai loại tên thuốc bảo đảm sự nhất quán trong sổ sách và giúp ngăn ngừa việc giải thích sai y lệnh.
Cung cấp cho bệnh nhân các thông tin bằng văn bản về thuốc, gồm cả tên khoa học và tên thương mại. Xác nhận các thuốc mà bệnh nhân thắc mắc hoặc không nhận ra.
Xoá những từ viết tắt bị cấm trong tờ y lệnh in sẵn và trong các mẫu đơn khác.
Biện pháp 4: Đo lường, đánh giá kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng để cải tiến sự đúng giờ trong việc báo cáo, và trong tiếp nhận
Báo cáo và tiếp nhận các kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng đúng thời điểm chính
Tất cả các giá trị được xác định là quan trọng bởi phòng xét nghiệm đều được báo cáo trực tiếp cho nhân viên chịu trách nhiệm. Nếu nhân viên chịu trách nhiệm không có mặt ở đó trong thời gian làm việc, cần có cơ chế để báo cáo các thông tin quan trọng cho nhân viên trực.
Xây dựng chính sách cho: (1) khung thời gian mong muốn cho việc báo cáo; (2) ai có thể nhận các thông số quan trọng, và (3) một cơ chế báo cáo thay thế.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
Ví dụ 1: Điều dưỡng ở khoa phẫu thuật nhận máu tại ngân hàng máu. “Cho nhân bịch máu của bn Lan”. Vào thời điểm đó, có hai bịch máu của hai khoa khác nhau, nhưng đều cùng tên Lan. Nhân viên ngân hàng máu đưa bịch máu của bn Lan khoa khác. Điều dưỡng nhận về. BS thử phán ứng chéo có thấy hơi có ngưng tụ nhưng cho là không vấn đề gi và cho truyền. Bệnh nhân nhận được máu không đúng với mình; phản ứng truyền máu xảy ra và bệnh nhân tử vong.
Ví dụ 2: Một BS trực cấp cứu đang chuẩn bị ra về thì được yêu cầu xem bn cuối cùng . Bn 18 tuổi, theo người nhà nghĩ là uống paracetamol quá liều vì thấy l5 thuốc hết. Bn đang được điều trị tâm lý và khẳng định chỉ uống vài viên cách nhập viện 10 giờ. BS giải thích không cần súc rửa dạ dày và XN kiểm tra paracetamol and salicylate. XN báo qua điện thoại lả salicylate âm tính. Khi nói đến paracetamol, kỹ thuật viên nói “2” rồi ngừng một chút tiếp tục nói “1,3” . Điều dưỡng nghe máy ghi là 2.13. BS nhận KQ và so trên biểu đồ thấy thấp hơn mức độ bình thường nên không xử trí gì. KQ thật sự là 213. Hai ngày sau bn bị suy gan và tử vong 10 ngày sau đó
Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cam Ranh
BẢNG TIN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
(Lần 1 – Năm 2020)
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAM RANH
Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa nhưng vẫn chưa kiểm soát hết sự cố, vẫn đang đối mặt với nhiều rũi ro có thể xảy ra trên người bệnh.
1.1. Hoạt động của hệ thống báo cáo sự cố y khoa:
1.2. Nhận thức và hành vi báo cáo sai sót, sự cố y khoa của nhân viên y tế:
Sai sót, sự cố y khoa là vấn đề không mới, nhưng báo cáo sự cố y khoa là công việc hoàn toàn mới đối với nhân viên y tế. Do đó cần phải có các giải pháp thích hợp, tạo cho nhân viên y tế có cái nhìn mới về mặt tích cực của việc báo cáo sự cố y khoa nhằm nâng cao nhận thức để có thái độ và hành vi đúng khi báo cáo sự cố y khoa. Tuy nhiên một rào cản lớn trong việc ghi nhận và báo cáo sự cố là văn hóa buộc tội, qui trách nhiệm dẫn đến tâm lý e ngại báo cáo và sự cố y khoa lại tiếp diễn. Để cho cán bộ viên chức chủ động và mạnh dạn hơn thì cần có một phương pháp khuyến khích để báo cáo sai sót sự cố, điều này sẽ tránh được tình trạng bao che, giấu diếm lẫn nhau khi có sự cố xảy ra. Thực tế cho thấy nhân viên y tế chỉ báo cáo những sai sót sự cố xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, nhiều người biết và không thể che giấu được. Vì vậy cần phải xây dựng một văn hóa mới về nhìn nhận và xử lý sai sót, sự cố y khoa, sao cho mỗi cán bộ viên chức khi phát hiện sai sót sự cố thì tự giác báo cáo như trách nhiệm của chính mình.
1.3. Phòng ngừa các nguy cơ, sai sót, sự cố y khoa:
Bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa nhằm phát hiện sớm các diễn biến bất thường của người bệnh như: thành lập các biển báo, hướng dẫn, công khai số điện thoại tại các buồng bệnh để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân liên hệ khi cần báo gọi; đã thiết lập hệ thống oxy trung tâm tại phòng cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật.., các máy thở, monitoring theo dõi luôn được cài đặt cảnh báo tự động, đã cài đặt camera ở phần lớn các khoa phòng để theo dõi hoạt động của nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số giường cấp cứu vẫn chưa trang bị đủ hệ thống chuông, đèn báo đầu giường, chưa thiết lập hệ thống oxy trung tâm cho tất cả các giường bệnh trong bệnh viện; buồng vệ sinh chưa có chuông báo gọi trợ giúp khi có sự cố xảy ra, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến công tác theo dõi chăm sóc người bệnh.
Để phòng ngừa nguy cơ người bệnh té ngã, bệnh viện cũng đã triển khai nhiều giải pháp như hệ thống lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế để người bệnh không bị té ngã do vô ý; các vị trí có nguy cơ trượt, vấp ngã được ưu tiên xử lý. Có biển báo, hướng dẫn người bệnh cách gọi nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp tại những vị trí dễ quan sát. Tuy nhiên vẫn còn một số vị trí có nguy cơ trượt ngã do thiết kế xây dựng ban đầu cần phải khắc phục trong thời gian tới.
1.4. Công tác chống nhầm lẫn người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế:
Bệnh viện đã triển khai các qui định, quy trình về việc xác nhận và khẳng định chính xác người bệnh đúng loại dịch vụ cung cấp khi tiến hành chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, thủ thuật…và phổ biến cho nhân viên kịp thời để thực hiện; đã xây dựng các bảng kiểm để thực hiện kiểm tra đối chiếu người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế; đã triển khai mã vạch, mã số cho bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện. Thông tin trên mẫu bệnh phẩm đảm bảo đúng qui định, việc giao nhận người bệnh được thực hiện nghiêm túc giữa các nhân viên y tế và đúng quy trình. Tuy nhiên một số nhân viên y tế còn bất cẩn, chủ quan làm tắt quy trình, bảng kiểm khi tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.
1.5. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn:
Đã thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhân viên chuyên trách cho công tác nhiễm khuẩn. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động thường xuyên theo kế hoạch. Các nhân viên y tế được tham gia các lớp đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn; các thành viên của mạng lưới được tham gia huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng và ban hành các hướng dẫn về phòng ngừa chuẩn; có quy trình xử lý các trường hợp rủi ro, phơi nhiễm với các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao; có hệ thống khử khuẩn tập trung. Đã triển khai thực hiện chương trình rửa tay; có các bản hướng dẫn rửa tay tại các bồn rửa tay. Có phân công nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng kế hoạch giám sát nhiễm khuẩn trong phạm vi bệnh viện. Thực hiện phân loại chất thải y tế; có trang bị túi, thùng để thu gom chất thải y tế; thực hiện xử lý chất thải rắn y tế theo quy định. Có hệ thống xử lý chất thải lỏng và hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện đôi lúc đôi nơi chưa thật sự nghiêm túc.
Từ thực trạng trên, Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh tiến hành xây dựng giải pháp cải tiến chất lượng an toàn người bệnh như sau:
2. Giải pháp cải tiên chất lượng an toàn người bệnh:
2.1. Chuẩn hóa quy trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân:
Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng chuẩn theo Bộ Y tế qui định.
Xây dựng các quy trình chuẩn về an toàn người bệnh như: quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình truyền máu, quy trình chống nhầm lẫn về cấp phát thuốc cho người bệnh, quy trình về xác nhận và khẳng định đúng người bệnh, đúng loại dịch vụ cung cấp…
Đối với nhân viên y tế khi tham gia điều trị chăm sóc người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc quy trình, phác đồ điều trị, bảng kiểm, không nên xử lý công việc theo trí nhớ.
2.2. Tăng cường huấn luyện, đào tạo về an toàn người bệnh:
Thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng cho nhân viên y tế.
Huấn luyện cách phòng ngừa tai biến và xử trí các tình huấn tai biến có thể xảy ra khi thực hiện các kỹ thuật điều trị, chăm sóc trên người bệnh. Thành lập nhóm phản ứng nhanh khi cấp cứu người bệnh (có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm).
Huấn luyện các chuyên đề về an toàn người bệnh và kiểm soát nhiểm khuẩn tại các khoa phòng.
Tập huấn về quy trình báo cáo, phân tích sai sót, sự cố y khoa.
2.3. Báo cáo tự nguyện và giám sát sự cố:
Xây dựng hệ thống báo cáo không khiển trách để khuyến khích nhân viên y tế tự nguyện báo cáo các sự cố “suýt xảy ra” và đã xảy ra.
Tạo văn hóa an toàn “Lỗi và biến chứng là cơ hội học tập cho tương lai” để cho nhân viên có cái nhìn mới, nhận thức và hành vi đúng mỗi khi gặp sự cố đều tự giác báo cáo và xem như là trách nhiệm của chính mình, xóa bỏ quan niệm qui trách nhiệm cá nhân khi có sai sót.
Tăng cường kiểm tra, giám sát sai sót, sự cố y khoa qua hồ sơ bệnh án.
Báo cáo các sự cố suýt xảy ra qua hoạt động chuyên môn hàng ngày.
Giám sát các chuyên đề về an toàn người bệnh, chống nhầm lẫn người bệnh và dịch vụ cung cấp.
2.4. Hoạt động cải tiến đảm bảo an toàn người bệnh:
Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật về an toàn người bệnh như:
+ Cải tiến quy trình về an toàn người bệnh cho phù hợp tại các khoa phòng.
+ Khẳng định chính xác người bệnh tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ.
+ An toàn phẫu thuật, thủ thuật.
+ An toàn khi sử dụng thuốc.
+ Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi truyền đạt thông tin sai lệch giữa các nhân viên y tế.
+ An toàn trong việc sử dụng trang thiết bị.
Các báo cáo tự nguyện sau khi thu thập, phân tích, xác định nguyên nhân phải phản hồi kịp thời cho nhân viên y tế biết, để học tập, rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố tái diễn.
Cải tiến các bảng biểu chưa hoàn chỉnh, cải tiến quy trình khám và điều trị bệnh, hướng dẫn làm các thủ tục khám, cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.
Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của bệnh viện bao gồm an ninh trật tự, an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh.
Đánh giá kết quả tác động từ các sự cố đã xảy ra và suýt xảy ra.
Nhân rộng hiệu quả cải tiến chất lượng.
2.5. Tổ chức học tập từ các sai sót, sự cố y khoa đã được nhận dạng nhằm tránh lập lại sự cố:
Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện thu thập tổng hợp các sai sót đã xảy ra và “gần như sắp xảy ra”, sau khi xác định được nguyên nhân, phản hồi về các khoa phòng tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phòng ngừa thích hợp.
2.6. Xây dựng hệ thống “khó mắc lỗi”:
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi trong khâu thiết kế xây dựng ban đầu.
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi ngay từ khâu khám chữa bệnh đầu tiên.
Lắp hệ thống báo động ở các trang thiết bị đang sử dụng trên người bệnh.
Tăng cường hệ thống nhắc nhở, ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo trong việc kê đơn, tra cứu nhanh phác đồ điều trị.
Áp dụng bảng kiểm cho các quy trình; sử dụng các bảng biểu về liều lượng thuốc, các hình ảnh cảnh báo chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc có hình dạng giống nhau…
2.7. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh:
Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh khởi đầu từ Ban lãnh đạo cần có thái độ đúng mực, không định kiến khi có sự cố sai sót xảy ra. Nếu duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc qui chụp trách nhiệm cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm.
Lãnh đạo cần có cái nhìn mới về sự cố y khoa để nhân viên y tế chủ động, mạnh dạn báo cáo và trao đổi thông tin về các sai sót, sự cố y khoa.
Có hình thức khuyến khích những nhân viên y tế chủ động báo cáo khi sự cố xảy ra hoặc suýt xảy ra.
Xây dựng giải pháp đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá, loại bỏ tư duy đối phó, chạy theo thành tích.
Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa một bên là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và một bên là nhân viên y tế. Tạo điều kiện để người bệnh trở thành một thành viên trong nhóm chăm sóc.
Tổ chức trao đổi thông tin với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về kết quả điều trị, chăm sóc kể cả những việc có thể xảy ra ngoài dự kiến.
2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát:
Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật, thủ thuật; giám sát việc tuân thủ các quy trình về kiểm soát nhiểm khuẩn.
Triển khai các biện pháp giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng.
Duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy chế bệnh viện, việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng các trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao…hàng ngày.
Chăm Sóc Người Bệnh Bong Gân
Chăm sóc người bệnh bong gân
BỆNH HỌC
KHÁI NIỆM
Đụng giập là những vùng bị bầm nhưng không có tổn thương trên da. Trặc gân là kéo cơ, dây chằng do sự kéo căng quá mức.
Bong gân là đứt dây chằng giữ 2 đầu xương (dây chằng khớp). Dây chằng giữ khớp là một tổ chức gồm nhiều sợi collagen có tính ít đàn hồi và rất chắc. Bong gân là sự đứt các sợi này do căng giãn đột ngột quá mức (dây chằng bị cắt đứt không gọi là bong gân).
Tổn thương ít trầm trọng hơn bao gồm vết bầm hay vết đụng giập của da; trật gân hay dây chằng; bong gân của nhiều hay toàn bộ gân, dây chằng, hay xương trong và chung quanh khơp. Cả 3 (bầm, căng giãn cơ và bong gân) có dấu hiệu khởi đầu giống nhau, đòi hỏi nhận định giống nhau và điều trị cũng giống nhau.
GIẢI PHẪU BỆNH LÝ VI THỂ CỦA DÂY CHẰNG
Tổn thương dây chằng thường diễn tiến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn viêm tấy cấp tính: thời gian khoảng 72 giờ có vỡ mạch máu và ngấm máu ra tế bào.
Giai đoạn phục hồi: từ 72 giờ đến 4 – 6 tuần có sự tích tụ collagen.
Giai đoạn tái tạo: từ 4 – 6 tuần sau chấn thương đến 3 – 6 tháng là thời kỳ tổ chức lại cơ và collagen.
PHÂN LOẠI
Có 3 mức độ:
Độ 1: đứt một phần, rách tối thiểu thớ sợi dây chằng, dây chằng chỉ bị giãn nhẹ.
Độ 2: đứt nhiều hơn 25% nhưng dây chằng chưa đứt hẳn. Dây chằng bị giãn nhiều nhưng chưa gây tình trạng chênh vênh khớp.
Độ 3: dây chằng bị đứt hẳn, hoàn toàn mất sự liên tục và gây chênh vênh khớp.
DI CHỨNG
Rối loạn thường gặp là viêm bao khớp vô trùng sau chấn thương. Viêm tấy bao khớp sau chấn thương được chia làm 2 thể:
Tràn dịch thể thanh dịch: nước ổ khớp có màu vàng chanh, trong vắt, albumine thấp trong dịch, chủ yếu là dịch thấm.
Tràn máu ổ khớp: nếu có đứt mạch máu sau vài giờ sẽ xuất hiện viêm tấy tiêu máu với các triệu chứng đau nhức, sưng nề, nóng đỏ ổ khớp. Khi đau, khớp co lại gây biến dạng tư thế ở khớp.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Phù nề khu trú, có bầm tím do máu tụ khu trú ở vùng dây chằng tổn thương. Đau tự nhiên, đau nhiều khi
ấn vào dây chằng bị tổn thương. Vận động toác khe khớp nhiều hơn so với bên lành.
Biểu hiện viêm bao khớp: khớp sưng nề, sờ bao khớp thấy dày hơn bình thường, ấn đau, nóng, chọc hút có dịch.
ĐIỀU TRỊ
Thuốc: giảm đau, an thần.
Phương pháp xử trí ngay sau chấn thương
I (Ice): chườm lạnh 20 – 30 phút, nghỉ 30 phút làm liên tục trong 24 – 72 giờ hay nhiều hơn tuỳ vào tổn thương. Đặt đá lạnh làm giảm chảy máu và phù nề.
C (Compression): băng ép, băng ép máu tĩnh mạch nhưng băng không được để chèn ép dòng chảy của động mạch. Băng làm co thắt và hạn chế máu hồi lưu.
I (Immobilization): bất động vùng tổn thương (có thể băng thun hay bó bột). Không tập vận động trong thời gian chảy máu, chỉ tập sau bong gân 7 – 10 ngày và còn tuỳ vào tổn thương, không mang nặng.
E (Elevation): nâng cao chi tổn thương ngang mực tim để tăng mạch máu hồi lưu giúp giảm sưng viêm. Nâng quá cao hay trên mực tim cũng cần tránh vì sẽ làm cản trở dòng chảy động mạch làm gia tăng sưng hơn là giảm sưng. Nâng chi không quá 13cm trên mức tim.
Lưu ý: trong thời gian này người bệnh không chà xát, xoa bóp, hay xoa thuốc lên chỗ sưng viêm.
Phục hồi bằng giải phẫu
Khi dây chằng bị đứt hoàn toàn, mẻ xương nơi bám dây chằng, tạo hình dây chằng trong bong gân cũ.
Chuẩn bị người bệnh trước mổ
Rửa da sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, sát khuẩn da sau khi tắm, nên tắm trước mổ vài giờ. Kháng sinh dự phòng trước mổ luôn được áp dụng vì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ rất cao. Chụp X quang cho người bệnh.
Tâm lý: thông tin cho người bệnh tình trạng sau mổ. Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc, di chuyển, sinh hoạt. Hướng dẫn cách tập luyện để người bệnh an tâm.
Toàn thân: người bệnh không sốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN
NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Bảng 39.1. Phân biệt giữa đụng giập, trật gân và bong gân
CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
Đau do bong gân
Đánh giá mức độ đau. Ngay tại vùng bong gân người bệnh đau rất nhiều. Điều dưỡng cần thực hiện thuốc giảm đau, an thần cho người bệnh. Người bệnh cần được bất động vùng tổn thương bằng băng thun giãn, bằng nẹp. Không cho người bệnh xoa bóp, đắp nóng trên vùng tổn thương. Nên đắp lạnh ngay sau khi bong gân giúp giảm đau, giảm nóng, giảm chảy máu. Thực hiện công tác tư tưởng giúp người bệnh an tâm, tâm lý liệu pháp. Thực hiện thuốc giảm đau cho người bệnh. Cần hướng dẫn người bệnh hạn chế vận động.
Người bệnh suy giảm vận động do bong gân
Nhận định ngay vùng tổn thương: đau, nóng, cảm giác đau tăng khi cử động. Chăm sóc vùng tổn thương nhẹ nhàng tránh tổn thương thêm, hạn chế thăm khám thường xuyên. Đắp lạnh giúp giảm phù nề và chảy máu ngay sau chấn thương. Nâng chi cao lên giúp máu hồi lưu tốt sẽ giảm phù nề.
Tập hết biên độ vận động cho người bệnh ở mức độ không đau trong thời gian bất động.
Dùng phương pháp treo chi lên để giúp giảm đau và gia tăng thoải mái nhưng chú ý không được cao hơn mức tim. Nâng chi không quá 13cm trên mức tim.
Kiểm tra thần kinh mạch máu chi giúp phát hiện sớm các biến chứng. Trợ giúp người bệnh đi nạng (nếu được) tránh đi trên chân đau.
Thực hiện thuốc giảm đau, kháng viêm trong quá trình điều trị. Trợ giúp người bệnh vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tắm ngồi nếu người bệnh bị bong gân chi dưới “không vận động trong giai đoạn viêm tấy” là điều mà điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh.
Cơ tổn thương không còn hoạt động như bình thường do đau
Giúp người bệnh an tâm rằng chức năng cơ sẽ tái hoạt động sau khi có điều trị thích hợp. Khuyến khích người bệnh tiếp tục vận động chi trong giới hạn cho phép, cần thận trọng vì có thể bị tổn thương lại. Người bệnh được dùng thuốc giảm đau khi tập theo y lệnh bác sĩ. Tránh sử dụng các chất có silicate xoa trên vùng bong gân vì dễ làm xơ hoá khớp.
Hướng dẫn người bệnh tập vận động chi lành để cơ chi lành khỏe sẽ trợ giúp cho chi bong gân.
Chăm sóc người bệnh sau mổ
Bất động tạm thời sau mổ, theo dõi đau sau mổ. Do băng thun chặt sau mổ: điều dưỡng tránh thay băng trong những ngày đầu, theo dõi băng thấm dịch. Hướng dẫn người bệnh tập vật lý trị liệu. Thay băng khi có y lệnh, tuy nhiên, điều dưỡng cần theo dõi phù nề, tình trạng đau sau mổ, cần theo dõi dấu hiệu chèn ép sau mổ.
GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH
Cung cấp cho người bệnh kiến thức về tổn thương và biến chứng của bong gân.
Hướng dẫn người bệnh cách uống thuốc, thay quần áo và thực hiện những hoạt động hằng ngày, cách đi nạng.
Giáo dục người bệnh thận trọng không tập khi đau, không làm việc nặng, tránh đi lại quá gắng sức nếu chi bị thương là chi dưới.
LƯỢNG GIÁ
Người bệnh phục hồi lại tầm hoạt động khớp tổn thương.
Người bệnh trở về cuộc sống thường ngày: công việc gia đình và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Frances Donovan Monahan Marianne Neighbors, Musculoskeletal Knowledge base for Patient with Dysfunction, chapter 6, Medical Surgical Nursing Foundations for Clinical Practice 2nd Edition, WB Saunders company, 1998, 837 – 945.
Susan Ruda, Nursing role in Management Musculoskeletal Problem, chapter 59, section 8, Medical Surgical Nursing, fourth Edition, Lewis Collier Heitkemper/MOSBY, 1992, 1839 – 1892.
Marilyn Stapleton. Musculoskeletal system in Mosby’s Manual of Clinlcal Nursing, second Edition, the C,V, Mosby Company, 1986, 375 – 474.
Nguyễn Quang Long, Các tổn thương dây chằng và bao khớp, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, tập 5,
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn ngoại tổng quát, 1988, 365.
Chăm sóc ngoại khoa (tài liệu thí điểm giảng dạy Điều dưỡng Trung học) 03 – SIDA, Hà Nội, 1994, 166.
Nguyễn Quang Long, Đại cương về bong gân. Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, lưu hành nội bộ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 31.
Chỉnh hình và chấn thương học, tổ chức Y tế Thế giới, Nhà xuất bản Y học, đề án đào tạo 03 – SIDA, Hà Nội, 1993.
Khẳng Định Vai Trò Của Y Tế Thôn Bản Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng
Y tế thôn bản được xem là cánh tay nối dài của ngành y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Ảnh tư liệu)
Tuy nhiên, hiện nay, việc xây dựng đội ngũ này vẫn còn nhiều bất cập, hầu hết là những người kiêm nhiều nhiệm vụ, nhiều trường hợp không đảm bảo chuyên môn, năng lực công tác, mức phụ cấp chưa tương xứng… Trước thực tế đó, ngành y tế đang khẩn trương xây dựng đề án kiện toàn mạng lưới y tế thôn bản để sớm trình cơ quan chức năng phê duyệt, áp dụng vào thực tế.
Mặc dù đảm nhiệm đến 9 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nơi địa bàn đứng chân, nhưng hiện các nhân viên y tế thôn bản chỉ được hưởng chế độ phụ cấp hết sức ít ỏi, không tương xứng với công việc. Đơn cử như tại Quảng Nam, toàn tỉnh có 1.767 nhân viên y tế thôn bản được phân bố hoạt động trên khắp các thôn bản, có thôn bản bố trí đến 2 nhân viên, nhưng cũng không thể “phủ sóng” hết địa bàn dân cư. Nhân viên y tế thôn bản đã và đang trở thành những nhân tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, mức phụ cấp cho họ hiện nay rất thấp. Trung bình mỗi tháng, cán bộ y tế thôn bản chỉ được nhận khoảng từ 60.000 đồng đến 325.000 đồng tùy theo vùng.
Việc duy trì mạng lưới cán bộ y tế thôn bản là hết sức cần thiết. Nhưng để làm được điều này thì cần phải có nhiều thay đổi căn bản để giải quyết gốc rễ của vấn đề. Trong đó tăng mức phụ cấp hàng tháng và kinh phí hỗ trợ đào tạo kỹ năng là cần thiết nhất. Theo đó, Sở Y tế các địa phương cần phối hợp với chính quyền địa phương để từng bước thực hiện việc lồng ghép nhân viên y tế thôn bản kiêm nhiệm thêm một số công việc tại thôn bản như: cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số hoặc một số công việc ở ban dân chính thôn…, vừa tạo điều kiện để nhân viên y tế thôn bản có thêm thu nhập vừa hỗ trợ cho công tác.
Thêm nữa, cần phải tổ chức lại việc quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn bản theo hướng chính quy và khoa học hơn. Đặc biệt là kêu gọi đội ngũ tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng là những người có tâm huyết với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân để tăng cường công tác y tế tại các thôn bản. Bên cạnh đó, cần phải bố trí kinh phí, hỗ trợ công tác đào tạo mới, đào tạo liên tục để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị, có nguồn nhân lực để thay thế, bổ sung cũng như tạo điều kiện cho nhân viên y tế thôn bản được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới và học hỏi kinh nghiệm nhằm góp phần phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bắt đầu từ y tế cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế hiện nay. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, đặc biệt là ở các huyện miền núi vùng sâu vùng xa của cả nước hiện nay vô cùng vất vả, mất nhiều thời gian, nhưng mức thù lao dành cho họ lại chưa tương xứng.
Trong những năm qua, đội ngũ y tế thôn bản đã thực hiện đúng 9 chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Bộ Y tế. Đội ngũ này chính là cánh tay nối dài để ngành y tế thực hiện công tác truyền thông, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay tại cộng đồng. Sự tận tâm của y tế thôn bản đã giúp cho việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: Phòng chống sốt rét; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em;… được thực hiện có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, cống hiến và thời gian nhân viên y tế thôn, bản dành cho công việc cũng không phải là ít, thế nhưng thu nhập của họ chưa tương xứng…Ở vùng miền núi khó khăn, mức lương của họ là 630.000 đồng/người/tháng, còn ở đồng bằng chỉ 315.000 đồng/người/tháng. Số tiền ấy gần như chỉ đủ để đổ xăng xe đi lại trong các đợt truyền thông.
Phụ cấp quá thấp không đủ để trang trải cuộc sống cho đội ngũ này. Và đây chính là lý do khiến những năm gần đây, nhiều nhân viên y tế thôn bản không còn mặn mà với công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây cũng là một ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở cơ sở hiện nay.
Thiết nghĩ, đã đến lúc phải có những điều chỉnh thích hợp nhằm động viên, khuyến khích và cổ vũ lực lượng y tế thôn bản ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng thời kỳ mới.
Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu: a) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng; b) Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng; c) Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường; đ) Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản; e) Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng bệnh thông thường; g) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ; h) Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản; i) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã. (Nguồn: Thông tư số 07/2013/TT-BYT)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phòng Ngừa Sự Cố Y Khoa Trong Việc Xác Định Người Bệnh Và Cải Tiến Trong Nhóm Chăm Sóc trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!