Cập nhật nội dung chi tiết về Phát Triển Du Lịch Thông Minh: Cần Đồng Bộ Các Giải Pháp mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phát triển du lịch thông minh: Cần đồng bộ các giải pháp
Để được gọi là du lịch thông minh, nhất thiết phải đảm bảo bốn yếu tố: công nghệ thông minh, người tiêu dùng thông minh, doanh nghiệp du lịch thông minh và điểm đến thông minh.
Xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch thông minh đang ngày càng được đẩy mạnh thực hiện, góp phần tạo ra các giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của du khách, doanh nghiệp, cũng như cơ quan quản lý và cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch thông minh cũng gặp không ít thách thức, đòi hỏi được tháo gỡ bằng nhiều giải pháp đồng bộ hơn trong thời gian tới.
Đảm bảo 4 yếu tố
Theo một số chuyên gia, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay để phát triển du lịch thông minh ở nhiều địa phương là mức độ sẵn sàng cho phát triển du lịch thông minh.
Du lịch thông minh được phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin-truyền thông. Đây được coi là điều kiện mang tính tiên quyết. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về công nghệ để phát triển du lịch thông minh ở nhiều địa phương lại chưa cao và là trở ngại cần được khắc phục trong thời gian ngắn nhất. Bởi lẽ muốn có du lịch thông minh, cần có các nền tảng hạ tầng về viễn thông điện tử và các trang thiết bị hiện đại đi kèm một cách đồng bộ.
Tiến sỹ Đào Thị Thu Hằng, Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng để được gọi là du lịch thông minh, nhất thiết phải đảm bảo bốn yếu tố: công nghệ thông minh, người tiêu dùng thông minh
(sử dụng điện thoại thông minh
và có kết nối), doanh nghiệp du lịch thông minh và điểm đến thông minh.
Nếu có công nghệ thông minh, doanh nghiệp thông minh và điểm đến cũng đáp ứng những tiện ích, gia tăng giá trị trải nghiệm để được gọi là điểm đến thông minh, nhưng không có sự kết nối tương tác, đổi mới tức thời của du khách thông minh thì không thể có du lịch thông minh đúng nghĩa.
[Phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu]
Về phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch, để hướng tới du lịch thông minh, cần đầu tư để có các thiết bị thu thập, chia sẻ dữ liệu, chia sẻ tài nguyên tức thời. Chẳng hạn, doanh nghiệp trang bị những hệ thống cảm biến để thu thập thông tin về thời tiết nhằm có phương án phục vụ du khách một cách phù hợp nhất hoặc tiếp nhận kịp thời thông tin từ các mạng xã hội. Điều này sẽ làm tăng sự liên kết chuỗi giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả phối hợp tập thể và tính linh hoạt trong hệ sinh thái kinh doanh du lịch.
Đồng bộ các giải pháp
Tiến sỹ Lê Quang Đăng, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho rằng để phát triển du lịch thông minh, cần nâng cao nhận thức của người dân về du lịch thông minh, tuyên tuyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động du lịch trực tuyến, những ưu điểm và cả những tồn tại, bất cập của nó để khách du lịch và người dân hiểu, có những hoạt động tích cực, thông minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, tiếp cận du lịch thông minh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước hiện đại hóa ngành du lịch.
Đề cập cụ thể về các giải pháp phát triển du lịch thông minh
tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiến sỹ Bùi Thị Ngọc Trang thuộc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và tiến sỹ Tạ Duy Linh thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế và du lịch (Hội Trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam), thạc sỹ Dương Đức Minh thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đều nhận định thành phố là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, có nhiều thuận lợi rất căn bản trong phát triển du lịch thông minh, như đang triển khai đề án đô thị thông minh, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, là thị trường nhận và gửi du khách sôi động.
Trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, khoảng cách địa lý không còn là rào cản to lớn để hạn chế sự kết nối các thị trường kinh tế, trong đó có thị trường kinh doanh du lịch, các đơn vị, các doanh nghiệp du lịch cần tận dụng và khai thác triệt để mạng lưới kinh doanh du lịch dựa vào các ứng dụng công nghệ thông tin để từ đó “tranh thủ” được các dòng dịch chuyển du khách vào Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển một cách lâu dài, căn cơ của ngành du lịch.
Các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu, đào tạo những vị trí việc làm mới thay thế những vị trí truyền thống mà hệ thống công nghệ đã đảm nhiệm. Khi thế giới đang theo xu hướng công nghệ 4.0, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo cũng không thể nào trang bị như đào tạo theo hướng truyền thống, mà đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có trang thiết bị bắt kịp với xu thế./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)
Triển Khai Đồng Bộ Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đặc biệt là Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Ninh Bình cũng là địa phương có những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, di tích lịch sử văn hóa lâu đời, đó là những điều kiện và lợi thế to lớn để phát triển du lịch.
Với tiềm năng phong phú, đa dạng, những chính sách được ban hành phù hợp, kịp thời, trong những năm qua, Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đột phá, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh, giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng bình quân về lượt khách là 14,5%/năm, năm 2017 khách tham quan du lịch đạt trên 7 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt trên 2.500 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ước đón trên 4,8 triệu lượt khách, đạt 67,8% so với kế hoạch năm 2018, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu du lịch đạt 1.736,909 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả đó khẳng định, du lịch tỉnh nhà đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Những vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch cần quan tâm giải quyết, đó là: Thời gian qua lượt khách đến Ninh Bình đông nhưng lượng khách lưu trú ít, thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu của khách du lịch tại Ninh Bình thấp hơn so với các địa phương khác; các cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu kinh doanh 2 dịch vụ cơ bản là ăn và nghỉ, các dịch vụ bổ sung chưa được quan tâm; thiếu các khu vui chơi giải trí, mua sắm nhất là các khu vui chơi giải trí, mua sắm về đêm; nhân lực tham gia làm dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp; hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; vệ sinh môi trường, văn minh du lịch ở một số điểm du lịch chưa được duy trì thường xuyên; công tác quản lý Nhà nước về du lịch có mặt còn hạn chế…
Để khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế, du lịch Ninh Bình tập trung khắc phục những hạn chế, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển du lịch. Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch về phát triển du lịch, đưa du lịch Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững.
Theo đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Huy động các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, tập trung đầu tư, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, chất lượng cao.
Cùng với đó, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; nâng cao chất lượng tour, tuyến du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu của du khách như: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp.
Quan tâm đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao tính chuyên nghiệp, tích cực triển khai thực hiện xã hội hóa trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch; từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch…
Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2018 vừa được tổ chức thành công với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, góp phần quảng bá, giới thiệu và khẳng định thương hiệu, vị thế du lịch Ninh Bình. Với những giải pháp đồng bộ đã và đang đuợc triển khai, tin tưởng rằng du lịch Ninh Bình sẽ tiếp tục có bước phát triển đột phá, đạt được mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.
Minh Châu
Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Bình Thuận
Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Thuận – (14/03/2015)
(DulichBinhthuan.com.vn).- Sáng 14-3-2015, tại Seahorse resort (Tp.Phan Thiết) đã diễn ra Hội thảo khoa học “Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Thuận”. Hội thảo do Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM tổ chức.
Tham dự hội thảo có Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ngô Minh Chính, đại diện lãnh đạo ngành du lịch, các chuyên gia về du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Thanh long, các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành cùng nhiều hộ dân tham gia mô hình du lịch cộng đồng tại Bình Thuận. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Thuận cần hướng đến các giải pháp quan trọng là: đẩy mạnh du lịch văn hoá cộng đồng mang nét đặc thù biển, đảo địa phương; phát triển gắn với sinh thái nhân văn và sinh thái tự nhiên biển, đảo Bình Thuận; tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Các đại biểu tập trung bàn về nhiều vấn đề như: vai trò của du lịch cộng đồng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Thuận, giải pháp xây dựng và phát triển hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, kinh nghiệm quốc tế về du lịch cộng đồng… Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, cho rằng: bên cạnh các sản phẩm du lịch thể thao biển, nghỉ dưỡng biển, xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng Bình Thuận vừa góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, vừa khai thác tiềm năng khác phục vụ du lịch như nghề biển, thủ công mỹ nghệ, vườn thanh long, văn hoá biển, đảo, văn hoá làng quê Việt…Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, từ những sản phẩm du lịch cộng đồng của các quốc gia phát triển ngành du lịch, Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này như: điểm tham quan Bàu Trắng gắn với các nghề truyền thống của đồng bào Chăm, tham quan sông Cà Ty với trải nghiệm cuộc sống miền biển trên các thuyền đánh cá của bà con ngư dân, chợ đêm Phan Thiết, du lịch kết hợp tham quan vườn thanh long Phan Thiết, di tích tháp Pô Sah Inư với văn hoá Chăm và loại hình du lịch văn học, du lịch tâm linh với di tích dinh Thầy Thím và chùa núi Tà Cú… Tại hội thảo, các diễn giả, chuyên gia cũng đã giải đáp những ý kiến về những giải pháp xây dựng mô hình du lịch cộng đồng trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh đế phát triển du lịch Bình Thuận theo định hướng phát triển bền vững. Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, đánh giá hội thảo đã kết thúc thành công và đạt kết quả như kỳ vọng của Ban tổ chức. qua đó hoàn thành Đề tài khoa học và xây dựng mô hình du lịch cộng đồng hoạt động có hiệu quả trong thực tế, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của Bình Thuận, tiềm năng du lịch của Bình Thuận sẽ được khai thác tốt hơn, ngành du lịch sẽ phát triển theo hướng bền vững và chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong những năm đến.Nguyên Vũ
Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Ở Việt Nam
– – TÀI NGUYÊN NỘI SINH Bản điện tử – địa chỉ truy cập: http://dspace.agu.edu.vn:8080/ Bản in được lưu trữ tại quầy Tham khảo Tầng 4 (Hoặc liên hệ cán bộ thư viện tại quầy để được hỗ trợ).
Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang : Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh / Nguyễn Vũ Thùy Chi ; chúng tôi Lưu Thanh Đức Hải (Hướng dẫn khoa học). – Cần Thơ : Đại học Cần Thơ , 2010.100tr ; 30 cm. Số phân loại: 338.40959791/Ch300/LV00164
Những khó khăn trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang : Báo cáo khóa luận tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát triển nông thôn / Châu Chiêu Ý ; ThS. Phạm Xuân Phú (Giảng viên hướng dẫn). – An Giang : Đại học An Giang , 2009.-vi, 62 tr. : minh họa ; 30 cm. – (Khóa luận tốt nghiệp Đại học). Số phân loại: 338.47/Y600 / SVLV001019
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc của người dân thành phố Long Xuyên / Hồ Phi Khanh; Th.S Trịnh Hoàng Anh (Giảng viên hướng dẫn). – An Giang : Đại học An Giang , 2016.- viii; 61 tr ; 30 cm. – (Chuyên đề tốt nghiệp). Số phân loại: QTKD-DH13QT/Kh107 / CDTN000314
TẠP CHÍ CÓ TẠI THƯ VIỆN (Bản in được lưu tại quầy Tham khảo Tầng 4)
Phát triển du lịch cộng đồng khu vực đồng bằng sông Cửu Long / Thanh Hiền .- Tạp chí Du lịch, 2016, Số 8, tr. 32-33
Du lịch dựa vào cộng đồng và vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương / Đặng Thị Diệu Trang .- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2013, Số 8(350), tr.25-30
Để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam / Doãn Văn Tuấn
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang / Nguyễn Quốc Nghi; Nguyễn Thị Bảo Châu; Trần Ngọc Lành
Du lịch cộng đồng hướng đi mới cho nông dân / Tuệ Sam
Mối lo về sức hấp dẫn của du lịch cộng đồng / Trọng Hoàng
Khái niệm, phân loại nhu cầu du lịch và nhu cầu khách du lịch:
Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học Trường Đại học Sài Gòn (Giai đoạn 2011 – 2014)
Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về công viên giải trí tại thành phố Huế / Trần Thị Hồng (Tóm tắt)
Các khái niệm về du lịch bền vững
Những vấn đề cơ bản trong du lịch
Du lịch bán đảo Sơn Trà – Định hướng phát triển bền vững
Ý kiến mới về du lịch sinh thái / ThS. Nguyễn Văn Thuật
Du lịch chữa bệnh – Loại hình du lịch phát triển tương lai/ TS. Trịnh Xuân Dũng
Loại hình du lịch sinh thái
Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội
Phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam
Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Thực trạng và định hướng phát triển du lịch công vụ ở Thừa Thiên Huế
Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại Thành Phố Đà Nẵng: Những thực tiễn khả quan
Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của du khách đến Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại Thành phố Cần Thơ
Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa”
Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với Thành phố Hội An
Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay – Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc/ Vũ Trọng Thắng
Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng / Phạm Thị Thanh Thủy .- Luận văn tốt nghiệp
Phân tích hoạt động tuyên tuyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch các địa phương : Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội / Phan Thị Thái Hà
Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái : Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển / TS. Trần Thị Mai
Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam / Th.S Bùi Thanh Hương, Th.S Nguyễn Đức Hoa Cương
Các yếu tố phát triển để thực hiện thành công du lịch cộng đồng / Quỹ Châu Á
Phát triển du lịch cộng đồng: Cần có chính sách đặc thù
Đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng tại Cần Thơ, An Giang
Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại khu sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An
Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào loại hình du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long
Triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở Tây Nam bộ
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng / PGS. TS Nguyễn Thị Hải, ThS. Bùi Cẩm Phượng
Chính sách về phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở vùng ven biển Việt Nam
THƯ VIỆN
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phát Triển Du Lịch Thông Minh: Cần Đồng Bộ Các Giải Pháp trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!