Cập nhật nội dung chi tiết về Ô Nhiễm Môi Trường,Thực Trang, Nguyên Nhân, Hậu Quả &Amp; Cách Khắc Phục mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ô nhiễm môi trường là gì? Các dạng ô nhiễm môi trường chính? Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả nghiêm trọng ra sao? Các biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường.
Ngày 28/08/2019, nhà kho của nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước Rạng Đông bốc cháy dữ dội giữa một khu dân cư ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân khiến người dân hoảng loạn tháo chạy thoát thân. Hơn một tuần sau, sinh hoạt của người dân vẫn bị gián đoạn trong khi nỗi lo sợ nhiễm độc thuỷ ngân làm gia tăng sự bất an. Những vấn đề xoay quanh mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy cũng đang là đề tài khiến dư luận xôn xao trong thời gian gần đây.
Mức độ ô nhiễm môi trường do vụ cháy trên gây ra dù ít hay nhiều cũng đang góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ô nhiễm môi trường, vấn đề đã và đang được quan tâm rất nhiều và cũng chưa bao giờ thôi “nóng” trên các mặt báo. Hằng ngày trên các phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nói đến những cụm từ như băng tan, Trái Đất nóng lên, mưa axit, biến đổi khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp,…..Ô nhiễm môi trường có nguy cơ nghiêm trọng hơn theo thời gian và cũng không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào mà trở thành vấn đề chung của cả thế giới, cả nhân loại. Môi trường gắn liền với sự sống của nhân loại nhưng phải chăng chính sự sống của con người lại đang huỷ hoại đi môi trường?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới sức khoẻ của con người. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động lớn tới môi trường.
Các dạng ô nhiễm môi trường chính là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí và các loại ô nhiễm khác.
CÁC DẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHÍNH
Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nguồn tài nguyên quý giá cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên,mật độ dân số ngày càng tăng, cùng một số nguyên nhân chủ quan khác mà môi trường đất ngày càng bị xuống cấp, có nguy cơ ô nhiễm cao.
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý-hoá học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng của sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thuỷ vực. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước là do tràn dầu.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Ô nhiễm môi trường ánh sáng bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.
Ô nhiễm môi trường tiếng ồn bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường.
Ô nhiễm môi trường nhựa là sự tích tụ các chất nhựa và vi dẻo trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người.
Ô nhiễm môi trường phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX do sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân.
Ô nhiễm môi trường nhiệt là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
Trên thế giới hiện nay hầu như ô nhiễm môi trường đã xuất hiện với một phạm vi rộng lớn. Dấu hiệu để con người nhận biết ô nhiễm môi trường đang diễn ra đó chính là sự gia tăng ngày càng nhiều của những biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, nóng lên toàn cầu, mưa axit phá huỷ các công trình kiến trúc, gây tổn thương hệ sinh thái, suy giảm tầng ozon, tạo ra nhiều lỗ thủng lớn làm cho tia bức xạ cực tiếp lớn hơn.
Nhiệt độ của Trái Đất đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa học dự báo sẽ còn khả năng tăng từ 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100 năm tới.
Tình trạng ô nhiễm biển cũng đang diễn ra ở mức nghiêm trọng với sự xói mòn của bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, các rạng san hô cũng đang đối mặt với ô nhiễm.
Nhiều bãi rác tự phát được hình thành, gây ô nhiễm không chỉ cho môi trường đất mà còn cả môi trường nước, không khí. Đa dạng sinh học suy giảm, đất đai dần trở nên bạc màu.
Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua” , và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
Thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần tạo nên ô nhiễm môi trường, việc sử dụng túi nilong, không phân loại rác thải, xả rác bừa bãi,….
Theo đó, các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường những chất thải chưa qua xử lý. Nếu không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường sẽ khiến khiến môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra, tại các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt đã tạo các khí CO2, CO , N0x, SO2… Các khí thải này cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng, thậm chí là gây nên hiệu ứng nhà kính.
Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dư thừa do người dân sử dụng không hết vứt lung tung, bừa bãi. Các chất thải này sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao hồ… Điều này không chỉ làm ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm nước ngầm. Thậm chí, những chất độc hại này còn có thể bị đưa ra biển gây nên hiện tượng “thuỷ triều đỏ”…
Nhiều cơ sở đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người dẫn tới sự gia tăng của chất thải rắn
Nguồn gốc chất thải rắn có thể đến từ sinh hoạt, từ khu công nghiệp hay cơ sở y tế. Các chất thải này không được xử lý trước khi thải ra môi trường và tích tụ lâu dài trong môi trường. Điều này gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫ đến tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng này thường xảy ra tại các thành phố lớn, mật độ xe đông đúc…
Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Một số hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.
Một số cô quan chức năng cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề bảo về môi trường, chưa có biện pháp chế tài thật sự hiệu quả để xử lí các trường hợp vi phạm.
NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ con người mà chủ yếu là hệ hô hấp.
Một số bệnh do ô nhiễm không khí gây ra: viêm phế quản, hen suyển, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề về tim mạch, rối loạn neurobehavioral,….Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi,…
Ngoài ra, vấn đề về biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường, gây ra các bệnh như đột quỵ, chuột rút do nhiệt hoặc gây tử vong.
Nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước là tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu…Vấn đề hô hấp, phát ban da cũng là một trong những vấn đề sức khoẻ mà ô nhiễm nước gây ra.
Ô nhiễm đất ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản, làm nông sản nhiễm độc và người sử dụng nông sản đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về sức khoẻ.
Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng nông sản bị nhiễm độc là gan to, hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em …
Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi.
Mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm.
Theo đó, ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng đối với môi trường kinh tế – xã hội. Cụ thể:
Gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật, làm sức khoẻ con người suy giảm, ảnh hưởng lớn đến kinh tế mà trực tiếp là vấn đề về nguồn lao động
Gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản, nông sản và thuỷ sản trong môi trường bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ lớn bị nhiễm độc và không thể sử dụng được, làm giảm năng suất, sản lượng.
Gây thiệt hại đối với hoạt động du lịch, các khu vực bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan tự nhiên, giảm hoặc mất khả năng trở thành địa điểm tham quan, du lịch.
Gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường, chi phí để cải thiện môi trường là một con số không hề nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính quốc gia.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có biện pháp xử lý, răng đe mạnh tay với các trường hợp vi phạm.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Trồng cây, gây rừng
Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
Tái chế rác thải
Phòng chống ô nhiễm từ sinh hoạt hằng ngày như phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilong,…
Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
Tuyên truyền về hậu quả của ô nhiễm môi trường, tổ chức các buổi giáo dục ý thức cho các thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên,….
Sử dụng điện hợp lý
Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì? Thực Trạng, Nguyên Nhân, Hậu Quả, Biện Pháp
Hiện nay ở nước ta đang đau đầu về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Đầu tiên là chú trọng vào khâu khắc phục và các biện pháp xử lý ô nhiễm, đồng thời với đó là tuyên truyền ý thức mọi người bảo vệ môi trường từ nhà cho đến trường học, cơ quan…
Sự ô nhiễm tập trung vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp và những vùng nông thôn. Lượng rác thải hỗn hợp từ những khu chợ, khu chung cư và các tòa nhà cao tầng. Điều đó càng minh chứng rõ hơn khi mưa ấp đến, nước ngập úng và rác thải nổi lềnh bềnh nhiều hơn.
Chất lượng không khí ngày càng giảm sút, cảnh báo mức độ ô nhiễm ngày càng cao. Nhất là các nhà máy tại các khu công nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh tự phát tạo ra nhiều khói bụi: tái chế rác thải, sản xuất hàng gia dụng, gia công kim loại…
Đất nông nghiệp ngày càng khô cằn, ngập mặn ngày càng lún sâu hơn, thiếu nước canh tác, trồng trọt. Rau màu bị sau bệnh hại, sương muối ngày càng nặng…
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều và lạm dụng một cách quá mức. Sau mỗi lần sử dụng, bao bì chai lọ vứt bữa bãi xuống mương nước và đồng ruộng.
Ô nhiễm từ các bãi thu mua phế liệu. Do phế liệu được tập kết với số lượng nhiều, nằm dưới nắng mưa lâu ngày dể tạo nên mùi khó chịu và ảnh hưởng nặng đến đất và nguồn nước. Vì có khác nhiều chất kim loại nặng. Một phần là do việc tái chế không kịp thời, một phần là do các hộ tự phát, khai hoang đất làm bãi chứa trái phép hay vô tình để phế liệu tràn làn ra ngoài…
Những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường
Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban nghành trong việc xử phạt và ra quyết định khắc phục sự ô nhiễm do cá nhân, tập thể đó gây ra.
Sự thiếu ý thức trong việc xả thải rác ra môi trường cũng như chưa biết cách phân loại rác
Do ông bà cha mẹ có thói quen vứt rác bừa bải làm con cháu học theo
Chưa có ý tự giác giữ sạch môi trường mình sống
Xử lý chôn lấp và phân hủy động vật chết, bị dịch bệnh chưa đúng quy trình và chưa đúng nơi quy định
Chính sách quy hoạch không đảm bảo việc xử lý nguồn nước và rác thải sao cho thân thiện với môi trường
Sử dụng các thiết bị máy móc, tạo ra nhiều khói bụi
Rác thải rắn từ xây dựng công trình đổ không đúng nơi quy định
Nước sinh hoạt thải thẳng ra sống suối ao hồ
Những hình ảnh cho thấy sự ô nhiễm nghiêm trọng như thế nào
Các loại ô nhiễm môi trường chính hiện nay
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm bụi mịn
Ô nhiễm khói bụi
Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm sông suối
Ô nhiễm kênh rạch
Ô nhiễm ao hồ
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm biển đảo
Ô nhiễm bụi mịn
Ô nhiễm rác thải
Ô nhiễm tiếng ồn
Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra
Nhiệt độ trái đất tăng lên
Băng tan nhiều ở hai đầu cực
Sạc lỡ đất đá, xói mòn ở miền núi và khu vực ven sông ngày càng nghiêm trọng
Thiếu nước uống, nước sinh hoạt và nước thâm canh
Hạn hán, lũ lụt, ngập úng kéo dài
Chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước, đất đai giảm sút trầm trọng
Bệnh tật ngày càng nhiều, nhất là các căn bệnh ung thư
Phế liệu Quang Đạt mong muốn rằng, môi trường sống sẽ sạch sẽ trong lành và thoáng mát hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng ít đi, tăng chất lượng cuộc sống hơn. Không còn tình trạng lũ lụt hạn hán. Ý thức bảo vệ môi trường sống ngày càng cao hơn. Nhiều cây xanh bóng mát hơn.
Khuyến khích, phát triển nhiều biện pháp công nghệ để cải thiện môi trường
Trồng thật nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá rừng nhất là thượng nguồn và hạ lưu
Chống nạn khai thác cát lậu trên sông
Lan tỏa phong trào chủ nhật xanh, khu phố xanh, con đường xanh,… trên toàn quốc
Khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường và có ý thức hơn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định
Nên phân loại rác thải, bỏ rác đúng khu vực
Nên sử dụng thùng rác phân loại
Tiết kiệm điện nước trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.
Ô Nhiễm Môi Trường: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp Khắc Phục
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường nhìn chung là sự thay đổi của môi trường về cả sinh – lý – hóa. Tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với con người cũng như động – thực vật. Về nguyên nhân của tình trạng này, do cả hoạt động của con người và những nguyên nhân khách quan khác.
Có rất nhiều biểu hiện cho thấy sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra. Đó là hiện tượng trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao, đất liền bị xâm nhập. Tình trạng sạc lở đất diễn ra nhiều hơn. Thời tiết mưa nắng thất thường, khí thì quá nóng, khi thì quá lạnh. Hiện tượng sâu bệnh gây hại cho mùa màng nhiều lên và khó tiêu diệt hơn. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm, mất dần. Trong khi đó, con người chúng ta ngày càng nhiều bệnh tật hơn.
Ô nhiễm môi trường gồm 04 dạng chính. Đó là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất. Dạng ô nhiễm nào cũng đều gây những hậu quả khó lường đối với chính sức khỏe và sự sống của con người.
2. Thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang là vấn nạn đáng báo động. Nó đang diễn ra từng ngày, từng giờ tại mọi nơi trên Việt Nam. Dạng ô nhiễm lớn nhất là không khí và nguồn nước.
Về ô nhiễm không khí, theo AQI đo được, chất lượng không khí tại Việt Nam thường trong mức trung bình đến có hại, màu cam đến đỏ đậm. Điều này rất đáng lo ngại, bởi nếu từ màu tím đến màu nâu là tình trạng ô nhiễm gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Vấn đề xử lý rác thải còn nan giải khi các nhà máy xí nghiệp mọc lên chóng mặt. Rác thải từ người dân không có ý thức phân loại rác đúng cách. Nguồn nước cũng ô nhiễm do rác thải bị ném thẳng xuống nguồn nước.
Thực trạng trồng rau xanh của người dân bị ảnh hưởng do chất thải từ nhà máy, đất bị ngập mặn và hạn hán thiếu nước.
Gia súc, gia cầm dễ mắc dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng cung cấp ra thị trường.
Chưa kể, hiện tượng cháy rừng và sạt lở vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình mưa lũ. Sự ô nhiễm của các mạch nước ngầm cũng biến chất màu nước đen sì.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hai tác nhân chính là con người và thiên nhiên. Cuộc sống con người thay đổi dẫn đến nhiều tác động xấu cho thiên nhiên.
3.1. Tác nhân từ con người
Xả rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định. Không phân loại rác dẫn đến rác thải không thể phân hủy, gây ô nhiễm. Các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải ra nguồn nước khi chưa qua xử lý cũng gây ảnh hưởng nguy hiểm đến môi trường.
Tình trạng đốt cây, đốt rơm rạ làm nơi canh tác đất dễ dấn đến tình trạng cháy rừng ở diện rộng.
Việc xử lý xác chết vật nuôi đối với các cơ sở giết mổ thịt gia súc, gia cầm không đúng cách. Điều này dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Việc quản lý lỏng lẻo của chính quyền dẫn đến những sai phạm liên tiếp. Việc xử lý những hành vi gây ô nhiễm với mức phạt thấp, không mang tính răn đe cho đối tượng.
3.2. Tác nhân từ thiên nhiên
Ngoài tác nhân đến từ các hoạt động của con người, yếu tố thiên nhiên không thể không kể đến. Một số thảm họa thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Cụ thể như động đất, sóng thần, vòi rồng, bão….Việc tác nhân từ thiên nhiên chúng ta hoàn toàn không thể thay đổi được. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy hành động có ý thức để bảo vệ môi trường.
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
4.1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi
Khi ô nhiễm không khí, chúng ta hít vào sẽ khiến chức năng phổi dễ bị suy yếu, dẫn đến các bệnh về hô hấp, phổi.
4.2. Nguyên nhân của tình trạng ung thư
75% – 80% nguyên nhân ung thư được nghiên cứu là do môi trường. Khi ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ dẫn đến rau củ, vật nuôi chịu nhiễm độc. Con người ăn phải thực phẩm chứa độc tố đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư.
4.3. Nguy cơ mắc bệnh về tim, mạch
Tình trạng ô nhiễm kéo dài dễ khiến cơ thể tăng nguy cơ bi rối loạn nhụp tim, đau tim, thậm chí đột tử.
5. Biện pháp bảo vệ môi trường
Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra từng ngày. Việc bảo vệ môi trường cần được đặt lên hàng đầu với toàn dân. Một số biện pháp khắc phục tình trạng này có thể kể đến như:
5.1. Ý thức quyết định hành động
Để toàn dân cùng hành động, hãy thay đổi ý thức của họ bằng những sự kiện, slogan kêu gọi thiết thực. Chỉ khi mọi người đều có ý thức thì mới giải được bài toán môi trường khó khăn này.
5.2. Trồng nhiều cây xanh
Trồng cây xanh nhiều hơn ở bất cứ nơi đâu có thể sẽ giúp lọc không khí tuyệt vời. Cây xanh sẽ cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí cực tốt.
5.3. Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định
Việc phân loại rác thải từ rác có thể phân hủy, rác có thể tái chế, rác độc hại sẽ giúp việc xử lý chúng được dễ dàng. Ngoài ra, cần giáo dục con trẻ có ý thức sử dụng rác thải tái chế để làm dụng cụ trang trí, đồ chơi.
Các Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Đất
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất được xác nhận là do nhiều yếu tố: do con người và do tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan.
Phân loại ô nhiễm môi trường đất : chúng ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh và theo các tác nhân gây ô nhiễm cho đất
– Theo nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư.
– Theo tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất gồm: Ô nhiễm do hóa học, do sinh học và ô nhiễm do vật lý.
– Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
– Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.
– Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
– Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
– Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nghiêm cấm việc xả các chất thải, xử lý nước thải , nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
Thứ hai có thể tăng năng suất nông nghiệp bằng cách sử dụng các kiểu gen cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh sự ảnh hưởng đến môi trường đất. Đồng thời thích ứng được với các điều kiện khó khăn của thời tiết, duy trì độ phì nhiêu của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng phương luân canh luân cư, trồng đan xen kết hợp các loại cây ngăn hạn và dài hạn.
Thứ ba, phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng,.. Đặc biệt cũng cần phải áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn như: áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng và phong phú; kết hợp trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lý; Xây dựng và tu sửa kênh mương với hệ thống thoát nước va tưới tiêu hợp lý,..
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ô Nhiễm Môi Trường,Thực Trang, Nguyên Nhân, Hậu Quả &Amp; Cách Khắc Phục trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!