Cập nhật nội dung chi tiết về Những Giải Pháp Trọng Tâm Phát Triển Ngành Du Lịch mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã chỉ rõ những giải pháp lớn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, kết nối và nâng cao giá trị dịch vụ du lịch. Trong thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đột phá sau: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chế độ, chính sách, bảo đảm hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
Đồng thời, đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh quốc phòng. Đổi mới tư duy phát triển du lịch một cách nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động của các cấp, các ngành; ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển du lịch.
Triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung vào việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch, củng cố phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đột phá để du lịch phát triển, đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị trường. Cụ thể như các chính sách về đầu tư, thuế, thủ tục về thị thực nhập cảnh.
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Đặc biệt là các kết cấu hạ tầng đường không, đường biển, đường sắt, tăng cường kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại từ nội dung đến phương thức, phát huy nguồn lực nhà nước và toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá của các cơ quan ngoại giao, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các cơ quan truyền thông.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi; chú trọng phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của du khách trong suốt hành trình du lịch; ứng dụng thuyết minh du lịch tự động và hỗ trợ thanh toán thuận lợi trên thiết bị di động thông minh.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và giảng viên; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực; nâng cao kỹ năng nghề qua hoàn thiện và áp dụng các bộ tiêu chuẩn nghề. Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của từng địa phương, từng vùng miền và của đất nước.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực du lịch; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, mô hình tổ chức quản lý ngành đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm môi trường du lịch./.
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách nước ngoài tham quan khu vực Hoàng thành Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Giống như nhiều lĩnh vực khác, đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành du lịch của cả quốc gia.
Nhu cầu lớn
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước tiến ngoạn mục, được ghi nhận trên bản đồ du lịch thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2018; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6% so với năm 2018). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018).
Cũng trong năm 2019, Việt Nam còn nhận được nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu như: Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới, điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019, điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Theo các chuyên gia kinh tế và du lịch, trong những tháng đầu năm 2020, du lịch Việt Nam gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song chắc chắn sau khi dịch bệnh kết thúc, ngành du lịch sẽ có bước phục hồi nhanh chóng. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập là rất cần thiết.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm, toàn ngành cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện nay lượng sinh viên ra trường lĩnh vực du lịch hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người, hơn 12% trong số này có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Tại nhiều địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh, nguồn nhân lực luôn là vấn đề “đau đầu” bởi lực lượng lao động, nhất là lao động trực tiếp thiếu trầm trọng, chưa kể đến chất lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu.
Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, hiện nhân lực ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thành phố Hồ Chí Minh có lượng nhân lực phục vụ trong các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên rất cao. Mỗi năm thành phố có nhu cầu tăng thêm khoảng 12 – 15% lượng nhân lực hiện có, tuy nhiên nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Cụ thể, tại thành phố có trên 60 cơ sở đào tạo ngành du lịch ở cả 3 bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Tuy nhiên mới chỉ đáp ứng khoảng 60 % nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp lĩnh vực này.
Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương – địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn nhân lực cũng thiếu trầm trọng. Từ góc nhìn của người làm công tác đào tạo, Thạc sĩ Dương Thanh Tú, Trường Đại học Văn Lang cho rằng: Mặc dù tốc độ phát triển du lịch của Bình Dương tăng nhanh mỗi năm, song nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực này lại chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. Địa phương chưa có sự ổn định cao về nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt tại các cơ sở dịch vụ, lưu trú có quy mô nhỏ, nguồn nhân lực biến động thường xuyên.
Tương tự, với hầu hết các địa phương khu vực Tây Nam Bộ có ngành du lịch phát triển mạnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, nhân lực du lịch, nhất là lực lượng lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đưa sản phẩm du lịch đến với du khách đều thiếu so với nhu cầu. Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp du lịch cho rằng, nếu không sớm khắc phục, tình trạng thiếu nhân lực ngành du lịch sẽ trở thành một trong những “điểm nghẽn” cản trở phát triển du lịch bền vững ở mỗi địa phương cũng như trong toàn vùng.
Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030, ngành du lịch sẽ tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp. Như vậy, thời gian tới, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục cần lượng lớn lao động làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ lĩnh vực du lịch.
Nhiều lao động chưa đáp ứng yêu cầu
Hiện nay, trong khi nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng thì chất lượng nhân lực cũng là điều đáng bàn.
Để đáp ứng yêu cầu công việc, sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp phải mất thời gian, chi phí đào tạo nhằm đáp ứng thực tế công việc. Từ thực tế sử dụng lao động, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải – Vietravel cho biết: Các công ty lữ hành khi tuyển dụng lao động vào làm việc hầu như phải tổ chức đào tạo lại ít nhất 6 tháng, muốn đào tạo lành nghề phải mất 12 tháng. Đây là một lãng phí rất lớn.
Còn theo ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu phát triển du lịch ở nhiều địa phương đang tăng nhanh, trong khi chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Một trong những điểm yếu lớn nhất của nhân lực lao động trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay là thiếu và yếu kỹ năng nghề. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ yếu là nhược điểm lớn cần khắc phục.
Nhìn nhận ở góc độ đào tạo, đồng thời cũng là một du khách trực tiếp đánh giá chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ du lịch, Phó Giáo sư Hà Thị Ngọc Oanh, giảng viên Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, ngay từ khâu đào tạo nhân lực du lịch cần khắc phục để không xảy ra tình trạng có hướng dẫn viên du lịch còn chưa “thuộc bài”, chưa hiểu rõ về lịch sử một vùng đất, diễn biến một sự kiện, điểm hấp dẫn của một đặc sản địa phương để giới thiệu đến du khách. Có hướng dẫn viên chưa nắm vững đặc điểm tâm lý của từng đối tượng du khách để tạo sự hài lòng. Do đó trong quá trình đào tạo cần lưu ý người làm du lịch có kỹ năng hoạt náo, tạo không khí vui vẻ cho du khách nhưng cũng nên chú ý tới từng đối tượng du khách như người cao tuổi, trẻ em để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bài 2: Những đột phá trong đào tạo
Doanh Nghiệp Tìm Giải Pháp Để Phát Triển Ngành Du Lịch Bền Vững
(VOV5) – Phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững, là hướng các doanh nghiệp lữ hành đang triển khai.
Trao giải thưởng cho các doanh nghiệp du lịch. Ảnh: XM/TTXVN
Theo đánh giá của Tổng Cục Du lịch Việt Nam tại Lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng du lịch Việt Nam năm 2019 vừa tổ chức tuần qua tại Hà Nội, du lịch Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua đã chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, phát triển du lịch hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của điểm đến và tính bền vững. Vì vậy, để tìm hướng đi cho mình, nhiều doanh nghiệp du lịch Việt đã và đang có nhiều mô hình hoạt động linh hoạt, thực hiện nhiều biện pháp chuyển đổi như mô hình du lịch tiết kiệm điện, nước, cơ sở lưu trú xanh….
Bà Nguyễn Linh Chi, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Tran Viet cho biết: “Chúng tôi đã nhấn mạnh vào một số các sản phẩm đặc biệt, ví dụ như tour giáo dục giúp cho bố mẹ cùng trải nghiệm với con cái, bản thân chúng tôi đưa ra các tour đó để cho các con có thể trải nghiệm như là các bé đi làm nông dân, làm muối… hoặc là giao lưu ở các sở thú hoặc là những nơi mà trẻ em thành phố ít có cơ hội tiếp cận và làm quen. Chúng tôi cũng xây dựng các tour đặc biệt như là khách hàng có thể lái xe ở các nước bạn…”
Vẻ đẹp của khu du lịch Tràng An – Bích Động. Ảnh: chúng tôi
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa – nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt Nam cũng là 1 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển 1 nền kinh tế xanh bền vững, là hướng các doanh nghiệp lữ hành đang triển khai.
Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist, khẳng định: “Nếu chúng ta phát triển du lịch không bền vững, không có mục tiêu và không bảo vệ môi trường thì chắc chắn dù cho có tốc độ tăng trưởng chậm, thì cũng tác động đến môi trường. Chúng tôi hiện nay đang nghiên cứu những chính sách du lịch bền vững của Châu Âu và áp dụng vào của mình, sẽ là lựa chọn những nhà cung ứng dịch vụ cho mình đảm bảo, phù hợp với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường”.
Có thể nói, việc ngành du lịch đứng trước những thách thức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển du lịch có trách nhiệm tạo sự bền vững, lớn mạnh trong tương lai.
Tìm Giải Pháp Phát Triển Du Lịch An Giang
Tiềm năng
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, An Giang (AG) là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển DL với những nét đặc sắc về văn hóa của 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa). Từ đó, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, AG có nhiều di tích lịch sử – văn hóa, có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước, có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí, có 2 di tích quốc gia đặc biệt là di tích Khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng và di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa, Bằng khen của UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương những kết quả nghiên cứu của chuyên gia Guillaume Van Grinsven
Chính vì thế, AG đã xác định: DL là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đây là quan điểm phát triển kinh tế được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020). Để đạt được mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, ngành DL đã tích cực tham mưu ban hành nhiều văn bản quan trọng đẩy mạnh phát triển DLAG. Từ sự nỗ lực của lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, sự năng động của doanh nghiệp DL, ngành DLAG đã đạt nhiều kết quả quan trọng, có tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong 9 tháng của năm 2017, AG đã đón 7 triệu lượt khách (tăng 11% so cùng kỳ năm 2016, đạt 102% so với kế hoạch), doanh thu du lịch đạt 3.250 tỷ đồng (tăng 96% so cùng kỳ năm 2016).
Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành DLAG cũng gặp không ít khó khăn. Trong đó, công tác xây dựng thương hiệu DL còn yếu, sản phẩm DL chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của tỉnh; hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa phát huy mạnh mẽ. Vì vậy, UBND tỉnh đã mời chuyên gia thuộc Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hà Lan đến nghiên cứu và tư vấn xây dựng thương hiệu DLAG.
Theo chuyên gia Guillaume Van Grinsven, khách đến AG rất nhiều nhưng hầu hết không phải là khách DL. Bởi khách DL đúng nghĩa chỉ khi họ ở lại lâu hơn, tiêu xài nhiều hơn, quay trở lại và họ kể cho bạn bè, người thân nghe về những trải nghiệm của họ khi DLAG, để AG có thêm khách DL mới. Ông Guillaume cho rằng, hiện các quy hoạch DL ở An Giang chưa tập trung vào chất lượng cốt lõi, vào giá trị tăng thêm và USP (lợi điểm bán hàng tốt nhất). Do đó, để thu hút ngày càng nhiều du khách đến AG thì tỉnh cần: Tập trung trọng điểm và hợp tác. Về quy hoạch chỉ nên tập trung 3-4 sản phẩm trọng điểm, đủ khả năng thu hút khách DL thật sự. Điều này không có nghĩa các hoạt động khác, hoặc địa điểm DL khác không quan trọng mà các điểm này không phải là lợi điểm để trở thành sản phẩm DL độc đáo, đại diện cho DLAG nhưng có thể góp phần tạo nên giá trị tăng thêm.
Qua khảo sát thực tế, nghiên cứu, ông Guillaume nhận thấy AG hiện có 4 sản phẩm DL trọng điểm để phát triển, gồm: Núi Sam, Núi Cấm, Óc Eo, DL xanh và DL theo dòng. Chuyên gia Guillaume Van Grinsven ví 4 sản phẩm trọng điểm này như 4 hòn đá. Nếu ném đá vào mặt nước, nó sẽ tạo ra những tác động lớn nhất tại vị trí tiếp xúc và hệ quả là sự xuất hiện của các vùng gợn sóng. Do đó, để các vùng gợn sóng này lan tỏa cho tổng thể DLAG cần có dịch vụ tốt hơn, công tác đào tạo tốt hơn, khách sạn, cơ sở hạ tầng, quảng bá, giao thông tốt hơn, quy trình xin thị thực thuận lợi hơn và hợp tác tốt hơn giữa các đơn vị trong tỉnh.
Vực dậy thế mạnh
Tại hội thảo đã có hơn 30 ý kiến phát biểu hết sức tập trung. Đa số đồng tình rất cao với những gì chuyên gia Hà Lan đặt ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: “Nhờ sự “đồng tâm, năng động”, hội thảo đã đi đúng hướng. Qua báo cáo của chuyên gia đã giúp cho tỉnh hình dung được diện mạo, định hình, định vị sự phát triển DL tỉnh nhà đi đúng hướng hơn. Ngành DLAG được ví như “nàng công chúa” ngủ trong rừng còn nguyên sơ, xấu xí (do các khu, điểm DL phát triển tự phát). Vì vậy để “nàng công chúa” trở nên xinh đẹp thì chúng ta cần tôn tạo, tô điểm”.
Theo đó, năm 2018, Tỉnh ủy chọn là “Năm DL An Giang” để thể hiện sự quyết tâm của tỉnh đối với sự hoàn thiện để phát triển DLAG và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: “Các ý kiến tại hội thảo rất quý báu để UBND tỉnh báo cáo, trình Tỉnh ủy về quy hoạch tổng thể 4 điểm trọng tâm và những khu, điểm DL khác hết sức hấp dẫn du khách (3 xã Cù Lao, Khu DL Mỹ Hòa Hưng, Khu DL cồn Phó Ba) để tạo vòng DL khép kín, tạo sản phẩm DLAG độc đáo. Có thể nói, hội thảo là nguồn tài liệu thiết thực giúp tỉnh và các doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh DLAG để quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, vực dậy thế mạnh, đưa DLAG phát triển bền vững, đúng hướng trong thời gian tới”.
THU THẢO
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Giải Pháp Trọng Tâm Phát Triển Ngành Du Lịch trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!