Cập nhật nội dung chi tiết về Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Ngành Công Thương Của Thành Phố Hồ Chí Minh mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp (SXCN) của thành phố trong tháng 5 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,4% so với tháng cùng kỳ năm 2012. Trong đó, công nghiệp chế biến tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,4% so với tháng cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, SXCN tăng 4,6% so cùng kỳ năm 2012. Trong 26 ngành sản xuất, có 22 ngành sản xuất có sản lượng tăng, trong đó một số ngành có mức tăng cao hơn mức tăng chung toàn ngành như: chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày… Có 4 ngành giảm là khai khoáng khác, thuốc lá, ô tô và sản phẩm công nghiệp khác. Riêng chỉ số tồn kho toàn ngành đến thời điểm 1/5 giảm 0,26% so với thời điểm 1/4.
Sản lượng sản xuất công nghiệp của Thành phố trong tháng 5 tiếp tục đạt cao hơn các tháng đầu năm 2013. Chỉ tính riêng tháng 5, mức tăng sản lượng đạt cao hơn tốc độ lũy kế 4 tháng đầu năm. Do đó, tốc độ tăng trưởng lũy kế 5 tháng vẫn giữ được xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước. Cụ thể, 3 tháng đầu năm SXCN tăng 3,6%, 4 tháng tăng 4,0%, 5 tháng tăng 4,6%.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, ngành công thương TPHCM duy trì được đà tăng trưởng, bất chấp tình hình kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn. Sở Công thương thành phố nhận định nguyên nhân chính kích thích tăng trưởng là nhờ Chính phủ, các bộ ngành và thành phố triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, song song với sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp, từ đó SXCN trên địa bàn đang phục hồi dần đà tăng trưởng, quy mô sản xuất tiếp tục được mở rộng.
Tính đến thời điểm đầu tháng 5, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 873,4 ngàn tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước và tăng 15,1% so cùng kỳ. Qua so sánh cho thấy, tín dụng ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu phục hồi. Lãi suất cho vay giảm góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng một số ngành, lĩnh vực vẫn tạo ra những đột phá. Cụ thể, riêng ngành dệt may, trong 5 tháng qua tăng 5,4% so cùng kỳ năm 2012. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2-2013. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp tận dụng kinh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu đã mở rộng sản xuất hàng nội địa bằng cách chú trọng thay đổi quy cách, mẫu mã sản phẩm nhưng chất lượng không thay đổi so với hàng xuất khẩu. Hầu hết doanh nghiệp đã tăng cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và cũng là để duy trì sản xuất liên tục, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Đối với lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống, các doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh sản xuất và dự trữ hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Lũy kế 5 tháng qua, sản xuất thực phẩm tăng 10,1% và đồ uống tăng 12,0% so cùng kỳ. Hay ngành sản xuất sản phẩm điện tử, tháng 5 tiếp tục tăng 1,8% so với tháng 4 và lũy kế 5 tháng, sản xuất sản phẩm điện tử tăng 2,3% so cùng kỳ…
Riêng lĩnh vực thương mại, ước tính 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 287.910 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thành phố tháng 5 cao hơn tháng 4 và các tháng trước; tốc độ tăng trưởng tháng 5 cao hơn tháng 4 và lũy kế 4 tháng đầu năm. Loại trừ yếu tố biến động giá, lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ có xu hướng tăng cao dần, cho thấy sức mua của người dân dần được cải thiện.
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo tinh thần tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ, trong thời gian tới ngành công thương sẽ tiếp tục tập trung triển khai chương trình tiếp xúc, giới thiệu cơ chế, chính sách và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; phối hợp các sở, ban ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), Quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tín dụng… nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; giới thiệu các cơ chế, chính sách của Nhà nước; có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, liên kết hợp tác đầu tư.
Bên cạnh đó, Sở Công thương sẽ triển khai thực hiện chương trình “Kênh thông tin nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố” nhằm tạo thêm kênh thông tin phân tích, đánh giá một cách khách quan về những khó khăn, vướng mắc và nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp địa bàn. Từ đó, tham mưu cho UBND thành phố kịp thời có các biện pháp chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục phát triển hệ thống kênh phân phối, nhất là kênh phân phối hàng bình ổn thị trường, tập trung phát triển các điểm bán tại các quận, huyện vùng ven, các khu dân cư ngoại thành, khu chế xuất, khu công nghiệp và chợ truyền thống (Bích Thủy).
Nhiều Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Không Khí Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Lượng phương tiện giao thông tăng nhanh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Tuyết)
Ô nhiễm không khí tại TP HCM diễn biến khá phức tạp, thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện hiện tượng mù quang hóa gây cản tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường TP HCM cho biết, Sở đang triển khai quan trắc chất lượng môi trường không khí hàng tháng tại 30 vị trí vào 2 thời điểm mỗi ngày. Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí 9 tháng cho thấy, ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra, với 50,8% số liệu bụi lơ lửng và 93,9% số liệu mức ồn quan trắc được tại 19 vị trí giao thông vượt quy chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại các vị trí như Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn cao và thường xuyên vượt quy chuẩn. Trong đó, vị trí Cát Lái (tại vòng xoay Mỹ Thủy, quận 2) có nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất với 99% số liệu bụi lơ lửng và 100% số liệu ồn quan trắc vượt quy chuẩn cho phép.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài Nguyên và Môi trường TP HCM, có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí tại TP HCM: Hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng. TP HCM có khoảng 1.000 nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cải tạo, chỉnh trang nhiều và thành phố hiện có khoảng gần 10 triệu phương tiện giao thông vận tải đang hoạt động.
“Ô nhiễm không khí tại TP HCM có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên chính xuất phát từ các hoạt động giao thông vận tải, đô thị hóa nhanh, mật độ xây dựng tăng cao, thời tiết diễn biến thất thường…. Tình trạng ô nhiễm không khí không phải mới xuất hiện tại các đô thị lớn, mà trước đó vào năm 2016, tình trạng ô nhiễm không khí cũng đã xảy ra tại TP HCM. Tuy nhiên, thời điểm đó, vấn đề ô nhiễm không khí chưa được người dân quan tâm nhiều”, ông Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP HCM, Phó Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết.
Chia sẻ thông tin về tác hại của ô nhiễm không khí từ các chất bụi mịn, CO2, SO2… đến sức khỏe con người, Tiến sĩ Trần Ngọc Đăng, Giảng viên tại khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cụ thể, qua nghiên cứu khảo sát của các nước phát triển, nếu con người tiếp xúc lâu dài với bụi mịn, khí CO2… về lâu dài sẽ mắc các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, hen suyễn mãn tính… Với phụ nữ mang thai, bụi mịn có thể xuyên qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhẹ cân, sinh non và nguy cơ xảy thai ở các sản phụ….
“Đối với trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi cần được chăm sóc, bảo vệ và có quyền hưởng bầu không khí trong sạch. Đây là độ tuổi dễ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí. Cụ thể, nếu các bé tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến phát triển hệ hô hấp, hệ thần kinh, lớn lên các em sẽ không hoàn thiện các chức năng của phổi, não, hệ thần kinh… Khi bụi mịn đi vào phổi các bé lâu ngày sẽ bám vào các thành mạch nang phổi, kìm hãm sự phát triển của phổi, lâu dài gây ra các bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính; bụi mịn khi xâm nhập vào máu sẽ đi lên não ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, gây ra các bệnh thần kinh, chậm phát triển ở trẻ em….”, Tiến sỹ Đăng cho biết.
Tiến sỹ Trần Ngọc Đăng cũng cho biết, một nghiên cứu gần đây của chuyên gia nước ngoài khi nghiên cứu khả năng lọc bụi của 16 loại khẩu trang dùng phổ biến tại Việt Nam cho thấy khả năng lọc bụi mịn trong không khí của các loại khẩu trang bằng vải đạt thấp nhất, chỉ từ 10 – 20%; khẩu trang y tế đạt 20 – 35% và khẩu trang chuyên lọc bụi mịn đạt từ 60 – 99%. Vì vậy, để ngăn chặn bụi mịn trong không khí, khi ra đường, người dân cần trang bị các loại khẩu trang đạt chuẩn có chức năng ngăn bụi mịn đạt từ 95 – 99%. Ngoài việc trang bị khẩu trang cũng cần phải đeo khẩu trang đúng cách để việc ngăn bụi mịn đạt hiệu quả tối đa. “Khi đeo khẩu trang, cần chọn khẩu trang vừa khít khuôn mặt, che hết được phần mũi, miệng… Cẩn thận hơn, người dân có thể chọn các loại khẩu trang có chế van thở một chiều… Đó là những loại khẩu trang dùng một lần, còn đối với các loại khẩu trang dùng nhiều lần thì người dân cần vệ sinh khẩu trang thường xuyên bằng việc giặt, lau chùi hai mặt…”, Tiến sĩ Đăng khuyến cáo.
TP Hồ Chí Minh cần phát triển mảng xanh công cộng nhiều hơn để người dân có thêm bầu không khí trong sạch.(Ảnh: Hoàng Tuyết)
“Có những việc cần làm ngay để giảm ô nhiễm tại TP HCM và Hà Nội là kéo giảm lượng phương tiện giao thông để giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường, đẩy mạnh việc thu gom rác thải, hạn chế xả rác ra môi trường… Về lâu dài, cần thay đổi thói quen của người dân, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên cho các sinh hoạt đời thường; các nhà quản lý cần hy sinh lợi ích nhỏ như hạn chế phát triển các nhà máy, nhà xưởng tại các khu dân cư đông đúc, trong đô thị để giảm sự gia tăng ô nhiễm không khí do phát triển đô thị, công nghiệp; gia tăng các mảng xanh công cộng cho người dân bằng việc phát triển cây xanh, vận động người dân trồng nhiều cây xanh trước nhà…”, bà Hoàng Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (CHANGE) đề xuất./.
Nguồn: TTXVN
Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Ổn Định Sản Xuất, Kinh Doanh
Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của năm 2020 có ý nghĩa quan trọng, vừa là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2016-2020, vừa là năm giữ vai trò tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của cả giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 như kế hoạch tỉnh đã đặt ra là thách thức rất lớn… Vì vậy, tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ để doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, nhanh chóng phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, chung sức cùng địa phương đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (KCN Bảo Minh).
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm sút, Sở Công Thương đã tập trung theo dõi sát diễn biến thị trường, để hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động phương án ổn định, phát triển sản xuất, xây dựng kế hoạch cụ thể sau khi chấm dứt dịch bệnh, đặc biệt phải lường trước tình huống hàng hóa nước ngoài tồn đọng do dịch bệnh COVID-19 ồ ạt tràn vào với giá thấp. Sở Công Thương tập trung thực hiện các biện pháp mang tính cấp bách là thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Theo dõi sát nhu cầu tiêu dùng của người dân, kiểm soát giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn, để kịp thời có giải pháp điều hành, bình ổn thị trường. Hỗ trợ các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng liên kết từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ để có chiến lược, kế hoạch giải phóng kịp thời hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa có lượng tồn kho lớn, sản phẩm nông nghiệp chính vụ. Mới đây, Sở Công Thương đã phối hợp với Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức hướng dẫn trực tuyến cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh thông qua phần mềm chúng tôi Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh được kết nối với Sàn giao dịch điện tử của tất cả các tỉnh trong cả nước, do đó giúp người tiêu dùng cũng dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm khi cần; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cơ hội sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong tỉnh, mà trong phạm vi cả nước một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, nắm bắt cơ hội sản xuất, kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, tiết kiệm chi phí quản lý và theo dõi thông tin được thuận tiện, không bị rào cản bởi thời gian và không gian…
Bên cạnh đó, Sở Công Thương tập trung nắm thông tin về thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh và diễn biến tình hình nhập khẩu của các nước để hướng dẫn doanh nghiệp ổn định sản xuất, sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác, phát triển các thị trường xuất khẩu mới để kịp thời thay thế, bổ sung các thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi tác động của dịch bệnh COVID-19; tập trung vào các thị trường có sự kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và sắp thực thi như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu để gia tăng xuất khẩu, gia tăng thu hút vốn FDI, nhằm bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19./.
Bài và ảnh: Thanh Thúy
Thành Phố Hồ Chí Minh Hướng Đến Đô Thị Thông Minh
Vantech tham gia hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng thành phố thông minh – các giải pháp” với bài tham luận về giám sát hạ tầng đô thị. Bài tham luận đã tạo được sự chú ý và là điểm nhấn trong buổi hội thảo bởi chính vai trò của các giải pháp mà công ty đã và đang cung cấp cho thị trường hiện nay.
Ngày 24 tháng 7, được sự chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh Tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội sở hữu Trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo với nội dung Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến đô thị thông minh – các giải pháp tại trung tâm Sự kiện GEM Center Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, Quận 1.
Hội thảo lần này là một trong những sự kiện quan trọng để gặp gỡ, hiến kế, chia sẻ quan điểm giữa các Cơ quan Quản lý Nhà nước với cộng đồng xã hội, người dân và doanh nghiệp nhằm đi đến thống nhất cao trong hoạch định chính sách Chương trình Hành động xây dựng Thành phố thông minh, Chính phủ điện tử.
Vantech tham gia hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành Xây dựng thành phố thông minh – các giải pháp”
Tham dự hội thảo có Ông Triệu Đỗ Hồng Phước, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách Thành phố, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Tiến sĩ khoa học Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Bà Nguyễn Minh Hương, Phó chủ tịch Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam; cùng đại diện các sở ban ngành, các diễn giả và gần 300 khách tham dự .
Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh Giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là một đề án rất quan trọng Xây dựng tập trung vào 4 điểm chủ yếu
Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở
Trung tâm điều hành đô thị thông minh
Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế xã hội
Trung tâm an toàn thông tin thành phố
Chủ đề về hệ sinh thái dữ liệu, nền tảng phát triển bền vững của thành phố thông minh do diễn giả Hà Thân, tổng giám đốc Công ty Cổ phần tin học Lạc Việt trình bày.
Chủ đề bờ bao xanh, điều tiết triều cường của diễn giả kiến trúc sư Trương Thanh Hiền
Chủ đề thúc đẩy công nghiệp sáng tạo hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ cấu dịch chuyển sang nền kinh tế Dịch vụ thời đại 4.0 của luật sư Phan Vũ Tuấn.
Cùng các giải pháp tiêu biểu như: ứng dụng thông minh cung cấp các giải pháp Marketing mới và hiệu quả trong đô thị thông minh Của công ty AMF với thương hiệu SÀN NHANH.
Giải pháp tạo năng lượng điện sạch thông qua giải pháp Gom gió và đa Turbin trong ống của công ty TNHH TMDV Nguyên Chí.
Bài giới thiệu về công nghệ mới Lò đốt rác không khói Của công ty TNHH xây dựng Và xử lý môi trường Thanh Long Xanh
Đặc biệt ở phần nội dung “Doanh nghiệp đồng hành Xây dựng thành phố thông minh – các giải pháp“, bài tham luận về giám sát hạ tầng đô thị của Công ty Cổ Phần Thương Mại Vạn Xuân đã tạo được sự chú ý và là điểm nhấn trong buổi hội thảo bởi chính vai trò của các giải pháp mà công ty đã và đang cung cấp cho thị trường hiện nay.
Vantech New ICT, Building a Smart City Nervous System
Công ty Vạn Xuân là doanh nghiệp tư nhân 100% Việt Nam có mặt trên thị trường camera giám sát, (còn gọi là thị trường CCTV) từ năm 2003 . Công ty thuộc top những nhà sản xuất cung cấp, thi công và lắp đặt các thiết bị hệ thống camera an ninh. Mỗi năm công ty cung cấp ra thị trường hơn 2 triệu sản phẩm mang thương hiệu Camera Vantech. Công ty là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong khu vực về sản xuất lắp ráp thiết bị quan sát: camera, đầu ghi kỹ thuật số.
Vantech giới thiệu phần mềm phân tích video nâng cao cho camera giám sát
Những công trình tiêu biểu của Vantech đã chứng minh cho vị thế của mình trong suốt gần 15 năm hoạt động, như ở khu vực Đông Nam Á đã thực hiện lắp ráp thi công camera cho chuỗi cửa hàng Zara, Mango ở Bangkok và nhiều công trình khác tại Lào, Campuchia, Singapore, ….
Vantech tham gia hội thảo Thành phố hướng đến thành phố thông minh
Tại Việt Nam có các công trình tiêu biểu như các bệnh viện lớn, hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, v.v… Đặc biệt trước tình hình của dịch Covid19, Công ty Vạn Xuân tiến hành lắp đặt Hệ thống đo thân nhiệt tự động không tiếp xúc nhãn hiệu Vantech cho một số cơ quan đơn vị, trong đó có văn phòng Quốc Hội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Cục hải quan,…
Vantech lắp đặt hệ thống đo thân nhiệt không tiếp xúc tại Nhà Quốc Hội
Như vậy với năng lực vốn có của mình trong hoạt động lắp ráp sản xuất camera quan sát thương hiệu Việt Nam cùng tiềm năng tài chính vững mạnh, bản lĩnh và chuyên nghiệp, hệ thống đại lý trải dài và rộng khắp với mục đích đưa ra những sản phẩm Camera uy tín trên thị trường chiếm được lòng tin của khách hàng, cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập, camera mang thương hiệu Vantech ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường với những vượt trội và ổn định về kỹ thuật, sự hỗ trợ tốt sau bán hàng, Vantech là một trong những giải pháp tiêu biểu góp phần quan trọng cho nội dung Doanh nghiệp Đồng hành xây dựng Thành phố Thông minh Và các giải pháp trong chương trình Hội thảo ý nghĩa lần này.
Hội thảo để kết thúc thành công , góp phần cung cấp những thông tin Giải pháp thiết thực cho quá trình thực hiện đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị Thông minh Giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2025 để thành phố Hồ Chí Mình luôn giữ vững ngôi vị đầu tàu kinh tế của đất nước, trở thành đô thị thông minh hiện đại và bền vững.
Theo TVPhapLuat .vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Ngành Công Thương Của Thành Phố Hồ Chí Minh trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!