Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Tắc “Bảo Vệ Môi Trường, Tài Nguyên Biển” mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên tắc “bảo vệ môi trường, tài nguyên biển”
Nhận thức được điều này, vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia quan tâm. Nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời: Công ước London năm 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; Công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu; Công ước Brussel 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982… Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.
Về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, Điều 192 UNCLOS 1982 quy định: “Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của mình”.
Về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, UNCLOS 1982 khẳng định: “Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ quyền lợi của các quốc gia ven biển cũng như cộng đồng quốc tế trong các vùng biển của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền tối cao để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển. “Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, các quốc gia có trách nhiệm thực thi theo đúng pháp luật quốc tế”.
UNCLOS 1982 không chỉ quy định nghĩa vụ của các nước trong việc bảo vệ môi trường biển mà còn dành một phần riêng đề cập tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Nguồn: Trích từ tài liệu “100 câu hỏi đáp về biển, đảo Việt Nam”
Nhận Xét Về Tài Nguyên Môi Trường Biển Nước Ta?Nhận Xét Về Tài Nguyên Mt Biển Nước Ta? Nguyên Nhân, Giải Pháp Để Bảo Vệ Mt Biển?
Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 -4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản…
Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.
Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị -Thừa ThiênHuếvà vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 -4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.
Nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ mt biển: Nguyên nhân:
Một là, ô nhiễm từ lục địa mang ra. Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, phát triển công nghiệp khai khoáng, dân số gia tăng đã phát thải một lượng lớn các chất thải, chủ yếu chưa xử lý. Các chất thải không qua xử lý này đổ ra sông suối vàrabiển,gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Ước tính lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 50 – 60% ô nhiễm môi trường biển.
Hai là, ô nhiễm từ trên biển.Các hoạt động trên biển như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chất thải của các tàu cá, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác dầu, khí, các vụ chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,…) đã làm ô nhiễm môi trường biển,đảo Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm biển, đảo trên diện rộng.
Ba là, ô nhiễm do sự tác động từ nước ngoài.Hiện nay,tài nguyên thiên nhiên ở những nơi dễ khai thác như trên các lục địa đang dần cạn kiệt, môi trường suy thoáinặng nề. Các nước phát triểntìm mọi cách chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của các nước chậm phát triển. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng nước lớn muốn lợi dụng thế mạnh về kinh tế của mìnhđể chiếmđoạt tài nguyên, môi trường, nhất là môi trường biển,đảo như: khai thác bừa bãi theo hướng hủy diệt làm cạn kiệt tài nguyên thủy, hải sản; bồi đắpcác bãi đá ngầm làm biến dạng môi trường tự nhiên biển,đảo; thử vũ khí hạt nhân trên vùng biển Việt Nam làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy, hải sản…
Giải pháp:
+Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
+Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển
+Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo
+Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển
+Quan trắc – cảnh báo môi trường
+ Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”
Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì ? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Bảo Vệ
KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
Đây là hiện tượng tính chất của nước biển biến đổi không còn giữ các tính chất tự nhiên do các nguyên nhân khác nhau tác động. Ô nhiễm môi trường biển khiến cho các chỉ số sinh hóa nước biển thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người cũng như các sinh dưới nước.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔ TRƯỜNG BIỂN
Đây là hiện tượng tính chất của nước biển biến đổi không còn giữ các tính chất tự nhiên do các nguyên nhân khác nhau tác động. Ô nhiễm môi trường biển khiến cho các chỉ số sinh hóa nước biển thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người cũng như các sinh dưới nước.
Khi nước biển bị ô nhiễm sẽ gây ra cái chết của các sinh vật sống ở đó, sinh vật chết nhiêu sẽ dẫn đến tuyệt chủng. Từ đó mà hệ sinh thái cũng bị phá vỡ, khiến cho môi trường sống dưới đại dương bị xáo trộn.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường biển do rác thải của nước ta đang đứng thứ tư trên thế giới, đặc biệt là rác thải nhựa. Ô nhiễm môi trường biển đã diễn ra trên toàn quốc theo các mức độ khác nhau. Từ những vùng biển ở Quảng Ngãi, cho đến vùng biển ở miền Trung, hay vùng biển ở Đà Nẵng, …tất cả đều đang phải gồng mình gánh chịu những tác hại do rác thải gây ra. Đây thực sự là một “tảng đá” đang đè nặng vào chính nền kinh tế biển của nước ta.
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
Nếu nói đến nguyên do dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển thì có rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng này diễn ra gần như là hậu quả tất yếu của việc phát triển kinh tế biển như vận tải, khai thác, thải công,… Dựa vào tính chất, ta có thể chia thành hai nguyên do chính như sau :
Do tác động của con người
Một bộ phận lớn con người vẫn chưa nhận thức đươc tầm quan trọng của các vùng nước lợ, các rặng san hô hay rừng ngập mặn. Do đó chúng chưa được chú trọng bảo tồn gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái, dẫn tới việc một số loài vật dưới nước bị mất đi môi trường sống sẵn có.
Một số bộ phận những người làm ngành khai thác thủy hải sản đã và đang lạm dụng các phương pháp có hại cho môi trường biển để dánh bắt như : chất nổ, điện, thậm chí là chất độc khiến nhiều sinh vật bị giết hai. Không chỉ đánh bắt mẹ, mà đến cả trứng của các loài cá cũng đang ngày càng được ưa chuộng trên bàn ăn của giới quý tộc. Điều này dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của một số loài đang ở mức báo động. Ngoài ra, xác của các loài sinh vật biển còn sót lại trên biển sẽ phân hủy, gây ô nhiễm trực tiếp cho nước biển.
Hành động xả rác sinh hoạt của một số bộ phận người vô ý thức khiến sinh vật biển nuốt phải lượng lớn nhựa và chết.
Đi cùng với tốc độ phát triển liên tục của các ngành công nghiệp sản xuất cũng là lượng rác thải công nghiệp ngày càng tăng. Rác thải được tuồn ra sông không qua xử lý, sau đó trôi ra biển làm nước biển cũng bị ô nhiễm theo.
Ngoài việc đánh bắt thủy hải sản trên biển thì còn có các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven biển cũng là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm.
Do tác động của thiên nhiên
Khí hậu nóng lên dẫn tới hiện tượng băng tan ở hai cực.
Sự bào mòn, sạt lở của núi
Núi lửa hoạt động khiến khói bụi bốc lên, khi mưa lại bị kéo xuống
Nước biển khi thủy chiều đến đang dần càng dâng cao, đi sâu vào đất liền gây ô nhiễm sông ngòi.
Dung nham của núi lửa nằm dưới đáy biển phun trào khiến các loài vật bị chết hàng loạt, kéo theo đó là sự thay đổi tính chất của nước biển theo chiều hướng đi xuống.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN GÂY RA HẬU QUẢ GÌ?
Không chỉ gây ra những biến đổi không tốt cho hệ sinh thái mà ô nhiễm biển còn khiến nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Gây hại cho hệ sinh thái biển : Đây là hậu quả trực tiếp mà đại dương phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường biển. Sinh mạng của các loài sinh vật biển bị đe dọa, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện nay đã có hơn 100 loài sinh vật biển ở Việt Nam đã được liệt vào danh sách đỏ cần bảo tồn gấp, số lượng cá thể loài đã giảm quá nhiều ở mức báo động.
Kinh tế đi xuống
Tài nguyên biển chính là nguồn sống chính của các ngư dân. Một khi tài nguyên bị giảm ắt sẽ kéo theo cả tài chính của ngư dân cũng bị ảnh hưởng theo. Đây là một bài toán kinh tế khó nhằn cho Chính Phủ Việt Nam.
Nguồn lợi từ biển mất đi
Hiện nay, sản lượng hải sản đã giảm đi, cụ thể là năng suất nuôi tôm chỉ còn 80kg/ha/vụ, trung bình sản lượng hải sản khai thác được chỉ bằng 1/20 so với ngày trước.
Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thủy hải sản mà ô nhiễm biển và đại dương còn khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng, giảm sức hút với du khách
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Nếu không thể kiểm soát được nguyên do từ thiên nhiên thì chúng ta sẽ tập trung giả quyết các tác động từ con người đến vùng biển :
Xử phạt nghiêm túc với các hành vi khai thác vô tổ chức.
Tích cực tuyên truyền giúp con người nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường,….
Đầu tư thêm và các ngành nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái.
Siết chặt kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển như : đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu, than,…
Nghiêm cấm và xử phạt nặng những hành vi sử dụng chất nổ, điện, thuốc độc,… trong các hoạt động đánh bắt.
Đưa ra các quy định chặt chẽ để bảo vệ Môi trường nước như thu lệ phí xả thải, phạt nặng các hành vi xả rác chưa qua xử lý,…
Hút bể phốt Việt hi vọng qua bài viết này có thể nâng cao được ý thức bảo vệ vùng biển khỏi ô nhiễm của cộng đồng, giúp phần nào bảo vệ môi trường biển khỏi thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay.
Tài Nguyên, Môi Trường Biển: Vấn Đề Và Một Số Giải Pháp
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
1. Tổng quan vấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu vực
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.
Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…
Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….
Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là:
(i) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,
(ii) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,
(iii) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,
(iv) Tác động của biến đổi khí hậu,
2. Xu hướng giải pháp của một số nước nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
(v) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.
(1) Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển:
Tại Trung Quốc, cùng với việc ban hành Luật bảo vệ môi trường biển, đến nay Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp qui khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, ví dụ như Luật về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Trung quốc, Qui định quản lý sử dụng và bảo vệ đảo không có cư dân…Tương tự Trung Quốc, nhiều quốc gia khác đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống, công cụ pháp lý về khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển ví dụ như Mĩ thông qua Luật biển vào năm 2000, Canada đã xây dựng và ban hành Luật biển từ năm 1997, Úc với Luật bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trong đó áp dụng toàn diện đối với biển. Việc xây dựng và ban hành các bộ Luật, văn bản qui phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều quốc gia có biển.
(2) Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển:
(3) Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển:
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển…cũng được ưu tiên chú trọng ở nhiều nước.
(4) Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):
(5) Quản lý dựa vào hệ sinh thái:
Quản lý dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận quản lý thống nhất chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống và các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các họat động của con người tạo ra. Thực tế, ngay từ rất sớm trong quá trình hình thành và phát triển của khái niệm này, quản lý dựa vào hệ sinh thái đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ các mục đích khác nhau. Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường biển ngày càng trở nên cấp thiết, cách tiếp cận quản lý sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản của chính sách biển quốc gia các nước như Úc, Mĩ, Canada… và được áp dụng triển khai thành công trong thực tiễn trong quản lý biển tại khu bảo tồn tồn Great Barrier Reef Marine Park của Úc, vùng biển Bering của Mĩ…
(6) Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ:
Quản lý biển trên cơ sở quy họach, phân vùng không gian biển và đới bờ hiện là xu thế quản lý biển hiện đại được triển khai ở nhiều quốc gia. Tại Mĩ, việc xây dựng qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ chính là một trong những ưu tiên cần triển khai trong chính sách biển dưới thời Tổng thống Obama, Nhóm đặc nhiệm về Chính sách biển của Tồng thống đã đề xuất một khung qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ quốc gia nhằm tạo ra một cách tiếp cận mới, tổng hợp, toàn diện, theo khu vực nhằm để:
– Hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả biển, đại dương và các hồ lớn.
– Bảo vệ, duy trì và khôi phục biển, đới bờ đảm bảo các hệ sinh thái có khả năng phục hồi cao, và cung cấp bền vững các dịch vụ hệ sinh thái.
– Đảm bảo, duy trì khả năng tiếp cận biển, đới bờ của công chúng.
– Thúc đẩy sự hỗ trợ trong sử dụng, giảm thiểu xung đột và tác động môi trường.
– Tăng cường tính nhất quán, thống nhất trong quá trình ra quyết định, giảm thiểu các xung đột lợi ích, giảm chi phí, sự trì hoãn kéo dài, nâng cao hiệu quả qui hoạch…
– Nâng cao tính chắc chắn và khả năng dự báo trong qui họach để đầu tư khai thác, sử dụng biển, đới bờ.
(7) Xây dựng các khu bảo tồn biển:
Khu bảo tồn biển được xây dựng nhằm để bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Theo số liệu thống kê, số lượng khu bảo tồn biển ngày càng tăng trên quy mô toàn cầu. Tính đến năm 1970, thế giới mới có 118 khu bảo tồn ở 27 nước, đến năm 1985 đã có 470 khu ở 69 nước và 298 khu được đề nghị. Mười năm sau, thế giới đã thống kê được 1306 khu bảo tồn và tính đến nay tổng cộng các khu bảo tồn biển được xây dựng trên toàn thế giới đã có khoảng hơn 5000 khu bảo tồn biển, chiếm 8% diện tích đại dương.
(8) Quản lý dựa vào cộng đồng/ Mô hình đồng quản lý:
Phương thức quản lý nguồn lợi biển dựa trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và được thừa nhận là phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Trong khu vực, Phillipine, Indonesia… là những quốc gia đầu tiên sớm mạnh dạn triển khai áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và đã đạt được những thành công nhất định. Thông qua mô hình này cộng đồng địa phương ven biển được trao quyền cụ thể, có kiểm soát trong việc quản lý các nguồn lợi ven biển. Điều này đã tăng cường sự chủ động, thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng trong việc cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong việc quản lý và bảo tồn hiệu quả các nguồn lợi biển.
(9) Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển:
Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, việc chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển cũng được các quốc gia hết sức quan tâm. Đến nay, tại nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia với số lượng ngư dân đông đảo như Trung Quốc, Indonesia,… đã có nhiều họat động, chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho cư dân ven biển được triển khai như đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư… và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ví dụ như tại Trung Quốc, số liệu thống kê cho thấy khuynh hướng giảm mạnh số ngư dân tham gia đánh bắt cá (giảm 13% từ năm 2001-2004) trong khi đó số lượng ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng cao trong những năm gần đây. Tại Phillipine, việc thành lập các khu bảo tồn ở quần đảo Apo đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch cho cư dân ven biển, theo ước tính hơn một nửa số hộ gia đình của Apo tham gia vào công việc du lịch hoặc ở California, một số ngư dân đã tham gia công việc hỗ trợ giám sát và nghiên cứu các khu bảo tồn…
(10) Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển:
Kể từ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH ra đời đến nay, nhiều quốc gia đã chú trọng, chủ động lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của mình. Tại Bangladesh, Chương trình hành động thích ứng với Chương trình hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH đã được xây dựng để lồng ghép biện pháp thích ứng BĐKH cụ thể vào trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như quản lý đới bờ, quản lý tài nguyên nước, chương trình phòng tránh thảm họa thiên tai. Ở nhiều quốc gia khác, Chương trình hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH (NAPA) cũng đã được xây dựng và triển khai tạo cơ sở thúc đẩy lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển để đẩy mạnh công tác ứng phó với BĐKH và quản lý tài nguyên môi trường biển hiệu quả hơn như: Butan, Congo, Tuvalu, Tanzania, Zambia…
(11) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH:
(12) Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển:
Tại các quốc gia biển, điều tra cơ bản biển được xác định là nhiệm vụ quan trọng, nền tảng và được tăng cường đầu tư triển khai hết sức mạnh mẽ. Các số liệu điều tra cơ bản này đã cung cấp những thông tin quan trọng, giúp công tác họach định chính sách biển có hiệu quả cao, đồng thời cung cấp cơ sở thông tin khoa học để bố trí không gian và phát triển các vùng biển phù hợp với sinh thái của từng vùng, hướng tới mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
(13) Tăng cường xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển:
(14) Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển:
Giáo dục, đào tạo về biển có mục tiêu chính nhằm tăng cường hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ cộng sinh giữa biển và con người. Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo về biển còn có mục tiêu xây dựng một đội ngũ, một nguồn nhân lực có kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy để quản lý, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển góp phần vào sự phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng chung trên toàn thế giới. Giáo dục, đào tạo về biển cũng chính là việc thúc đẩy việc học tập làm quen với biển, hiểu biển, bảo vệ biển và sử dụng bền vững biển. Với vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo về biển trong việc xây dựng nguồn nhân lực biển nhằm phát triển bền vững biển, cho tới nay, chính sách thúc đẩy giáo dục, đào tạo về biển luôn là một trong những vấn đề trọng tâm được nêu trong các chính sách, chiến lược về biển tại nhiều quốc gia có biển trên thế giới.
(15) Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
(16) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Tắc “Bảo Vệ Môi Trường, Tài Nguyên Biển” trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!