Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Vô Tận Cho Ngành Công Nghiệp Điện mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khái niệm nguồn năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều là một loại năng lượng tái tạo, được sản sinh bởi sự lên xuống của thủy triều. Vào thế kỷ 20, các kỹ sư đã phát triển nhiều cách để tận dụng chuyển động của sóng biển cũng như hoạt động thủy triều để tạo ra điện năng. Các phương pháp đó đều sử dụng một loại máy phát điện đặc biệt để chuyển đổi năng lượng thủy triều thành điện năng.
Đã có nhiều kịch bản dự báo thiệt hại cho các quốc gia ven biển khi mực nước biển dâng trong bối cảnh toàn cầu gây ngập lụt vùng đất thấp ven biển và hải đảo. Đồng thời hiện nay nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt dần làm giá cả xăng, dầu, khí, than đá ngày càng gia tăng và nguồn dự trữ cũng đang cạn kiệt, và vì thế các quốc gia trên thế giới trong đó có việt nam đã và đang quan tâm đến các nguồn năng lượng tái tạo.
Nguyên lí hoạt động của nguồn năng lượng thủy triều
Khác với những thiết bị năng lượng khác, bộ phận chủ yếu, cồng kềnh nhất của Searaser không nằm dưới đại dương mà nằm ngay trên bờ. Вằng cách đó, người ta đã giải quyết những khó khăn chính của ngành Năng lượng học thủy triều như thao tác phức tạp, bị mài mòn và ăn mòn nhanh chóng, bảo đảm vận hành an toàn trong thời tiết không thuận lợi như biển động, mưa bão có khi trong thời tiết không thuận lợi thiết bị năng lượng thủy triều được hoạt động mạnh mẽ của những khối nước chuyển động.
Hệ thống Limpet là một ví dụ điển hình về hướng khai thác nguồn năng lượng thủy triều này. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý như sau:
Lúc thuỷ triều thấp: Chu trình nạp.
Thủy triều lên cao: Chu trình nén.
Thủy triều xuống thấp: Chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kỳ tiếp theo.
Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin quay tạo ra điện năng mỗi máy Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW tương đương với công suất của máy phát điện Hyundai 250kw – 500kw (tương đương với một chiếc máy phát điện công nghiệp chạy nhiên liệu dầu). Ngoài việc gây ảnh hưởng xấu rất nhiều cho sinh hoạt đời sống của con người trong nhiều thập kỷ các nhà khoa học đã cố công biến năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các con sóng quá phân tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế.
Tuy nhiên, năng lượng thủy triều vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Số năng lượng được tạo ra còn rất ít. Trên thế giới không có nhiều các trạm năng lượng thủy triều. Trạm năng lượng thủy triều đầu tiên được xây dựng tại sông Rhine, Pháp.
Mặt khác tại một số nơi phương pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng máy phát điện đặt nằm ngang trên bề mặt nước biển như một cái bơm, pít tông được nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pít tông cũng chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của turbin làm cho máy phát điện hoạt động. Khi đó, năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng.
Ưu nhược điểm của hệ thống khai thác nguồn năng lượng thủy triều
Năng lượng học thủy triều có triển vọng lớn vì sóng biển là nguồn cung cấp năng lượng vô tận, suốt ngày đêm trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, khác với năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng bên cạnh đó cũng chứa đựng một số hạn chế khi vận hành khai thác nguồn nhiên liệu tái tạo này.
Ưu điểm nguồn năng lượng thủy triều:
Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt động không cản trở tàu thuyền. Cánh quạt của tua bin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy hiểm đối với các loài sinh vật sống dưới đại dương. Thiết kế tương tự tua bin gió, nhưng nước ổn định và dễ điều khiển hơn nên lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy triều sẽ đều hơn. Là nguồn tài nguyên vô tận đồng thời trong bất kì hoàn cảnh thời tiết như nào thiết bị vẫn vận hành được.
Nhược điểm của nguồn năng lượng thủy triều:
Tuy nhiên, việc lắp đặt tua bin này rất phức tạp. Hệ thống có kích thước lớn và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó khó khăn nằm ở phần trang thiết bị vì máy phát điện thường phải đặt chìm dưới nước sâu, không thuận tiện cho việc vận hành, nước biển lại là môi trường ăn mòn mạnh mà cho tới nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục một cách triệt để. Chính vì thế, trang thiết bị đắt tiền, chi phí hoạt động lớn.
Không chỉ vậy nhược điểm của năng lượng thủy triều là phải phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều. Ảnh hưởng những tác động từ thiên nhiên rất nhiều.
Ứng dụng nguồn năng lượng thủy triều của Việt Nam và toàn thế giới
Trên quốc tế hiện nay
Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương cũng có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí. “Nước nặng” được lấy từ trong một thùng nước biển, năng lượng của nó tương đương 400 thùng dầu mỏ tốt nhất.
Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. gần như chiếm tỷ trọng cao nhất vào việc cung cấp điện năng cho ngành điện tại pháp
Năm 1984: sau đó 2 thập kỉ Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất 30 triệu KW điện hằng năm. đương với lượng điện thu được khi chúng ta đang sử dụng 10 chiếc máy phát điện công nghiệp 350kw
Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW.
Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; tại thành phố Incheon từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.
Tại Việt Nam
Việt Nam với 3000km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực hiện. Hiện tại, phát triển năng lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn khá chậm trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương . Lúc này, Việt Nam cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai hiệu quả triệt để chiến lược năng lượng xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Tóm lại đây là nguồn năng lượng tái tạo tương đối mới nên cũng còn nhiều khó khăn, nguyên lý và công nghệ vẫn còn những vấn đề đang thử nghiệm. Và vì vậy luôn có thêm những điều sửa chữa, bổ sung qua từng lần nghiên cứu. Theo những suy đoán ban đầu, năng lượng do nguồn nước biển vô tận này sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỷ năm. Hay những con sóng, thủy triều, hải lưu… trường tồn với thời gian, đều có thể cung cấp cho nhân loại nguồn năng lượng cực lớn!
Tập Trung Thực Hiện Tái Cơ Cấu Toàn Diện Ngành Nông Nghiệp
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành NN&PTNT năm 2017:
Tập trung thực hiện tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp
Ðây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 26.12 tại Hà Nội. Dự Hội nghị tại điểm cầu Bình Ðịnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu cùng đại diện các sở, ngành của tỉnh.
Các chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 572 Quân khu V hỗ trợ huyện Phù Mỹ hàn khẩu tạm đoạn đê sông Cạn tại xã Mỹ Chánh bị mưa lũ làm vỡ đứt để kịp thời phục vụ sản xuất.
Tăng trưởng nhưng chưa bền vững
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất tăng 1,44%. Tại tỉnh ta, sản xuất nông nghiệp bị tác động xấu của thời tiết, hạn hán, mưa lũ; sâu bệnh, dịch bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi; nhưng nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, nên tổng sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2016 ước đạt trên 10.189 tỉ đồng, tăng 4,12%; giá trị sản xuất tăng 4,1%.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận: Trong tình hình sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động bởi thiên tai, nhưng tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2% là nỗ lực lớn, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, tăng trưởng GDP toàn ngành còn ở mức thấp và chưa bền vững.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đồng bộ; nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) chưa được giải quyết; công tác đổi mới tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn còn chậm, sản xuất manh mún, việc nhân rộng các tổ chức sản xuất theo chuỗi còn bất cập. Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp còn ít, năng lực tài chính hạn chế; công tác đổi mới các lâm trường quốc doanh thực hiện chậm. Cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu…
Đề ra mục tiêu mới
Năm 2017, ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng từ 2,5 – 2,8%, giá trị sản xuất tăng 3- 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt từ 32-32,5 tỉ USD; tỉ lệ che phủ rừng đạt 41,4%; tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM 28 – 30%.
Để đạt mục tiêu trên, Bộ NN& PTNT đề ra 10 giải pháp chính; đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ chế chính sách thúc đẩy tái cơ cấu, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và XDNTM; ưu tiên phân bổ tăng nguồn lực cho ngành Nông nghiệp. Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT thực hiện kế hoạch năm 2017 và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho 2 chương trình lớn: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân. Đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị; xây dựng các khu sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức sản xuất theo chuỗi áp dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; những quy định, cơ chế không phù hợp, là rào cản phát triển cần phải bỏ ngay. Tiếp tục tăng cường năng lực phòng chống thiên tai; khai thác tốt nguồn lực trong nước, nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài để thực hiện các chương trình, dự án, đảm bảo mục tiêu, mục đích XDNTM cốt là để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Bình Định: Triển khai nhiều biện pháp phát triển nông nghiệp toàn diện
Phát biểu ý kiến về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, triển khai sản xuất vụ Ðông Xuân 2016-2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu cho biết: Những ngày qua, Bình Ðịnh đã tập trung hỗ trợ kinh phí; xuất cấp lương thực, thực phẩm cứu trợ người dân vùng lũ. Huy động phương tiện, vật tư, nhân lực sửa chữa, hàn khẩu các đoạn đường, kênh mương bị hư hỏng, vỡ đứt, khôi phục diện tích đất sản xuất bị mưa lũ gây sa bồi thủy phá để đưa vào sản xuất; hỗ trợ lúa giống cho nông dân…Ðến nay, có khoảng 70% diện tích sản xuất bị sa bồi thủy phá, trong tổng số hơn 3.775 ha đất sản xuất bị sa bồi thủy phá toàn tỉnh, đã và đang được khôi phục, có thể đưa vào sản xuất vụ Ðông Xuân. Còn khoảng 300 ha đất tại TX An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn bị sa bồi nặng khả năng không khôi phục kịp. Các địa phương đã chủ động mua trên 1.400 tấn lúa giống hỗ trợ đợt 1 và đợt 2 cho nông dân để sản xuất. Tỉnh cũng chỉ đạo ngành Nông nghiệp điều chỉnh lịch thời vụ theo hướng lùi thời gian gieo sạ phù hợp với điều kiện thực tế, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống lúa ngắn ngày để không ảnh hưởng đến vụ sau.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu, năm 2017 Bình Ðịnh sẽ triển khai nhiều biện pháp phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết vấn đề nông thôn, nông dân. Theo đó, sẽ tổ chức triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tổ hợp tác… Bình Ðịnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2017 là 3,5% và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 4,2%.
Bên cạnh việc phát huy nội lực thực hiện kế hoạch đã đề ra, tỉnh Bình Ðịnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 khu chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến công nghệ cao tại xã Nhơn Tân (TX An Nhơn) và Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ); tiếp tục duy trì chính sách phát triển thủy sản theo tinh thần Nghị định 67/CP. Kiến nghị chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn cụ thể chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, chính sách dồn điền đổi thửa và hỗ trợ thêm kinh phí cho địa phương thực hiện Chương trình XDNTM.
PHẠM TIẾN SỸ
Tận Dụng Chức Năng Của Điện Thoại Di Động
Điện thoại di động sau nhiều năm phát triển vượt bậc về công nghệ, đang dần trở lại với những chức năng cơ bản của nó: Nghe, gọi và nhắn tin. Tất cả mọi người đều sử dụng các tính năng cơ bản của điện thoại di động một cách thuần thục nhưng hãy tận dụng những chức năng có sẵn của “chú dế” thời công nghệ.
Đèn Flash, đèn pin:
Thật hữu dụng khi bạn cần tìm vật gì đó trong bóng tối, hay đơn giản chỉ là cần xem một tài liệu nơi không đủ sáng. Chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh của bạn có đèn flash thì còn điều gì tiện lợi hơn. Bạn có thể tìm thấy chức năng “Steady” trong tùy chọn của máy ảnh, thì đèn flash sẽ bật sáng cho đến khi bạn tắt chúng đi. Trong trường hợp tùy chọn của máy ảnh không cho phép, bạn có thể mở chức năng “record a video” (quay film) để bạn có thể sử dụng đèn flash được lâu hơn. Đối với một số mẫu điện thoại không có camera, bạn có thể lưu ý chức năng flash của một số mẫu điện thoại giá rẻ như Nokia 1100, 5100 hay có thể sử dụng màn hình của điện thoại.
Ghi âm (voice recorder):
Đa số mẫu điện thoại đều hỗ trợ, và đương nhiên các nhà sản xuất cũng rất lưu tâm tới chức năng này. Sự hữu dụng của chúng có thể làm bạn ngạc nhiên. Trước tiên, là việc sử dụng chúng như một công cụ nhắc nhở thay cho note-pad. Thay vì việc bạn phải “lần mò” bấm phím cho những việc cần phải làm thì bạn có thể mở chức năng ghi âm và lưu lại dễ dàng. Công cụ này thực sự hữu ích cho những ghi chú trong thời gian ngắn, như lưu lại một địa chỉ hay danh sách mua sắm. Xa hơn, bạn có thể lưu lại những lời nhắn cho người thân, bạn bè.
Máy ảnh trên điện thoại quả thật rất hữu dụng để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, nhưng chúng cũng rất hữu ích cho việc mua sắm. Giả sử, bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn một thiết bị nào đó và bạn muốn mang về bảng chức năng đầy đủ để chọn lựa. Thay vì sử dụng giấy bút, bạn có thể sử dụng máy ảnh, chụp lại tờ áp phích của sản phẩm đó. Cách này trở nên hữu dụng hơn khi bạn đang “lượn lờ” và bắt gặp một sản phẩm ưa thích.
Gửi lời nhắn (voice-message):
thật hữu ích khi sử dụng chúng thay cho những sms dài, hoặc những lúc bạn không muốn trò chuyện trực tiếp. Có nhiều cách để bạn sử dụng chức năng này tùy thuộc vào “chú dế” bạn đang sử dụng hoặc nhà cung cấp mạng bạn chọn lựa. Ví như bạn có thể sử dụng mms để gửi voice-message hoặc có thể gửi trực tiếp nếu “nhà mạng” cho phép.
Gửi file của Bluetooth:
Mọi người đều biết đến sự tiện lợi của tai nghe Bluetooth, nhưng tính năng này có một danh sách rất dài những hữu dụng. Trước đây, các nhà sản xuất thường giới hạn các chức năng của Bluetooth trên các mẫu điện thoại của mình do những lo lắng về bảo mật hay bản quyền. Giờ đây, mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn. Từ việc bạn có thể gửi và nhận những bức ảnh, những bài hát, hay bất cứ dạng tài liệu nào bạn muốn đến việc kết nối dễ dàng với các thiết bị khác qua Bluetooth như: kết nối máy in, thiết bị GPS, máy tính…
Ghi lại những cuộc đàm thoại (record calls):
Một số mẫu điện thoại cho phép bạn lưu lại những cuộc đàm thoại. Chức năng này thường được “giấu” trong menu lúc bạn thực hiện cuộc gọi. Những mẫu máy như Nokia 6310i cho phép bạn ghi âm cuộc gọi trực tiếp từ menu “ẩn” này. Với một số mẫu máy có sử dụng hệ điều hành, bạn có thể cài các phần mềm ghi âm cuộc gọi.
Chức năng quản lý trên điện thoại:
Mỗi một chiếc điện thoại đều có một vài chức năng quản lý. Đồng hồ báo thức là một trong những chức năng hữu dụng nhất. Các chức năng khác như: lịch (calendar), máy tính cá nhân (calculator), sổ ghi chú (notepad), đồng hồ, đồng hồ đếm ngược…
POP3 e-mail:
Chức năng push-mail trên các mẫu điện thoại BlackBerry đã làm hãng này trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không sở hữu một chiếc BlackBerry bạn hoàn toàn có thể hài long với chức năng POP3 email. Nếu điện thoại của bạn có trình duyệt web, yahoo, gmail và hotmail đều có chức năng POP3 email cho điện thoại di động. Giao diện có hơi khác so với máy tính, tốc độ cũng không nhanh như mạng internet thông thường, nhưng nó sẽ trở nên quan trọng nếu bạn cần đọc gấp email trong khi máy tính và internet không ở gần.
Tự soạn nhạc chuông:
Rất nhiều mẫu điện thoại, đặc biệt là Sony Ericsson và Motorola, cho phép bạn tự soạn nhạc chuông. Bạn không cần phải là một nhà soạn nhạc, hay có kiến thức trong lĩnh vực này, chỉ cần bạn có một cái tai nghe nhạc “ổn” là bạn có thể tạo ra một bản nhạc chuông “made by tự-tui” không đụng hàng.
Tiết Kiệm Năng Lượng Trong Công Nghiệp Đóng Vai Trò Quan Trọng Bảo Tồn Nguồn Năng Lượng Quốc Gia
Phát biểu khai mạc Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, năng lượng và an ninh năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. ” Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 18-3-2016 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) thì từ nay đến năm 2030, năng lượng phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Cũng theo kịch bản này thì nhu cầu điện thương phẩm các năm 2020, 2025, 2030 sẽ tương ứng là 235 tỷ kWh, 352 tỷ kWh và 506 tỷ kWh (tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,93 tỷ kWh). Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc trong các giai đoạn tới mặc dù sẽ giảm đáng kể so với trước đây nhưng vẫn ở mức rất cao nếu so sánh với các nước trên thế giới, cụ thể là 10,6%/năm (giai đoạn 2016 – 2020), 8,5%/năm (giai đoạn 2021-2025) và 7,5%/năm (giai đoạn 2026 – 2030). Nếu tổng công suất đặt của toàn hệ thống hiện nay là khoảng 54.000 MW (bao gồm cả năng lượng tái tạo) thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 60.000 MW và dự kiến lên đến 129.500 MW vào năm 2030. Đây là một thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng trong việc đảm bảo thu xếp và huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải, phân phối, đầu tư, phát triển nguồn điện mới cũng như cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện.
Thứ trưởng nêu vấn đề, trong thời gian qua chúng ta cũng gặp khó khăn về đảm bảo cung ứng điện cho giai đoạn 2021- 2015 do nhiều dự án điện đáng nhẽ chúng ta đưa vào vận hành nhưng tại thời thời điểm này các dự án chậm tiến độ với nhiều lý do khác nhau. ” Trong bối cảnh từ năm 2015, nước ta đã chuyển từ một nước xuất siêu sang nhập siêu về năng lượng và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng nhập khẩu, các nguồn năng lượng tái tạo có giá thành còn cao và gặp nhiều rào cản kỹ thuật và tài chính trong việc phát triển và vận hành các nguồn điện từ năng lượng tái tạo, ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong việc đảm bảo cung ứng đủ năng lượng “- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bày tỏ.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Quân- Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ- Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam – nêu vấn đề, phát triển năng lượng, an ninh lượng là vấn đề sống còn của quốc gia trong phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng việc sử dụng thế nào để nâng cao tiết kiệm năng lượng hiệu quả là vấn đề các quốc gia phải đặt ra.
” Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua điện và năng lượng được coi là tăng trưởng nóng cao hơn mức tăng trưởng GDP quốc gia. Đứng ở góc độ nào đó, sự tăng trưởng này đã đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước. Nhưng đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại việc tăng trưởng đó phải đi vào hiệu quả nhưng vẫn phải bảo đảm an ninh năng lương quốc gia “- ông Quân chỉ ra.
Ông Cao Đức Phát – Phó ban Kinh tế Trung ương thông tin thêm, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì cùng các bộ, ban ngành, trước hết là Bộ Công Thương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia. Điều quan trọng là phải đề ra phương hướng, giải pháp cho giai đoạn tới. ” Ban Kinh tế Trung ương đã tiến hành cùng Bộ Công Thương khảo sát trong nước và ngoài nước, cũng như trao đổi tại nhiều hội nghị, hội thảo, hiểu rằng trong Chiến lược quốc gia giai đoạn tới, tiết kiệm năng lượng phải được coi là giải pháp năng lượng hàng đầu “- ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Tiến tới giảm cường độ năng lượng cho ngành công nghiệp
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng chỉ ra, an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Bộ Công Thương đảm nhận trọng trách điều hành, cung ứng đủ năng lượng cho quốc gia, đáp ứng nhu cầu cho phát triển đất nước. Song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế. Đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Báo cáo của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương với việc tiết kiệm từ 11-17 triệu TOE (đơn vị tiêu thụ năng lượng). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần trong giai đoạn 2011-2015, đáng kể như ngành Thép (giảm 8,09%); ngành Xi măng (giảm 6,33%); ngành Dệt sợi (giảm 7,32%).
Chia sẻ thực tế tiết kiệm năng lượng từ khối các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) – cho biết, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. ” Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam là từ 20 – 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40% ” – ông Trịnh Quốc Vũ thông tin.
Đơn cử như với Tập đoàn Hoà Phát với đặc thù sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó sản xuất gang thép là lĩnh vực sử dụng lớn điện, than…. Thế nhưng, với việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhiều nhà máy của Tập đoàn đã có thể chủ động nhu cầu sử dụng điện gần 50%, thậm chí lên đến 70%.
Ông Vũ Trung Dũng – Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương – chia sẻ: Ngoài các giải pháp cơ bản nhằm tiết kiệm năng lượng như thay đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tốt, đầu tư biến tần chạy cho các động cơ lớn có tải thay đổi nhiều…, Hòa Phát còn sử dụng một số giải pháp mới nhằm tiết kiệm năng lượng như: Tận dụng hơi quá nhiệt cho việc nấu ăn cho các bếp ăn. Việc tận dụng hơi này giúp an toàn trong quá trình vận hành, nấu nướng, không gây cháy nổ; trong khi đó đầu tư thiết bị ít; giảm chi phí cho việc sử dụng khí gas trong các bép ăn. Qua thống kê thì một tháng có thể tiết kiệm được khoảng 200 triệu đồng so với việc phải sử dụng khí gas. Ngoài ra, công ty còn sử dụng công nghệ tách ẩm gió lạnh trước khi vào lò cao và sử dụng khí nóng lò COKE chạy turbine máy phát. Hiện, Hòa Phát đã đầu tư và đưa vào vận hành 4 tổ máy phát điện nhiệt dư với tổng công suất thiết kế là 60MW, với cấp điện áp 6,3 KV. Lượng điện phát này được hòa cùng nguồn điện cung cấp cho Dự án Khu Liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát. Hiện, công ty vẫn đang tiếp tục cải tiến thiết bị, cập nhật và áp dụng các công nghệ mới… nhằm tiết kiệm điện năng.
Hay như Sở Công Thương Hà Nội được Bộ Công Thương đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, giai đoạn 2016 -2018, tổng mức năng lượng tiết kiệm là 739,7 kTOE, trong đó, điện năng tiết kiệm 1.119,72 triệu kWh, tương đương 2.046 tỷ đồng. Hàng năm, thành phố thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giúp tiết kiệm được 2 – 2,2% năng lượng so với dự báo nhu cầu.
Để đạt kết quả trên, Sở Công Thương Hà Nội đã tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Sở còn phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sử dụng năng lượng tọng điểm trong công nghiệp và công trình xây dựng theo tiêu chí của thành phố Hà Nội. Ngoài ra, còn thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng.
Bên cạnh đó, thành phố đã tiến hành hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng cho 88 cơ sở, tư vấn 502 giải pháp, giúp tiết kiệm 2.941,88 TOE, tương đương 27,5 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho 20 cơ sở; xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng cho 3 nhóm ngành logistics, sản xuất giấy và sản xuất bia – rượu – nước giải khát…
Gợi mở những giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy điện, nâng cao hiệu quả vận hành các nhà máy điện và hệ thống truyền tải điện. Ông Võ Quang Lâm- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Nam (EVN) – cho hay, EVN đã ban hành quy trình kiểm toán năng lượng cho các loại hình nhà máy điện để thống nhất tiến hành đo đạc, lập hồ sơ, đánh giá và triển khai thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy điện. Phối hợp với các Hiệp hội, các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có chuyên môn sâu để hợp tác đào tạo chuyên gia, ứng dụng công nghệ cao cho công tác vận hành, sửa chữa nhà máy điện và hệ thống điện. Bên cạnh đó, EVN từng bước áp dụng biện pháp sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị theo trọng tâm độ tin cậy (RCM), để nâng cao ổn định, an toàn trong vận hành nhà máy điện và lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Mặt khác, cũng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích, thúc đẩy đầu tư xây dựng điện mặt trời áp mái, năng lượng tái tạo tại chỗ nhằm bổ sung nguồn năng lượng cho hệ thống điện quốc gia.
Ngoài ra, ông Chu Bá Thi- Chuyên gia cao cấp về năng lượng- Ngân hàng thế giới (WB) cũng chia sẻ giải pháp tiết kiệm năng lượng. Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Công Thương và WB cũng đã phối hợp thực hiện Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE), trong đó Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) cung cấp một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD cho các tổ chức tài chính tham gia tiến hành cho vay các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với WB tiến hành đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp về chính sách cũng như các phương án để thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ năng lượng ESCO (mô hình của một công ty cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện) tại Việt Nam.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy việc phát triển thị trường ESCO, với một môi trường chính sách thuận lợi có thể nhân rộng hiệu quả việc đầu tư vào các dự án tiết kiệm năng lượng. Sự tham gia của các ESCO vào thị trường tiết kiệm năng lượng sẽ giúp cung cấp các nguồn kĩ thuật, sắp xếp tài chính, chia sẻ rủi ro và tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp công nghiệp và ngân hàng đầu tư vào các dự án TKNL. ” Nếu tạo được cơ chế hỗ trợ phù hợp, mô hình ESCO sẽ là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia thì trong tương lai gần, thị trường ESCO Việt Nam sẽ phát triển không thua kém các nước trong khu vực và thế giới “, ông Chu Bá Thi nhìn nhận.
Tích cực triển khai các giải pháp
Nhằm tiếp nối các kết quả thành công đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 1 và giai đoạn 2, đồng thời đưa ra một kế hoạch và chiến lược dài hạn với định hướng rõ ràng cho các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã xây dựng “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030”.
Trong tháng 3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 – 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 – 2025 và từ 8 – 10% trong giai đoạn 2019 – 2030.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nêu rõ, các chương trình, hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn năng lượng của quốc gia, giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, giúp thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực hiện mục tiêu của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành 6 Thông tư về tiêu hao năng lượng định mức/sản phẩm ở các ngành hóa chất, thép, bia, nước giải khát, nhựa và chế biến thủy sản. Cũng để giúp doanh nghiệp quen với tiết kiệm năng lượng, Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng hiệu quả đã có những hỗ trợ kỹ thuật về kiểm toán năng lượng, đào tạo hướng dẫn cán bộ của doanh nghiệp và triển khai các dự án trình diễn, quảng bá công nghiệp tiết kiệm năng lượng điển hình.
Kết luận tại Diễn đàn, ông Cao Đức Phát cho rằng, cần có sự đồng thuận cao giữa các bộ, ngành để thúc đẩy chủ trương sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. ” Ưu tiên hàng đầu về thực hiện chiến lược về năng lượng để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhanh và bền vững hơn “- ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Phó ban Kinh tế Trung ương cũng nêu quan điểm, qua các phát biểu tại Diễn đàn có thể nhận thấy dư địa năng lượng tại Việt Nam rất lớn, mật độ năng lượng cao so với nhiều nước trên thế giới. ” Nhưng các doanh nghiệp ngành công nghiệp đã làm tốt chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thể hiện ở những giải pháp của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Hòa Phát… “- ông Cao Đức Phát đánh giá.
Tuy nhiên, ông Cao Đức Phát cũng chỉ ra 4 yếu tố cần khắc phục trong sử dụng năng lượng tiết kiệm vào hiệu quả: Nhận thức, cơ chế chính sách, quản lý, khoa học công nghệ. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả về sử dụng năng lượng, ông Phát cho rằng phải xử lý tồn tại tại 4 lĩnh vực đó.
Đối với Ban kinh tế Trung ương- cơ quan tham mưu cho Đảng sẽ cùng các bộ, ngành có các kiến nghị vĩ mô về 4 yếu tố cần khắc phục này. Về lâu dài chúng ta thiết lập hệ thống, dẫn dắt tiến tới chi phí năng lượng trong ngành năng lượng thấp dần xuống. ” Phải nhanh chóng thiết lập thể chế, thị trường một cách đồng bộ. Đây là là yếu tố then chốt tạo động lực cho người sản xuất và người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả “- ông Cao Đức Phát nói.
Tiếp thu ý kiến của Phó ban Kinh tế trung ương Cao Đức Phát, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, thị trường tiết kiệm năng lượng hiện nay được đánh giá có dư địa rất lớn và hoàn toàn triển khai hiệu quả rất cao. Vì vậy, trong thời gian tới, giải pháp cần triển khai thực hiện đó là hoàn thiện, xây dựng, đồng bộ cơ chế thị trường năng lượng, trong đó, cơ chế vừa phải tạo ra động lực vừa là áp lực, để cả giai đoạn năm 2019 -2030 phải tiết kiệm 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ tại Việt Nam.
” Trong khi đó, giai đoạn 2006 – 2015, giai đoạn này dư địa lớn hơn so với hiện nay, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm mới chỉ tiết kiệm được 5,65%. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ nhiều phía để nhằm đạt mục tiêu Chính phủ đề ra.” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh thêm.
Nhóm Phóng viên
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Vô Tận Cho Ngành Công Nghiệp Điện trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!