Cập nhật nội dung chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(AGO) – Với điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch (DL) khá phong phú, đa dạng đã tạo cho An Giang có nhiều điểm khác biệt, độc đáo để phát triển DL. Hàng năm, có hàng triệu lượt du khách đến An Giang, nhưng số lượng du khách lưu trú thấp. Do đó, để phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, ngành DL tỉnh cần phải khai thác, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế sẵn có. Đồng thời, cần có những định hướng, giải pháp cụ thể để đưa ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thực trạng
Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Lê Minh Tùng, tài nguyên DL An Giang khá phong phú và đa dạng, như: Cảnh quan sinh thái độc đáo (sinh thái ngập nước, như: Rừng tràm Trà Sư, Tứ giác Long Xuyên, mùa nước nổi…), có núi với hệ động – thực vật phong phú, đa dạng; có các di tích văn hóa – lịch sử (Khu di tích quốc gia đặc biệt Mỹ Hòa Hưng, khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp…); các di tích văn hóa quốc gia (khu di tích văn hóa Óc Eo, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam…) cùng các cảnh quan thể hiện đặc trưng trong phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh (vườn cây ăn trái, làng bè, làng nghề, chợ nổi…). An Giang còn là vùng đất có nhiều dân tộc (Chăm, Khmer, Hoa); có các lễ hội đặc trưng (Lễ hội cấp quốc gia vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi…); có các loại hình văn hóa đặc sắc (đờn ca tài tử, lễ cưới người Chăm, Khmer…). Những thế mạnh đó đã tạo ra nhiều sản phẩm DL khác biệt cho An Giang.
Ngoài các khu, điểm du lịch hấp dẫn, An Giang cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút, giữ chân du khách
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển DL, ông Lê Minh Tùng cũng cho rằng, cách tổ chức DL ở An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL phần lớn giống nhau về diện mạo, chưa có sự đột phá về hình thức, quy mô, chưa phát huy được tính đặc thù, sắc thái chung của toàn vùng và nét riêng độc đáo của từng tỉnh, thành. Các địa phương chỉ tập trung khai thác những gì sẵn có từ thiên nhiên, thiếu đầu tư để tạo ra những sản phẩm DL mới, mang đặc trưng vùng, miền. Bên cạnh đó, sản phẩm DL chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp DL có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm DL. Vì vậy, tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm DL còn nghèo nàn và trùng lắp giữa các vùng, miền.
Mặt khác, do quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản nên chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp. Ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, phong phú, đặc sắc; thiếu đồng bộ và thiếu tính liên kết là thuộc tính phổ biến của sản phẩm DL hiện nay. Điều này dẫn đến sản phẩm, dịch vụ DL có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, sản phẩm trùng lắp giữa các tỉnh (DL sông nước, DL sinh thái). Chính thực trạng này đã làm tính hấp dẫn của DL ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng, tạo cảm giác nhàm chán cho du khách (số ngày lưu trú trung bình của du khách ở ĐBSCL chỉ 30% đến 35% so với bình quân cả nước). Ngoài ra, công tác nghiên cứu thị trường DL ở tầm vĩ mô và ở cấp doanh nghiệp còn hạn chế. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu còn chậm và thụ động. Việc xúc tiến quảng bá DL chưa chuyên nghiệp, bài bản, hiệu quả, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu DL.
Định hướng và giải pháp phát triển
Theo ông Lê Minh Tùng, để DL phát triển, thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, liên kết, bền vững để DL An Giang có tính chuyên nghiệp, chất lượng, cạnh tranh. Đồng thời, cần xây dựng thương hiệu điểm đến An Giang “an toàn, thân thiện, hấp dẫn”; cần bám mục tiêu, hướng đến phát triển DL bền vững, DL xanh. Theo đó, trong định hướng phát triển, ngoài việc sắp xếp lại, phát triển thêm các sản phẩm DL hiện có của tỉnh, An Giang cần tìm tòi các sản phẩm, mô hình DL mang tính mới, tính cá biệt, đặc trưng, độc đáo, nổi trội. Mỗi địa phương cần chọn ra sản phẩm DL nổi bật nhất để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn. Ngoài những điểm đến chính còn có những điểm đến phụ, có vai trò hỗ trợ cho nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm DL của tỉnh. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều sản phẩm, mô hình tương đồng với các tỉnh ĐBSCL. Do vậy, trong các sản phẩm và mô hình giống nhau thì phải nghiên cứu, tìm tòi các hoạt động mới, sinh động phục vụ du khách, tránh rập khuôn, bắt chước, nhàm chán, đơn điệu và kém hấp dẫn.
Tiếp tục phát triển các sản phẩm DL theo hướng: Phát triển hệ thống sản phẩm DL đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao, giá trị tăng cao nhằm thu hút nhiều thị trường du khách, nhà đầu tư DL vào các địa phương. Phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng về tự nhiên và văn hóa ở từng địa phương trong xây dựng, phát triển các sản phẩm DL. Đặc biệt, phát triển sản phẩm DL theo lộ trình, có tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phát huy tính đặc trưng của các vùng DL, xác định các khu DL trọng điểm để phát triển sản phẩm DL. Ưu tiên phát triển các loại hình DL có giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư các điều kiện để phát triển sản phẩm DL đảm bảo tính cạnh tranh cao gắn với việc xây dựng thương hiệu DL quốc gia, vùng và địa phương.
Bài, ảnh: MINH THƯ
Chuyên Nghiệp Hóa Và Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch
– Sáng nay (29/8), tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao động tổ chức hội thảo “Chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch”.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đ ánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo của Báo Lao động và Tổng cục Du lịch
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật, Tổng biên tập Báo Lao động Nguyễn Ngọc Hiển, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cùng hơn 100 đại biểu đến từ các địa phương trọng điểm về du lịch, đại diện các doanh nghiệp du lịch cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo của Báo Lao động và Tổng cục Du lịch, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, trước các chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như những yêu cầu quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong tình hình mới, ngành Du lịch phải tập trung vào tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để có bước phát triển bền vững, tạo sức bật và chuỗi tăng trưởng lâu dài. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, do đó để tăng cường tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đòi hỏi sự quyết tâm của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Điều này cũng được khẳng định tại Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch và thu hút khách du lịch.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đề xuất của Báo Lao động về việc tổ chức hội thảo này là hành động có trách nhiệm, thể hiện sự chung tay cùng ngành Du lịch đưa Nghị quyết 08 vào cuộc sống và góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tổng cục trưởng khẳng định chưa bao giờ ngành Du lịch nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và sự kỳ vọng của xã hội như trong thời gian qua. Năm 2016, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn ở nhóm trung bình bởi nhiều lý do như chất lượng và tính khác biệt sản phẩm, dịch vụ du lịch còn hạn chế; còn thiếu các nhóm sản phẩm đặc thù; thiếu tính chuyên nghiệp.
Để chuyên nghiệp hóa du lịch, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng trước tiên phải bắt đầu từ chuỗi các giá trị đầu vào bao gồm việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nâng cao tính chuyên nghiệp của chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch; cần chuẩn hóa hoạt động du lịch thông qua việc xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn cụ thể.
Các đại biểu cũng bày tỏ sự quyết tâm nỗ lực của mình nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, cùng với ngành Du lịch tạo dựng hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, thân thiện, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng và hiện đại.
Thực hiện: Hồng Thủy, TTTTDL
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như chất lượng DL của tỉnh. Một trong những hạn chế đó là do nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động DL còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.
Chủ trang trại nho Ba Mọi (xã Phước Thuận, Ninh Phước) thuyết minh về cách trồng nho sạch với du khách
đến tham quan.Ảnh: Bảo Bình
Thực trạng nhân lực DL
Hoạt động kinh doanh DL từ năm 2003, Resort Bàu Trúc, Khu DL Bình Sơn-Ninh Chử hiện có 72 lao động làm việc ở các bộ phận khác nhau. Trong đó, có 6 người có trình độ đại học, còn lại hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch. Ông Nguyễn Đình Luân, Giám đốc Resort Bàu Trúc, cho biết: Nguồn nhân lực có chất lượng cao hiện vẫn còn là vấn đề nan giải, sau khi tuyển dụng lao động vào làm việc, đơn vị phải cho đi đào tạo lại nghiệp vụ, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Ông Nguyễn Công Minh, Phó Giám đốc Resort Con Gà Vàng, cho biết: Tác phong làm việc của một bộ phận người lao động tại địa phương còn quá kém, thái độ phục vụ khách chưa thân thiện. Có những lao động có bằng cấp chuyên môn về DL nhưng khi vào làm việc thực tế thì không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Ban quản lý Resort phải thường xuyên tập huấn, hướng dẫn công tác chuyên môn cho người lao động.
Nhân lực là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp DL, vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách, nếu nhân lực có trình độ chuyên môn tốt sẽ góp phần tạo ấn tượng và sự hài lòng của khách DL, không những khách sẽ chọn Ninh Thuận là điểm đến trong những lần tiếp theo mà họ còn giới thiệu bạn bè, người thân về sự thân thiện, mến khách của DL tỉnh nhà. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh ta hiện có 97 cơ sở lưu trú và 9 cơ sở lữ hành, với 1.461 người làm việc trực tiếp trong ngành DL và ước tính có khoảng 3.000 lao động gián tiếp. Số lượng nhân lực ngành DL trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, trong đó nhân lực gián tiếp có xu hướng tăng với quy mô lớn hơn, phản ánh vai trò của ngành DL và tính hiệu quả của việc xã hội hóa hoạt động DL. Trong đó, 10% nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học, 61,8% nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, là lực lượng trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm DL, được đào tạo, học nnghiệp vụ buồng, lễ tân… còn lại là bảo vệ, lái xe, y tế, chăm sóc cây xanh.
Ông Hồ Sỹ Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Lực lượng lao động DL trong những năm qua tăng theo sự phát triển của ngành nhưng vẫn chưa đảm bảo cho phát triển DL một cách bền vững; nhiều bộ phận vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là lao động có khả năng ngoại ngữ khá thấp, chỉ chiếm 37,5% tổng số nhân lực; ngoài ra, tư duy và kỹ năng làm DL của người lao động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp..
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng nhân lực ngành DL
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định DL là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu trên, ngoài việc quảng bá hình ảnh DL Ninh Thuận, đầu tư cơ sở vật chất… thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định, tạo sự bền vững trong phát triển DL.
Ông Hồ Sỹ Sơn cho biết thêm: Ngành DL của tỉnh đã và đang tích cực thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu như năm 2012 chỉ có 1 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ DL thì trong năm 2015, dự kiến sẽ có 7 lớp. Trong thời gian tiếp theo, sở sẽ tiếp tục mở thêm nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ DL cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh DL, với mục tiêu nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển DL thì các cơ sở hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực DL cũng cần chủ động trong công tác tuyển dụng ngay từ đầu vào, đồng thời tích cực phối hợp với ngành cử người đi đào tạo và đào tạo lại, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực DL.
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành DL địa phương. Các doanh nghiệp DL có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của mình. Vì vậy, cùng với sự gia tăng của lượng khách và cơ sở vật chất, ngành DL tỉnh ta đã và đang chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những mục tiêu để DL Ninh Thuận hướng tới sự phát triển bền vững…
Thế Quang
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Du Lịch: Nỗ Lực Của Doanh Nghiệp
Với nguồn tài nguyên lớn và sự tập trung đầu tư bài bản, đồng bộ, du lịch Quảng Ninh những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động du lịch ngoài tăng nguồn thu cho ngân sách đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài tỉnh. Nhìn từ thực tiễn Ngược lại, việc giải bài toán nguồn nhân lực tương xứng với sự phát triển của du lịch Quảng Ninh vẫn luôn được đặt ra với yêu cầu ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Đầu tư cơ sở hạ tầng với hơn 10 tỷ đồng vào CoTo Village, anh Lê Xuân Thành đã có một khu du lịch sinh thái cao cấp với 25 căn nhà gỗ mái lá thiết kế độc đáo hướng ra vụng Kho Gạo tại thôn Hồng Hải, xã Đồng Tiến, Cô Tô. Anh bảo, anh làm CoTo Village vì đam mê, kinh doanh đặc thù và lựa chọn dòng khách riêng biệt. Năm nay do tác động của dịch Covid-19 nên lượng khách có bị ảnh hưởng ít, nhiều chứ như những năm trước thì từ tháng 4 đến tháng 7 luôn full phòng.
Đó là một câu chuyện rất cụ thể ở Cô Tô, nơi đón lượng khách nước ngoài vào năm 2019 với 4.200 khách, chiếm 1,5% tổng lượng du khách của huyện đảo. Tất nhiên, du lịch Cô Tô mới phát triển mạnh từ sau khi có điện lưới quốc gia vào cuối năm 2013 và chỉ được đón khách nước ngoài từ quãng giữa năm 2016, dù địa phương đã có những giải pháp cụ thể, tuy nhiên những bất cập về nguồn nhân lực du lịch cũng là điều dễ hiểu.
Hạ Long là nơi tập trung đông nhất các lao động ngành du lịch toàn tỉnh, trong đó lao động khối khách sạn chiếm số lượng lớn. Ông Nguyễn Thái Hưng, Tổng Giám đốc Khách sạn Sài Gòn – Hạ Long, chia sẻ: Thời gian gần đây, sự phát triển của du lịch Quảng Ninh khá nóng, nhiều khách sạn lớn mọc lên, e rằng nguồn nhân lực không theo kịp. Nguồn nhân lực có đào tạo nhưng để đáp ứng được hết cho các khách sạn mới này thì sự thiếu hụt cũng khá lớn. Đấy là một khó khăn của những nhà quản lý điều hành trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực tốt để làm việc cho đơn vị mình.
Đánh giá cụ thể hơn ở một góc khác, ông Bùi Tấn Điều, Giám đốc điều hành Khách sạn Central Luxury, nhận xét: Nguồn lao động du lịch ở Quảng Ninh trẻ cũng có, lớn tuổi cũng có với điểm mạnh là họ làm việc rất hăng say, rất tập trung vào công việc. Tuy nhiên, sự hỗ trợ, liên kết, chia sẻ giữa các bộ phận với nhau còn hạn chế.
Sau khi đầu tư tại Hạ Long gần 2 năm qua thì chúng tôi đã thay đổi được điểm yếu đó. Có vậy thì khách hàng mới được hưởng lợi toàn bộ, không bị đứt quãng trong thụ hưởng dịch vụ. Sau thời gian đó thì chúng tôi đã hình thành một văn hóa doanh nghiệp riêng, các bạn biết chia sẻ với nhau, làm sao để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, không để khách hàng phải chờ đợi lâu ở một bộ phận nào.
Chủ động đào tạo và đào tạo lại
Kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh, ông Dương Văn Quý, Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Á – Victoria, bày tỏ: Mấy năm gần đây, du lịch Quảng Ninh phát triển khá đồng bộ nhưng khi mà tốc độ phát triển quá nhanh thì việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực vẫn còn yếu, đuối. Tôi thấy rằng, ở Quảng Ninh thì đa phần là biết tiếng Trung, vẫn chưa chú trọng về tiếng Anh nhiều lắm, hy vọng là các đơn vị đào tạo cho nhân viên song song cả hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Trung…
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đều ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Nhiều đơn vị, nhất là doanh nghiệp có tên tuổi đa số tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, tuy nhiên quá trình làm việc vẫn chú trọng công tác đào tạo lại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ông Nguyễn Thái Hưng chia sẻ: Với ngành khách sạn thì nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng rất lớn trong sự thành công hay không của dịch vụ. Cơ sở vật chất là một phần nhưng cơ sở vật chất tốt mà nguồn nhân lực không tốt thì không thể mang tới dịch vụ tốt cho khách hàng được.
Vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào, chúng tôi đã có sự sàng lọc rất kỹ lưỡng. Quá trình làm việc có sự đào tạo và tái đào tạo thường xuyên, đào tạo tại chỗ bằng việc mời các thầy từ các trường tới giảng, rồi cho nhân viên tới các khách sạn tốt hơn để được học tập những kinh nghiệm tốt hơn. Đặc biệt, trong mùa dịch Covid-19 này, nguồn nhân lực dễ có sự xáo trộn lớn. Tuy nhiên, khách sạn chúng tôi gần như giữ nguyên bộ máy, kể cả những lúc chịu tác động mạnh của dịch, để đảm bảo lực lượng phục vụ khách.
Theo chia sẻ của ông Dương Văn Quý thì Công ty thường cho anh em đi học tập các tập đoàn lớn, cho đi nước ngoài như Singapo, Trung Quốc để học hỏi thêm kiến thức. Hay như với khách sạn Central Luxury, ông Bùi Tấn Điều cho hay, mặc dù Hạ Long có nguồn nhân lực dồi dào nhưng với số lượng khách sạn lớn như vậy thì cũng khan hiếm về nguồn nhân lực có tay nghề.
Chính vì thế, đơn vị rất coi trọng việc tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và ưu tiên các sinh viên học chuyên ngành về du lịch ở Hạ Long. Cùng với đó phối hợp đào tạo để họ có thêm những kiến thức nghiệp vụ, đảm bảo tiêu chuẩn nghề, phục vụ tốt cho khách sạn cũng như du lịch Quảng Ninh nói chung.
Theo thống kê của Sở Du lịch, trên địa bàn Quảng Ninh hiện nay có khoảng 23.000 lao động trực tiếp và 37.000 lao động gián tiếp hoạt động trong các lĩnh vực du lịch. Trong đó khối khách sạn 9.000 người, lữ hành 1.000 người, các khu, điểm du lịch là 6.000 lao động, nhà hàng, điểm mua sắm 5.000 lao động, phương tiện vận chuyển 5.000 người (tàu du lịch 3.000 lao động).
Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đã được tỉnh dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện, thời gian qua đã đào tạo tại chỗ cho trên 4.000 cán bộ quản lý và người lao động ngành du lịch. Tỉnh đã thành lập Trường Đại học Hạ Long nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch.
Phan Hằng
Tuy nhiên, để chất lượng du lịch có thể đạt được tốt hơn, Quảng Ninh cần có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cũng như có định hướng đào tạo, có những chương trình khung đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện tại của các doanh nghiệp cũng như có sự tương thích với chương trình đào tạo du lịch của các nước trong khu vực và quốc tế…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!