Cập nhật nội dung chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiết mục văn nghệ của các cháu Trường Mầm non Mùa Xuân trong Lễ khai giảng năm học 2020-2021.Buổi họp đầu năm học 2020-2021 giữa giáo viên Nhà trường và các bậc phụ huynh diễn ra trong không khí cởi mở, ấm cúng, thân tình. Sau các phần giới thiệu ngắn gọn về Nhà trường, tình hình lớp học, một số trọng tâm, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động trong năm học mới; các giáo viên và phụ huynh dành phần lớn thời gian để trao đổi thẳng thắn về các vấn đề như: “Làm thế nào để bố mẹ có thể làm bạn cùng con?”; “Làm sao để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ?”; “Cha mẹ phải làm gì để hỗ trợ con học tập?”; “Làm sao để trẻ chủ động, tự giác trong công việc”…
Thượng úy QNCN Hoàng Thị Hải – Giáo viên Lớp nhỡ 2, cho biết: “Ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo nhưng diễn biến tâm lý cũng rất phức tạp. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên trao đổi và chia sẻ thẳng thắn với phụ huynh những vấn đề trên để giúp phụ huynh cảm thấy mình cần phải thấu hiểu, yêu thương con, dành thời gian cho con nhiều hơn và phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái”.
Đây là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phối, kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, được Trường Mầm non Mùa Xuân thực hiện thường xuyên trong thời gian qua. Thượng tá QNCN Nguyễn Thị Duyên – Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết, để “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”; Nhà trường đã và đang đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, trẻ ngoan, khỏe, học tốt. Đồng thời tích cực quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh trong giáo dục và chăm sóc trẻ; nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non và đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, Nhà trường đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tâm, trách nhiệm với công việc. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Nhà trường duy trì hiệu quả nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do cấp trên tổ chức; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ; tổ chức tốt các phong trào, hội thi, hội giảng các cấp, qua đó tạo điều kiện để các giáo viên được học tập, trao đổi chuyên môn, được thể hiện năng khiếu và nghệ thuật sư phạm. Đến nay, nhà trường có 2 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quân, 8 giáo viên dạy giỏi cấp quận Thanh Xuân. Đội ngũ giáo viên Nhà trường đã tích cực nghiên cứu và thực hiện nhiều sáng kiến về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được áp dụng hiệu quả như: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi theo mô hình lấy trẻ làm trung tâm” của cô giáo Hoàng Thị Hải; “Một số biện pháp giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi” của cô giáo Nguyễn Thị Hà; “Biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ 4-5 tuổi”, của cô giáo Hoàng Thị Mai… Qua đó, trong các năm học, số trẻ đạt về ngôn ngữ và nhận thức luôn ở mức trên 95%, giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1.
Song song với công tác giáo dục trẻ, nhà trường còn chú trọng thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Chế độ ăn được cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Nguồn thực phẩm được lấy từ các cơ sở có uy tín trên địa bàn
TP Hà Nội; tổ chức kiểm soát chặt chẽ hằng ngày và thực hiện nghiêm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường niên, Nhà trường còn phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn, tổ chức khám định kỳ và chuyên sâu cho trẻ 2 lần/năm, tổ chức tiêm vắc xin và cho trẻ uống vitamin, nhằm phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, kịp thời trao đổi cho phụ huynh có biện pháp chăm sóc phù hợp. Nhờ vậy, tỷ lệ thể chất của trẻ đạt luôn ở mức trên 97,8%/năm.
Với việc tổ chức triển khai thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả; Trường Mầm non Mùa Xuân đang nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Bài, ảnh: ĐỨC LƯU
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ
GD&TĐ – Bộ GD&ĐT nhấn mạnh 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2016 – 2017.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ .
Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.
Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.
Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Chỉ đạo các cơ sở GDMN quản lý chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định.
Các địa phương chịu trách nhiệm việc trang bị phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương.
Đối với những địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, mức đóng góp tiền ăn cho trẻ tại trường không đủ để đảm bảo cho một bữa ăn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu là đủ năng lượng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.
Tăng tỷ lệ nhóm, lớp học 2 buổi/ngày có bán trú ít nhất 1,5%. Tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường, lớp mầm non, trong đó trẻ 5 tuổi tăng ít nhất 2%. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.
Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi đều dưới 10% và giảm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học. Sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của trẻ thực hiện theo năm học 2015-2016.
Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN và tham mưu triển khai thực hiện chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nang cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Đảm bảo hầu hết các nhóm, lớp thực hiện Chương trình GDMN tổ chức học 2 buổi/ngày. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT (sau khi tập huấn cốt cán cấp trung ương).
Phát triển Chương trình GDMN gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền. Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN;
Chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi.
Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sơ giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
Triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.
Thực hiện thí điểm các trung tâm tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng tại 04 tỉnh: Lào Cai, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Đắc Lắk.
Triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành chuyên môn cho giáo viên mầm non thực hiện điểm tại 07 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đối với việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm triển khai thực hiện; chuẩn bị Hội thảo toàn quốc đánh giá 03 năm thực hiện thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.
Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non. Chuẩn bị điều kiện và tổ chức thực hiện hoạt động thử nghiệm bộ công cụ Bảng hỏi theo dõi sự phát triển của trẻ ASQ.3 tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Điện Biên, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Ninh Thuận và Đồng Tháp.
Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Các Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non; tăng cường bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ đánh giá ngoài; đảm bảo 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá và có ít nhất 40% số trường được đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn từ cấp độ 1 trở lên. Trong quá trình tự đánh giá cần tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ, đặc biệt chú ý chống bệnh thành tích.
Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm học, mỗi tỉnh, thành phố tăng ít nhất 1%, toàn quốc có ít nhất 36% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Tham Luận Về Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Giáo Dục Trẻ Tại Trường Mầm Non Khai Quang
Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quí cùng toàn thể các đồng chí một lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp! Kính thưa hội nghị sau khi nghe báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng hoạt động của nhà trường trong năm học 2018-2019, Tôi hoàn toàn nhất trí. Được sự cho phép của đoàn chủ tịch , tại hội nghị hôm nay tôi xin được tham luận về vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường MN Khai Quang .
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước từng bước rất quan tâm đến giáo dục MN bởi vậy bậc học MNphát triển không ngừng, trường MN Khai Quang đã được quan tâm và chỉ đạo xát sao của các cấp lãnh đạo trong năm học vừa qua nhà trường đã đạt những thành tích đáng kể:
– Nhà trường chú trọng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, ký hợp đồng với công ty nấu ăn có uy tín , đúng luật, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường MN, đảm bảo 1 ngày ở trường các cháu được ăn 3 bữa(bữa sáng, bữa trưa, bữa phụ chiều) đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng 750- 800 Kcl theo tiêu chuẩn đạt ở trường, và đạt trên 50% tỷ lệ đạt trong ngày của trẻ từ 0-5 tuổi. Vì vậy tỷ lệ trẻ SDD cuối năm giảm còn 1,6 % so với đầu năm 5,4%, thấp còi 4,1%( đầu năm 4,6%)
– Tổ chức bữa ăn giấc ngủ của trẻ đúng cách, đúng giờ theo quy định.
– Công tác phối hợp, tuyên truyền với cha mẹ trẻ để chăm sóc trẻ tốt.
– Bếp ăn được Trung tâm y tế dự phòng công nhận bếp ăn an toàn .
– 100% trẻ nắm được thao tác và được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.
– Tại góc tuyên truyền các lớp, trong khuôn viên trường đưa một số hình ảnh về trường học thân thiện an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; Dịch ” tay- chân – miệng ” để tuyên truyền cho phụ huynh.
Trong năm học vừa qua trường MN Khai Quang cũng đạt được một số thành tích đáng khích lệ:
– 2 giáo viên đạt GVG cấp thành phố( giải 3)
– 4 GV đạt giải cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning cấp thành phố, 1 giáo viên đạt giải nhì cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning cấp Tỉnh.
– 1GV đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 17 CBGV đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
– Tham gia cuộc thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp thành phố nhà trường đạt giải 3, tập thể nhà trường đạt danh hiệu tập thể tiên tiến.
– Trẻ được trải nghiệm, hứng thú tham gia vào các hoạt động tập thể như tham quan dã ngoại, ngày hội ngày lễ như ngày hội đến trường của bé, tết hàn thực, tết trung thu, ..giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, vui chơi; hứng thú hơn với các tiết học vì thế mà nhận thức của trẻ cũng tốt hơn rất nhiều, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.
– Giáo viên tích cực, chủ động tìm tòi, biết tận dụng tài nguyên giáo dục trên internet làm phong phú việc thiết kế bài giảng. Đại đa số giáo viên không còn dạy theo lối cô nói gì trẻ làm theo cô cái đó mà đa số lấy năng lực của trẻ làm trung tâm để hướng trẻ vào tham gia các hoạt động 1 cách tích cực có hiệu quả.
– Nhà trường tổ chức tốt ngày hội ngày lễ đặc biệt là ngày hội đến trường, ngày tết trung thu, tết hàn thực với sự tham gia của đông đủ cha mẹ trẻ, trẻ, và CBGV toàn trường đã thu được kết quả rất tốt, cha mẹ các cháu rất quan tâm háo hức đón chờ, ngoài ra hoạt động tham quan ngoại khóa của trẻ được quan tâm đó là những buổi tham quan trường Tiểu học, chùa tại địa phương….
Bên cạnh những việc đã làm được, trong năm học vừa qua trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ vẫn còn những hạn chế nhất định đó là một số giáo viên thực sự đầu tư vào tiết dạy, giáo viên dạy giỏi chưa thực sự nổi bật, điểm đạt chưa cao. Công tác kiểm tra đánh giá chưa nhiều, hoạt động của tổ chuyên môn còn dè dặt, có lúc vẫn nể nag, hình thức.
Để phát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại nhăm nâng cao chất lượng CSGD trẻ tập thể nhà trường, cá nhân CB, GV chúng ta cần phải làm gì? Và làm như thế nào? Tôi xin phép đưa ra một số giải pháp thực hiện sau đây:
-Trước hết tập thể đoàn kết thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt khung chương trình GDMN theo thông tư 28 dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT.
-Ban giám hiệu cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức các hoạt động CSGD của nhà trường.
-Toàn thể CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp do phòng, nhà trường tổ chức. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tổ chức hội giảng tại trường, và dự giờ lẫn nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm góp ý, rút kinh nghiệm.
-Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo giờ nào việc ấy. Có kế hoạch cụ thể cho bản thân mình trong công tác giảng dạy. Làm tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, các lớp điểm chú ý xây dựng nổi bật chuyên đề điểm mà lớp mình được phân công.
-Thực hiện đánh giá trẻ theo nội dung chương trình giáo dục mầm non, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với sự phát triển và nhận thức của trẻ.
Tăng thêm sự phối hợp gắn kết giữa nhà trường và cha mẹ trẻ.
– Thường xuyên tính định lượng dinh dưỡng khẩu phần ăn, thiết lập thực đơn với nhiều món ăn phong phú nhưng phù hợp với trẻ giúp trẻ ăn ngon hết xuất góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
– Phối hợp với y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ và khám SK ít nhất 2lần/năm.
– Tuyên truyền tốt tới cha mẹ học sinh về những hoạt động của trẻ trong ngày để cùng phối hợp nuôi dạy trẻ.
– Các đồng chí giáo viên đứng lớp chú ý thực hiện tốt và thường xuyên công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của trẻ đúng cách, đúng giờ, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
Chăm Sóc, Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Dưới 3 Tuổi
Trước thách thức đó, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người vừa tổ chức Hội nghị đề xuất chính sách cải thiện cơ hội chăm sóc, giáo dục sớm trẻ từ 0-3 tuổi.
Giáo dục sớm còn chưa được coi trọng
“Giáo dục sớm trẻ em những năm đầu đời góp phần cải tạo nòi giống, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”,là quan điểm được đưa ra và nhận được đồng tình tại diễn đàn. Theo chúng tôi NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người): Nếu trong 3 năm đầu đời, trẻ được sống trong môi trường chăm sóc, giáo dục sớm đúng đắn, đa dạng, được cung cấp những trải nghiệm phong phú, kích hoạt não trẻ sớm ngay từ giai đoạn này, trẻ sẽ hình thành nên hàng tỉ các kết nối và mạng lưới thành công dày đặc trên bộ não, giúp trẻ đạt được những tiềm năng trí lực tối đa cho cả cuộc đời.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia có mặt tại diễn đàn, hiện nay lứa tuổi từ 0-3 lại chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo do Uỷ ban Văn hoá, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội công bố vào tháng 9/-2014: Tình trạng huy động trẻ dưới 36 tháng ra nhà trẻ mặc dù có tăng dần hàng năm nhưng vẫn còn ở mức thấp. Năm 2010-2011 đã huy động được 6,5% cháu ra nhà trẻ (tăng 2,13%), trong đó có 62,5% trẻ mẫu giáo (tăng 10 %), trong đó lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 93,5% (tăng 9,1%). Năm học 2013-2014, cơ cấu các bậc học cũng có sự chênh lệch khi mạng lưới cơ sở phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục nhóm trẻ (từ 3 tháng đến 3 tuổi chưa được coi trọng đúng mức, tổng số nhóm trẻ chỉ chiếm 12,9%).
Đại diện Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cũng khẳng định: Thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay là giáo dục gia đình và giáo dục trẻ em như thế nào? Những gia đình truyền thống là gia đình nhiều thế hệ thì thế hệ sau sẽ được tiếp thu rất nhiều từ thế hệ trước về nề nếp gia phong, thuần phong mĩ tục… Tuy nhiên, theo khảo sát, đa số các gia đình hiện nay chỉ có 2 thế hệ, ước tính có khoảng 15 triệu hộ gia đình trong quá trình nuôi dạy con không có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía ông bà, gia đình 3 thế hệ trở lên.
Thách thức nữa là thời gian của cha mẹ dành cho con nhỏ, ở bên chăm sóc con ngày càng ít. “Chúng tôi có nghiên cứu quốc gia, hiện nay có trên 60% bố mẹ có con dưới 6 tuổi không dành nổi 30 phút một ngày để trò chuyện với con”.
Thách thức nữa là các cơ sở giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ. Trẻ em thấp hơn 18 tháng tuổi không ở đâu nhận chăm sóc…
Hay như – Phó Trưởng ban CTGĐ, LHHPN Việt Nam nhận định: Hiện naynhững người làm cha mẹ, những người làm công tác trẻ thơ cũng còn hạn chế nhất định. Ở lứa tuổi này, nhiều cha mẹ phó mặc trách nhiệm cho người trông giữ trẻ, cho ông bà. Trong khi gia đình phải là môi trường đầu tiên, là thể chế đặt nền móng đầu tiên và có ảnh hưởng, có tính chất tương đối bền vững đến nhân cách con người. Giáo dục trẻ em cũng như giáo dục sớm cho trẻ là chức năng tự thân của gia đình. Không thể có môi trường nào có trọng trách cao hơn. Gia đình là trước nhất, sau đó đến nhà trường.
Hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ từ sớm
Một khó khăn được cho là then chốt để triển khai giáo dục sớm cho trẻ, đó là sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục với các cơ sở thực hành. Điều bất cập nữa, ở các cơ sở mầm non hiện tại chủ yếu tiếp nhận độ tuổi mẫu giáo. Vì thế, hầu hết các cơ sở đào tạo GVMN vẫn thiên về kiến thức mẫu giáo nhiều hơn nhà trẻ. Ở các địa phương cũng vậy, rất ít nơi có lớp nhà trẻ. Giáo viên được quyền đứng lớp thì lại chỉ cần có bằng GDMN… Qua đó, lãnh đạo nhà trường đề nghị, về phía chính sách cần có bổ sung để phù hợp hơn. Các trường mầm non cũng nên nhận đủ đối tượng, phu hợp với chương trình đào tạo
Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cũng đưa ý kiến, mong muốn Đảng và Nhà nước coi trọng giáo dục sớm trẻ em từ 0-3 tuổi, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược trong đổi mới toàn diện và triệt để nền giáo dục nước nhà, góp phần đào tạo nhân tài, cải tạo và nâng cao chất lượng nòi giống của dân tộc VN. Đồng thời, đề xuất triển khai xây dựng chương trình giáo dục sớm ở quy mô quốc gia trong các cơ sở GDMN và cả trong các gia đình…
Theo đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Phương Thảo: Việc đầu tư cho trẻ từ 0-3 tuổi là đầu tư thoả đáng. Đầu tư chăm sóc giáo dục trẻ thơ giúp gắn kết các thế hệ gần hơn. Chúng ta nên nhớ, “giai đoạn vàng” là giai đoạn dễ bị tổn thương, tổn thương lâu dài, cần có sự quan tâm đặc biệt.
Bà cũng cho rằng: Cần xây dựng thông điệp cụ thể hơn với từng đối tượng. Cha mẹ không dành thời gian cho con nhiều, chất lượng giao tiếp, tương tác các thế hệ không có. Vì thế rất cần thông điệp cụ thể, để từng gia đình nhận thấy tầm quan trọng và có đầu tư thoả đáng. Còn với đối tượng trẻ miền núi, khó khăn, chúng ta có thể có thông điệp rằng, không có cháu bé nào không bình thường, mọi cháu bé đều có tiềm năng phát triển. Nhưng chúng ta đã hỗ trợ các cháu chưa? Trẻ khuyết tật đến trường, nếu chúng ta có biện pháp hỗ trợ thì các cháu sẽ làm rất tốt, vì thế cần xây dựng các chương trình đặc thù. Chẳng hạn chơi như thế nào ở nông thôn, chơi như thế nào ở thành thị…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!