Cập nhật nội dung chi tiết về Nắm Bắt Hình Dịch Covid mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành gặp khó khăn lịch sử do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngành chỉ hoạt động được trong tháng 1- 2/2020, các tháng từ 3-5/2020 hoàn toàn bị ảnh hưởng dịch bệnh. Đến cuối tháng 5/2020, dịch bệnh được khống chế ở nước ta, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch bắt đầu trở lại, trong đó du lịch là nhanh và mạnh nhất với Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”… Sau thời gian kích cầu, trong tháng 6/2020, nhiều địa phương đã ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh từ 1,5- 3 lần so với tháng 5/2020… Tuy nhiên tổng thu từ khách du lịch chỉ ước đạt 176.800 tỷ đồng, giảm 47,7% so với cùng kỳ 2019…
Các hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên toàn quốc phải giảm về số lượng và quy mô, lùi hoặc hoãn tổ chức các giải thể thao cấp toàn quốc. Việc hoãn tập huấn và tham dự các giải thể thao quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi vòng loại Olympic, Paralympic đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu vượt qua vòng loại, giành suất tham dự Đại hội của các vận động viên Việt Nam. Việc hoãn tổ chức các giải thể thao trong nước và quốc tế đã thay đổi kế hoạch huấn luyện của các vận động viên thể thao của đội tuyển quốc gia và vận động viên ở các địa phương.
Song 6 tháng đầu năm, thể thao Việt Nam cũng đã tham gia 18 giải thể thao quốc tế, giành được 26 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc, 8 huy chương Đồng. Đến nay, Việt Nam đã có 5 suất chính thức tham dự Olympic Tokyo gồm các môn: Bắn cung (2), Boxing (1), thể dục dụng cụ (1), bơi (1).
Chia sẻ, ghi nhận những nỗ lực vượt khó các đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn toàn ngành cần tập trung phát huy kết quả bước đầu đạt được sau thời gian khởi động trở lại khi dịch được khống chế. Chặng đường phía trước chắc chắn còn rất nhiều khó khăn, cần phải tìm giải pháp khắc phục để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội; cần có tư duy mới trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, không chủ quan nhưng cũng không quá sợ đến mức không làm gì…
Với thể dục thể thao, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị chuẩn bị tốt nhất cho việc tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 thông qua đảm bảo tiến độ các mặt, nhất là chuyên môn của các vận động viên, cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu. Một nhiệm vụ quan trọng của ngành là chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 6, vòng loại Olympic, Paralympic, SEA Games 31 năm 2021 và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục, thế giới trong năm 2021…
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch bám sát diễn biến tình hình chỉ đạo chung của Chính phủ để có những giải pháp phù hợp. Đã có tình huống mới đặt ra cho ngành du lịch là xuất hiện các ca bệnh mới nhưng việc kích cầu du lịch nội địa vẫn phải tiến hành, bên cạnh đó là chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đón khách quốc tế khi dịch Covid-19 được khống chế. Việc kích cầu nội địa, đưa khách đi du lịch nội địa cần đặt lên hàng đầu yếu tố đảm bảo an toàn phòng chống dịch… Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp triển khai mạnh mẽ chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; chiến dịch truyền thông về điểm đến “Việt Nam an toàn”, góp phần kích cầu du lịch nội địa, quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn…
Tình Hình Lao Động, Việc Làm Ở Việt Nam Trong Đại Dịch Covid
Do dịch bệnh Covid-19, đến hết tháng 6 năm 2020, cả nước có tới 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, trong đó, ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% (tương ứng 17,6 triệu người). Vấn đề đặt ra là cần phải triển khai quyết liệt các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) về an sinh xã hội, giúp người dân từng bước vượt qua khó khăn của đại dịch.
***
1.1. Ảnh hưởng về lao động, việc làm
Theo báo cáo về lao động, việc làm quý II/2020, lực lượng lao động Việt Nam giảm sâu kỷ lục. Lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19. Cụ thể, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức giảm của lao động nam (giảm 3,9% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước). Đối với nhóm ngoài độ tuổi lao động, trong khi lực lượng lao động nữ ghi nhận giảm thì lực lượng lao động nam lại tăng nhẹ.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29.000, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong quý II/2020, số lao động mất việc làm trong độ tuổi lao động khoảng 1,3 triệu người và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình thiếu việc làm quý II năm 2020 là 1,4 triệu người, tăng 292 nghìn người so với quý trước và tăng 648,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2020 là gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý trước.
Về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, 6 tháng đầu năm 2020 đạt 54,2 triệu người, giảm gần 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2020 là 47,9 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,4 triệu người, chiếm 34,3%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động, đạt 21,5 triệu người, chiếm 44,9% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2020 là 53,0 triệu người, giảm gần 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2020 là 2,58%, tăng 1,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tăng 1,2 điểm phần trăm.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2020 là gần 1,2 triệu người, tăng 123,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị, quý II là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với cùng kỳ quý trước và 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của khu vực này trong vòng 10 năm qua.
Hàng triệu người mất việc, phải đi tìm việc làm mới do Covid-19. 2020 là năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 10 năm qua.
1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
Ngoài những lý do khách quan, chủ quan thường thấy khác, đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu khiến số người bị mất việc, ngưng việc lớn như hiện nay. Tình trạng “đứt gãy” chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ cũng khiến hàng loạt nhà máy, xí nghiệp trong nước phải tạm dừng hoạt động. Giãn cách xã hội làm cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà cả ngành giáo dục, du lịch, nhà hàng, khách sạn… cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lao động những ngành này vì vậy đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Theo Tổng cục Thống kê, với tác động của dịch bệnh, các khó khăn vẫn có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Dự báo, đến hết năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị hạn chế do các đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Mặt khác, nguyên nhiên liệu cần cho sản xuất bị cạn kiệt.
Cục Việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tính đến kịch bản xấu nhất là số lao động mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000 đến 70.000 mỗi tháng, tập trung ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến, chế tạo… Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5 – 5 triệu người.
3.1. Hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ
Nhà nước xác định cùng lúc phải hỗ trợ cả doanh nghiệp và NLĐ. Chỉ khi doanh nghiệp duy trì được sản xuất, kinh doanh thì NLĐ mới không bị thất nghiệp, ngưng việc, giãn việc.
Chính phủ đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và điều kiện tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng được giảm thuế, giảm phí, hoãn nộp thuế… để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Chính phủ cũng đang tích cực sửa một số điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, tức gói hỗ trợ 62.000 tỷ (đã giảm bớt các điều kiện ngặt nghèo). Tại đợt dịch đầu tiên, việc đóng quỹ hưu trí và tử tuất được hoãn đến hết tháng 6/2020, nhưng với diễn biến dịch hiện nay, việc này có thể kéo dài thêm sáu tháng nữa.
Các bộ, ban, ngành chức năng cần nắm chắc tình hình việc làm, nhu cầu của các doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ, cung ứng lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời; góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh và bảo đảm đời sống NLĐ. Các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn người dân làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung – cầu lao động. Có thể cần đến một khoản tiền trong quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, chuyển đổi nghề cho NLĐ phù hợp với tình hình thực tế.
Đà Nẵng tiếp tục chi hỗ trợ NLĐ mất việc do Covid-19.
3.2. Hỗ trợ lao động tiếp cận các nguồn lực
Hiện cơ quan chức năng đang rà soát để đảm bảo người nghèo, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết và Quyết định nói trên để mở rộng nhóm hỗ trợ, giảm bớt thủ tục hành chính và điều kiện thụ hưởng.
Trước hết, hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không bảo đảm mức sống tối thiểu. Hỗ trợ thêm một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch. Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong bảo đảm cuộc sống cho NLĐ. Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách.
Đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đã chi trả cho bốn nhóm đối tượng: người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo đạt khoảng 98% kế hoạch đặt ra.
Đối với các nhóm đối tượng còn lại, hiện các địa phương cơ bản khảo sát xong và đang được Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách và kinh phí. Công tác chi trả thực hiện theo tinh thần đến đâu cấp đến đấy, phải khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
3.3. Đào tạo chuyển nghề, đào tạo nghề mới
Các địa phương khẩn trương xây dựng đề án về cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Xác định rõ, cụ thể nhu cầu sử dụng lao động của từng doanh nghiệp, tổ chức; có các giải pháp để cung ứng nguồn lao động, xác định vai trò và trách nhiệm của các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương; chú trọng giải quyết việc làm cho NLĐ mất việc do dịch Covid-19 và những đối tượng cần quan tâm; đồng thời, có chính sách thu hút lao động chất lượng cao.
Trước mắt, các sở, ban ngành phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại các địa phương, với các doanh nghiệp có từ 200 lao động mất việc làm trở lên, sẽ tiến hành tổ chức tư vấn, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.
Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại cho NLĐ tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp để kịp thời cung cấp lực lượng lao động thời kỳ hậu Covid-19. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đứng ra kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hiệp hội lao động, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm dịch vụ việc làm để xác định nhu cầu đào tạo và triển khai đào tạo.
Nhà nước cần đẩy mạnh hệ thống thông tin thị trường lao động trên online ở website, fanpage, tư vấn trực tuyến. Một số công ty đang có nhu cầu tuyển dụng lớn được trung tâm giới thiệu lên mạng và lập kế hoạch cho các ngày hội việc làm, xây dựng sàn lao động công nghệ thông tin.
Tài liệu tham khảo
1. ILO Monitor: COVID-19 and the world of work. Fifth edition Updated estimates and analysis.
2. Hoàng Thùy (2019), Số lượng lớn lao động có thể thất nghiệp vào cuối năm, Tạp chí Tài chính, số tháng 8/2020.
3. World Bank, “What will be the new normal for Vietnam? The economic impact of COVID-19”, tháng 07/2020.
4. https://ec.europa.eu/eurostat/documents/2995521/11054062/3-02072020-AP-EN.pdf
5. https://asia.nikkei.com/Economy/South-Korea-unemployment-rate-surges-to-10-year-high-in-May
6. https://www.japantimes.co.jp/news/2020/07/03/business/economy-business/japan-jobless-data-masks-woes/.
Bài: Phương Hữu Từng – Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vũ Quang Thọ – Nguyên Viện Trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Đồ họa: Hoàng Hà
Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Cơ Bản Cần Phải Nắm Bắt
Biện pháp phòng cháy
Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, cần tạo một môi trường không cháy và khó cháy bằng việc thay thế những nguyên vật liệu, các khâu sản xuất và môi trường từ đặc điểm dễ cháy trở thành không cháy và khó xảy ra cháy.
Cần ngăn chặn và triệt tiêu các nguồn nhiệt gây cháy, đồng thời có biện pháp quản lý tốt nguồn sử dụng nhiệt, nguồn lửa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Chú trọng việc lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy tự động, cần cách ly những chất có thể gây cháy và những máy móc thiết bị có khả năng sinh nhiệt khi hoạt động với nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Cần hạn chế diện tích bảo quản chất cháy, diện tích sản xuất với thiết bị, máy móc tới mức cần thiết. Có thể ngăn chặn đường lây lan của lửa bằng cách xây dựng tường ngăn cháy hoặc các cửa ngăn để bao vành đai trống, lắp đặt các thiết bị chống cháy tràn lan.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản
– Ngăn cách oxy với chất cháy
Đây là phương pháp phòng cháy bằng việc cách ly oxy với chất cháy, tách rời chất cháy khỏi vùng cháy. Biện pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng những thiết bị chữa cháy đậy phủ lên bề mặt chất cháy, giúp ngăn chặn oxy có trong không khí với vật cháy. Bên cạnh đó, mọi người cần đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy. Bạn có thể sử dụng biện pháp cách ly bằng cách đậy cát, đậy chậu, vải bạt, bao tải, chăn, bọt chữa cháy.
– Làm loãng nồng độ oxy và hỗn hợp chất cháy
Đây là phương pháp làm ngạt, dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy, giúp làm loãng nồng độ oxy cũng như hỗn hợp cháy đến mức chúng bị ngạt và không thể duy trì được sự cháy nữa. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng các chất để làm loãng nồng độ oxy như khí CO2, nitơ bọt trơ.
– Sử dụng phương pháp làm lạnh
Phương pháp này là việc sử dụng các chất chữa cháy cho khả năng thu nhiệt có nghĩa là làm giảm nhiệt độ đám cháy, làm chúng nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy, từ đó đám cháy sẽ tự tắt. Với cách này, các bạn cần đến các khí trơ lạnh như CO2, N2 và H2O.
Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở
Mỗi gia đình cần có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Bên cạnh đó, cần trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng để phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy CO2, các thiết bị chữa cháy cầm tay… Tất cả các thành viên trong gia đình phải học tập để sử dụng các dụng cụ chữa cháy được trang bị.
Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở gần những nơi đun nấu. Không nên dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở, trong trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít, đảm bảo các biện pháp an toàn.
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy và cách xa những vật dễ cháy.
Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ khác có xăng, dầu, chất lỏng… dễ cháy nếu để trong nhà ở phải cách xa khu vực bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
Lắp thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung của toà nhà, từng tầng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, đồng thời khắc phục các hư hỏng có nguy cơ dẫn đến chạm chập, cháy nổ.
Khi sử dụng bếp điện, bếp gas, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già, sử dụng các thiết bị điện.
Nơi đun nấu của gia đình phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas thì cần phải có các biện pháp an toàn, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas.
Trước khi đi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ cần phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, đồng thời tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết.
Khi xảy ra cháy, cần báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng… Đồng thời phải nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ có sẵn để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới chính quyền, công an nơi gần nhất, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số 114.
Góc Nhìn Từ Đại Dịch Covid
Thận theo quan điểm Tây y và nguy cơ tử vong do Covid-19
Thận là một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu, bao gồm 2 quả : thận trái , thận phải và duy trì nhiều chức năng.
Thận có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt ngực D11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm thấp hơn thận trái một chút. Mặt trước thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi. Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Mỗi quả thận tiết nước tiểu vào niệu quản, là một cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Phía trên mỗi quả thận là tuyến nội tiết thượng thận.
70% – 80% số ca mắc Covid-19 tử vong tại nước ta hiện nay (tính đến 11/08/2020) có bệnh thận mạn tính. Trên bệnh lý nền sẵn có, khi mắc SARS-CoV-2, người bệnh thường ít triệu chứng ban đầu, khi các triệu chứng “rõ ràng” thì cũng là lúc bệnh tiến triển nặng.
Bệnh thận mạn tính là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận có thời gian kéo dài trên 3 tháng, đã ảnh hưởng sức khỏe, sức đề kháng chung người bệnh. Nhóm dễ mắc thận mạn tính là những người có tiền sử mắc các bệnh lý về thận đặc biệt bệnh lý về cầu thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu. Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống hoặc sử dụng một số loại thuốc gây suy giảm chức năng thận như kháng sinh, NSAID, lạm dụng các thuốc không kê đơn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen.
Dấu hiệu nhận biết người bệnh gặp các vấn đề về chức năng thận, mắc thận mạn tính bao gồm: nôn hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn; Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường; Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, không cảm thấy hứng thú trong ăn uống; Bị chuột rút, co giật cơ bắp, da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài.; Ngủ kém, sụt cân không có lý do rõ ràng, mệt mỏi, ủ rũ, phù chân, đau ngực, khó thở… ; Tăng huyết áp khó kiểm soát. Tuy nhiên trên thực tế, các dấu hiệu này không phải là đặc trưng duy nhất của bệnh lý thận mạn tính mà còn có thể gây ra bởi các bệnh lý khác. Tùy theo sức khỏe của người bệnh, giai đoạn bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau ít, nhiều.
Ngoài ra, ở những người mắc bệnh lý thận mạn tính hay chức năng thận suy giảm, sức đề kháng thường kém, khi bị SARS-CoV-2 tấn công, lượng virus phát triển trong cơ thể sẽ nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.
Chưa kể một số nhận định của các chuyên gia còn cho rằng: “Một số người khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này không chỉ tấn công virus mà còn tấn công các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan và làm giảm các chức năng, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn”.
Tóm lại, với những số liệu và nghiên cứu được ghi nhận cho tới thời điểm hiện nay cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chống dịch đã được Bộ Y tế hướng dẫn. Việc phòng bệnh ở những đối tượng này cần được đặt lên hàng đầu bởi một khi đã bị virus SARS-CoV-2 thì hệ quả là không thể lường hết được.
“Thận” theo quan điểm của Đông y và sự suy yếu của các tạng phủ khi tạng Thận gặp “vấn đề”
Đông y sử dụng học thuyết Ngũ hành như một công cụ để giải thích sinh lý các tạng phủ trong cơ thể
Thận ảnh hưởng đối với Phế
Dựa vào học thuyết ngũ hành, mối quan hệ giữa Thận với Phế giống như sự liên hệ giữa mẹ và con. Thận thuộc Thủy còn Phế thuộc Kim; Thủy và Kim tương sinh (Kim sinh Thủy, Thủy nhuận Kim). Chúng có tác dụng ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau về sinh lý và bệnh lý.
Phế là cơ quan hô hấp. Hít vào khí trong (thanh khí) từ không khí thiên nhiên và thải ra khí dơ (trọc khí) của cơ thể, làm trao đổi khí giữa bên trong và ngoài cơ thể. Tùy thuộc vào sự vận hành của Phế, khí có thể lưu thông xuyên suốt cơ thể, vì vậy sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo.
Tuy nhiên, hô hấp không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chức năng của Phế, Thận cũng tham gia điều hòa quá trình hô hấp. Để duy trì khí trao đổi có hiệu quả, khí hít vào đã được Phế tinh chế phải đưa xuống Thận để được Thận thu nạp một cách thích hợp. Thận chủ “nạp khí” nghĩa là thu nhận, giữ lại khí hít vào của phế, điều tiết hoạt động hô hấp.
Thông thường hoạt động hô hấp tùy thuộc vào sự điều hòa lẫn nhau của Thận và Phế. Mối quan hệ này được nói rõ trong “Loại chứng trị tài” (Chẩn đoán phân biệt và điều trị các bệnh lý – Lâm Bội Cầm 1839 – nhà Thanh): “Phế chủ khí và Thận là gốc của khí; Phế chủ xuất khí và Thận chủ nạp khí; âm dương tương giao hô hấp được thông suốt là kết quả của sự cân bằng giữa âm và dương”.
Để duy trì hô hấp được thông suốt, Thận khí phải sung mãn và chức năng nạp khí của Thận không bị ảnh hưởng. Khi Thận khí suy nhược và không nạp được khí, khí đi xuống không được Thận thu nạp có thể dẫn đến các vấn đề về Phế như hít vào khó khăn và thì thở ra dài. Tình trạng sẽ nặng hơn khi vận động nhiều. Trong Đông y, đây được gọi là Thận không nạp khí. Trên lâm sàng, bệnh này có thể gặp trong viêm Phế quản mạn tính người cao tuổi, khí Phế thũng và Tâm Phế mạn, tất cả là kết quả của Thận hư khí nghịch, thận không nạp khí gây ra.
Thận ảnh hưởng đối với Tỳ
Trong khi Thận được xem như là “Tiên thiên” và nguồn gốc của sự sống, thì Tỳ được xem như là “Hậu thiên” và là nguồn sinh hóa khí huyết. Hai cơ quan này hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
Tỳ chủ vận hóa. Điều đó có nghĩa Tỳ là cơ quan chính cho tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển tinh chất dinh dưỡng đến toàn cơ thể. Tinh chất dinh dưỡng là nguyên liệu cơ bản tạo nên huyết dịch, khí và tân dịch trong cơ thể. Chính vì vậy mà Tỳ được xem là “hậu thiên” và là nguồn gốc sản sinh ra khí huyết. Để hoạt động tốt, Tỳ phụ thuộc vào sự ôn ấm và hoạt động thúc đẩy của Thận dương. Theo “Y môn bổng hát” viết: “Chức năng vận hóa của Tỳ và Vị được thúc đẩy nhờ sự ôn ấm và thúc đẩy của Thận dương”. Điều đó có nghĩa rằng “Tiên thiên” hỗ trợ “Hậu thiên”, nó cho phép Tỳ và Vị hoạt động một cách thông suốt. Và kết quả làm thức ăn và nước uống được tiêu hóa và tinh chất dinh dưỡng được sản xuất, đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Thận ảnh hưởng đối với Tâm
Theo Đông y, Tâm ở phần trên của cơ thể, nó thuộc Dương và chủ hỏa, có tính chất động. Trong khi đó, Thận nằm ở phần dưới cơ thể, nó thuộc Âm và chủ Thủy, có tính chất tĩnh. Theo lý luận Đông Y, sinh lý bình thường, Tâm hỏa giáng xuống Thận cùng với Thận dương ôn ấm Thận âm và ngăn ngừa Thận âm quá thịnh. Mặt khác, Thận thủy phải thăng lên cùng với Tâm âm để nuôi dưỡng Tâm dương, cũng là ngăn ngừa Tâm dương hoạt động thái quá. Đông y cho rằng: Khi Thận thiếu hỏa của Tâm, thủy sẽ lạnh; khi Tâm thiếu Thủy của Thận, hỏa sẽ thái quá”. Khi thủy và hỏa hài hòa, quan hệ cân bằng giữa âm ở dưới và dương ở trên giúp duy trì sự đảm bảo cần thiết cho sức khỏe (gọi là thủy hóa ký tế).
Theo học thuyết ngũ hành, Can thuộc mộc và Thận thuộc thủy. Can thúc đẩy sự hoạt động của khí thông sướng và điều đạt, là nơi tàng huyết và điều chỉnh thích hợp sự bổ sung huyết cho tuần hoàn và toàn cơ thể. Theo học thuyết ngũ hành, Thủy sinh Mộc. Đây là mối quan hệ mẹ con. Thận giúp tăng cường và nuôi dưỡng Can để nó có thể hoạt động chức năng bình thường.
Tinh hậu thiên và huyết có chung nguồn gốc. Chúng được biến đổi từ tinh dinh dưỡng và là sản phẩm của quá trình tiêu hóa và chuyển đổi bởi Tỳ vị. Huyết được tàng ở Can và tinh được tàng ở Thận. Trong điều kiện sinh học bình thường, huyết được tàng ở Can cũng dựa trên sự nuôi dưỡng của Thận tinh. Ngược lại, Thận tinh cũng phụ thuộc vào sự bổ sung của Can huyết. Chúng biến đổi qua lại và nuôi dưỡng lẫn nhau.
Tướng hỏa có nguồn gốc từ Mệnh môn, đó là Can và Thận. Nó có ở cả Can và Thận. Chúng quan hệ với quân hỏa (Tâm hỏa) và cả hai cùng phối hợp hoạt động chức năng với nhau như trong 1 vương quốc và đẩy mạnh hoạt động chức năng khỏe mạnh cho toàn cơ thể.
Thận ảnh hưởng đến Phủ
Với các phủ, Thận có quan hệ mật thiết nhất với phủ Bàng quang. Kinh Thận và kinh Bàng quang có mối quan hệ biểu lý với nhau. Hơn nữa, theo học thuyết ngũ hành, cả hai đều thuộc hành Thủy, vì vậy không lạ gì khi Thận và Bàng quang là hai cơ quan quan trọng trong vận chuyển nước toàn cơ thể.
Nói chung theo quan điểm Đông y, Thận là tạng quan trọng nhất trong cơ thể. Chúng có thể được xem là nền tảng di truyền và gốc rễ của sự sống. Khi chúng ta lớn lên già đi, chức năng của Thận cũng bị sụt giảm một cách tự nhiên. Khi chức năng tạng Thận suy giảm đồng nghĩa với việc chức năng của tạng phủ sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cũng giảm đi. Lúc này sự tấn công của những yếu tố bên ngoài có thể làm cơ thể “sụp đổ” một cách nhanh chóng.
Lý giải vai trò của Thận theo Tây y hay tạng Thận theo Đông y đều cho thấy, vai trò quan trọng của chức năng vận hành của Thận (Tây y), công năng của Tạng Thận (Đông y) vô cùng quan trọng. Dù theo quan điểm nào, Đông y hay Tây y thì việc nâng cao chức năng của Thận là vô cùng cần thiết trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Chủ động nâng cao sức khỏe nói chung và công năng tạng Thận nói riêng để phòng bệnh
– Bảo vệ tốt đôi chân
Giữ ấm bàn chân là cách thức đơn giản và hiệu quả nhất để dưỡng thận. Bởi lẽ, kinh mạch của thận xuất phát từ lòng bàn chân, nhưng đây lại là nơi rất dễ bị hàn khí xâm nhập. Vì thế, nếu muốn bảo vệ thận, chúng ta cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho đôi chân của mình, khi đi ngủ đừng để chân đối diện với máy điều hòa hoặc quạt, càng không nên đi chân trần nơi ẩm ướt trong thời gian lâu.
Ngoài ra lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, tiêu biểu là huyệt Dũng Tuyền. Trung y cho rằng “thận xuất phát từ huyệt Dũng Tuyền”. Bởi vậy, mỗi đêm trước khi ngủ, ta nên mát xa cho huyệt Dũng Tuyền để đạt được tác dụng dưỡng thận, cố tinh.
– Đại tiện cần được thông suốt
Đại tiện không thông, đại tràng bị ứ tắc, “trọc khí” (khí bẩn) từ bên trên dồn xuống, không chỉ gây khó chịu, tức ngực mà còn làm tổn thương đến thận, kéo theo đó là thắt lưng và xương sống mỏi mệt.
Bởi vậy, luôn duy trì đại tiện thông suốt cũng là một trong những việc cần làm để dưỡng thận.
Các thầy thuốc Đông y khuyên rằng khi đại tiện khó, bạn có thể dùng hai mu bàn tay áp vào chỗ thận và dùng lực massage vị trí này để kích phát khí ở thận, làm cho quá trình đào thảo nhanh hơn, cũng giúp thắt lưng xương sống đỡ mỏi hơn.
– Uống đủ nước
Cơ thể con người có tới ¾ là nước. Bởi vậy, nước được ví như nguồn sống của chúng ta.
Tình trạng thiếu nước không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn tạo điều kiện cho các chất độc ứ đọng do không được bài tiết qua đường tiết niệu.
Bởi vậy, uống đủ nước là một việc làm trọng yếu trong “thập đại phương pháp” dưỡng thận.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, chúng ta nên “tiếp nước” cho cơ thể một cách thường xuyên, không nên chờ khát mới uống, bởi khi bạn cảm thấy khát đồng nghĩa với việc cơ thể đang phát ra “tín hiệu cảnh báo”.
– Tuyệt đối không nhịn tiểu
Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến một mức độ nhất định, cơ quan này sẽ kích thích thần kinh sinh ra phản xạ muốn bài tiết nước tiểu ra ngoài. Bởi vậy, ngay khi cảm thấy buồn tiểu, chúng ta nên “giải quyết” kịp thời và tuyệt đối không nhịn.
Việc nhịn tiểu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ứ tắc các chất cặn bã trong cơ thể. Khi những chất có hại này lưu lại, một phần trong chúng sẽ được “tái hấp thu”, gây tổn hại đến thận.
– Nuốt nước bọt thường xuyên
Nước bọt trong khoang miệng của chúng ta chia làm hai phần. Đó là nước bọt trong và nước bọt đục.
Bởi vậy, việc nuốt nước bọt cũng là một trong những phương pháp dưỡng thận nói riêng và dưỡng sinh nói chung.
– Tận dụng những “thần dược tự nhiên”
Những thực phẩm có màu đen như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo đen… luôn đứng đầu trong danh sách những “thần dược” tự nhiên dành cho thận.
Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm như tỏi, quả óc chó, hạch đào, rau hẹ, tôm… cũng có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.
– Bảo đảm giấc ngủ
Một giấc ngủ đủ giờ và chất lượng có tác dụng bảo dưỡng tinh lực và khí huyết của thận.
Do áp lực công việc, một bộ phận không nhỏ người hiện đại thường có thói quen ngủ muộn. Vì thế, số lượng bệnh nhân suy kiệt chức năng thận do thức đêm, ngủ không đủ giấc được ghi nhận thường xuyên và ngày càng tăng lên.
– Ngăn ngừa mệt mỏi
Lao động chân tay quá nặng sẽ tổn hại nguyên khí, lao động trí óc quá nặng sẽ hao tổn huyết.
– Cảnh giác khi dùng thuốc
Các loại thuốc chứa thành phần aminoglycosides, vancomycin, các kim loại nặng, cisplatin, thuốc chống viêm không steroid, cephalosporin,…
Do đó, khi dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý, tránh việc lạm dụng hay dùng liều. Đối với những loại thuốccó chứa các thành phần trên, chúng ta cần nắm rõ liều lượng, tác dụng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Bài tập dưỡng thận
Một trong những bài tập dưỡng thận rất đơn giản được các thầy thuốc hướng dẫn là: Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên, sau đó úp vào hai eo, mát xa cho phần eo, đến khi eo cảm thấy nóng mới thôi.
Tiến hành bài tập này vào đều đặn vào mỗi buổi sáng sẽ rất đạt được hiệu quả dưỡng thận rất tốt.
Quang Nghị
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nắm Bắt Hình Dịch Covid trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!