Đề Xuất 3/2023 # Một Vài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy # Top 3 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Vài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Vài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC

Âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nói đến âm nhạc là nói đến một loại hình âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta. Nếu hội hoạ bằng sức mạnh đường nét, hình khối màu sắc, văn thơ bằng sức mạnh của ngôn từ. Thì âm nhạc bằng sức mạnh diễn cảm lớn lao của âm thanh thể hiện được tất cả những gì mà con người đã trải qua.

Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc tiểu học nói chung và đổi mới ph­ương pháp trong giảng dạy Âm nhạc là một vấn đề hết sức quan trọng có tính cấp thiết, đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc phải đặt nó lên mục tiêu hàng đầu, ng­ười giáo viên phải th­ường xuyên cải tiến đổi mới ph­ương pháp để tiết dạy luôn sinh động đúng với tính chất: ” Học mà vui chơi mà học “.

1. Chuẩn bị:

– Thực hiện đúng theo văn bản chỉ đạo

– Nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung bài.

– Bám sát chuẩn KTKN, điểu chỉnh nội dung dạy học

2. Xây dựng nề nếp học tập:

– HS đi học phải có đầy đủ ĐDHT như sách, bút, thước. Vở (đối với lớp 3-4-5)

– Có ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập

3. Xác định đúng yêu cầu của môn học:

– Xác định đúng yêu cầu môn học; yêu cầu của từng phân môn

– Nắm vững qui trình dạy của từng phân môn

4. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học môn Âm nhạc:

– Giáo viên cần có sự đổi mới, từ việc chuẩn bị bài dạy đến việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh.

+. Đối với tiết dạy hát cần phát huy tính sáng tạo của học sinh, lấy HS làm trung tâm, học hát theo nhóm học tập, mở rộng nội dung giờ học hát.

+. Đối với tiết học Tập đọc nhạc cần có sự đổi mới trong dạy kí hiệu âm nhạc, không để tình trạng HS học vẹt( vì nhiều em đọc đúng giai điệu nhưng khi hỏi các nốt trên khuông thì không trả lời được). Chú trọng phát triển kỹ năng nhận biết và đọc đúng cao độ, trường độ; thể hiện tính chất, sắc thái của bản nhạc.

+. Đối với tiết học phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc(như giới thiệu nhạc cụ; kể chuyện âm nhạc) GV cần nắm vữn qui trình dạy và điều quan trọng trong dạy phân môn này là HS phải được nghe nhạc

+. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, từ điệu bộ cử chỉ, ánh mắt(ngôn ngữ hình thể) Không rập khuôn dạy học trong phạm vi lớp học mà chúng ta thay đổi không gian lớp học.

Tăng cường sinh hoạt ngoại khóa như ca múa hát tập thể, tạo các sân chơi âm nhạc cho HS. Đưa dân ca Ví Giặm vào các tiết luyện, các tiết dành cho địa phương tự chọn

– Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học

5. Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Âm nhạc:

– Để dạy tốt được chương trình này, GV cần cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về học hát, đồng thời tạo sự hứng thú, thoải mái, nhẹ nhàng khi học tiết âm nhạc.

– Học sinh được học một số bài hát được quy định trong chương trình. Có một vài bài hát âm vực hơi cao (ví dụ: Bài những bông hoa những bài ca, Hát mừng lớp 5; bài Trên ngựa ta phi nhanh lớp 4….) .Khi dạy hát, GV cần dịch giọng thấp xuống cho phù hợp với giọng hát của học sinh, có một số bài hát tốc độ hơi nhanh GV cần nghiên cứu chỉnh tốc độ và lưu ý HS lấy hơi theo câu hát cho hợp lý.

– Tiếp tục dạy các kỹ năng ca hát mà các em đã được hướng dẫn như: Tư thế hát, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời ca, hát đúng dấu giọng lời ca, biết hát hòa giọng, tập hát diễn cảm, tập biểu diễn bài hát…

6. Phương pháp dạy học:

– GV cần lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung của bài, đổi mới PPDH để đạt yêu cầu của chương trình mới.

– Đổi mới PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huống, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức. lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới.

7. Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng HS

– Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng . Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh, giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên , vừa sức và không gượng ép .

8. Đổi mới cách đánh giá:

– Thực hiện đánh giá học sinh đúng theo Thông tư 22. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của từng học sinh, phân loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng thực hiện việc đánh giá thường xuyên để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo cho mỗi học sinh.

Thầy giáo Nguyễn Khánh Thành- GV Trường TH Sơn Bình

Nguyễn Khánh Thành @ 20:56 02/10/2017 Số lượt xem: 6847

Một Vài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Tập Đọc Cho Học Sinh Người Địa Phương

Tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng đọc – viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Ở bậc Tiểu học môn Toán và môn Tiếng Việt là hai môn công cụ trong tất cả các môn học nhưng Tiếng Việt là một môn đặc biệt quan trọng và khó khăn đối với học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương (vì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em còn bất đồng với ngôn ngữ Tiếng Việt ).

Từ môn Tiếng Việt nhằm hình thành cho các em 4 kỹ năng : nghe – nói – đọc – viết. Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng vững chắc giúp các em tiếp thu những kiến thức mới, những kỹ năng mới để tạo cho các em học tốt những môn học khác.

Hiện nay một trong những vấn đề cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải thực hiện dần từng bước cho phù hợp với những đổi mới về nội dung và thiết bị dạy học, về đánh giá kết quả học sinh.

Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 1 Phần I: A.ĐẶT VẤN ĐỀ -----a&b----- I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Ở bậc Tiểu học môn Toán và môn Tiếng Việt là hai môn công cụ trong tất cả các môn học nhưng Tiếng Việt là một môn đặc biệt quan trọng và khó khăn đối với học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương (vì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em còn bất đồng với ngôn ngữ Tiếng Việt ). Từ môn Tiếng Việt nhằm hình thành cho các em 4 kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết. Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng vững chắc giúp các em tiếp thu những kiến thức mới, những kỹ năng mới để tạo cho các em học tốt những môn học khác. Hiện nay một trong những vấn đề cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải thực hiện dần từng bước cho phù hợp với những đổi mới về nội dung và thiết bị dạy học, về đánh giá kết quả học sinh... Trên cơ sở vững chắc yêu cầu cơ bản về tri thức, kỹ năng của bộ môn Tiếng Việt ở từng bài học,từng tiết học cụ thể. Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập nhằm huy động về hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để làm quen với phương pháp tự học tập, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học nhất là học sinh người địa phương , để tiếp cận với xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì người giáo viên phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là vấn đề tôi muốn trình bày. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin được nêu ra nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và một số biện pháp trong việc thực hiện có hiệu quả như sau: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 2 1. Thống kê nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3 : Gồm có 4 phân môn có quan hệ mật thiết với nhau đó là: - Tập đọc. - Viết chính tả. - Từ ngữ - ngữ pháp. - Tập làm văn. Trong 4 phân môn đó phân môn Tập đọc, viết chính tả đóng vai trò quan trọng hơn cả. Bởi vì các em có đọc thông, viết thạo thì mới học tốt các phân môn còn lại. Và ngược lại, nếu như các em không biết đọc, viết thì sẽ không học được phân môn nào cả. 2. Những khó khăn tồn tại của việc hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh lớp 3: * Đối với học sinh: Học sinh người địa phương ở bậc Tiểu học trên địa bàn xã nói chung, điều kiện học tập của các em còn nhiều hạn chế. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ngôn ngữ bất đồng, có những em chưa nắm được hết tiếng mẹ đẻ. Tài liệu sách tham khảo và điều kiện phương tiện cho các em học tập còn nhiều thiếu thốn. Mặt khác sự quan tâm của phụ huynh còn quá ít. Bên cạnh đó, các mặt khách quan tác động làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. * Đối với giáo viên: - Vẫn còn một số giáo viên vẫn còn hời hợt, qua loa, chưa thực sự tận tâm suy nghĩ tìm ra những cách truyền đạt thích hợp với từng học sinh của mình. - Chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân học sinh chưa học tốt phân môn Tiếng Việt. - Giáo viên chưa nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học " hướng tập trung vào học sinh " tức là lấy học sinh làm trung tâm. - Giáo viên chưa chú ý đúng mức đặc diểm đối tượng, trò chơi học tập chưa được phát huy cao. Nhằm khắc phục những hạn chế trong việc Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 3 hình thành kỹ năng đọc - viết cho học sinh người địa phương là một việc làm đặc biệt quan trọng tạo nền móng cho các em học tốt các môn học khác ở bậc Tiểu học và các cấp học sau này. Góp phần tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, tự tin, linh hoạt, sáng tạo để bước vào đời và làm chủ quê hương, đất nước sau này. Tôi chọn đề tài: "Một vài biện pháp hình thành kỹ năng đọc - viết để nâng cao chất lượng cho học sinh người địa phương". II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân và các đồng nghiệp của mình hiểu thêm về việc rèn kỹ năng - đọc viết cho học sinh người địa phương, để từ đó có hướng khắc phục những yếu kém, hạn chế còn mắc phải trước đây. Trên cơ sở đó đề ra phương án sửa chưqã những hạn chế trong cách dạy của mình và cách học của học sinh nhằm rèn kỹ năng đọc - viết tốt nhất đối với tất cả học sinh người địa phương. III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn việc giảng dạy ở tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh. - Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của Tiểu học. - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Phương pháp quan sát. 2/ Phương pháp thông kê. 3/ Phương pháp kiểm tra thực hành. Phần II: B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -----a&b----- Chương I: I/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC : Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 1 Ngay từ lớp 1 các em đã được làm quen với bảng chữ cái, sau đó là đọc, viết các con chữ, các âm rồi đến các vần, tiếng ,từ, câu, đoạn rồi đến bài. Tức là các em được học từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Ví dụ: Các em muốn đọc, viết được tiếng bài chẳng hạn thì các em phải biết được các âm : b - a - i trong tiếng bài và phải phân biệt được đâu là âm đầu, đâu là vần ( b ; ai ) thì mới đánh vần được, sau đó là đọc trơn, đọc hiểu từng tiếng. II/ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG: Trí nhớ : Các em mau nhớ nhưng cũng mau quên bởi vì lứa tuổi các em là lứa tuổi ham chơi, thích chơi hơn học mà tư duy của các em lại còn mang nặng tính trực quan, cụ thể. III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO HỌC SINH NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG CHƯA ĐẠT KẾT QUẢ CAO: Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy học sinh lớp 3 mà còn quá yếu chưa biết đọc, viết tới 70%. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa sát sao, chưa bám chắc vào tình hình thực tế, chưa nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên hiệu quả giáo dục chất lượng thấp. Chương II: I/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: 1/ Biện pháp 1: Tăng cường cải tiến và sử dụng đồ dùng dạy học: - Ngoài tranh, ảnh ở sách giáo khoa, giáo viên còn thường xuyên sử dụng tranh ảnh có sẵn ở thư viện, sưu tầm hoặc tự làm để kết hợp minh hoạ với bài dạy cụ thể. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 5 - Giáo viên thường xuyên tổ chức trò chơi " học mà chơi, chơi mà học " để gây hứng thú học tập cho học sinh. 1/ Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình nhận thức của con người luôn đi từ "trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan". Rất phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học. Từ đặc điểm cơ bản này giúp cho chúng ta quyết định lựa chọn phương pháp này hoặc phương pháp khác kia sao cho đảm bảo tính khoa học, nếu làm tốt công việc lựa chọn phương pháp hợp lý thì kết quả dạy học đạt như mong muốn. Đổi mới phương pháp dạy học với việc phát huy ưu điểm của lối dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải được hiểu là không phủ định hoàn toàn các phương pháp dạy học theo lối cũ như : phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập...trong đó có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách thích hợp. Vấn đề ở đây là làm thế nào sử dụng hợp lý các phương pháp này trong một tiết dạy nhằm phát huy ưu điểm của các phương pháp này một cách tối đa. Tránh lạm dụng mà dẫn đến kết quả không như mong muốn. a/ Đối với phân môn Tập đọc: Giáo viên phải xác định được " tập đọc " là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Trước hết là đọc đúng rồi đọc hay đọc diễn cảm, đọc để hiểu được văn bản đã học. Học sinh người địa phương thường hay đọc sai dấu. Ví dụ: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 6 Khi đọc bài 6 Chú bò sách giáo khoa lớp 3, trang 14. Chú bò học sinh đọc là Chu bo . Đi học học sinh đọc là Đi hóc . Ậm ò học sinh đọc là Âm o. Buổi chiều học sinh đọc là Buôi chiêu . Tưởng học sinh đọc là Tương và Tượng . Khi giáo ... ồi mới điền. Ví dụ: Điền vào chỗ trống: - L/n : ....ớp học; trời ....ắng. - iêt hay iêc: xem x..........; hiểu b.......... Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 8 - Vở hay vỡ: Đổ ..........; sách ............; ............kịch. Sau khi học sinh điền đúng rồi, giáo viên cho học sinh liên hệ thức tế để các em nhận biết từ đúng nghĩa của nó khi viết. c/ Đối với phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp: Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp là một phân môn rất là trừu tượng đối với các em. Vì vậy khi muốn giải nghĩa từ giáo viên chuẩn bị tranh, ảnh thực tế kết hợp với song ngữ và hành động cụ thể thì các em mới nắm được kiến thức của bai và nghĩa của từ. Ví dụ: Khi dạy bài Sách học-bài học, bài làm - Câu đơn.Lớp 3. Phần 1: Giải nghĩa từ. ? Trên tay cô có những vật gì ? ( Những quyển sách.) ? Em hãy kể ra những quyển sách trên tay cô có ? ( Sách Tiếng Việt, sách Toán, sách TNXH, sách Đạo đức...) ? Em hãy kể tên những quyển sách mà em có ? ( Sách Kỹ thuật, Toán, Đạo đức...) ? Những quyển sách đó dùng để làm gì ? ( Sách để học.) ? Các em phải giữ gìn những quyển sách đó như thế nào ? (Cẩn thận.) ? Sách tiếng địa phương gọi là gì ? (Ra)..... Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét tuyên dương, liên hệ thực tế giảng giải để học sinh hiểu được nghĩa của từ cẩn thận . Khen những em làm tốt, nhắc nhở những em giữ gìn sách vở chưa được cẩn thận. * Chuyển sang phần Ngữ pháp. -Giáo viên cho học sinh đặt câu với từ vừa đưa ra. Ví dụ 1: Em / giữ gìn sách vở rất cận thận. BPCT1 BPCT2 Hoặc: Bạn Vên / giữ gìn sách vở rất cẩn thận. Giáo viên hỏi: Ai giữ gìn sách vở cẩn thận? Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương . Trang 9 Học sinh trả lời: Em; bạn Vên. Giáo viên kết luận : Như vậy em là bộ phận chính thứ nhất của câu. Giáo viên hỏi tiếp: Em làm gì ? Học sinh sẽ trả lời: Giữ gìn sách vở rất cẩn thận. Giáo viên nhận xét và kết luận: Đây là bộ phận chính thứ hai của câu. ? Một câu có mấy bộ phận chính. Trả lời: Một câu có hai bộ phận chính người ta gọi là câu đơn. -Cho một số học sinh nhắc lại định nghĩa về câu đơn theo sách giáo khoa. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập và chữa bài tập. Ví dụ 2: Khi dạy bài Sông nước - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 trang 73. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nghĩa từ bằng hình ảnh trực quan đến tư duy trừu tượng và kết hợp với phần dạy song ngữ tiếng địa phương. Sau đó hướng dẫn học sinh nhìn vào tranh để đặt câu đơn giản. Ví dụ: - Tàu đang chạy - Thuyền chở cá. Qua các ví dụ trên tôi muốn nhận rằng trong bất kỳ tiết dạy nào chúng ta cũng phải biết sử dụng phương pháp nào cho phù hợp và phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả trong các tiết dạy. II/ HƯỚNG RÈN LUYỆN HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG LÀ: - Luyện cho học sinh thường xuyên học thuộc bảng chữ cái. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 10 - Đọc, viết thành thạo các âm, vần, tiếng đã học. - Hình thức luyện đọc trong các giờ Tâp đọc, giờ viết chính tả và các giờ của những môn học khác. - Giáo viên thường xuyên giao việc, kiểm tra sát sao, động viên khuyến khích kịp thời để các em có chí hướng vươn lên. Sau đây là 1 giáo án minh hoạ cho việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc. Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. Tiết : Tập đọc. Bài :HOẠ MI HÓT. Sách giáo khoa trang 12. I) Mục tiêu: - Đọc đúng các từ: vang lừng, lấp lánh, bừng giấc, kỳ diệu, màu sắc, dìu dặt, vui sướng. + Ngắt hơi đúng chỗ khi đọc câu văn dài:"Tiếng hót dìu dặt.../ Hoạ mi / giục...tưng bừng / ca ngợi..." + Đọc giọng say sưa thể hiện sự xúc cảm trước vẽ đẹp của phong cảnh mùa xuân. + Hiểu từ ngữ: kì diệu, hoà nhịp, bừng giấc. + Học sinh thấy mùa xuân về, cảnh vật đổi mới đem lại nhiều sức sống và niềm vui mới. - Rèn luyện kỹ năng đọc đúng dấu, đúng tiếng. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ khi đọc các câu văn dài, các dấu phẩy, dấu chấm. - Giáo dục học sinh: Biết yêu quý và bảo vệ những con chim có ích cho đời. II) Chuẩn bị: - Tranh ảnh về mùa xuân. - Tranh ảnh về con chim hoạ mi. III) Lên lớp: Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 11 1/ Ổn định tổ chức:. 2/ Kiểm tra bài cũ: - 2,3 học sinh học thuộc lòng và trả lời câu hỏi. ? Nêu các từ ngữ diễn tả mùa xuân đẹp và sinh động ? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: Giáo viên dùng tranh để giới thiệu bài và ghi đề. b. Hướng dẫn đọc : - Giáo viên đọc mẫu và chia làm 3 đoạn. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn cách đọc từng đoạn. - Gọi 3 học sinh khá đọc nối tiếp nhau cho hết cả bài - Một học sinh đọc đoạn1 ? Hoạ mi hót nghe hay nhất vào thời gian nào ? - Học sinh trả lời, giáo viên kết hợp giải nghĩa từ kì diệu. -Học sinh đọc thầm và đọc từ khó. Giáo viên kèm học sinh yếu. - Hai học sinh đọc tiếp đoạn 2, ? Khi Hoạ mi hót thì cảnh vật biến đổi ra sao? ( Về trời, da trời, hồ, mây, hoa như thế nào ?) -HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. Hát, KTĐD . " Ngày xuân" - Xanh rợn, trắng điểm. " Hoạ mi hót" ( Võ Quảng). Bài chia 3 đoạn : Đoạn 3: Còn lại. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn. -...vào mùa Xuân. Từ ngữ : kì diệu Từ khó: vang lừng, kì diệu. - Trời bỗng sáng thêm ra. Sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng Hoạ mi hót lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Làn mây trắng, trắng hơn. Các loài hoa...chợt bừng giấc. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 12 - Kết hợp giải nghĩa từ. - Giáo viên hướng dẫn đọc đoạn 2 - Một học sinh đọc lại bài. - Học sinh tìm từ khó đọc trong đoạn. - Giáo viên đọc mẫu từ khó. Gọi 2,3 học sinh khá đọc lại. - Học sinh đọc cá nhân từ khó. - Học sinh đọc cá nhân đoạn 2 theo nhiều hình thức ( tổ, cá nhân ) và trả lời câu hỏi trên một lần. - Học sinh đọc thầm cả lớp đoạn 2 - Giáo viên đi kèm ( rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu). - Một học sinh đọc cả đoạn 1 và 2 - Một học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. ? Chim,Hoa,Mây, Nước nghĩ như thế nào về tiếng hót của Hoạ Mi ? ? Hoạ Mi cảm thấy như thế nào và đã làm gì ? - Học sinh đọc luyện cá nhân từ 3 đến 4 em. - Học sinh tìm từ khó đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3. - Học sinh đọc lại đoạn 3 và trả lời câu hỏi trên. 4/ Luyện đọc Học thuộc lòng(5'): - Học sinh học thuộc lòng theo nhóm. - Giáo viên đi rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu. - Từ ngữ: hoà nhịp, bừng giấc. - Từ khó: lấp lánh, bừng giấc, màu sắc. Đọc theo nhóm. " Mùa xuân.....đổi mới" - Đều cho rằng tiếng hót của Họạ Mi đã làm cho tất cả bừng giấc. -..... trong lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. - Từ khó: kì diệu, vui sướng, lòng. Nhóm 2 em. Trịnh Thi Sen-Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh người địa phương.Trang 13 5/ Củng cố, dặn dò: - Một học sinh đọc cả bài. - Hocï sinh xung phong đọc học thuộc lòng và trả lời các câu hỏi trên. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai, đánh giá. - Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài Máy bơm nước - Giáo dục học sinh qua bài học, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học. Phần III: C.KẾT LUẬN. -----a&b----- Qua thời gian tổ chức dạy học theo hình thức đổi mới phương pháp, bản thân tôi rất tán thành và tâm đắc với phương pháp này. Vì giáo viên khi lên lớp cảm thấy nhẹ nhàng mà kết quả học sinh lại cao, học sinh được hoạt động nhiều và có tinh thần, ý thức tự giác trong học tập. Đúng như vậy kết quảhọc sinh yếu đã giảm nhiều so với đầu năm. Học sinh khá và trung bình tăng dần ở cuối học kỳ I. Nhiều học sinh đã biết đọc, viết...Có những em viêta đúng, viết đẹp, đọc chính xác và tiếp thu bài nhanh. Các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập nhất là môn Tiếng Việt. Để đạt được điều này, tôi đã bỏ ra không ít công sức và thời gian đầu tư cho việc giảng dạy. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các em đã tiếp thu bài và học khá dần hơn lên. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Ia Tô. Ngày....tháng.....năm 2004. CẤP TRƯỜNG Người viết Trịnh Thị Sen

7 Biện Pháp Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy

Theo cô Kim, giáo viên làm tốt 7 biện pháp trọng tâm sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

Thứ nhất, chú trọng việc rà soát, phân tích kết quả học tập, tăng cường hỗ trợ học sinh yếu kém.

Theo cô Kim, sau mỗi giai đoạn kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phân tích thật đầy đủ kết quả đạt được của học sinh. Cần so sánh kết quả của học sinh trong cùng lớp, học sinh giữa các lớp với nhau.

Từ đó, phân nhóm học sinh để có những giải pháp bồi dưỡng hợp lý. Giáo viên phải giúp học sinh xóa bỏ cảm giác lo lắng tự ti khi học ngoại ngữ bằng cách không ngừng tìm ra các giải pháp để làm cho môn học hấp dẫn lý thú.

“Việc tổ chức phụ đạo, giao bài tập cho học sinh cần đảm bảo tính vừa sức, tránh giao việc quá tải, quá khó sẽ tạo ra cảm giác chán nản tự ti. Cần khen thưởng động viên kịp thời các cố gắng dù rất nhỏ của học sinh” – cô Kim trao đổi.

Cũng theo cô Kim, bên cạnh củng cố về kiến thức, giáo viên phải tăng cường thiết kế các hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho học sinh nghe và nói tiếng Anh. Thông qua các hoạt động trên, học sinh có cơ hội sử dụng những kiến thức của mình trong giao tiếp và các em sẽ phát hiện ra hứng thú khi có thể sử dụng những kiến thức mình có được trong giao tiếp thực tế bằng tiếng Anh.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ học sinh nòng cốt làm nền tảng giúp đỡ và tuyên truyền tinh thần học tập cho học sinh toàn trường.

Cụ thể, giáo viên cần vận động thành lập và bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về ngoại ngữ. Việc làm trên cần thực hiện theo hai mục tiêu: một là, đào tạo các em học sinh gỏi để tham gia các cuộc thi cấp tỉnh và quốc gia. Hai là, mạnh dạn đăng ký thực hiện lớp tiếng Anh thí điểm để có một nhóm học sinh nòng cốt.

Qua đó nhằm giúp các em thể hiện được thế mạnh của mình và đã tạo được niềm tin về lợi ích của việc học ngoại ngữ cho tất cả các em học sinh khác.

Đồng thời giúp các em thể hiện sự tự tin khi phát biểu, có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh, hình thành các kỹ năng khác như: Thiết kế và sử dụng power point, thuyết trình trước đám đông, dần dần hình thành cho các em niềm tin rằng, học sinh vùng sâu cũng có thể nói tiếng Anh giỏi.

Thứ ba, xây dựng, chọn lọc nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy.

Về vấn đề, cô Kim cho biết: Tài liệu dành cho môn tiếng Anh rất phong phú, đa dạng. Chính vì thế, ngoài sách giáo khoa, giáo viên cần tích cực tìm và chọn lọc các tư liệu từ nhiều nguồn như: Tìm qua mạng các tài liệu hay của các trường trên cả nước; thu thập có hệ thống từ các hội thảo tập huấn chuyên môn.

Tổ chuyên môn cần biên tập đề cương, xác định những yêu cầu trọng tâm của chương trình sao cho đảm bảo yêu cầu chương trình nhưng phù hợp với năng lực học sinh tại đơn vị.

Ngoài ra, giáo viên cũng đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy nhiều hơn, ngoài việc thực hiện các tiết dạy trên lớp, giáo viên thành lập địa chỉ mail chung để phân công bài tập hoặc nhận bài làm của các em.

Giáo viên giới thiệu các chương trình hoặc trang web để các em nghiên cứu thêm và tự học. Nếu việc tổ chức các hoạt động của giáo viên hợp lý, khoa học và có kiểm tra, học sinh sẽ tham gia một cách nhiệt tình. Cũng thông qua các hoạt động tự học này, giáo viên sẽ phát hiện ra những em có khả năng tốt và giúp các em phát huy khả năng của mình.

Thứ tư, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh trong và ngoài đơn vị.

Tổ chức tốt việc dự giờ, đánh giá tiết dạy, phân tích đầy đủ ưu điểm và hạn chế các tiết thao giảng. Tại các cuộc họp chuyên môn, giáo viên tập trung bàn các giải pháp cải tiến nâng cao hiệu quả giảng dạy theo từng bài, từng tiết.

Thứ năm, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoa, giúp học sinh có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong môi trường tập thể.

Theo cô Kim, hoạt động ngoại khóa giúp các em vượt qua cảm giác ngại nói tiếng Anh. Hoạt động này được tổ chức, tư vấn bởi giáo viên và sự động viên cổ vũ của bạn bè. Thông qua hoạt động ngoại khóa, các em thấy tự tin hơn và cảm nhận rằng mình hoàn toàn có thể nói tiếng Anh.

“Hoạt động ngoại khóa cũng giúp giáo viên tìm ra được học sinh có năng khiếu bộ môn để rèn luyện và bồi dưỡng tuyển chọn cho các kỳ thi học sinh giỏi, hùng biện, Olympic… Từ đó hạt nhân cho bộ môn và những học sinh này có thể giúp đỡ và hỗ trợ rèn luyện cho các học sinh khác để giúp nhà trường gây dựng phong trào thực hành tiếng Anh” – cô Kim trao đổi.

Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghe nói để các em có động cơ rèn luyện và học tiếng Anh.

Qua thực tiễn 3 năm tổ chức kỳ thi nghe nói tiếng Anh đã giúp nhiều học sinh vượt qua cảm giác tự ti trong giao tiếp bằng tiếng Ánh. Do thiếu môi trường thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ nên đa số học sinh không áp dụng được kiến thức đã học và không có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Sau mỗi lần tham dự cuộc thi này, nhiều học sinh đã tiến bộ hẳn vì cảm thấy mình hoàn toàn có thể nói được tiếng Anh, thậm chí các em có thể đáp ứng được giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Thứ bảy, giáo viên cần tìm ra cách dạy tiếng Anh dễ nhớ, thiết kế các hoạt động bổ ích và sinh động nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.

Việc tìm ra những quy tắc giúp học sinh dễ ghi nhớ bài học, ghi nhớ từ vựng sẽ giúp các em bớt nhọc nhằn trong việc học tiếng Anh. Những câu vè, những hình ảnh liên hệ, sự tương đồng về âm thanh trong tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp học sinh hứng thú tìm hiểu và tích cực ghi nhớ. Các em sẽ không cảm thấy học tiếng Anh là việc hết sức khó khăn và vất vả.

Theo kinh nghiệm của cô Kim, giáo viên có thể sử dụng 10 phút đầu giờ để giúp học sinh thực hành nói tiếng Anh thay vì kiểm tra bài cũ bằng những công thức khô khan và khó nhớ.

Học sinh sẽ trả lời cho đến khi các em không tìm ra từ vựng để trả lời cho câu hỏi đó. Thông qua mỗi câu hỏi, tất cả học sinh trong lớp sẽ được nhiều từ vựng từ bạn bè.

“Tiếng Anh là môn đòi hỏi khả năng thiết kế hoạt động và điều khiển tiết dạy của người thầy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá cũng góp phần rất lớn trong việc động viên tinh thần học ngoại ngữ của các em. Giáo viên giảm đi sự khô cứng trong tiết dạy và thay vào bằng các hoạt động giúp các em hứng thú, tự tin hơn. Thay vì các em phải trả bài những từ vựng riêng rẽ, những công thức khô cứng thì các em có thể thể hiện một bài hát tiếng Anh, cùng các bạn diễn một vở kịch ngắn, nói một đoạn hội thoại trước cả lớp, không khí lớp học vui tươi và cá em rất sẵn sàng thể hiện niềm yêu thích của mình”. Cô Trương Mi Kim – Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ Trường THPT Tháp Mười.

Câu trả lời hay sẽ được thưởng. Nếu áp dụng tốt cho nhiều tiết học, giáo viên sẽ rèn luyện dần cho học sinh nói tiếng Anh chứ không tiết speaking. Cách làm này sẽ giúp học sinh yêu thích môn tiếng Anh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này.

Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Công Nghệ

Công nghệ là một môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều học sinh cho rằng đây là môn phụ nên chẳng mặn mà với môn học. Với bản thân tôi, một giáo viên với 7 năm kinh nghiệm dạy học môn Công nghệ, tôi thiết nghĩ: Mặc dù môn Công nghệ không xuất hiện trong các kì thi Học sinh giỏi, Tốt nghiệp hay Đại học nhưng nó lại rất có ích và thiết thực.

Công nghệ là một môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều học sinh cho rằng đây là môn “phụ” nên chẳng mặn mà với môn học. Với bản thân tôi, một giáo viên với 7 năm kinh nghiệm dạy học môn Công nghệ, tôi thiết nghĩ: Mặc dù môn Công nghệ không xuất hiện trong các kì thi Học sinh giỏi, Tốt nghiệp hay Đại học nhưng nó lại rất có ích và thiết thực.Hơn thế nữa môn học này cũng đáp ứng được với mục tiêu giáo dục đào tạo đổi mới căn bản và toàn diện hiện nay. Các kiến thức trong môn học giúp các bạn giải quyết những bài toán thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: cách bảo quản và chế biến một số lương thực, thực phẩm tại gia đình; cách sửa chữa những hỏng hóc đơn giản của các thiết bị như quạt điện, nồi cơm, máy sấy…; cách tính toán doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh hộ gia đình… Đây đều là những vấn đề mà mỗi cá nhân hay gặp phải. Là một giáo viên dạy Công nghệ tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học.

Qua kinh nghiệm thực tế công tác tôi rút ra được một số biện pháp sau:

– Tăng cường các buổi học thăm quan thực tế ở các nhà máy sản xuất, trang trại, công ty…nhằm gắn kiến thức bài học trên lớp của học sinh với tình hình thực tế ngoài xã hội. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh có sự trải nghiệm để tự đúc rút các kinh nghiệm cần thiết.

– Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường dạy học dự án, nêu vấn đề, …

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng, kiểm tra đánh giá.

– Sưu tầm, bổ sung thêm các phương tiện dạy học trực quan, tranh ảnh…nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh.

– Thiết kế nhiều công cụ và hình thức kiểm tra đánh giá để việc kiểm tra, đánh giá không còn nhàm chán và “đáng sợ” với học sinh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Vài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!