Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Quảng Ninh Hiện Nay * Tóm Tắt: – Trường Đại Học Hạ Long mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh đang góp phần tạo ra công việc, thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong tỉnh. Tuy nhiên, làng nghề cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức về nguồn vốn, quy mô sản xuất, thị trường hay vấn đề ô nhiễm môi trường, đầu tư công nghệ… Vì vậy, việc đưa ra một số giải pháp cụ thể sẽ giúp làng nghề truyền thống xây dựng được hướng đi hiệu quả và phát triển được trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Th.s Lê Thanh Hoa, GV khoa Văn hóa
1.Đặt vấn đề
Quảng Ninh được đánh giá là một tỉnh có nhiều đột phá mạnh mẽ về các chính sách phát triển kinh tế trong cả nước. Bên cạnh đó, khi nói tới mảnh đất này, chúng ta không quên nhắc tới Quảng Ninh với nhiều giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh và những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế “chuyển từ nâu sang xanh”, tỉnh đang tập trung nghiên cứu, đầu tư các nguồn lực cho việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Trong đó, việc khai thác, phát triển làng nghề truyền thống đang trở thành một hướng đi hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động, định hướng thị trường, khả năng cạnh tranh và giải pháp cho phát triển lâu dài. Đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trên, việc đưa ra những giải pháp cụ thể sẽ giúp bảo tồn, phát huy, phát triển làng nghề truyền thống được hiệu quả hơn.
Nội dung
Một số khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Theo nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2018 về “phát triển ngành nghề nông thôn” thì nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được hiểu như sau:
– Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
– Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
– Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Vậy từ đây, ta có thể hiểu làng nghề là 1 thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố “làng và nghề”, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Trong đó, bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đa số những người hoạt động tại làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra thường mang đậm dấu ấn tay nghề, óc sáng tạo của con người trong từng sản phẩm.
Cũng căn cứ theo điều 5 của nghị định số 52/2018/NĐ-CP, các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống muốn được công nhận thì phải đạt các tiêu chí sau:
* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
* Tiêu chí công nhận làng nghề:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Hiện nay, tính đến cuối năm 2017, cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó số làng nghề được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748, thu hút hơn 10 triệu lao động và mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ USD/năm.
Những năm qua, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống cho người dân. Không chỉ vậy, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống còn thể hiện việc giữ gìn, bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền, dân tộc. Đặc biệt, nhiều làng nghề bị thất truyền trong lịch sử thì nay đã được khôi phục, phát triển trở lại.
Nói tới Quảng Ninh, hiện tỉnh đang có khoảng 20 làng nghề lớn nhỏ, trong đó nổi bật lên hoạt động của một số làng nghề truyền thống như: làng nghề đan ngư cụ Hưng Học tại phường Nam Hoà; đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống Mương, phường Phong Hải của TX Quảng Yên; làng nghề nuôi cấy ngọc trai, đánh bắt thuỷ hải sản huyện Vân Đồn; làng nghề gốm sứ Đông Triều… Với quy mô phát triển của những làng nghề đã giúp đem lại công việc cho khoảng 15.000 lao động địa phương, chiếm khoảng 5% tổng số lao động nông thôn. Giá trị sản xuất của những làng nghề đạt bình quân trên 250 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 29% giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của các địa phương. Có thể nhận thấy, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã giúp khôi phục lại không gian văn hóa làng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong vùng.
Bên cạnh những thành công về phát triển làng nghề thì hiện nay, các làng nghề truyền thống cũng không tránh khỏi câu chuyện gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường, phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hóa công nghiệp. Một số vấn đề chung mà các làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh đang gặp như:
– Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún: Thực trạng này đang tồn tại không chỉ ở Quảng Ninh nói riêng mà các làng nghề cả nước cũng đang mắc phải. Đa số, nguồn tài chính đầu tư cho quy mô vốn chưa nhiều, chỉ mới dừng lại ở con số khiêm tốn là vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc trên dưới vài tỉ đồng. Quy mô vốn nhỏ, làng nghề lại xuất phát phổ biến từ hộ gia đình nên quy hoạch mặt bằng sản xuất cũng không thể đầu tư lớn, mặt bằng sản xuất chật hẹp, không trang sắm được thiết bị sản xuất mới, hiện đại. Ví dụ như làng nghề đan ngư cụ Hưng Học, làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ ở Quảng Yên, làng nghề gốm sứ Đông Triều…
Tuy nhiên, đối với làng nghề truyền thống thì việc chưa hình thành được quy mô sản xuất lớn lại đến từ một lý do khác mang yếu tố tâm lý cá nhân, đó là tâm lý sợ bị ăn cắp mẫu mã, bí quyết sản xuất khi nhân rộng việc truyền nghề cho người lao động. Vì vậy, việc truyền nghề truyền thống đôi khi chỉ dừng lại trong mối quan hệ họ hàng, huyết thống. Đây là câu chuyện cũng đòi hỏi các tổ chức quản lý và đơn vị sản xuất luôn luôn quan tâm, hiểu biết hơn về việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu đối với sản phẩm.
– Công nghệ sản xuất chưa hiện đại: Hiện nay, các làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh chủ yếu sản xuất thủ công bằng tay, các thiết bị máy móc đơn giản và hầu như cập nhật chậm chạp yếu tố công nghệ vào sản xuất. Ví dụ như làng nghề gốm sứ Đông Triều, với đặc thù là các sản phẩm đôn, chậu, lục bình… to, lớn nên phải nung ở nhiệt độ cao tuy nhiên, đến nay các hộ gia đình, doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ sản xuất cũ là đốt bằng lò bầu, dùng chất đốt than, củi. Trên địa bàn hiện chỉ có Công ty TNHH Quang Vinh nổi bật nhất khi đã nghiên cứu và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất gốm sứ mĩ nghệ cao cấp ở quy mô công nghiệp”.
– Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn vốn, mở rộng quy hoạch sản xuất. Đây là vấn đề đang tồn tại ở các làng nghề truyền thống như đóng tàu thuyền ở Quảng Yên, gốm sứ Đông Triều và nhiều làng nghề khác.
– Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng; hoạt động marketing còn hạn chế. Có thể thấy, các sản phẩm của làng nghề truyền thống chủ yếu được sản xuất thủ công, khá đơn điệu và lặp đi lặp lại kiểu những kiểu dáng mẫu mã truyền thống, chưa tạo nên sự sáng tạo, mới lạ. Ví dụ như mặt hàng gốm sứ Đông Triều chủ yếu vẫn là đôn, chậu cảnh, bình, lư..; làng nghề ngư cụ Hưng Học là lờ, đó, dậm hoặc thuyền nan; đến như làng nghề ngọc trai ở Vân Đồn với cơ sở sản xuất hiện đại cũng đang xuất khẩu thô sản phẩm vớí giá trị kinh tế chưa cao. Và hiện nay, một thực tế để có thể tăng nhanh đầu ra cho sản phẩm chính là hoạt động marketing thì các làng nghề truyền thống cũng ít quan tâm hoặc làm chưa tới. Hầu hết, việc sản xuất gói gọn trong nhu cầu sinh hoạt sử dụng, doanh nghiệp chưa đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, giá cả và xây dựng kế hoạch marketing phù hợp.
– Môi trường sản xuất ô nhiễm: Môi trường là vấn đề nhức nhối hiện nay ở tất cả các cơ sở sản xuất làng nghề. Câu chuyện chưa quy hoạch được địa bàn sản xuất và ý thức kém của mỗi hộ dân lao động đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Có thể kể đến làng nghề đóng tàu thuyền gỗ ở Quảng Yên, làng nghề gốm sứ ở Đông Triều hiện nay vẫn sử dụng phương thức sản xuất truyền thống nên ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Nếu người dân hoặc khách tham quan đi đến gần nơi sản xuất của làng nghề sẽ thấy rất nhiều hình ảnh của khói bụi, rác sản xuất, nguồn nước ô nhiễm. Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài chính đầu tư mạnh về yếu tố công nghệ cho việc bảo vệ môi trường tuy nhiên, hoạt động của các làng nghề truyền thống hiện nay cũng đang ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của tỉnh. Vì vậy, các cấp quản lý và hộ sản xuất cũng phải nghiên cứu, tìm giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống khẩn trương để không gặp câu chuyện đau lòng như ở Nghệ An, 67 làng nghề được liệt kê trong danh sách những làng nghề không khuyến khích tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Giải pháp cho phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh trong giai đoạn hiện nay
Quảng Ninh là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống ít so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, số lượng ít nhiều không quan trọng mà trên hết là cần tạo hướng đi, phát triển bền vững cho các làng nghề truyền thống để đem lại công việc, thu nhập, phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh. Đứng trước những thực trạng của làng nghề truyền thống hiện nay, chúng ta nên tập trung vào một số hướng giải pháp sau:
– Tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu được vai trò của việc kế thừa, phát triển nghề truyền thống là nhiệm vụ, trách nhiệm các cá nhân, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, khi các em không còn sự yêu thích, đam mê với các công việc tay chân truyền thống thì càng cần phải tuyên truyền cho các em hiểu được ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của hoạt động truyền nghề. Điều này không chỉ góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các giá trị văn hóa địa phương mà còn tạo công việc, thu nhập, phát triển kinh tế cho cộng đồng nhân dân.
– Mở các lớp dạy nghề, các lớp đào tạo về kĩ năng, công nghệ của người lao động tiếp cận, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay, hầu hết lao động ở các làng nghề là lao động phổ thông, được truyền nghề từ các nghệ nhân lớn tuổi nên đôi khi tính hội nhập chưa được phát huy. Vì vậy, việc mở các lớp đào tạo về thiết kế, marketing doanh nghiệp, kĩ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ… là điều vô cùng cần thiết trong thời kì công nghiệp 4.0.
– Đa dạng mẫu mã, sản phẩm, chất lượng làng nghề để kích thích, thu hút khách hàng mua sản phẩm. Để có thể làm được việc này thì các làng nghề truyền thống phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng để sáng tạo ra nhiều hàng hóa bền đẹp, đa dạng kiểu cách. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm tại làng nghề Quảng Ninh chưa được đầu tư thiết kế, làm mới sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm khác biệt, hấp dẫn người mua mà chủ yếu là cách sản xuất truyền thống, mẫu mã truyền thống, hay xuất khẩu thô với giá trị chưa cao. Vì vậy, việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong 1 sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu khách hàng là điều rất cần thiết.
– Nâng cao hiểu biết và ứng dụng marketing vào việc tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp này có lẽ không mới đối với các làng nghề truyền thống nhưng việc hiểu và ứng dụng, làm tốt các bước trong hoạt động marketing thì các doanh nghiệp truyền thống đang rất vụng về. Và có thể, một số doanh nghiệp, hộ dân cũng chưa quan tâm tới hoạt động này vì hiện tại, sản phẩm vẫn đang tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm và đầu tư nguồn tài chính cho marketing cũng tốn kém nên họ không làm để bảo toàn nguồn vốn của mình. Vậy nên, bản thân chính quyền, doanh nghiệp, hộ dân cần tìm hiểu và thấy được vai trò vô cùng quan trọng của marketing để kích thích tiêu thụ.
– Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa và thương hiệu du lịch của tỉnh. Việc làm này giúp cho du khách khi đến với Quảng Ninh, họ sẽ không chỉ biết đến Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử, Ẩm thực hấp dẫn… mà còn biết tới Quảng Ninh với các giá trị văn hóa làng nghề độc đáo, đặc sắc của vùng biển Đông Bắc. Ví dụ như các làng nghề ở Quảng Nam, làng nghề ở Hà Nội, làng nghề, làng nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tâm lý chung của khách du lịch và đặc biệt là khách du lịch nước ngoài rất thích tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo tại nơi tham quan. Và làng nghề truyền thống sẽ là một kênh kết nối hiệu quả cho sự phát triển của du lịch tỉnh.
– Hoạt động sản xuất song song với hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống. Môi trường là câu chuyện trăn trở, bức xúc của tất cả các làng nghề ở Việt Nam hiện nay và tỉnh Quảng Ninh cũng rất lo lắng cho câu chuyện ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống. Bởi vậy, đi đôi với hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp, hộ dân cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường làm việc và môi trường cộng đồng xung quanh. Từ đó góp phần tạo nên không gian làng nghề an toàn cho mọi người cùng phát triển sản xuất và đồng thời, cơ hội giới thiệu, quảng bá cho làng nghề truyền thống sẽ đạt hiệu quả hơn.
Kết luận
Tóm lại, xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống là một việc làm cần thiết và chung tay của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Việc làm này không chỉ giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương mà đồng thời, nó cũng tạo ra nguồn thu kinh tế cho tỉnh. Vì vậy, trong bất kì chính sách nào ban hành về hoạt động sản xuất ở giai đoạn hiện nay cũng cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để người lao động luôn tự hào, tâm huyết với nghề và phát triển được kinh tế gia đình bằng nghề truyền thống.
Phạm Bích Huyền-Đặng Hoài Thu (2014), Các ngành Công nghiệp Văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lan Thanh (2012), Marketing văn hóa nghệ thuật, NXB Lao Động, Hà Nội.
Kế thừa và phát huy thương hiệu gốm Đông Triều, (2009), Báo Quảng Ninh – số 7257 – ngày 29/04/2009.
Lịch sử hình thành huyện Đông Triều – Quảng Ninh (1995), Quảng Ninh.
Nguyễn Đức Tý (2006), Kinh tế xã hội Quảng Ninh, Sở Văn hoá thông tin, Quảng Ninh.
Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
Báo Quảng Ninh (2016), Hướng đi nào cho bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, http://baoquangninh.com.vn, truy cập ngày 10/4/2019.
Báo Quảng Ninh (2017), Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống, http://baoquangninh.com.vn, truy cập ngày 10/4/2019.
Báo Nhân dân (2016), Phát triển nuôi cấy ngọc trai thành ngành công nghiệp, http://www.nhandan.com.vn, truy cập ngày 08/4/2019.
Một Số Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Trong Công Cuộc Đổi Mới
Những năm đổi mới, nhất là từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, thị trường truyền thống của các làng nghề bị thu hẹp, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Mặt khác, những sản phẩm công nghiệp và hàng hoá ngoại nhập đang chiếm ưu thế đối với các sản phẩm thủ công bởi sự đa dạng về mẫu mã, sự tiện dụng và giá cả cạnh tranh, vì vậy một số làng nghề đã bị mai một, thậm chí thất truyền.
Để bảo tồn và phát triển các làng nghề đạt kết quả tốt, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X), về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nêu rõ những thuận lợi và khó khăn có tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nghị quyết xác định cần phải thực hiện “đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề”.
Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp và những nỗ lực cố gắng của mỗi làng nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển mới. Các làng nghề đã chủ động bồi dưỡng nguồn nhân lực, tập trung đầu tư vốn, công nghệ nhằm đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài. Các làng nghề đã giải quyết việc làm tại chỗ và tạo thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn kết cộng đồng các cư dân trong làng xã; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giải quyết tình trạng di dân tự do vào các đô thị lớn. Một số ngành nghề có xu hướng phát triển mạnh như: gốm sứ, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, mây tre đan, da giầy, kim hoàn,… Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội năm 2009, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm 10% và năm 2010 tăng lên 12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Có những làng nghề đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm như: Làng gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng nghề dệt kim và bánh kẹo La Phù… Tiềm năng và sự đóng góp của các làng nghề với phát triển kinh tế – xã hội, nhất là địa bàn nông thôn là rất lớn.
Mặc dù vậy, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: Khả năng tiếp thị, nắm bắt thịtrường của các làng nghề chưa tốt; việc chuyển giao công nghệ và cải tiến mẫu mã còn chậm; khả năng cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm làng nghề còn nhiều bất cập do mới chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng tinh xảo; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; việc tiếp cận các nguồn vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ còn khó khăn; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường chưa tốt; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và chưa được quan tâm giải quyết hợp lý... Năm 2010 có trên 20% số doanh nghiệp làng nghề bị phá sản, số còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển các làng nghề cần tập trung một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với quá trình bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp uỷ đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu đến thắng lợi trong quá trình thực hiện bảo tồn, phát triển các làng nghề. Định hướng phát triển cần phải xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi làng nghề, gắn với sự phát triển chung của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,... Các tổ chức cơ sở đảng phải coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm, là tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của mỗi tổ chức đảng. Các cấp ủy đảng phân công các đồng chí cấp ủy có trình độ, có tâm huyết theo dõi, chỉ đạo hoạt động sản xuất – kinh doanh của các làng nghề. Kịp thời phát hiện và đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các làng nghề. Các tổ chức cơ sở đảng quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới hướng vào những quần chúng ưu tú, giỏi nghề và yêu nghề trong các làng nghề. Thực tế cho thấy, địa phương nào tổ chức đảng thường xuyên được củng cố, có chủ trương lãnh đạo bảo tồn, phát triển làng nghề sát đúng, ở đó các làng nghề truyền thống phát triển tốt, bộ mặt nông thôn được cải thiện, góp phần tăng cường sự tin tưởng, gắn bó của nhân dân vào cấp ủy và chính quyền địa phương; mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn được củng cố vững chắc.
Ba là, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Thực tế cho thấy, ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia,… du lịch làng nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh. Việt Nam là một quốc gia gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với kết cấu cộng đồng làng xã trong đó còn lưu giữ được các địa tầng văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, những nét đặc trưng của văn hoá người Việt; nổi bật là các làng nghề thủ công truyền thống. Chính vì vậy, tiềm năng du lịch làng nghề ở Việt là rất lớn, song vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ cần được quan tâm đầu tư phát triển.
Ở Việt , nhiều địa phương, nhiều vùng miền có làng nghề truyền thống, có nơi không chỉ là làng nghề mà là cả xã làm nghề. Nhiều làng nghề nổi tiếng gắn với những sản phẩm đặc sắc, mang đậm văn hoá, tâm hồn và nét tài hoa của người Việt như: thêu ren, trạm khảm, đúc đồng,… Đặc biệt, có những làng nghề tồn tại gắn liền với sự phát triển của các làng Việt cổ, hay các di tích lịch sử, khu du lịch như: Làng Việt cổ Đường Lâm – Sơn Tây với nghề làm cỏ tế; Làng thêu Gia Phúc – Hà Nội với những sản phẩm nổi tiếng từ thời phong kiến như tranh thêu tiến Vua, nằm sát ngôi chùa Đậu nổi tiếng; Làng dệt thổ cẩm và kim hoàn Cát Cát – Sa Pa…Những thế mạnh đó đã được các địa phương khai thác, biến du lịch làng nghề trở thành một hoạt động kinh tế hiệu quả và mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương. Song thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các làng nghề. Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và của mỗi địa phương cần quan tâm thích đáng đối với việc đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch làng nghề. Việc quy hoạch xây dựng các cụm làng nghề theo hướng trên cùng một địa phương có thể cùng tồn tại nhiều loại hình sản xuất khác nhau để không chỉ phát huy thế mạnh hiện có, mà còn giúp cho du khách tham quan được nhiều ngành nghề trong khi chỉ cần tham quan một xã, thậm chí là một làng. Ngay trong mỗi làng nghề cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu trưng bày, các công trình văn hoá, xây dựng các hộ gia đình nghệ nhân tiêu biểu thành các điểm đón khách; đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và văn hoá giao tiếp cho người dân ở làng nghề khi tiếp xúc với các du khách. Giải quyết tốt việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho mọi người dân.
Bốn là, đổi mới cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực và tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất tại các làng nghề. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu, sự cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu, sản phẩm của các làng nghề cần được đổi mới cả về chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, từ đó đòi hỏi các làng nghề phải tăng cường ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc tiếp cận các nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất là rất cần thiết đối với các làng nghề. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách và các ưu đãi về vốn vay, thuế cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, song vẫn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay, nhất là các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Một số doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi đã rơi vào tình trạng khó khăn, thu hẹp dẫn quy mô sản xuất. Ngoài việc tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thì việc thường xuyên tổ chức các hội trợ hàng thủ công truyền thống, các hoạt động trình diễn mô hình; thành lập các quỹ khuyến công, quỹ bảo lãnh tín dụng, nhằm hỗ trợ sản xuất cho các làng nghề là một yêu cầu cần thiết. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định về Quy chế thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đến năm 2010 quỹ mới được thành lập ở 9 tỉnh.
Năm là, quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các nghệ nhân làng nghề. Để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống cần quan tâm chăm lo đến nhân tố con người, trong đó các thế hệ nghệ nhân là yếu tố quyết định trực tiếp. Bởi nghệ nhân chính là những báu vật nhân văn sống, là những người có sứ mệnh lĩnh hội, cải biến, bổ sung và truyền nghề; họ cũng là cầu nối giữa tổ nghiệp với các thế hệ mai sau và có nhiều năm gắn bó với nghề. Thực tế cho thấy, một số làng nghề vì nhiều lý do sản xuất bị mai một, nhưng ở đó do còn nghệ nhân truyền dạy nghề, nên đã có cơ hội để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
Phát triển làng nghề trong thời gian tới vẫn là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định Phát triển làng nghề là một trong bốn chương trình lớn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”.
Đắk Nông Tìm Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã căn cứ các tiêu chí theo quy định để lập hồ sơ về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét, công nhận. (Cinet) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã căn cứ các tiêu chí theo quy định để lập hồ sơ về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét, công nhận.
Nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã bàn bạc về giải pháp tháo gỡ khó khăn và phương thức phối hợp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ theo Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quan điểm về việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; quy hoạch các làng nghề gắn với phát triển du lịch…
Theo báo cáo hiện trên địa bàn tỉnh có 4 nghề truyền thống chưa được công nhận bao gồm: Dệt thổ cẩm; đan lát, mây tre đan; thêu ren và rượu cần. Các nghề này phân bố tại các bon, buôn trên địa bàn một số xã tại 4 huyện, thị xã gồm: Cư Jút, Tuy Đức, Krông Nô, Gia Nghĩa. Đây là các nghề do một số nghệ nhân người đồng bào thiểu số tại chỗ tự sản xuất để phục vụ trong gia đình hoặc tại các lễ hội truyền thống, hoạt động không liên tục, đang có nguy cơ bị mai một.
Các ngành nghề nông thôn như: sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây tre đan, cơ khí nhỏ, sinh vật cảnh và dịch vụ… tuy đã có những bước phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhìn chung, sản phẩm của ngành nghề nông thôn Đắk Nông còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp với yêu cầu của đời sống xã hội và thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong khi đó, một số nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của các dân tộc nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền do sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại được sản xuất công nghiệp và ngày càng ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày như: Dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy vậy, ngành nghề nông thôn cũng đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, thu hút lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị sản lượng không nhỏ trong kinh tế nông thôn, nhất là ở các thị trấn, thị tứ, cụm kinh tế xã, liên xã. Do đó, công tác hỗ trợ để ngành nghề nông thôn phát triển, phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo đó, nhằm bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện nay, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 1236/QĐ-UBND ngày 17/8/2015. Sở NN&PTNT cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Việc phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm mục đích bảo tồn bản sắc dân tộc đồng bào thiểu số tại chỗ là một việc làm có ý nghĩa không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc giảm nghèo mà nó còn đóng vai trò lớn trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Các Làng Nghề Ở Quảng Bình
Vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ Làng nghề truyền thống Mai Hồng (thuộc thôn 8, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch) vốn nổi tiếng với nghề rèn đúc truyền thống. Những năm trước đây, 100% người dân làng nghề truyền thống Mai Hồng đều theo nghề rèn đúc. Tên gọi “xóm lò rèn” hay biểu tượng hình bông lúa in trên mỗi sản phẩm nông nghiệp của HTX Mai Hồng thời kỳ đó đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân địa phương.
Tính đến thời điểm hiện tại, làng nghề này chỉ còn khoảng 45% hộ dân theo nghề truyền thống, số còn lại đã chuyển sang các ngành nghề dịch vụ. Quy mô sản xuất đã được thu gọn, các hộ dân đã cải tiến máy móc, dùng các sản phẩm inox để thay thế cho các vật liệu bằng gang, sắt… nên các nguy cơ ô nhiễm môi trường ở làng nghề trước đây, như: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi…, cũng đã được hạn chế nhiều.
Tuy nhiên, do các hộ gia đình ở làng nghề truyền thống Mai Hồng chủ yếu tận dụng sân nhà để sản xuất cơ khí nên công tác kiểm soát khói bụi, nước thải, khí thải vẫn chưa được xử lý triệt để, nguồn nước thải chủ yếu vẫn được xả thẳng ra sông Lý Hòa.
Tại làng nghề chế biến bún, bánh mè xát Tân An (xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch), với việc sản xuất hàng chục nghìn cái bánh tráng mỗi ngày, vấn đề xử lý nước thải như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường đang được người dân hết sức quan tâm.
Chị Phan Thị Cẩm Tú, Giám đốc HTX làng nghề truyền thống Tân An cho biết, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tất cả nguồn nước trong quá trình làm bánh đều đã được người dân lọc lại và tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, riêng quá trình sản xuất bún phải sử dụng rất nhiều nước. Với thực tế làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung như hiện nay, việc xả thẳng nguồn nước thải ra hệ thống kênh, mương cũng là điều khiến các hộ dân nơi đây thực sự trăn trở.
Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên-Môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề trên địa bàn tỉnh tuy không thực sự “nóng” như nhiều địa phương khác trên cả nước nhưng cũng tiềm ẩn những vấn đề đáng quan tâm.
Với số lượng nhóm nghề phong phú, như: mộc, mây tre đan, rèn kim khí, nghề làm hương, chổi đót, nước mắm, khoai deo, nón lá…, các làng nghề, làng nghề truyền thống tại Quảng Bình đều sử dụng nguồn nguyên liệu, phụ liệu từ nông, lâm, thủy sản tại địa phương.
Quy mô các làng nghề còn nhỏ, giá trị sản xuất không lớn, các ngành nghề sản xuất ít có chất độc hại tác động đến môi trường nên việc xử lý môi trường chủ yếu chỉ dừng lại ở công tác thu gom rác thải, xử lý để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đưa ra cơ chế phù hợp
Hiện nay, công tác quản lý môi trường tại các làng nghề vẫn tồn tại nhiều bất cập do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề theo đặc thù của mỗi loại hình sản xuất. Mặt khác, các làng nghề, làng nghề truyền thống tại Quảng Bình nằm phân tán trong khu dân cư, nguy cơ ô nhiễm chỉ giới hạn trong phạm vi một khu vực thôn, làng, xã nên rất khó quy hoạch.
Các nguy cơ ô nhiễm về nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… đều cần phải được xử lý theo đúng quy trình với nguồn kinh phí đầu tư lớn trong khi đa số các hộ sản xuất tại làng nghề đều là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý môi trường làng nghề còn hạn chế nên chưa có được những con số thống kê về tổng lượng cũng như tính chất của khí thải, nước thải và rác thải.
Lãnh đạo Quản lý Công nghiệp, Sở Công thương cho biết, một trong những giải pháp tối ưu để kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các làng nghề chính là việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, tại các khu vực này, phải được quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường. Tuy nhiên, đây là giải pháp không thể làm được trong một sớm một chiều bởi nguồn kinh phí của tỉnh còn rất hạn hẹp.
Thời gian tới, các cấp chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề để các hộ, cơ sở sản xuất trong làng nghề biết và thực hiện.
Trước mắt, các làng nghề, làng nghề truyền thống cần nhân rộng các mô hình thực hiện xử lý môi trường có hiệu quả tốt; khuyến khích các làng nghề ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường; có cơ chế khuyến khích hình thành các hương ước, quy chế bảo vệ môi trường của các làng, xã để buộc mọi người lao động có trách nhiệm bảo vệ và giám sát bảo vệ môi trường.
Về lâu dài, cơ quan chức năng cũng cần tính đến việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý chất thải theo quy trình; gắn công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề, làng nghề truyền thống với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương.
Thanh Hải
Phương thức sản xuất thân thiện môi trường, ứng dụng hiệu quả khoa học – kỹ thuật đang giúp HTX cam bù Trường Mai (xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, …
Thay vì bán sản phẩm thô, HTX Hương Ngàn (xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) chú trọng chiết xuất tinh dầu từ các loại cây dược liệu, …
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Quảng Ninh Hiện Nay * Tóm Tắt: – Trường Đại Học Hạ Long trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!