Đề Xuất 3/2023 # Một Số Giải Pháp Khắc Phục Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thanh Tra Chính Phủ Về Pctn # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Số Giải Pháp Khắc Phục Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thanh Tra Chính Phủ Về Pctn # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Giải Pháp Khắc Phục Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thanh Tra Chính Phủ Về Pctn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Điều 76 Luật PCTN quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây: 1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; 2. Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về PCTN”. Đồng thời, Khoản 1 Điều 75 Luật PCTN cũng quy định, trong Thanh tra Chính phủ có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.

Kế thừa các quy định của Luật PCTN, Điều 14 Luật Thanh tra năm 2010 quy định rõ: “Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN trong phạm vi cả nước…”.

Nhằm thực hiện Luật PCTN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 về việc thành lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ.

Tiếp đó, sau khi Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ có hiệu lực, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1877/QĐ-TTCP ngày 19/8/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Chống tham nhũng để triển khai các nhiệm vụ về PCTN được giao cho Thanh tra Chính phủ. Theo quyết định này, Cục Chống tham nhũng là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác PCTN; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra theo thẩm quyền khi được giao. Như vậy, có thể thấy, việc thành lập Cục Chống tham nhũng là nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về PCTN của Thanh tra Chính phủ.

Như đề cập ở trên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong PCTN được quy định trong Luật PCTN, Luật Thanh tra và các Nghị định quy định chi tiết một số điều của các Luật. Căn cứ vào các quy định này, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính trong PCTN bao gồm: Quản lý Nhà nước về công tác PCTN trên phạm vi cả nước; thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp về PCTN và các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN.

Kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN cho thấy, công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Nỗ lực PCTN của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác.

Luật PCTN từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; từng bước tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác PCTN; cơ chế kiểm soát đối với cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ cũng ngày càng được cải thiện; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng cũng được chú trọng và nâng cao hiệu quả; bộ máy cơ quan PCTN bước đầu được củng cố, kiện toàn.

Kết quả này cho thấy, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong PCTN đã có những hiệu quả tích cực. Trong đó, đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ trong việc chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức thực hiện Luật PCTN. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành “Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Luật PCTN”, cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp PCTN được quy định trong Luật PCTN, trình Chính phủ ban hành “Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020”; trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và ban hành Kế hoạch Thực thi Công ước.

Kể từ khi Luật PCTN có hiệu lực, Thanh tra Chính phủ cũng đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền gần 30 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định của Luật PCTN, giúp Chính phủ, Quốc hội tiến hành sơ kết 05 năm và tổng kết 10 năm làm cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật PCTN vào năm 2007, 2012 và kể từ năm 2016 đến nay (sửa đổi toàn diện). Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về PCTN. Qua công tác này, Thanh tra Chính phủ cũng sửa đổi, bổ sung và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống; đưa vào kế hoạch thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN đối với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện pháp luật…

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước khẩn trương triển khai việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN gắn với việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan Trung ương xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy; tập huấn cho giảng viên giảng dạy các môn học có lồng ghép nội dung về PCTN từ cấp THPT trở lên. Từ năm học 2013 – 2014, việc giảng dạy nội dung PCTN tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (từ cấp THPT trở lên) đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.

Cũng trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo chương trình, kế hoạch và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong quản lý Nhà nước về PCTN chưa toàn diện, còn thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, việc minh bạch tài sản, thu nhập và xử lý đơn thư tố cáo về tham nhũng còn chưa hiệu quả. Do đó, để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong PCTN, cần tập trung vào những giải pháp sau:

Một là, giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, cần tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc công khai, nội dung công khai, hình thức công khai và trách nhiệm công khai, gắn với việc phát huy trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện nghiêm chế độ họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý khi thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp đánh giá về thực trạng tham nhũng và công tác PCTN dựa trên hệ thống tiêu chí khoa học, khách quan, toàn diện nhằm nhận diện chính xác thực trạng tham nhũng và hiệu quả PCTN, qua đó giúp phản ánh được một cách khách quan về thực trạng tham nhũng và chủ đồng đề xuất các biện pháp, phương thức đấu tranh phù hợp.

Thứ ba, xây dựng, duy trì chế độ liêm chính trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dựa trên những giá trị đạo đức cốt lõi và coi đây là một trụ cột quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; các quy định về tặng quà và nhận quà tặng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, kèm theo trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức thực hiện và xử lý khi có hành vi vi phạm.

Thứ tư, tiếp tục quy định các biện pháp nhằm từng bước kiểm soát biến động về thu nhập và chi tiêu trong xã hội, như: Thực hiên thanh toán qua tài khoản đối với các khoản thu, chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; quy định việc bắt buộc áp dụng thanh toán qua tài khoản đối với một số trường hợp nhất định làm cơ sở đưa ra các hình thức xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

Thứ sáu, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm Luật PCTN nhằm thể hiện sự nghiêm minh trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, tăng cường hiệu quả thực thi Luật PCTN và hiệu quả của công tác PCTN, bao gồm các quy định về hành vi vi phạm, thẩm quyền xử lý và hình thức xử lý cụ thể.

Hai là, giải pháp về tổ chức thực hiện

Cần đẩy mạnh và chủ động việc tiến hành công tác thanh tra theo kế hoạch, tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, kết luận thanh tra khách quan, chính xác, nội dung thanh tra tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, bất cập trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp. Chú trọng thực hiện công tác xử lý sau thanh tra có biện pháp kiên quyết thu hồi triệt để tài sản tham nhũng.

Cần thể chế hóa quy trình tiếp nhận đơn thư tố cáo về hành vi tham nhũng, trên cơ sở đó kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất nhằm tiếp nhận một cách có hiệu quả, thực chất thông tin về tham nhũng, nhất là đơn thư, tố cáo và thông tin của dư luận, báo chí; tăng cường phối hợp giữa báo chí, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức. Từ đó, tiến hành thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về thanh tra; đổi mới nội dung, phương pháp chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Trong đó: Tập trung triển khai thanh tra trách nhiệm về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội gắn với công tác PCTN; thanh tra việc thực hiện các biện pháp PCTN, đặc biệt là trong thực hiện kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của pháp luật và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng của các bộ, ngành và địa phương.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổng hợp thông tin, báo cáo và quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về PCTN, đặc biệt là trong quản lý dữ liệu bản kê khai tài sản, thu nhập; qua đó giúp từng bước sử dụng các dữ liệu sẵn có nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về PCTN, tiến tới theo dõi được biến động tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của Thanh tra Chính phủ phục vụ cho công tác PCTN.

Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương để tiếp thu, học tập những kinh nghiệm về công tác PCTN theo hướng tiếp tục duy trì quan hệ với các nước, hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia đồng thời nghiên cứu mở rộng quan hệ với các nước triển khai tốt công tác PCTN, gắn với thực hiện có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng./.

Ths. Nguyễn Tuấn Anh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Ban Hành Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thanh Tra Chính Phủ

Chính phủ vừa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Chính phủ quy định, TTCP là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

TTCP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1.9.2016 của Chính phủ.

TTCP còn có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra cấp tỉnh khi cần thiết.

Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật…

Về phòng, chống tham nhũng, TTCP có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra; thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ…

Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ quy định TTCP gồm có 19 đơn vị.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Thanh Tra Sở

Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, Bộ Tài chính, Thanh tra Tỉnh và Ban giám đốc sở.

Nắm vững các chế độ, chính sách qui định hiện hành, nội dung quy trình các công việc trong công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo với thời gian ngắn nhất, đạt được hiệu quả cao nhất.

Thực hiện nghiêm chỉnh qui chế làm việc của Sở Tài chính theo Quyết định số 265/QĐ-STC ngày 01/10/2015 của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Điện Biên và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được Ban Giám đốc sở giao.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở

Thanh tra sở là bộ phận chuyên môn giúp giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc sở.

Thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán, giá cả và quản lý tài sản nhà nước đối với UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

Giúp giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện các qui định về công tác thanh tra, kiểm tra.

Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài chính.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tham mưu giúp Ban Giám đốc sở tổ chức thực hiện công tác pháp chế tại cơ quan Sở Tài chính theo quy định hiện hành.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật và phân công của Giám đốc Sở Tài chính.

. – Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra

Điều hành chung, giúp giám đốc sở lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Sở Tài chính.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khi được giám đốc sở phê duyệt.

Trình giám đốc sở quyết định việc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc quyết định việc thanh tra, kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình.

Xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính.

– Báo cáo giám đốc Sở Tài chính, Chánh thanh tra tỉnh và Chánh thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

– Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo qui định của pháp luật.

– Tham mưu giúp Ban Giám đốc sở tổ chức thực hiện công tác pháp chế tại cơ quan Sở Tài chính theo quy định hiện hành.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh thanh tra

– Trực tiếp giúp việc cho Chánh thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra về các mặt công tác được phân công.

– Tham mưu, đề xuất với Chánh thanh tra xử lý các nội dung công việc thuộc phạm vi được phân công phụ trách và báo cáo Chánh thanh tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

– Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Điều hành công việc của thanh tra sở khi được Chánh thanh tra sở giao.

Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Chánh Thanh Tra Sở

Điều 25 Luật thanh tra năm 2010 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh thanh tra sở như sau.

1. Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ sau đây:

b) Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của sở.

2. Chánh Thanh tra sở có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao;

c) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;

d) Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;

đ) Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ;

g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

h) Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Giải Pháp Khắc Phục Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thanh Tra Chính Phủ Về Pctn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!