Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Biện Pháp Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi đã thực hiện một số biện pháp như: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa các thành viên (Giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ); Trang trí môi trường nhóm lớp bằng chính sản phẩm của trẻ; Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ. Sắp xếp không gian, các góc hoạt động trong lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ;
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã được kết quả như sau:
– Trẻ khỏe mạnh, luôn tự tin, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
– Trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân trẻ, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt là trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học.
– Mỗi ngày đến lớp, các con được nhìn thấy tên, thấy hình ảnh, ngày sinh nhật và các sản phẩm của mình trong lớp,… giúp các con thấy mình thuộc về lớp học/trường học.
– Trẻ luôn tin tưởng rằng “mình có thể làm được”. Bởi trẻ được sống trong môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và các bạn, trẻ sẵn sàng chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng của mình với cô giáo, các bạn cùng lớp, hay tự tin giao tiếp với môi trường xung quanh.
– Trẻ đã thiết lập và vun đắp được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp bằng cách tạo cơ hội để trẻ được làm việc theo nhóm, thông qua đó các con học được từ bạn để có thể thử làm những việc mà các con không dám làm trước cả lớp, tự bản thân mỗi trẻ luôn cố gắng nhiều hơn, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. . Đồng thời, trẻ học còn được một số kĩ năng giao tiếp xã hội để làm việc tốt trong nhóm.
Trẻ tham gia vào các góc hoạt động:
Tìm Giải Pháp Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện
Chiều nay (27/9), UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Các đồng chí: Nguyễn Thị Bích Hợp – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam , Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT cùng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT , Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND, phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị xã, các trường học.
Quang cảnh hội thảo
Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Văn Thành phát biểu khai mạc hội thảo
Giáo dục Nghệ An trong thời gian qua đã có sự phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Tính đến tháng 7 năm 2019, các cấp học trong toàn tỉnh có 1.104 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 72,68%; công tác phổ cập giáo dục thu được những thành quả nhất định; các trường chuyên biệt được quan tâm đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định; chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn nằm trong top đầu của cả nước. Hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã bàn sâu vào thực trạng và đưa ra các giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Các tham luận đã thể hiện nhiều góc nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá môi trường giáo dục ở Nghệ An. Bên cạnh ghi nhận những ưu điểm nổi trội, những nét đẹp về môi trường giáo dục ở một trường học là những con số, những sự việc đau lòng về việc mất an toàn, an ninh trường học – thực trạng đáng lo ngại đối với xã hội, phụ huynh, học sinh và ngành giáo dục.
Với tham luận của mình, tại hội thảo lần này, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý… đã xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai phạm, vi phạm trong và ngoài các cơ sở giáo dục Nghệ An hiện nay; đồng thời, bàn sâu và đưa ra các giải pháp tích cực, khả thi, phù hợp từng lứa tuổi, cấp học để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường phù hợp với tình hình thực tế của Nghệ An.
Hội thảo “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thực trạng và giải pháp” là một trong nhiều hoạt động nhằm góp phần chỉnh đốn, phát triển giáo dục Nghệ An. Để kết quả Hội thảo đi vào thực tiễn, rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, các sở, ban, ngành và toàn thể nhân dân.
Phan Quỳnh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Xây Dựng Môi Trường Lớp Học Xanh, Sạch, Đẹp An Toàn Thân Thiện Cho Trẻ Mẫu Giáo 5
4.3. Trang trí môi trường lớp học tạo sự thân thiện đối với trẻ. Để tạo môi trường lớp học thân thiện cho trẻ cô nên trang trí các mảng hoạt động bằng những hình ảnh, những hoạt động thiết thực của trẻ ở trường mầm non. Để lôi quấn thu hút trẻ hoạt động với những mảng trang trí đó cô nên tự mình lựa chon gam màu phù hợp, cách trang trí khoa học bằng những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để kích thích tính tích cực của trẻ. Ví dụ: ở "Bảng theo dõi trẻ đến lớp". Với những đồ dùng được đan bằng mây tre lá như: quạt, rổ, miếng lót ly, tấm thảm kêtôi đã tạo thành một chiếc thuyền buồm có khuôn mặt bạn gấu. Sử dụng một đoạn dây thừng trang trí viền xung quanh cánh buồm cắt những sợi đề can mảnh chia thành 3 phần (3 tổ) dùng gai dính để gắn hình các bé vào các ô, mỗi tổ một màu. Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Chiều đi học về các bé gỡ hình ở cánh buồm gắn phía dưới thân thuyền bảng. Hoạt động này không những giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi và số cháu nghỉ học ngày hôm đó, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú đến lớp để được gắn ảnh của mình lên chiếc thuyền xinh xắn đó. Hơn thế nữa, hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó. VD: ở bảng "Một ngày của bé". Tôi đã dùng những chiếc CD, VCDcũ, dán những hoạt động của bé trên mặt đĩa. Cắt một miếng micca trong hình tròn có đường kính 60cm, gắn một kim chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được. Dán một miếng đề can tròn màu xanh dương, trang trí thêm những họa tiết xung quanh hình tròn, thế là tôi đã tạo nên chiếc đồng hồ xinh xắn, rất đơn giản mà trông lại đẹp mắt, giúp trẻ nhớ được những hoạt động của mình ở trường Mầm non. Cũng có cách trang trí khác nhau nhưng tôi đã chọn kiểu trang trí như thế này vừa đơn giản, dễ hiểu, lại vừa gần gũi với trẻ, không những giúp trẻ nhận biết về thời gian mà còn giúp trẻ ghi nhớ được thời gian của từng hoạt động trong ngày. Đó cũng là cách tuyên truyền tốt nhất cho phụ huynh của trẻ biết được các hoạt động của con mình ở trường Mầm non. VD: ở bảng "Mừng sinh nhật của bé". Tôi sử dụng nguyên vật liệu chính là giấy. Dùng len và nút áo tạo thành khuôn mặt, cắt hai trái tim gắn thành hai cánh tay, chừa khoảng trống để dán hình của những bé có sinh nhật trong tháng. Như vậy tôi đã làm được hình ảnh em bé thật là ngộ nghĩnh, dễ thương, vừa hấp dẫn sự chú ý của trẻ, vừa tạo sự gần gũi thân thiện cho trẻ. Tổ chức hoạt động sinh nhật của bé là một trong những hoạt động không thể thiếu được ở mỗi lớp Mầm non. Bởi trong hoạt động này không những tạo nên mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô vơí trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin đối với trẻ, khiến trẻ không sợ hãi mỗi khi đến lớp, ngược lại còn tích cực đến trường. Ngẫu nhiên mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tất cả những mảng trang trí tôi bố trí, sắp xếp để ở các vị trí hợp lý cho trẻ dễ thấy, dễ hoạt động với các mảng tường đó. Với màu sắc trang trí hài hòa, dễ hiểu, đơn giản mà lại lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện như ở gia đình mình. Tuy nhiên những hình ảnh trang trí đó phải đảm bảo vừa tầm mắt quan sát của trẻ để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp. 4.5. Bố trí, sắp xếp các góc chơi. VD: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách. Góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên.... Các góc có khoảng rộng cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và vận động của trẻ. Phải tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. VD: Sử dụng giá đựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi. Ranh giới các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Góc đồ chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải để trang trí. Trẻ phải được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui chơi, tự lựa chọn đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không cần sự hướng dẫn của cô giáo, Vì vậy các đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phong phú va được sắp đặt vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động. Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ, được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú tham gia các hoạt động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp chính là tạo cho trẻ sự gần gũi. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không thấy được sự gần gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không được xê dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường tích cực và thân thiện với trẻ. Vì vậy việc trang trí, sắp xếp các góc làm sao cho trẻ dễ dàng hoạt động cũng là một yếu tố tạo sự gần gũi thân thiện đối với trẻ. Ngoài ra có thể bố trí một hoặc hai góc chơi ra ngoài như góc khám phá, góc chơi dân gian để trẻ hoạt động không bị ảnh hưởng đến các góc chơi khác. Những sản phẩm có thể làm ra phải đơn giản, dễ làm, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Từ đó mới kích thích được tính tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm của trẻ. Bởi nếu sản phẩm nào khó, trẻ không tự mình làm được sẽ gây sự chán nản, không có hứng thú tự mình làm ra các sản phẩm nữa. VD: Tôi đã chuẩn bị túi đựng hồ sơ màu để tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màuvà ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ tự lấy tự mở túi hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ. Đó là cách giáo dục tốt nhất để trẻ có thói quen cất đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ khi ở lớp cũng như ở nhà ngay từ lúc còn bé 4.6. Thường xuyên vệ sinh môi trường lớp, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp Môi trường trong lớp là nơi hàng ngày trẻ thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi. Vì vậy nếu môi trường đó không sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của đứa trẻ, trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, các bệnh ngoài da Vì thế giáo viên phải thường xuyên vệ sinh môi trường lớp học, thường xuyên cọ rửa đồ dùng, đồ chơi ở các góc để tạo môi trường sạch sẽ cho trẻ học tập và vui chơi được tốt. Đối với lớp tôi, tôi thường xuyên lau nhà, cọ, rửa đồ dùng, đồ chơi, lau chùi giá đựng đồ chơi, lau nhà vệ sinh sạch sẽ để tạo môi trường giáo dục sạch - đẹp - an toàn cho trẻ. 4.7. Hướng dẫn trẻ hoạt động ở các góc. Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc đồ chơi và quản lý tốt quá trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ chưa quen với đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí góc chơi và chỗ để chơi. Vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc từ đâu. Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay từ đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ đẻ hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn. Trong giờ chơi cô luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, chơi xong cất gọn đồ chơi ngăn nắp. Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt mọi lúc, mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh. Phải làm ký hiệu ở các góc để cho trẻ chơi tất cả các góc. Ký hiệu của trẻ bằng số hoặc bằng chữ cái. 4.8. Trang trí nhà vệ sinh tạo sự thân thiện cho trẻ. Tạo môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện không chỉ trang trí môi trường bên trong và bên ngoài của lớp học mà khu nhà vệ sinh cũng là nơi cô giáo cần phải quan tâm và trang trí những hình ảnh phù hợp để giáo dục trẻ có thói quen ngay từ khi còn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đi xong biết xả nước, rửa tay bằng xà phòngĐối với lứa tuổi mầm non, chúng ta nên sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu như ảnh bé trai, bé gái, các hình ảnh về thao tác rửa tay đúng cách cho trẻ nhìn, đó là cách giáo dục trẻ tốt nhất, những hình ảnh đó không gò bó, áp đặt trẻ mà lại thu hút sự chú ý, hấp dẫn trẻ, giúp trẻ cảm thấy gần gũi thân thiện, từ đó tự giác thực hiện nội quy vệ sinh. Khi trang trí nhà vệ sinh giáo viên không nên trang trí nhiều hình ảnh quá, chỉ nên trang trí các hình ảnh giáo dục nhẹ nhàng để tạo sự thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ cho nhà vệ sinh, cũng như tạo sự gần gũi cho trẻ. Đối với nhà vệ sinh lớp tôi, tôi sử dụng gam màu rất nhẹ nhàng, hình ảnh rất ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ đó là một vài con cá đang bơi dưới nước, có rong biển, các bức tranh về thao tác rửa tay để nhắc nhở trẻ sau khi đi vệ sinh nên rửa tay bằng xà phòng. 5. Kết quả đạt được: 5.1. Đối với trẻ Qua một năm áp dụng các biện pháp trên ở lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi cho thấy kết quả rõ rệt: STT Tiêu chí Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Trẻ cảm thấy sự thân thiện, gần gũi, yêu thương của lớp học đối với bản thân mình. 4/35 3/35 28/25 2 Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp. 3/35 12/35 20/35 3 Kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm. 5/35 2/35 28/35 5.2. Đối với cô: Bản thân tôi rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân : Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và có kết quả cao thì môi trường đó phải có nhiều những đồ dùng, đồ chơi đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ. Muốn tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực thì giáo viên phải trang trí xung quanh môi trường lớp bằng các hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ và tận dụng chính sản phẩm của trẻ, đồ dùng đồ chơi trẻ tạo ra để trang trí ở các mảng tường, ở các góc chơi. Muốn tạo môi trường xanh - sạch đẹp thì giáo viên phải là người trồng, chăm sóc vườn cây cảnh, hoa và phải thường xuyên vệ sinh môi trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ hưởng thụ không khí trong lành như ở chính gia đình mình vậy. 5.3. Kết quả làm đồ dùng, đồ chơi: 5.4. Những bài học kinh nghiệm: Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình những kinh nghiệm sau: Muốn xây dựng được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện để trẻ hoạt động một cách tích cực thì phải đảm bảo các điều kiện sau: - Giáo viên phải nắm được tâm sinh lý, khả năng nhận thức và kỹ năng để lựa chọn phương pháp thích hợp. - Cô nên tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí ở các góc và xung quanh môi trường lớp để tạo sự gần gũi cho trẻ, hoặc những hình ảnh cô sưu tầm phải có tính thẩm mỹ, những hình ảnh đó phải thiết thực trong cuộc sống. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được kiểm tra và cọ rửa thường xuyên để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với nó. - Cô tận tình hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép để kích thích trẻ hoạt động. - Môi trường lớp phải được vệ sinh sạch sẽ, nhà vệ sinh phải được cọ rửa thường xuyên để tạo không khí trong lành cho trẻ hoạt động. - Trong lớp phải trồng một số loại cây cảnh, chậu hoa để tạo không khí mát mẻ, xanh tươi, giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ sau mỗi giờ học. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Trường học là cái nôi đầu tiên cho trẻ em bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, trẻ em cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Trường học thân thiện của lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non một cách toàn diện. 2. Ý kiến kiến nghị: Để tiếp tục thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, phát huy những thành tích đạt được vào trong hoạt động thực tiễn, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi xin đề xuất những việc sau: - Nhà trường đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho các lớp học để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực. - Tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sỏ vật chất xây dựng khuôn viên, tạo cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp tạo điều kiện cho trường chúng tôi thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". - Tổ chức cho giáo viên trường được đi tham quan học tập môi trường lớp học của các trường trong huyện và ngoài tỉnh để học tập.
Đông Hưng Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Thân Thiện
Đồng chí Trần Đức Cường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Hưng cho biết: Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Công an, các trường học trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp về công tác bảo đảm an ninh trường học. Hàng năm, 100% trường học tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội, an toàn giao thông. Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các trường còn xây dựng nhiều mô hình phù hợp với từng cấp học, đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh học đường, được nhân dân và phụ huynh đánh giá cao, học sinh tích cực hưởng ứng. Các trường THPT, THCS phối hợp với ngành Công an tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông… cho trên 24.000 giáo viên, học sinh. Duy trì hiệu quả mô hình cổng trường an toàn và mô hình công an xã có học sinh theo học tại các trường THPT phối hợp với nhà trường bảo đảm an ninh, an toàn từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, cam kết, nhắc nhở đối với chủ các cơ sở cầm đồ, kinh doanh Internet, bi-a, hàng quán trước cổng trường học, yêu cầu chấp hành nghiêm quy định của pháp luật để học sinh không bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh ở ngoài trường học, ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển nhân cách của các em.
Đồng chí Trần Vũ Dương, Trưởng Công an xã Liên Giang cho biết: Để học sinh được học tập trong môi trường an toàn, thân thiện, Công an xã đã phối hợp với các nhà trường và các thôn duy trì hiệu quả 5 mô hình tự quản, dòng họ tự quản về an ninh trật tự; thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra đột xuất tại các nhà trường nên năm học vừa qua các trường trên địa bàn không xảy ra mất trật tự an ninh, an toàn giao thông, không có học sinh đánh nhau, không mất tài sản.
Huyện đoàn và đoàn thanh niên các xã, thị trấn cũng vào cuộc rất tích cực, thường xuyên phối hợp với các trường thực hiện tốt phong trào cánh én báo tin, hòm thư giúp bạn, phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp… Ngoài ra, mỗi trường còn có các giải pháp khác nhau để luôn là điểm đến thân thiện, an toàn của học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Duy Nhất, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh cho biết: Để xây dựng trường học thân thiện, an toàn, nhà trường đã triển khai thực hiện đồng thời 6 giải pháp chính gồm: làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh với phương châm “mưa dầm thấm lâu”; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường – gia đình – xã hội để quản lý, giáo dục học sinh thông qua tin nhắn điện tử hoặc gặp gỡ trao đổi trực tiếp; xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vững về chuyên môn, có tinh thần, trách nhiệm cao; kiểm tra nội bộ học sinh thông qua tổ bảo vệ, giáo viên và đội cờ đỏ; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt và nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân vi phạm theo hướng tích cực để cùng nhau tiến bộ. Do vậy, năm học 2018 – 2019, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá của nhà trường chiếm trên 95%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng.
Trước tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bị tai nạn thương tích có chiều hướng gia tăng trong cả nước, các trường học trên địa bàn huyện Đông Hưng càng chú trọng hơn công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần, nhất là phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Cô giáo Vũ Thị Lụa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Xá cho biết: Không chỉ quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhà trường còn thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đầu tư bình chữa cháy, bình nước chữa cháy, cấm hút thuốc trong trường học, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên; phụ huynh phải ký nhận trẻ hàng ngày vào sổ; chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc. Nhà trường còn mời chuyên gia về dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm. Năm học 2018 – 2019, 100% trẻ được bảo đảm an toàn, không có trẻ nào bị tai nạn thương tích hay ngộ độc thực phẩm.
Bước vào năm học 2019 – 2020, ngoài việc chuẩn bị cho học sinh những điều kiện tốt nhất để học tập, các trường học trên địa bàn huyện Đông Hưng còn chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng công an tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các sao nhi đồng, đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích, tình nguyện; tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục học sinh, nhất là học sinh hư, học sinh cá biệt… để mỗi ngày đến trường đối với các em là một ngày vui.
Thu Hiền
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Biện Pháp Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh, Thân Thiện Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!