Đề Xuất 5/2023 # Môi Trường Là Gì? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường? # Top 5 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 5/2023 # Môi Trường Là Gì? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Môi Trường Là Gì? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường? mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Môi trường là gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Đây là câu hỏi thu hút được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân. Ngay sau đây Thanh Bình sẽ làm rõ khái niệm này và gợi ý những việc làm bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp để quý khách cùng tham khảo thực hiện.

Môi trường là gì?

Hiểu rõ khái niệm môi trường là gì sẽ giúp mỗi chúng ta nắm được tầm quan trọng của vấn đề và dễ dàng đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp lý tưởng nhất.

Vậy môi trường là gì? Theo điều 1 trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Nếu phân theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thanh các loại chính sau đây:

Môi trường tự nhiên: Sẽ gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, sinh học, hóa học, tồn tại ngoài ý muốn của nhân loại nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Điển hình như không khí, ánh sáng mặt trời, biển cả, núi, sông, động thực vật, đất, nước …

Môi trường xã hội: Chính là định nghĩa để chỉ tổng thể các mối quan hệ giữa người với người như các thể chế, luật lệ, quy định, ước định, cam kết … nhằm tạo ra một khuôn khổ nhất định cho các hoạt động của con người, góp phần phát triển xã hội vững mạnh.

Tóm lại, nếu quý khách vẫn băn khoăn không biết môi trường là gì thì có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đó là tất cả những gì có ở xung quanh chúng ta, cho chúng ta cơ sở để sống và phát triển.

Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

Có rất nhiều lý do lý giải cho nghi vấn vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường, nhưng chung quy lại việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người và toàn bộ hệ sinh vật trên Trái Đất, hạn chế tối đa sự biến đổi khí hậu và những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra.

Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không phải của riêng một cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức nào. Tất cả chúng ta đều phải chung tay bảo vệ môi trường sống và sự cân bằng hệ sinh thái, tạo nên sự phát triển vững mạnh ở hiện tại và cho cả thế hệ con cháu tương lai.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng trầm trọng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ những điều nhỏ nhất như khói bụi, nước nhiễm bẩn cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hóa, băng tan, nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon … Do đó, nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì toàn bộ sự sống trên địa cầu sẽ bị đe dọa.

Thế nhưng, quý khách đã hiểu bảo vệ môi trường là gì? thế nào là bảo vệ môi trường chưa? Đó là tất cả những hoạt động giúp môi trường quanh ta trở nên Xanh – Sạch – Đẹp. Để biết rõ hơn các hoạt động bảo vệ môi trường đó là gì, trong nội dung của phần tiếp theo Thanh Bình sẽ gợi ý cho quý khách.

Các biện pháp để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường hay làm thế nào để bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp luôn là những câu hỏi thu hút sự quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Vậy môi trường xanh sạch đẹp là gì? đó là môi trường không bị nhiễm bẩn, gây hại cho con người và hệ sinh thái.

Có rất nhiều các cách, các biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp chúng ta có thể thực hiện. Tuy nhiên, trong nội dung của phần này Thanh Bình chỉ xin được bật mí những việc làm để bảo vệ môi trường đơn giản nhưng hiệu quả nhất như sau:

Hạn chế sử dụng túi nilon

Túi nilon không thể tự phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm gây ô nhiễm. Việc hạn chế sử dụng túi nilon chính là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp ai cũng có thể thực hiện. Theo đó, thay vì dùng túi nilon để đựng đồ, quý khách nên sử dụng các loại túi giấy, túi tự hủy.

Trồng cây gây rừng

Không chỉ chống xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống, cây xanh còn có tác dụng to lớn trong việc hấp thụ khí thụ CO2 và thải ra khí O2 cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng là việc làm bảo vệ môi trường cần được chú trọng.

Thực hiện theo nguyên tắc 3R

Nguyên tắc 3R (Reduce, Reuse, Recycle) cũng là một trong những hành động bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp thiết thực và hiệu quả nhất. Cụ thể, nguyên tắc 3R có nghĩa là giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế.

Giảm thiểu sử dụng các hóa chất độc hại

Các loại hóa chất độc hại mà chúng ta sử dụng trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay gần gũi hơn là hóa chất tẩy rửa, vệ sinh bồn cầu, nhà tắm… đều là “kẻ thù” của môi trường, nhất là khi người dân lạm dụng hay sử dụng không đúng cách. Nếu có thể, hãy ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường khuyên dùng.

Xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường

Nếu quý khách đang băn khoăn không biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thì xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn chính là gợi ý lý tưởng. Nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, làm biến đổi tính chất của đất, thay đổi hệ sinh thái theo hướng tiêu cực.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng sức nước … là những nguồn năng lượng tự nhiên nên vô cùng thân thiết với môi trường, an toàn với sức khỏe con người, chúng ta nên sử dụng để giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng hữu hạn như điện năng, khí đốt.

Cổ động, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Đây là một trong những việc làm, hành động bảo vệ môi trường mang tính cộng đồng. Chúng ta nên cổ động, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là gì nhằm nâng cao ý thức của người dân, tuyên dương những tấm gương sáng, phê bình và xử phạt những thành viên xả rác bừa bãi, có hành vi phá hoại môi trường sống.

Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường

Thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại, sau đây là những lợi ích điển hình nhất:

Nâng cao sức khỏe con người

Lợi ích đầu tiên của việc bảo vệ môi trường đó là nâng cao sức khỏe con người. Bởi vì, được sống và làm việc trong môi trường trong lành sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp, tim, phổi, giảm thiểu nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác do ô nhiễm môi trường gây ra, từ đó nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.

Bảo vệ đa dạng sinh học

Sự đa dạng sinh học giữ vai trò rất quan trọng đến sự cân bằng của hệ sinh thái của sinh vật. Nếu môi trường bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến nhiều sinh vật mất đi nơi trú ngụ, giảm khả năng sinh sôi, thậm chí là tuyệt chủng. Nhưng nếu mỗi cá nhân đều ý thức bảo vệ môi trường thì sẽ giữ được sự đa dạng sinh học vốn có.

Bảo vệ tầng ozone

Lợi ích của bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ tầng ozone. Trái lại, nếu môi trường bị ô nhiễm, các khí độc chlorofluorocarbon, hydro chlorofluorocarbon tăng cao sẽ làm suy yếu hoặc làm thủng tầng ozone khiến các tia cực tím dễ dàng lọt qua, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật và con người đang sinh sống trên Trái Đất.

Nâng cao đời sống kinh tế, an sinh xã hội

Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, giảm thiểu thiên tai nên đời sống kinh tế ngày càng vững mạnh hơn, an sinh xã hội tốt. Đồng thời, tăng nguồn thu từ ngành du lịch, không phải chi một lượng chi phí khổng lồ để cải thiện hậu quả từ những sự cố môi trường gây ra.

5

/

5

(

130

bình chọn

)

Là Học Sinh, Sinh Viên Em Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường

Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Khi tự đặt ra câu hỏi này nghĩa là các em đã tự ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của chính mình, đây là hành động rất đáng được tuyên dương.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động, trở thành thách thức lớn của toàn nhân loại. Chính vì thế, chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loại các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân và xử lý nghiêm khắc với các cá nhân, tổ chức có hành vi gây tổn hại đến môi trường.

Theo đó, trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân Việt Nam là như nhau, chúng ta cần phải nâng cao tinh thần tự giác, nghiêm túc thực hiện theo những quy định của nhà nước để góp phần bảo Trái Đất, bảo vệ sự sống của chính chúng ta ở hiện tại và cho thế hệ tương lai.

Để đẩy mạnh hoạt động này, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh trong trường học cũng cần được nâng cao. Bởi vì, học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số nước ta, mỗi hành động nhỏ của các em sẽ góp phần to lớn vào hoạt động bảo vệ môi trường chung của cả nước.

Bên cạnh trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh trong trường học, việc tích cực tham gia công tác cải thiện ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sinh sống cũng là việc nên làm và đáng được tuyên dương.

Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.

Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.

Hạn chế sử dụng túi nilon

Các em biết không, phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ, đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.

Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết, tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng …

Tích cực trồng cây xanh

Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.

Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.

Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Gợi ý tiếp theo để nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bẻ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã …

Môi Trường Là Gì? Tại Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường?

Ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động hiện nay và môi trường cần được bảo vệ. Vậy môi trường là gì? Môi trường gồm những gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Theo Litter, it costs you, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại.

Một định nghĩa rõ ràng hơn, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.

Tóm lại, môi trường là một khách thể gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh… bao quanh khách thể hoặc các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi… Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau:

Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất.

Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất, bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết.

Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao quanh Trái Đất.

Sinh quyển hay còn gọi là môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh, cộng sinh, biểu sinh… Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên.

Không giống môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.

Ngoài ra còn có khái niệm về môi trường xã hội. Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

Mặc dù các nhân tố này trái ngược nhau nhưng lại cùng tồn tại, đan xen nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần sẽ luôn chuyển hoá và theo chu kỳ nhất định tạo sự cân bằng. Sự cân bằng này tạo cho sinh vật trên Trái Đất phát triển ổn định. Chu kỳ thường gặp là tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh… Các chu kỳ này được gọi chung là địa hoá học.

Trong khi đó, sinh vật và môi trường xung quanh tương hỗ lẫn nhau về cả năng lượng và vật chất thông qua các thành phần môi trường và hoạt động của hệ mặt trời.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Trước khi tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải hiểu bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá…

Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon… Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng.

Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em…

Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.

Bảo Vệ Môi Trường Là Gì? Những Cách Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản Nhất

Môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Theo đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Vậy, bảo vệ môi trường là gì? Có những cách nào bảo vệ môi trường?

Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

Vai trò quan trọng của môi trường

Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, môi trường còn chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra. Chính vì vậy môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.

Chắc hẳn ai cũng đều biết rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.

Điển hình như thiên nhiên ngày một xấu đi. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lũ quét thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như , , hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…

Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng (ánh sáng, gió,…). Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người cũng đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất.

Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Những hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường và thiên nhiên.

Các phương pháp bảo vệ môi trường là gì?

Rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon,… Gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.

Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Chính vì thế, hãy trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.

Phương tiện: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết …

Môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển,… Đồng thời, xử lý nước thải trước khi xử ra môi trường.

Tiết kiệm điện: Hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động,… khi không sử dụng.

Giảm sử dụng, tái sử dụng và sử dụng sản phẩm tái chế.

Tiết kiệm giấy: góp phần bảo vệ cây xanh, rừng là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.

Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời,… Vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Kết luận

Bạn đang đọc nội dung bài viết Môi Trường Là Gì? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường? trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!