Đề Xuất 3/2023 # Môi Trường Dạ Cỏ Và Khu Hệ Vi Sinh Vật Của Trâu Bò # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Môi Trường Dạ Cỏ Và Khu Hệ Vi Sinh Vật Của Trâu Bò # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Môi Trường Dạ Cỏ Và Khu Hệ Vi Sinh Vật Của Trâu Bò mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Môi trường dạ cỏ với các đặc điểm thiết yếu cho sự lên men như sau:

Có độ ẩm cao: 85 – 90%; độ pH cao khoảng 6,4 – 7,0, luôn luôn được đệm bởi bicarbonate và phosphates của nước bọt; nhiệt độ khoảng 39 – 40ºC; luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ; dòng dinh dưỡng lưu thông liên tục: sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men ra khỏi dạ cỏ và các cơ chất được nạp vào thông qua thức ăn ăn vào hàng ngày; có sự chế tiết vào dạ cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật (VSV) phát triển và khuyếch tán ra ngoài những sản phẩm tạo ra trong dạ cỏ. Ðiều này làm cho áp suất thẩm thấu của dạ cỏ luôn ổn định; thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật công phá

Những điều kiện đó là lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ. Ðiều này được đánh giá bởi sự phong phú về chủng loại và mật độ VSV.

Môi trường dạ cỏ được kiểm soát và điều khiển bởi nhiều yếu tố như:

Số lượng và chất lượng thức ăn ăn vào. Nhào trộn theo chu kỳ thông qua co bóp dạ cỏ. Nước bọt và nhai lại. Khuyếch tán và chế tiết vào dạ cỏ. Hấp thu dinh dưỡng từ dạ cỏ.

Chuyển dịch các chất xuống bộmáy tiêu hóa.

Hệ sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Nó gồm các loại: vi khuẩn, Protozoa, nấm. Tất cả đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng

Nấm (phycomycetous)

Nấm dạ cỏ đóng vai trò tiên phong trong việc công phá xơ. Cơ chế thâm nhập được Preston và Leng (1987) tóm tắt như sau:

Ðầu tiên các bào tử nấm dính vào chất xơ trong thức ăn mới ăn vào và thâm nhập vào bên trong mô thực vật. Sau đó chúng nẩy mầm và mọc xuyên qua cấu trúc thực vật ra ngoài. Bằng cách đó, chúng làm giảm độ dai của mẩu thức ăn và nhờ vậy tăng khả năng công phá vật lý khi thức ăn này được nhai lại. Một vai trò quan trọng của nấm trong quá trình tiêu hóa Cellulose là nó tạo ra những vùng tổn thương trên bềmặt các mẫu thức ăn thực vật, tạo ra các “cửa mở” cho vi khuẩn dễ dàng chui vào bên trong để tiếp tục quá trình công phá (Bauchop, 1988). Vì lẽ đó nếu không có đủ một quần thể nấm mạnh trong dạ cỏ, pha chậm của quá trình tiêu hóa xơ bị kéo dài do vi khuẩn mất nhiều thời gian để thâm nhập vào trong cấu trúc thực vật của thức ăn.

Vi khuẩn (bacteria)

Vi khuẩn có mặt trong dạ cỏ có số lượng lớn nhất so với các vi sinh vật khác. Hầu hết các tài liệu cho biết số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ dao động từ 10^10 – 10^11 tế bào trong 1 ml dịch dạ cỏ. Fonty (1988) ghi nhận rằng ở cả cừu con và bê , trong dạ cỏ được xâm nhập bởi một số lượng lớn và đa dạng vi khuẩn ngay ngày đầu sau khi sinh. Mật độ vi khuẩn tăng dần trong những tuần đầu và sau đó tồn tại ở mức ổn định.Theo Preston và Leng (1987) chia vi khuẩn thành 4 nhóm chính:

– Nhóm vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (chiếm khoảng 30% so với tổng số)

– Nhóm vi khuẩn kết dính vào các mẩu thức ăn (khoảng 70%)

– Nhóm vi khuẩn trú ngụ vào các nếp gấp biểu mô

– Nhóm vi khuẩn bám vào Protozoa (chủ yếu là loại sinh khí metan).

Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hóa đi. Vì vậy số lượng vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn.

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có vai trò chính trong quá trình tiêu hóa các vật liệu thành vách tế bào thực vật. Vi khuẩn sản xuất ra enzyme (kết lại thành mảng enzyme trong dạ cỏ) có khả năng công phá cellulose, hemicellulose, phức chất pectin … thành cellobiose, glucose và acid béo bay hơi. Ðểcó thể thực hiện được chức năng này, vi khuẩn phải thâm nhập vào bên trong mẫu thức ăn, thông thường là ở các vị trí đã phá sẵn bởi sự xâm thực của nấm.

Protozoa

Protozoa là thành phần có kích thước lớn nhất trong khu hệ vi sinh vật dạ cỏ. Protozoa có mặt trong dạ cỏ biến động từ 10^5 – 10^6 cá thể trong 1 ml dịch dạ cỏ. Số lượng protozoa tùy thuộc vào khẩu phần thức ăn. Ở các khẩu phần giàu tinh bột thì lượng Protozoa có thể lên tới 4 – 5 triệu trong 1ml dịch dạ cỏ, nhưng ngược lại ở khẩu phần giàu xơ (rơm rạ…) thì số lượng protozoa chỉ có 4 – 5 ngàn cá thể trong 1 ml dịch dạ cỏ.

Protozoa sử dụng vi khuẩn, các tiểu phần protein, tinh bột làm nguồn dinh dưỡng của chúng, một vài loại protozoa có khả năng phân giải cellulose, nhưng cơ chất chính của chúng vẫn là tinh bột và đường. Các loại này sẽ được protozoa nuốt nhanh chóng và dự trữ dưới dạng poly-dextrain, nhờ vậy mà protozoa tham gia vào quá trình điều tiết pH dạ cỏ ở những khẩu phần có hàm lượng tinh bột cao. Theo Mackie (1987) phần lớn thảo phúc trùng (Cilliate Protozoa) là bám chặt vào các vật liệu thực vật trong thức ăn và chúng có thể đóng góp đến 30 – 40% tổng quá trình tiêu hóa xơ bằng vi sinh vật. William (1988) thông báo rằng protozoa có thể phân hủy và tiến hành phân hóa các protein lớn, hydratecarbon, lipid trong thức ăn. Hầu hết protozoa có khả năng phân hủy xơ (Mackie, 1987) và phân hủy protein (Nolan,1988), bởi vậy chúng có vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa dạ cỏ. Tuy vậy, vai trò của protozoa trong quá trình tiêu hóa dạ cỏ được các nhà khoa học gần đây cho rằng nó có vai trò âm tính (Nolan, Leng, Demeyer, 1988).

Protozoa được xem là con vật săn mồi trong hệ sinh thái dạ cỏ. Chúng có thể ăn những mảnh thức ăn nhỏ, các bào tử nấm hay là vi khuẩn, điều đó dẫn đến số lượng protozoa càng nhiều nhưng số lượng nấm và vi khuẩn càng giảm.

Protozoa không thích ứng với NH3 mà nguồn nitơ chủyếu của chúng là vi khuẩn và các tiểu phần protein. Ðiều đáng tiếc là protozoa không dễ dàng di chuyển xuống phần dưới của ống tiêu hóa để biến thành nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ mà nó có khuynh hướng bám chặt, trú ngụ lâu dài và tiêu biến trong dạ cỏ. Như vậy, kết quả là protozoa “ăn” quá nhiều nhưng không trở thành nguồn dinh dưỡng cho động vật nhai lại, mặt khác sự phát triển của protozoa đã ảnh hưởng đến số lượng nấm và vi khuẩn nên đã ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiêu hóa vi sinh vật trong dạ cỏ.

Dạ Cỏ Của Trâu, Bò Là Nơi Thực Hiện Chức Năng Gì?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào?

Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?

Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?

Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ?

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào?

Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá ở dạ cỏ diễn ra như thế nào?

Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

Trong ống tiêu hóa, biến đổi sinh học là quá trình

Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày một ngăn?

Nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu cho thú ăn thực vật là do

Điều nào không đúng khi nhận xét về cơ quan tiêu hóa?

Diều của chim ăn hạt có tác dụng tương tự như bộ phận nào ở động vật nhai lại?

Dạ dày thường không có vai trò nào sau đây?

Chất nào sau đây được hấp thụ qua ruột non luôn theo cơ chế thụ động?

Ở loài ăn thực vật, bộ phận nào sau đây được xem như dạ dày thứ 2?

Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt diễn ra theo trình tự như thế nào?

Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã thải ra ngoài còn có tác dụng gì?

Dạ cỏ của trâu, bò là nơi thực hiện chức năng gì?

Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại như thế nào?

Vitamin cần cho cơ thể để làm gì?

Chất không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là chất nào?

Khác với động vật, thực vật không có quá trình nào sau đây?

Các enzim hoạt động trong ruột non đều như thế nào?

Ở ruột, vì sao protein không được biến đổi nhờ enzim pepsin?

Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi, đá nhỏ để làm gì?

Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển vì

Điều nào không phải là lợi ích mà các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lạ

Chất nào không có trong thành phần của dịch ruột?

Vì sao trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây?

Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có

Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành gì?

Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

Ở động vật có ống tiêu hóa

Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

Vai Trò Của Vi Khuẩn Dạ Cỏ

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật tiên tiến gọi là Metagenomics, bao gồm việc phân tích thành phần di truyền của tất cả các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể, trong trường hợp này là từ một con bò.  Hầu hết các vi khuẩn chưa được khám phá, chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây và có thể có tiềm năng sử dụng trong các ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học và công nghệ sinh học. Bằng cách phân tích thông tin di truyền của chúng, nhóm nghiên cứu xác định các enzyme chưa biết trước đó có thể trích xuất năng lượng và dinh dưỡng từ nguyên liệu thực vật.

 

Hiểu hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications, được thực hiện với sự hợp tác của các chuyên gia tại Viện Rowett tại Đại học Aberdeen. Giáo sư Rainer Roehe từ SRUC cho biết: “Các loài vi khuẩn mới được xác định trong dạ cỏ của bò thịt sẽ cải thiện đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về cách thức hoạt động của hệ sinh thái vi khuẩn trong dạ cỏ”. Giáo sư Mick Watson thuộc Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh cho biết: “Nếu chúng ta có thể cải thiện hiệu quả tiêu hóa ở bò và các động vật nhai lại khác, chúng ta có thể sản xuất nhiều thức ăn hơn cho mọi người trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn. Đây là mục tiêu chính để cải thiện an ninh lương thực toàn cầu”.

Hiệu quả hơn

Cũng ở Mỹ, hai nhà nghiên cứu thuộc Viện Thực phẩm và Khoa học Nông nghiệp Đại học Florida tiếp tục điều tra cách thức vi khuẩn đóng vai trò trong dinh dưỡng gia súc và tác động của người sản xuất.

Tim Hackmann, trợ lý giáo sư khoa học động vật cho biết, vi khuẩn trong dạ dày của gia súc giúp phá vỡ Carbohydrates trong thức ăn của chúng. Hiện tại, các nhà khoa học không biết vi khuẩn nào phân hủy carbohydrates. Xác định các mối quan hệ này cuối cùng có thể giúp làm cho thức ăn gia súc hiệu quả hơn. Ông Hackmann sẽ bắt đầu bằng cách xử lý các carbohydrate cụ thể với các hợp chất huỳnh quang và cho chúng ăn vi khuẩn lấy mẫu từ gia súc. Các vi khuẩn chuyển hóa carbohydrate này sẽ phát sáng dưới kính hiển vi. Dự án đồng hành của ông Hackmann nhằm mục đích tăng lượng protein có sẵn cho gia súc, có thể tiết kiệm cho ngành công nghiệp sữa khoảng 122 triệu USD mỗi năm. Gia súc nhận được hơn một nửa lượng protein của chúng bằng cách tiêu hóa một số vi khuẩn sống trong ruột của chúng, ông nói.

Bích Hòa

Bệnh Sán Lá Gan Ở Trâu Bò

là một trong những bệnh do kí sinh trùng gây ra và là một trong những bệnh thường gặp ở trâu bò. Bệnh sán lá gan Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không? Tuy bệnh này có tỉ lệ tử vong không cao, nhưng làm vật nuôi suy kiệt, gầy rộc, cho năng suất và chất lượng kém, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, điều trị

Tổng hợp trọn bộ thông tin về bệnh sán lá gan ở trâu bò

Nguyên nhân b ệnh sán lá gan ở trâu bò

Do tập quán chăn nuôi bán quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn của tự nhiên là nguyên nhân bị bệnh sán lá gan ở trâu bò. Bào ấu khi vào ao hồ, thường nổi trên mặt nước và bám vào thân cỏ hoặc các cây thủy sinh được thu lượm làm thức ăn cho trâu bò hoặc vật nuôi uống nước ao hồ sẽ khiến bào ấu chui vào trong cơ thể trâu bò, phát triển thành sán lá gan con và đi ngược theo ống dẫn mật kí sinh tại mật và gan. Sán lá gan con mất 3 tháng để phát triển thành sán lá gan trưởng thành.

Biểu hiện bệnh sán lá gan

: Thời kì thứ 2 bệnh sán lá gan ở trâu bò khiến vật nuôi thiếu máu, cơ thể gầy đi, hay khát nước, sốt nhẹ và thùy thũng nhẹ ở phúc mạc. Mắt hơi sưng kết mạc và có màu nhợt nhạt, mí mắt bị phù

: vật nuôi gầy rạc hẳn đi, trong trường hợp trâu bò mang thai sẽ rất dễ bị xảy hoặc đẻ non làm bê, nghé nhẹ cân, yếu ớt. Ngoài ra, bệnh sán lá gan còn khiến trâu bò chán ăn, bỏ ăn, tiêu hóa kém và ỉa chảy, xuất hiện thùy thũng dưới hàm

Thời gian bệnh tiến triển không cố định tùy vào sức khỏe của vật nuôi, nhưng thường kéo dài không quá 6 tháng. Trâu bò thường chết do thiếu máu, kiệt sức, không có biểu hiện đau đớn và co giật

Cách nhận biết bệnh sán lá gan

Chẩn đoán lâm sàng: do các dấu hiệu nhận biết bệnh sán lá gan không rõ ràng và điển hình nên việc chẩn đoán lâm sàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên: nếu theo thời gian, trâu bò xuất hiện các biểu hiện sau: thiếu máu đi kèm biểu hiện thờ ơ, ăn ít và không ngon miệng, gầy dần đi, da hơi vàng nhợt, xuất hiện ỉa chảy và nếu trầm trọng sẽ phù thũng, làm gia súc kiệt quệ dần. Nếu sờ vào sườn bên phải (gần gan) thấy vật nuôi có cảm giác đau đớn rõ rệt thì có thể suy đoán vật nuôi mắc bệnh sán lá gan.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: dựa vào các xét nghiệm mẫu phân và xét nghiệm huyết thanh để kết luận bệnh sán lá gan ở trâu bò

Cách phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò

Bệnh sán lá gan và cách điều trị

Sử dụng các loại thuốc chứa bithionol và bithionol-sulphoxide, oxyclozanide, rafoxanide, nitroxynil, diamphenetide… có tác dụng tiêu diệt sán lá gan trưởng thành và ức chế sán lá gan con.

Một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đặc hiệu bệnh sán lá gan ở trâu bò bao gồm:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Môi Trường Dạ Cỏ Và Khu Hệ Vi Sinh Vật Của Trâu Bò trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!