Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹo Học Tốt Môn Toán Lớp 8 Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách học giỏi toán 8 hk1
Cách học giỏi toán 8 hk1
Bước 1: Cần xác định rõ các kiến thức quan trọng
Đối với toán học khối trung học cơ sở thì kể từ năm học lớp 6 đã phân chia ra làm hai phần học rõ rệt là phần Đại số và phần Hình học.
Phần số học(Đại số):
Trong năm học lớp 8 phần số học có các kiến thức trọng tâm cốt lõi nhất như: Các hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử theo các cách khác nhau, các bài toán về phương trình, bất phương trình 1 ẩn số. Đây là những kiến thức hết sức quan trọng, là kiến thức nền tảng để làm tiền đề cho các dạng bài tập áp dụng sau này kể cả sau khi lên năm học cấp 3.
Phần hình học:
Cũng như phần số học, phần hình học cũng có các kiến thức trọng tâm riêng như: Định lý Ta-lét, 3 trường hợp của tam giác dồng dạng, tính chất của các loại hình như hình chữ nhật, hình vuông, tâm giác, tứ giác, đa giác, hình lăng trụ đứn, đường trung bình,… Tất cacr những kiến thức này đều được vận dụng thường xuyên trong chương trình năm học lớp 9.
Cách học giỏi toán 8 hk2
Cách học giỏi toán 8 hk2
Bước 2: Học toán là học cả phần lý thuyết và bài tập
Hiện nay rất nhiều bạn học sinh đang có một suy nghĩ llafkhi học toán phần lý thuyết không mấy là quan trọng nên khi học chỉ dành thời gian tập trung vào giải quyết các bài tập mà lướt qua những phần kiến thức nền tảng cơ bản nhất của lý thuyết mang lại. Do đó, khi các bạn không nắm vững các phần lý thuyết như: các định nghĩa, phần định lý hay tính chất thì các bạn chỉ có thể làm những phần bài tập ở mức độ đơn giản.
Với Đại số, việc học thuộc lòng các hằng đẳng thức đáng nhớ rất quan trọng và đây là yêu cầu tối thiểu bắt buộc phải biết bởi nó ảnh hưởng đến kiến thức khác như phân tích đa thức thành nhân tử. Khi không thuộc các hằng đẳng thức thì các bạn không thể áp dụng vào phần bài tập dạng này.
Với phần hình học thì yêu cầu các bạn phải nắm thật kĩ các kiến thức lý thuyết được đề cập trong mỗi bài. Tất cả các định lý, định nghĩa, tính chất, hệ quả đều có mối tương thông với nhau. Do đó khi không nắm được nội dụng của một phần kiến thức thì các nội dung sau các bạn rất khó có thể theo kịp. Đồng thời nếu không nắm vững được lý thuyết hình thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần vẽ hình. Và nếu không có hình thì điều tất nhiên là các bạn không thể giải được bài tập hình học. Học là một chuyện, nếu không biết vận dụng, áp dụng kiến thức có được để làm bài thì phần kiến thức đó khó có thể nhớ được lâu. Vì vậy với phần hình học thì các bạn nên học và hành nên được thực hiện trau dồi thường xuyên.
Cách học giỏi toán hình 8 cho người mất gốc
Cách học giỏi toán hình 8 cho người mất gốc
Bước 3: Lắng nghe thầy cô giảng bài và nắm bắt các thông tin quan trọng để ghi chép
Thông thường hiện nay một tiết học tại lớp kéo dài khoảng 45 phút, và trong khoảng thời gian này các bạn chỉ nên ghi chép vào vỡ những gì được nêu trên bảng và những ý thầy cô lặp đi lặp lại. Một điều thực tế là có tới 80% lượng kiến thức các thầy cô yêu cầu các bạn ghi chép đều nằm trong sách giáo khoa. Tuy nhiên nếu có thầy cô giảng bài thì các bạn khó tiếp cận nhanh được kiến thức mới. Những gì thầy cô giảng trên lớp là để giúp các bạn hiểu bài nhanh hơn, giúp các bạn tư duy nhanh để tìm ra được cách giải phù hợp. Chính vì lẽ đó mà những giờ học trên lớp các bạn hãy chú tâm để ý những gì thầy cô giảng bài để rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân.
Bước 4: Hãy tập tóm tắt đề bài trước khi giải, học từ cái đơn giản nhất
Khi đọc đề xong các bạn hãy tập tóm tắt đề bài bởi khi làm như thế sẽ giúp các bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu đề cho là gì và cần phải làm những gì để giải nó, việc nữa là nó còn tiết kiệm được thời gian và tránh bỏ sót các dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Khi làm bài ngoài việc giải bài baifn theo yêu cầu thì việc trình bày cẩn thận, rõ ràng sẽ giúp các bạn có những điểm số trọn vẹn từ giám khảo chấm bài. Khi làm quen được với các dạng bài tập cơ bản sau đó các bạn tập tiếp cận những bài khó để thử sức bản thân và nâng cao khả năng làm bài của bạn.
Làm cách nào để học giỏi toán hình lớp 8
Làm cách nào để học giỏi toán hình lớp 8
Bước 5: Thực hành liên tục
Toán học là một môn học đặc thù bởi nếu muốn học toán tốt thì cần phải thường xuyên rèn luyện để rành rõi với các phương pháp giải riêng của mỗi bài. Khi tập làm nhiều lần thì các bạn sẽ tạo được cho bản thân một khả năng phản xạ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm giải bài để có thể làm được các dạng bài toán khác nhau.
Bước 6: Lên kế hoạch học tập môn toán 8 ngay từ đầu.
Do thời gian học tại lớp ngắn và lượng kiến thức liên tục được cập nhật nếu các bạn không lên cho mình một kế hoạch ngay từ đầu thì chắc chắn rằng các bạn sẽ cảm thaays áp lực, lo lắng và sau đó là đạt được kết quả học tập không tốt. Vì vậy ngoài việc học ở trường các bạn cần đầu tư thời gian nhiều hơn để có thể học tại nhà. Điều này sẽ rất có lợi cho kết quả học tập của bạn sau này.
Văn Thảnh
Mẹo học tốt môn Toán lớp 8 hiệu quả nhất
Cách Học Tốt Môn Ngữ Văn Hiệu Quả Nhất
Mẹo học tốt môn ngữ văn tại nhà
Mẹo học tốt môn ngữ văn tại nhà
Cần có suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái, tự tạo cho mình niềm hăng say.
Tâm lý- một yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng đến việc học môn ngữ văn. Nhiều học sinh thường có suy nghĩ: “Môn văn không dành cho con người khô khan như mình”, “Mình không có năng khiếu để học ngữ văn”, “Môn ngữ văn khó lắm, mình không có đủ khả năng”… Chính những tâm lý này khiến cho nhiều học sinh bỏ bê việc học văn của mình, dần dần bị hỗng kiến thức, không thể nắm bắt được nội dung bài học, từ đó gây ra sự chán nản cho việc học môn ngữ văn. Vậy nên, để học tốt môn ngữ văn trước tiên hãy tự tạo cho mình cảm giác hứng thú, niềm hay say, có suy nghĩ tích cực “Bạn học được chúng ta cũng có thể học được”. Bởi chính sự chán nản, ngại học sẽ là nhân tố cản trở chúng ta tiến bộ trình độ học của mình. Không giống như Toán, Lý hay Hóa, khi mất căn bản học lại từ đầu là vô cùng khó khăn, nhưng môn văn lại khác, cần ta chăm chỉ thì sẽ dễ dàng lấy lại kiến thức hơn.
Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học.
Khi phân tích một tác phẩm, câu văn của chúng ta không cần có hoa mỹ, chỉ cần bài văn logic, khoa học, đầy đủ ý mà người ra đề yêu cầu. Không cần phân tích quá sâu xa, trừu tượng, khó hiểu. Vậy để phân tích tốt một tác phẩm văn học, lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn đọc giả đó là hãy nắm vững nội dung của tác phẩm. Cố gắng hiểu được nội dung chính của bài, sau đó ta bắt đầu triển khai các ý theo ngôn từ diễn đạt của bản thân.
Chẳng hạn: Tác phẩm “Vợ nhặt”, nội dung chính ở đây là cảnh túng thiếu, nghèo nàn của xã hội lúc bấy giờ. Phản ánh nhân cách của con người sống trong cái cảnh nghèo nàn đó. Từ những nội dung chính này ta bắt đầu đi phân tích triển khai theo lời văn của mình. Tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên sự nghèo nàn của xã hội….
Làm sao để học giỏi môn ngữ Văn
Làm sao để học giỏi môn ngữ Văn
Đọc thật nhiều.
Chúng ta học tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn.
Đối với việc đọc các tác phẩm văn học. Cách đọc không phải là cứ cầm cuốn sách lên rồi học thuộc tất cả các chi tiết trong tác phẩm đó, học thuộc từ câu trong tác phẩm một cách thụ động. Đọc ở đây là ta đọc theo kiểu hiểu nội dung tác phẩm, học theo từng nội dung chính của tác phẩm. Không nên học thuộc tràn làn, không có sự logic, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ta ghi nhớ. Bởi không phải ta chỉ học thuộc một hay hai tác phẩm mà khối lượng tác phẩm ta cần nhớ là rất nhiều, vậy nên, đừng nên chọn cách đọc sách một cách thụ động, cũng đừng học thuộc các chi tiết một cách học vẹt. Cách đọc đó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho chúng ta.
Thứ nhất, đọc kết hợp với gạch chân hoặc highlight các luận điểm, luận cứ, những chi tiết quan trọng có trong tác phẩm, cần lưu ý ngay tại chi tiết đó là nó đang thể hiện cho nội dung chính nào của tác phẩm, để ta dễ dàng ghi nhớ hơn.
Thứ hai, khi đọc 1 tác phẩm văn hãy nắm bắt được tác phẩm đó có những nội dung chính nào, cảm nhận ban đầu về tác phẩm đang đọc.
Thứ tư, trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc.
Thứ năm, rèn luyện đọc nhiều văn mẫu để nâng cao trình độ hành văn.
Học tốt môn ngữ Văn tại nhà
Học tốt môn ngữ Văn tại nhà
Hãy xem tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện xã hội ra sao? Từ đó ta sẽ hiểu sau sắc hơn về nội dung của tác phẩm. Tại sao những nhân vật trong tác phẩm lại có tính cách như vậy? Hay tại sao các nhân vật lại có cách hành xử khác thường như vậy? Thông qua xuất xứ của tác phẩm đã sẽ có sự thông cảm hơn, sự thấu hiểu hơn, từ đó ta dễ dàng có cảm xúc để cảm nhận một tác phẩm văn học.
Cái quan trọng không thể thiếu trong một bài văn phân tích hay cảm nhận môt tác phẩm văn học, cảm nhận về một nhân vật nào đó trong tác phẩm đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là phần hơi khó nhận biết vì nó trừu tượng hơn và đa phần tập trung ở câu từ miêu tả về nhân hóa, thường dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Phần nghệ thuật này thông thường các giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta biết trong một tác phẩm thì tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào, vậy nên chúng ta cần lưu ý ghi chép lại để có thông tin để chúng ta làm bài.
Trâm Anh
Cách học tốt môn Ngữ Văn hiệu quả nhất
Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Toán Lớp 2
PHẦN I. MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIChương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toánhọc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầuvề số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán cólời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừutượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán,phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơngiản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạtsáng tạo. Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môntoán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoahọc nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đờisống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ”chìa khoá” mở của chotất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trongthời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhàtrường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, ócthông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sốnghàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Trong dạy – học toán ở lớp 2, việc cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy – học và cộng trừ là ” hòn đá thửvàng”. Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các bộ môn học lớp 2 theo chương trình do bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ban hành mà ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về nội dung chương trình, chất lượng dạy học. Chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường đã được nâng cao lên song vẫn còn hạn chế : học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề . Đối với giáo viên thời gian gần đây đã được tham gia các lớp học bồi dưỡng thay sách. Nhiều thầy cô đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp , tuy nhiên còn không ít thầy cô chưa khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học trong đòi sống. Về nhận thức mỗi giáo viên phải thấy đổi mới phương pháp dạy học là góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáp ứng việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm học 2009 – 2010 tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên , bước đầukhuyến khích học sinh học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm bổ sung nhiều thiếu sót, đúc rút kinh nghiệm , năm học 2010 – 2011 tôi tiếp tục vận dụng đề tài“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 2” trong giảng dạy môn toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và ưu việt.III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: – Đề tài này áp dụng cho tập thể giáo viên lớp 2 trường Tiểu học Xxx. – Rèn cho học sinh lớp 2 kĩ năng tính toán.IV. Mục đích nghiên cứu: – Từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng thực hiện phéptính cộng, trừ để học sinh tiếp thu tri thức có hệ thống, đó là việc rất quan trọngvà cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm giúp cho học sinh bắt kịp trìnhđộ khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự đổi mới đất nước, sự cần thiết phải đổi mớicon người chính vì vậy tôi mới đặt vấn đề nghiên cứu.V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: + Kết quả nghiên cứu cho thấy: – Học sinh có hứng thú học môn toán hơn vì trước đây bài làm của các emthường bị điểm thấp. – Làm thay đổi suy nghĩ trước đây của đồng nghiệp, xuất phát từ những quanđiểm trên, bản thân lựa chọn phương pháp dạy toán phù hợp với trình độ pháttriển của học sinh. Rèn kỹ năng toán để góp phần nâng cao chất lượng dạy –học môn Toán .
PHẦN II. NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận: Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đềuđược giảng dạy thông qua việc hai phép tính cộng, trừ. Giúp học sinh củng cố,vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc thựchiện phép tính cộng, trừ của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiệnnhững ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy đểgiúp các em phát huy những ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiệnthông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống mộtcách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hànhcần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đótrong cuộc sống. Việc tính toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh nhữngcơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vậtbiện chứng. Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lựctư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán,tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trongviệc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận,chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểmtra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v II. Thực trạng của vấn đề:Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng cộng trừ , nắm được thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong đòi sống chậm .III. Những biện pháp pháp thực hiện : Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong uqá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học .Bất cứ tiết học nào cũng có một số bàitập để củng cố , thực hành trực tiếp các kiến thức mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em . Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập giúp các em nắm được kién thức cơ bản về phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách .Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải quyết vấn đề thông qua cách cộng trừ nhẩm. Với cách cộng trừ nhẩm giúp học sinh khắc sâu kiến thức thấy được sự đa dạng và phong phú của các bài tập , từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong từng bài tập, lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình , vận dụng ngay cách cộng trừ nhẩm của tiết học trước trong các tiết dạy tiếp liền, vận dụng trong đời sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách trong đó có vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả . Các bước được tiến hành như sau: A- phép cộng : Các bài dạng 9 +5; 29+5;49+25 * Bài 9 cộng với một số : 9+5 – Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theonhiều cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14 – Đặt tính rồi tính 9 +5 14 – Học sinh nắm được thuật tính – Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất : “tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại củasố sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơsở cho việc lạp bảng cộng có nhớ. – Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn 9+2=9+3=9+4=
Một Số Biện Pháp Nhằm Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Toán Lớp 1
Như chúng ta đã biết, tiểu học là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Đây chính là hành trang cho thầy và trò trong quá trình dạy học, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi lớn, đất nước ta bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hoá có những bước phát triển mạnh. Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đặt ra ngày càng cấp bách. Với tốc độ phát triển vũ bão của khoa học, con người được tiếp cận những nguồn thông tin đáp ứng với nhu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là một việc làm đúng đắn.
Giáo dục Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế. Trong thời điểm mà Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đang được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm hưởng ứng. Song song với các cuộc vận động Ngành triển khai cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” Làm thế nào để giúp các em học tập một cách thực sự và có hiệu quả đó chính là cốt lõi của vấn đề “Nhà trường thân thiện – học sinh tích cực” Tích cực phải được thể hiện từ suy nghĩ cho đến thực tế qua kết quả học tập của tất cả các môn học. Thực tế cho thấy mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học cùng với môn Tiếng Việt môn Toán có vị trí quan trọng, vì:
– Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống: Chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và môn Toán ở các cấp học kế tiếp.
Định hướng giải pháp và hình thức dạy học phù hợp, tối ưu nhất với đặc điểm môn học và tình hình học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp Dạy học.
Xác định mức độ, cách thực hiện đổi mới phương pháp Dạy học theo khả năng và sự cố gắng của giáo viên.
Giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu, sáng tạo, biết vận dụng các tri thức được trang bị và kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra trong quá trình Dạy – Học. Việc nghiên cứu, phân tích đổi mới phương pháp hình thức Dạy học phù hợp thành công sẽ mang lại những lợi ích cụ thể và thiết thực.Có những hình thức Dạy học giúp giáo viên, học sinh thực hiện Dạy học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phát huy được vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Đồng thời giúp giáo viên biết vận dụng phối hợp các phương pháp và hình thức Dạy học một cách linh hoạt và có hiệu quả.
Trong hệ thống phát triển giáo dục phổ thông, bậc tiểu học được coi như là cái nền mà lớp 1 chính là viên đá đầu tiên để xây dựng nên cái móng. Móng có chắc công trình xây nền mới vững chãi. Bước vào lớp 1 là giai đoạn chuyển từ hoạt động chủ đạo các em “Học mà chơi – chơi mà học” sang hoạt động “Học tập tích cực” Học sinh bắt đầu được hình thành thói quen nề nếp học tập cơ bản. Đến trường mới các em được học đọc, học viết, học đếm, học làm toán và các em còn được học rèn luyện kĩ năng sống hằng ngày. Nơi đây các em được hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ. Các em sẽ có nhiều việc để làm hơn. Hoạt động học là một thách thức lớn đối với các em. Trường học sẽ giúp các em khôn lớn hơn – trưởng thành hơn.
Trong mỗi giờ dạy học giáo viên chủ động xây dựng sự phối hợp các phương pháp dạy học mang tính hệ thống trong cả một năm học (từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến tư duy trừu tượng khái quát.)
+ Giai đoạn học tập cơ bản: Học sinh biết tính nhẩm được: 1 + 1 = 2
+ Giai đoạn thực hành, luyện tập: Bước đầu hình thành ở các em những kiến thức đơn giản chỉ là nhìn hình vẽ nêu được bài toán, trả lời bài toán và ghi phép tính thích hợp. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự tìm ra kết quả đúng. Dạng toán này thường là dạng toán tập trung khơi dậy sự sáng tạo và phát triển tư duy học toán cho học sinh lớp 1. Các em thường chỉ biết nêu bài toán theo kiểu thuận theo tranh, còn dạng bài toán có phép tính trừ thứ hai học sinh rất lúng túng trong khi nêu bài toán. Người giáo viên biết phối hợp phương pháp chuyển tải các kiến thức đó đến với các em, giúp các em nêu bài toán một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ 2: Hình vẽ (Dạng toán bớt)
– Nêu miệng bài toán “Có 5 con ngựa bớt 2 con ngựa. Hỏi còn lại mấy con ngựa?”
– Trả lời bài toán”Có 5 con ngựa bớt 2 con ngựa. Còn lại 3 con ngựa?”
Học sinh Viết được phép tính thích hợp là:
+ Cùng hình vẽ các em nêu bài toán và phép tính khác:
– Nêu miệng bài toán”Có 5 con ngựa, còn lại 3 con ngựa. Hỏi đã bớt mấy con ngựa?”
– Trả lời bài toán “Có 5 con ngựa, còn lại 3 con ngựa. Đã bớt 2 con ngựa”
Viết được phép tính tương ứng:
+ Chuyển sang giai đoạn giải toán có lời văn: Bài toán: “Tổ em có 4 bạn nam và 6 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?”
– Trước khi trình bày bài giải yêu cầu nêu được câu lời giải của bài toán. Muốn nêu được câu lời giải của bài toán các em phải tìm hiểu kĩ bài toán cho ta biết gì? và bài toán hỏi ta điều gì? Lúc này bản thân từng em một phải tự nêu câu lời giải của mình cho cả lớp nghe. Giáo viên hướng dẫn các em tìm câu lời giải phù hợp với đề bài toán đã cho.
– Yêu cầu học sinh giải miệng được bài toán 4 + 6 = 10 và trình bày được bài giải đủ 4 bước:
Số bạn tổ em có là:
+ Giai đoạn học tập sâu hơn:
Giúp học sinh hiểu được không chỉ có 4 + 6 = 10, 6 + 4 = 10 mà có thể tìm các số khác cộng lại để kết quả bằng 10:
Dạng toán tập trung khơi dậy sự tò mò tìm tòi sáng tạo và phát triển tư duy học toán cho học sinh lớp 1. Một số không ít học sinh tìm được các phép tính khác nhưng tóm lại cùng có kết quả chung của giáo viên đưa ra.
…. + … +…. + …. = 10 2 + 4 + 3 + 1 = 10
…+ …. + … +…. = 9 3 + 1 + 2 + 3 = 9
…. + … + … – …. = 7 1 + 4 + 1 + 1 = 7
….+ …. + … – …. = 4 5 + 2 + 1 – 4 = 4
Dạng toán này cũng không kém phần khơi dậy sự tìm tòi phát triển tư duy trong học toán cho học sinh lớp 1.
9 – 4 = + 0 9 – 4 = 5 + 0
– Phát hiện (sự mất kiến thức cơ bản của học sinh ở một phần, một giai đoạn nào đó) để kịp thời bổ sung và nắm được phần kiến thức cơ bản, không bị thua kém so với các bạn khác trong lớp.
Ví dụ 3: Bài tập thực hành dạng: “Điền số thích hợp vào ô trống”
Nếu học sinh nào đó khi làm bài tập dạng này thường hay sai tức là em đó chưa nắm được cấu tạo các số đã học. Như vậy giáo viên có thể bố trí thời gian thuận lợi (Có thể ngay trong giờ học hoặc dành thời gian ngoài giờ học) để hướng dẫn các em cách làm. Điều quan trọng là giúp các em hiểu được mức tối thiểu ở dạng bài tập này là phải “Nắm vững được cấu tạo số” và nắm chắc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học, để các em vượt qua dạng bài tập này một cách dễ dàng.
Chẳng hạn muốn điền đúng số vào ô trống trong phép tính sau:
8 + = 10 8 + 2 = 10
Buộc các em phải nắm được 10 gồm 8 và 2, từ đó học sinh biết xác định được số cần điền vào ô trống là số 2. Vậy 8 + 2 = 10 cũng chính là bảng cộng trong phạm vi 10 mà các em cần nắm vững.
Cách khác có thể lấy 10 – 8 = 2; 2 chính là số cần tìm ghi vào ô trống để có phép tính đúng.
– Bước đầu giúp các em có khả năng tự học, tự tìm tòi tư duy toán học. Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng và đổi mới cách đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường tiểu học nói chung và trong mỗi tiết dạy học toán nói riêng của cá nhân. Muốn có một giờ học tốt, thì giờ học đó giáo viên phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; các giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao trí thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các phương pháp tiên tiến, hiện đại; các phương tiện dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin trong quá trình dạy học …
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong học tập. Do đó, công nghệ thông tin ngày nay chiếm giữ vị trí quan trọng trong dạy học. Bản thân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Đối với việc soạn bài với những ứng dụng của công nghệ thông tin cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và tin học. Đặc biệt, khi bắt tay vào soạn bài có ứng dụng công nghệ thông tin, thực sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng nảy sinh nhiều ý tưởng, từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp thêm. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới với những ứng dụng của công nghệ thông tin là không thể phủ nhận. Những ứng dụng của công nghệ thông tin đã giúp người thầy thay đổi cách “chế biến” những bài giảng đơn điệu thành những “món ăn” tinh thần ngon và bổ dưỡng những bài học hấp dẫn, lý thú đạt kết quả cao hơn. Học sinh luôn mong muốn được học những tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học
Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục nước ta là “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
+ Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới: Sử dụng hình ảnh cụ thể để hình thành giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới dễ dàng …
+ Đối với dạng bài luyện tập thực hành: Sử dụng hình thức thi đua theo nhóm hay theo dãy bàn, hình thức làm bảng con nhờ bảng con học sinh được thực hành kĩ năng viết, làm tính; giáo viên có thể đánh giá việc nắm vững kiến thức, kĩ năng viết, kĩ năng tính của học sinh. Sử dụng bảng con làm thay đổi trạng thái học tập, khích lệ sự cố gắng của mỗi học sinh và tạo ra không khí thi đua học tập sôi nổi trong lớp. Sử dụng vở trắng cho học sinh thực hành kĩ năng viết và làm tính đối với học sinh lớp 1 là rất cần thiết trong tiết học toán. Giáo viên cần hạn chế việc dùng phiếu bài tập trong giờ học toán cho học sinh thực hành, mà cần tăng số lần sử dụng vở trắng để học sinh thực hành càng nhiều càng tốt.
+ Đối với việc củng cố bài dạy: Sử dụng hình thức trò chơi hoặc đố vui để cá nhân, tập thể cùng thi đua lẫn nhau.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài phép cộng trong phạm vi 8.
Để khắc sâu cấu tạo số 8 và ghi nhớ các phép cộng trong phạm vi 8, sử dụng các “Câu đố vui” như sau:
“Có 8 cây bút chia hai chị em, chị nhường em phần nhiều hơn”
Hỏi: Chị được mấy cây bút ?
Hỏi: Em được mấy cây bút ?
– Từ ví dụ trên, học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời nhiều đáp án khác nhau như:
Chị được 2 cây bút, em được 6 cây bút.
Hoặc chị được 3 cây bút và em được 5 cây bút.
Hay chị được 4 cây bút, em cũng được 4 cây bút, …
– Kèm theo câu trả lời của học sinh giáo viên khen ngợi những học sinh có câu trả lời đúng và nhanh nhất.
Ví dụ 2: Khi dạy Toán – Tiết 65. Luyện tập chung.
– Tổ chức “Nhiều hình thức trò chơi” học sinh tham gia chơi trong khi học như trò chơi (Tiếp sức). Đồng thời chia nhóm nhỏ để học sinh tham gia trò chơi một cách linh hoạt: Cứ 4 em trong một dãy dọc của mỗi tổ là một nhóm. Sau đó phát cho mỗi nhóm 1 tấm phiếu bià có ghi 4 phép tính (tương ứng với 4 em chơi), úp tấm bìa dưới mặt bàn trước mặt các em ngồi bàn đầu dãy.
7 = 4 + .3 3 = 1 + ..2.. 5 = 3 +..2..
8 = ..5..+ 3 2 = 1 + ..1.. 9 = 7 +..2..
6 = ..5..+ 1 7 = ..5..+ 2 9 = ..2..+ 7
Cách chơi: Thời gian trong 2 phút, mỗi em lần lượt làm một phép tính trong phiếu bìa.
: Khi hô hiệu lệnh “Bắt đầu”: Lập tức các em đầu nhóm mở tấm phiếu bìa tính nhanh và ghi kết quả phép tính đầu tiên vào.
– Sau đó lần lượt chuyển cho các bạn kế tiếp thực hiện phép tính và ghi kết quả các phép tính còn lại. Cho đến lúc em ở cuối nhóm điền xong thì nhanh chóng mang tấm phiếu bìa lên gắn ở bảng lớp. Giáo viên cùng học sinh các nhóm theo dõi xem nhóm nào làm xong trước tiên.
– Sau đó học sinh dưới lớp nhận xét kết quả tính của mỗi nhóm và tính điểm thi đua cho các nhóm, nhóm nào làm nhanh và đúng nhiều phép tính nhóm đó thắng cuộc.
– Để kết thúc trò chơi, cả lớp thưởng cho nhóm thắng cuộc một tràng pháo tay thật giòn và kèm theo lời khen ngợi của giáo viên.
Để sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả và hợp lí tôi luôn bám sát mục tiêu từng tiết dạy để đảm bảo tính vừa sức, tạo không khí học tập nhẹ nhàng hứng thú cho học sinh mà không cảm thấy nhàm chán.
Tuân thủ những mục tiêu nguyên tắc chung của việc giải Toán lớp 1.
Bản thân luôn học hỏi đồng nghiệp, tự tìm tòi sáng tạo làm ra một số đồ dùng để phục vụ cho việc dạy – học của bản thân, vẽ cắt một số mô hình bằng giấy bìa các con vật. Qua những đồ dùng giáo viện tự tạo không chỉ dành cho dạy – học bài mới mà giáo viên còn thường xuyên sử dụng vào việc củng cố bài giảng nhằm gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Khi dạy tiết 49: “Phép cộng trong phạm vi 7”
– Tự tạo ra một số mô hình con vật: gà con màu vàng, ô tô màu xanh, con chim. Để cung cấp các phép tính cộng trong phạm vi 7 với các phép tính:
6 + 1 = 7 5 + 2 = 7 4 + 3 = 7
1 + 6 = 7 2 + 5 = 7 3 + 4 = 7
– Song song với việc chuẩn bị các mô hình còn sử dụng thêm tranh vẽ các chấm tròn dùng để củng cố mối quan hệ giữa các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
– Nhận xét 2 phép tính đều có kết quả bằng 7. Vậy 4 + 3 = 3 + 4 ở đây các số 4 và số 3 đã đổi chổ cho nhau vì thế đều có kết quả bằng 7.
– Giáo viên đưa ra kết luận: “Trong phép cộng khi ta đổi chổ các số thì kết quả không thay đổi”.
– Củng cố mối quan hệ trong phép cộng và phép trừ: 4 + 3 = 7 thì 7 – 4 = 3; 7 – 3 = 4.
Luôn chú trọng đến yếu tố tâm lí, nhằm động viên kịp thời và cũng chú trọng đến việc nhắc nhở nhẹ nhàng với một số trường hợp nhằm giáo dục đức tính chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và lòng hứng thú yêu thích học Toán.
Đối với những học sinh tiếp thu bài chậm hay có tính nhút nhát, thường xuyên mời các em lên bảng trả bài và làm bài nhằm rèn luyện tính mạnh dạn cho các em, từ việc gọi các em lên bảng thường xuyên lại được cô giáo và các bạn động viên kịp thời, giải quyết được phần nào về việc bế tắc trong tiếp thu bài ở lớp của các em.
Đối với những học sinh khá giỏi thường xuyên được động viên nhưng cũng không tránh khỏi đôi lúc cần phải nhắc nhở nhẹ nhàng để tránh sự chủ quan trong học tập của các em.
– Dạy trẻ học Toán ở nhà là giúp các em củng cố, bổ sung kiến thức để hoàn thiện hơn những gì đã học tập trên lớp. Ở nhà cũng không cần dạy thêm những gì mà nhà trường không dạy, nhưng ở nhà cần đưa ra một cách tiếp cận mới đem đến những gì cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
– Phụ huynh thường không có kinh nghiệm dạy trẻ nên khi kèm con học thường mau chóng nổi nóng, dễ làm trẻ mất bình tĩnh và lòng tự tin trong khi học tập.
– Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải có kế hoạch thăm hỏi một số gia đình học sinh thường xuyên để kiểm tra việc hướng dẫn của phụ huynh và việc học tập của các em đến đâu?
– Từ đó giáo viên có thể hướng dẫn cho phụ huynh một số biện pháp kèm con em học tập ở nhà có hiệu quả.
– Giáo viên chủ nhiệm giúp phụ huynh biết: Cần xem bài học của con mình hôm nay là gì? xác định mục đích chính của bài học đó. Từ đó thông qua việc vui chơi, trò chuyện với con trẻ bằng các ngôn ngữ và phương pháp toán học đưa toán học ngày càng gắn bó với các em, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ để các em yêu thích học Toán hơn.
– Giúp các em khắc sâu một phần nào kiến thức và kĩ năng đã được học ở lớp.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 21: Bài số 10.
– Để giúp học sinh củng cố cách viết đúng chữ số 10, bố mẹ có thể đưa ra câu đố vui như sau: Để mua 10 cái bánh, mà lại viết mua 01 cái bánh thì sẽ nhận được mấy cái bánh? Từ câu đố trên đã giúp các em phần nào nắm chắc hơn về cách viết số 10; vị trí của số 1 và số 0 trong cách viết số 10.
– Để khắc sâu biểu tượng về quan sát và đếm: Đố con, tìm trên cơ thể người cái gì có đến 10? Học sinh sẽ đếm ngay hai bàn tay có 10 ngón.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 23: Luyện tập chung.
– Để củng cố về các hình vuông, hình tròn, hình tam giác các bậc phụ huynh có thể cùng ngồi ghép với các em để tạo ra một số hình khác chính là các đồ vật gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em, các em được khắc sâu việc nhận biết các hình một cách nhẹ nhàng.
– Dạy con theo cách “Học mà chơi – chơi mà học” sẽ thấm sâu vào trẻ một
cách tự nhiên theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu” giúp trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái trong việc tiếp thu bài học.
– Mỗi tiết học trên lớp, giáo viên kiểm tra chấm bài, sửa lỗi cho học sinh bằng mực đỏ, ghi rõ số lỗi sai sót.
Chẳng hạn: Viết phép tính chưa thẳng cột, hoặc viết số còn nhỏ và xấu chưa đúng theo quy định viết chữ số 2 ô li vở, hay trình bày bài làm chưa khoa học, khoanh tròn vào kết quả chưa đúng, …
– Khi ở nhà cha mẹ có thể dành thời gian kiểm tra kết quả học tập trên lớp của con. Kiểm tra đối chiếu bài làm của con với phần sửa bài của giáo viên ghi mẫu trong vở, để cha mẹ có thể thấy rõ lỗi sai sót của con em mình – từ đó có thể giúp con sửa chữa và rèn luyện thêm khi tự học ở nhà.
– Trong thời gian học ở nhà cha mẹ có thể tự giao bài tập con làm thêm theo các dạng bài ôn tập trên lớp, để rèn luyện thêm dạng bài này các em còn hay sai khi làm bài. Sau đó kiểm tra đánh giá về cách viết chữ số, cách viết phép tính, kết quả tính và cách trình bày xem đã đúng so với những quy định của giáo viên hay chưa. Từ đó có ý kiến trao đổi với giáo viên để phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh tìm ra biện pháp kèm cặp giúp đỡ các em tiến bộ trong học tập.
– Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt trong học Toán chẳng những kết quả học tập được nâng lên từng bước rõ rệt, mà không khí học tập của học sinh trên lớp trở nên sôi động. Kĩ năng tính toán thành thạo hơn, các dạng bài tập thực hành được các em trình bày một cách rõ ràng và cẩn thận, sạch đẹp.
– Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, giữa giáo viên và học sinh được gần gũi thân thiện hơn.
– Từ đó giúp giáo viên củng cố bổ sung kịp thời công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời khơi dậy được ý thức trách nhiệm của một số phụ huynh trước đây vốn ít quan tâm chăm sóc đến việc học tập của con em. Nhất là khâu giám sát hướng dẫn kèm tự học ở nhà của các em. Đồng thời cuốn hút được đa số phụ huynh tham gia vào lớp học. Điều quan trọng là kết quả học tập không chỉ riêng môn Toán mà tất cả các môn học khác đều được nâng cao.
– Hiện nay dạy học rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và hình thức Dạy – Học lấy học sinh làm trung tâm. Để thực hiện sứ mệnh của người giáo viên trong sự nghiệp đổi mới nền giáo dục phổ thông, điều thiết yếu và cốt lõi nhất là đòi hỏi bản thân giáo viên đề cao lương tâm trách nhiệm, sự nhiệt tình. Đồng thời giáo viên phải năng động sáng tạo, tự học hỏi thêm để tìm tòi những giải pháp thiết thực nhất cho việc dạy học của bản thân ngày càng đạt được hiệu quả.
– Trong đó đặc biệt học sinh lớp 1 cần có sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn thường xuyên của người lớn. Nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, hình thành niềm tin và phát triển nhân cách tốt. Như vậy sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thiết thực vào việc đổi mới và phát triển toàn diện nền giáo dục phổ thông.
– Phải biết tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng. Giáo viên luôn tôn trọng nhân cách của học sinh. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình thành ở các em niềm tin ban đầu ở bản thân.
– Bước đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã có nhiều khởi sắc tốt đẹp, đó chính là bản thân đã có sự chuyển đổi về nhận thức và chuyển tải lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được đến với các em. Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, học sinh dễ tiếp thu bài học, tiết học cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí các em hơn. Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Nhờ đó tiết học không còn khô cứng, mang tính áp đặt, giáo điều. Đó cũng là niềm mong mỏi và hi vọng của bản thân. Hi vọng tương lai không xa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ trở nên phổ biến để góp phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
– Giáo viên luôn tạo ra sự mới mẻ, biết đưa học sinh tới những bất ngờ thú vị. Bằng những ngôn ngữ, hình ảnh, kinh nghiệm và các phương tiện dạy học, giáo viên cần thu hút được sự chú ý của học sinh. Giúp các em có một động cơ học tập đúng đắn, có ước mơ và hoài bão.
– Biết khai thác triệt để vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh, kích thích được sự tò mò, lòng ham hiểu biết, ham hoạt động. Biết tổ chức các hoạt động học tập
chohọc sinh một cách nhịp nhàng, sáng tạo và hiệu quả.
– Cần quan tâm tới từng đối tượng học sinh, từ đó phát huy khả năng và sở trường của các em, có sự đối xử công bằng và bình đẳng, khen chê hợp lí, mang tính giáo dục cao.
– Tạo mọi điều kiện cho học sinh đề xuất sáng kiến và cùng cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Quá trình thực hiện đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bản thân rất mong Hội đồng khoa học quý thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý cho đề tài được tốt hơn và vận dụng vào việc dạy học đạt hiệu quả cao.
Bấm vào đây để tải về
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹo Học Tốt Môn Toán Lớp 8 Hiệu Quả Nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!