Cập nhật nội dung chi tiết về Luận Văn: Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh, Hot mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
, DOWNLOAD ZALO 0932091562 at BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Luận văn thạc sĩ ngành quản lí công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk, cho các bạn tham khảo
1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THẾ VƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk – 2017
2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THẾ VƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: chúng tôi Đinh Thị Minh Tuyết Đắk Lắk – 2017
3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên dƣới sự hƣớng dẫn của chúng tôi Đinh Thị Minh Tuyết. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là chính xác, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Học viên Lê Thế Vƣơng
4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của bản thân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Đắk Lắk. Học viên xin cảm ơn sâu sắc tới chúng tôi Đinh Thị Minh Tuyết đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn. Học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Học viên xin trân trọng cảm ơn! Học viên Lê Thế Vƣơng
5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CSSK Chăm sóc sức khỏe CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTBD Đào tạo, bồi dƣỡng HCNN Hành chính nhà nƣớc HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế – xã hội QLNN Quản lý nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân
6. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh, huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2010 – 2016 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ở tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.3. Số lƣợt ngƣời dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015 Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2016 Bảng 2.5. Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2016
8. 1.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện…………………………………………………. 30 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………. 31 1.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………………………………… 31 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện………………………………………………………………………………. 32 1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân …………………………………………… 32 1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện……………………………………. 33 1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh …………………………………………….. 34 1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa ………………………………………………………………… 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK……………. 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk ……………….. 37 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk……………………… 37 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk ………………………………………….. 38 2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk …………………………………………… 40 2.2. Thực trạng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………………………………………. 41 2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk……………… 41 2.2.2. Điều kiện thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………………………… 42 2.2.3. Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ………. 44 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………. 47 2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện………………………………………………………………………………. 47
9. 2.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện…………………………… 50 2.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………….. 54 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………. 57 2.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………………………………… 58 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………………. 60 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………………………………… 60 2.4.2. Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ………………………………………………………………………… 61 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………………………………. 64 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK ……………………………………………………………………….. 67 3.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk……………………………………….. 67 3.1.1. Quan điểm của Đảng về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân …………………………………………………………………………………………………………… 67 3.1.2. Định hƣớng của ngành y tế về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân…………………………………………………………………………………………………..70 3.1.3. Định hƣớng của tỉnh Đăk Lăk về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân…………………………………………………………………………………………………..73 3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………………………….80
10. 3.2.1. Tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả thể chế và chính sách về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………………81 3.2.2. Bồi dƣỡng năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ……………….81 3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ………………………………………………………………85 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và xử lý nghiêm vi phạm về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện………………………………………………………..86 3.2.5. Đánh giá sự hài lòng và chuẩn hóa hệ thống báo cáo thông tin về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện……………………………………………………………….87 3.3. Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phƣơng…………89 3.3.1. Đối với ngành Y tế ………………………………………………………………………….89 3.3.2. Đối với cơ quan QLNN về Y tế ở tỉnh Đăk Lắc ………………………………….90 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….96
11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến vị thế cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực hay trên thế giới là chất lƣợng nguồn nhân lực. Việc tập trung đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ cao toàn diện về đức – trí – mỹ, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, y tế đƣợc xem là công cụ quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định. Với bản chất nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nƣớc ta đã và đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của mọi thành phần, mọi tộc ngƣời, mọi vùng miền. Trong thời kỳ đổi mới, dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn. Nƣớc ta là một quốc gia có nhiều dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở vùng núi, cao nguyên, vùng sâu, vùng xa mức sống thấp, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng lớn. Họ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các đồng bào dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, các dân tộc ít ngƣời ở nƣớc ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, tạo nên sự đa dạng về văn hóa cũng nhƣ sự vững vàng, ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng. Bởi vậy, chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta nói chung ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng không chỉ là biện pháp nâng cao chất lƣợng sống cho đồng bào mà còn là con đƣờng phát triển vững chắc cho quốc gia. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc duy trì thực hiện đúng quy định, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đội ngũ
12. 2 cán bộ y tế tiếp tục đƣợc nâng lên về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến huyện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành rất lớn, nhƣng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn hạn chế. Trung tâm y tế các huyện còn thiếu bác sỹ, đặc biệt là bác sỹ chuyên khoa, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân. Thực tế hiện nay hệ thống khám, chữa bệnh của tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức, với những mặt tồn tại, yếu kém cần phải vƣợt qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của ngƣời dân về dịch vụ y tế, để làm tăng sức hấp dẫn đối với ngƣời dân khi lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, trong đó chất lƣợng bệnh viện và chăm sóc y tế luôn là vấn đề đƣợc cả xã hội đặc biệt quan tâm. Trình độ nguồn nhân lực y tế tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, trình độ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân chƣa cao, thiếu bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt, chuyên môn sâu, chƣa triển khai đầy đủ đƣợc các chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện, trình độ quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ quản lý bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh còn nhiều bất cập, hạn chế, quản lý điều hành ở một số cơ sở khám, chữa bệnh thiếu tính khoa học, chƣa chủ động để đảm bảo cho sự phát triển, mặt bằng chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, các kỹ thuật y tế triển khai theo phân tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh với số lƣợng chƣa đạt và chất lƣợng chƣa cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh còn hạn chế. Cơ sở vật chất đầu tƣ chƣa mang tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch phù hợp với phát triển quy mô giƣờng bệnh, một số tòa nhà xuống cấp, chƣa phù hợp với công năng sử dụng ngày càng cao của trung tâm, thủ tục hành chính về khám, chữa bệnh còn chƣa linh hoạt, tinh thần
14. 4 hoá – Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò của nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp, [19]. “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Chu Văn Thành (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là tập hợp 27 bài viết của nhiều tác giả khác nhau về ba mảng nội dung lớn: Lý luận về dịch vụ công ở Việt Nam; Thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công ở Việt Nam và Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới trong cung ứng dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công [23]. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình” của tác giả Tống Thị Thanh Hoa (2011), Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình đánh giá chất lƣợng kỹ thuật/Chất lƣợng chức năng của Gronroos và đã chỉ ra đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi ba yêu tố đó là: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và quy trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình này cũng chỉ mang tính riêng biệt đối với Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình nên chƣa đạt dƣợc mức độ tổng quát hóa của đề tài [20]. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên” của tác giả Nguyễn Xuân Vỹ (2011), Trƣờng Đại học Nha Trang. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERE để đánh giá và kiểm định mô hình ảnh hƣởng của các yêu tố chất lƣợng dịch vụ tới sự hài lòng của ngƣời bệnh, các yếu tố này bao gồm: sự tin cậy, sự đảm bảo, nhiệt tình cảm thông, phƣơng tiện hữu hình và chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra mức độ ƣu tiên theo thứ tự của các yêu tố với ảnh hƣởng lớn nhất là yếu tố “tin cậy”, tiếp đến là tiếp
15. 5 đến là “phƣơng tiện hữu hình”, “nhiệt tình”, sau cùng là “đảm bảo” và “chi phí”, [32]. Bài viết “Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ” của tác giả Phan Chí Anh và cộng sự (2013), Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1. Bài viết đã giới thiệu 7 mô hình tiêu biểu đánh giá chất lƣợng dịch vụ, phân tích đặc điểm các mô hình, kết quả áp dụng các mô hình này vào nghiên cứu trong thực tế và chỉ ra những hạn chế của từng mô hình, qua đó tác giả đã tổng hợp và so sánh những mô hình này dựa trên 8 tiêu chí nhất định, mặc dù tác giả nhận định rằng không có bất cứ một mô hình nào đáp ứng đƣợc tất cả 8 tiêu chí nhƣng trong các mô hình thì mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ dựa trên kết quả thực hiện đạt đƣợc yêu cầu của hầu hết các tiêu chí hơn cả [1]. Luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), “Chất lƣợng dịch vụ và sự ảnh hƣởng của nó tới sự hài lòng, của ngƣời bệnh”, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành điều tra và cho thấy rằng có ba yếu tố tác động chủ yếu tới hài lòng của ngƣời bệnh bao gồm: yếu tố hữu hình, sự tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thái độ và đạo đức ngành Y. Đặc biệt, trong ba nhân tố chính này, tác giả cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố hữu hình là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất tới sự hài lòng của ngƣời tại các bệnh viện ở Việt Nam [18]. Nghiên cứu hoàn thiện công tác cung ứng dịch vụ y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một vấn đề cấp thiết, nhƣng cũng rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình trong nƣớc và thế giới có nhiều thay đổi, có nhiều chính sách đã lỗi thời và chƣa đồng bộ. Tuy nhiên xét trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk hiện nay chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện do đó có thể đƣợc coi là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về y
16. 6 tế nói chung và khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm: – Hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. – Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. – Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu – Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. – Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2010 – 2016, và định hƣớng hoàn thiện trong giai đoạn tới.
20. 10 bệnh cho (KCB) cán bộ, công chức, viên chức các ngành và đồng thời kết hợp phục vụ nhân dân. Bệnh viện tuyến huyện gồm các bệnh viện quận, huyện, thị xã là các bệnh viện đa khoa hoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộc tuyến 1 trong hệ thống bệnh viện, đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong khu vực. Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện
21. 11 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Phần lớn y tế tuyến huyện, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã phát huy đƣợc vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân, nhất là đối tƣợng ngƣời nghèo, diện chính sách. Đặc trưng của bệnh viện tuyến huyện Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề nhƣng cũng rất vẻ vang mà Đảng, Chính phủ và nhân dân tin tƣởng giao trọng trách đó cho ngành Y tế. Mạng lƣới y tế tuyến huyện là tuyến trực tiếp gần dân nhất, giúp cho ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa. Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là khám chữa bệnh, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn. Bệnh viện tuyến huyện có 7 chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau: – Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; – Đào tạo cán bộ y tế; – Nghiên cứu khoa học về y học; – Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật; – Phòng bệnh; – Hợp tác quốc tế; – Quản lý kinh tế y tế. Vai trò của bệnh viện tuyến huyện trong khám chữa bệnh
22. 12 Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện tuyến huyện có vai trò cơ bản sau: – Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh, tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thƣờng về nội khoa và các trƣờng hợp cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. Tổ chức chuyển ngƣời bệnh lên tuyến khi vƣợt quá khả năng của bệnh viện. – Đào tạo cán bộ y tế, bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trƣờng, lớp trung học y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dƣới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu. – Nghiên cứu khoa học về y học, tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chƣơng trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp bộ và cấp cơ sở. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc. – Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật, lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dƣới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị. Tổ chức chỉ đạo các xã, phƣờng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chƣơng trình y tế địa phƣơng.
23. 13 – Phòng bệnh, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. – Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. – Hợp tác quốc tế, tham gia các chƣơng trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc. – Hợp tác kinh tế y tế, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nƣớc và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bƣớc thực hiện hoạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 1.1.2. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Dịch vụ y tế tại bệnh viện Theo Bộ Y tế, dịch vụ y tế tại bệnh viện là một loại hình dịch vụ mà trong đó các thực thể đơn vị tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục chẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về sức khỏe. Dịch vụ Khám chữa bệnh Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng. Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ về KCB, tiêm chủng, phòng chống bệnh tật. Đây đƣợc xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời, vì vậy không thể để cho thị trƣờng chi phối mà đó là trách nhiệm của nhà nƣớc.
24. 14 Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của ngƣời dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ KCB theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tƣ nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trƣờng này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng nhƣ phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn) do Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đảm nhiệm. Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện – KCB là một ngành dịch vụ trong đó ngƣời cung ứng và ngƣời sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dich vụ khác, dịch vụ KCB có một số đăc điểm riêng, đó là: – Một ngƣời đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán đƣợc thời điểm mắc bệnh nên thƣờng ngƣời ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lƣờng trƣớc đƣợc. – Dịch vụ KCB là loại hàng hóa mà ngƣời sử dụng (ngƣời bệnh, ngƣời nhà của ngƣời bệnh) thƣờng không tự mình lựa chọn đƣợc mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngƣợc lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, ngƣời bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhƣng điều trị bằng phƣơng pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Nhƣ vậy, ngƣời bệnh, chỉ có thể lữa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không đƣợc chủ động lựa chọn phƣơng pháp điều trị. – Dich vụ KCB là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con ngƣời nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhƣng ngƣời ta vẫn phải mua (KCB) đây là điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác.
25. 15 Trong cơ chế thị trƣờng, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa, sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trƣờng để sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trƣờng thực hiện tốt đƣợc chức năng của mình, thị trƣờng phải có môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị tác động vào các tác động ngoại lai. Trong lĩnh vực y tế, cơ chế thị trƣờng không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế thừa nhận trong thị trƣờng KCB luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trƣờng”, cụ thể: – Thị trƣờng KCB không phải là thị trƣờng tự do. Trong thị trƣờng tự do, giá của một mặt hàng đƣợc xác định dựa trên sự thỏa mãn tự nguyện giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Trong thị trƣờng dịch vụ KCB không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do ngƣời bán quyết định. – Dịch vụ KCB là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trƣờng của các nhà cung ứng dịch vụ. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ KCB cần đƣợc cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trƣờng y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. – Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Nhƣ trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu hết nhƣ ngƣời bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ KCB (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không đƣợc kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao phi y tế. – Dịch vụ KCB là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những ngƣời trả tiền để hƣởng dịch vụ mà kể cả những ngƣời không trả tiền (ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức
26. 16 khỏe. Chính điều này không tạo ra đƣợc động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính cộng đồng. Do tính chất đặc thù của sức khỏe, dịch vụ CSSK và thị trƣờng CSSK, Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK. Nhà nƣớc cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ KCB “công cộng” và dịch vụ dành cho các đối tƣợng cần ƣu tiên còn để tƣ nhân cung ứng các dịch vụ y tế tƣ nhân nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng yếu thế nhƣ ngƣời nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời già [16]. Trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay, bệnh viện tuyến huyện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân ở cơ sở. Dịch vụ KCB tại bệnh viện tuyến huyện là một loại hình dịch vụ mà trong đó các bệnh viện tuyến huyện tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục chuẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về sức khỏe. Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
27. 17 Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra các cách hiểu chung về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau: dịch vụ KCB là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động của các cơ sở y tế tuyến huyện cung ứng các loại hình CSSK, đem lại cơ hội nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho ngƣời dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật. Đặc thù của loại hình dịch vụ khám chữa bệnh Cùng là loại hình dịch vụ công phổ biến và mang đến cho ngƣời sử dụng những giá trị cần thiết, song y tế lại có những đặc điểm riêng biệt, đặc thù. Những đặc điểm này có tác động nhất định đến việc tiếp cận dịch vụ của đối tƣợng sử dụng loại hình này là quá trình tƣơng tác, nghĩa là cần sự tham gia, phối hợp của cả chủ thể cung cấp lẫn đối tƣợng sử dụng, qua đó tạo nên giá trị (sức khỏe đƣợc chăm sóc, sự sống đƣợc bảo đảm) chứ không nhƣ một số loại hình dịch vụ hàng hóa khác, bản thân nó đã tự mang giá trị (cung cấp nƣớc sạch, chiếu sang công cộng, xe buýt). Hơn nữa, nó là dịch vụ mà ngƣời ta phải sử dụng nó trong một thời gian khá dài từ khi chƣa sinh ra đến khi kết thúc cuộc đời. Bởi vậy, đặc thù của hai loại hình dịch vụ này khiến cho số lƣợng, chất lƣợng của nó còn phụ thuộc vào quá trình tƣơng tác giữa cả ngƣời cung cấp (y, bác sỹ) lẫn ngƣời thụ hƣởng dịch vụ (ngƣời đƣợc khám và chữa bệnh). Cả hai chủ thể này đều có những vai trò nhất định trong việc nâng cao khả năng tiếp cận dich vụ KCB, quá trình tƣơng tác giữa họ để cung ứng dịch vụ trùng khớp với tiếp cận dịch vụ đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Gắn với những đặc điểm của chủ thể cung cấp (Nhà nƣớc), đặc biệt là đối tƣợng tiếp nhận (ngƣời bệnh), đặc thù của loại hình dịch vụ KCB tạo ra những khó khăn riêng. Sự hạn chế trong nhận thức, sự bị động trong thái độ tiếp nhận dịch vụ công với những rào cản từ điều kiện địa lý, khí hậu bất ổn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, khiến cho việc tiếp cận dịch vụ KCB của ngƣời
29. 19 những điều kiện vật chất cho sự hoạt động của các đơn vị ở thời kỳ đầu và dần dần họ có sự tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bệnh viện tuyến huyện chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ cho thị trường và xã hội dưới các hình thức khác nhau. – Uỷ quyền, đây là hình thức Nhà nƣớc cho phép các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực nhà nƣớc đƣợc thực hiện cung cấp một số loại hình dịch vụ KCB thuộc quyền quản lý đầy đủ. Việc ủy quyền có thể đƣợc thực hiện trong thời hạn hay ngắn hạn đối với một số loại dịch vụ cụ thể tùy thuộc vào mức cầu của ngƣời dân, năng lực của chủ thể đƣợc ủy quyền cung ứng cũng nhƣ khả năng của Nhà nƣớc. Bởi vì, Nhà nƣớc vẫn có trách nhiệm bảo đảm thƣờng xuyên nguồn kinh phí trích từ ngân sách nhà nƣớc. – Liên doanh và hợp danh, đây là hình thức Nhà nƣớc có thể bỏ vốn cùng tham gia với các tổ chức xã hội, tƣ nhân trong suốt quá trình sản xuất, cung cấp các hàng hóa dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Nhờ đó, Nhà nƣớc vừa giảm bớt gánh nặng về quản lý và tài chính, tận dụng đƣợc những ƣu điểm sẵn có của thị trƣờng, vừa có sự kiểm soát nhất định đối với việc cung ứng các dịch vụ này, đảm bảo không chịu sự chi phối hoàn toàn của thị trƣờng. Đó là sự ra đời các bệnh viện bán công. – Hợp đồng mua từ bên ngoài, Nhà nƣớc dùng tiền ngân sách ký hợp đồng cung ứng một số loại hình dịch vụ KCB đối với các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, khi các tổ chức này có điều kiện thực hiện hiệu quả việc cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh, tƣ vấn, giám định [16]. 1.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
30. 20 Hoạt động y tế nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ KCB nói riêng cũng nhƣ mọi hoạt động xã hội khác đều cần đƣợc Nhà nƣớc điều chỉnh, quản lý. Dịch vụ KCB là một loại hình hoạt động rộng lớn mang tính xã hội cao, nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân – vốn quý nhất của con ngƣời và của toàn xã hội. Do vậy, vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với dịch vụ KCB có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải đƣợc quan tâm, điều chỉnh bởi nhà nƣớc. Sở dĩ nói dịch vụ KCB là hoạt động có tính xã hội cao vì đây là hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ở đâu có con ngƣời tồn tại thì ở đó cần có cán bộ y tế để CSSK cho họ. Đối tƣợng đƣợc dịch vụ KCB và CSSK ở đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, đứa trẻ từ khi mới đƣợc hình thành, là bào thai trong bụng mẹ đã đƣợc chăm sóc, rồi sinh ra, trƣởng thành, già lão và chết, bất kể thành phần giàu, nghèo, cán bộ, công chức hay nông dân đều có thể là đối tƣợng của dịch vụ KCB. Việc KCB cho một đối tƣợng là nhân dân nên phạm vi rộng, nhu cầu ngày càng cao. Do đó, cung cấp dịch vụ này cho xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, mà của mọi cấp, mọi ngành trong đó, ngành Y tế giữa vai trò nòng cốt. Muốn làm tốt công tác CSSKND, Nhà nƣớc không thể không can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, nguyên do: Thứ nhất, dịch vụ KCB là hoạt động cần có sự tham gia đông đảo của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng. Do vậy cần phải có một chủ thể thực hiện vai trò tập trung, tập hợp sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, khai thác và phát huy năng lực vốn có của từng tổ chức, thành viên trong cộng đồng. Chủ thể đó không ai khác là Nhà nƣớc.
31. 21 Thứ hai, dịch vụ KCB là hoạt động y tế cần có sự đầu tƣ rất lớn trong khi ngân sách nhà nƣớc cấp cho y tế có hạn. Do vậy cần phải có sự động viên, đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lƣợng xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ khác. Vấn đề này một ngành, một cá nhân không thể làm đƣợc mà cần phải có cơ chế, chính sách tức là cần sự can thiệp của Nhà nƣớc. Thứ ba, dịch vụ KCB là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục, là cả một quá trình nối tiếp nhau, kế thừa thành tựu của những thế hệ trƣớc. Chính vì vậy, hoạt động KCB đòi hỏi sự nhất quán trong định hƣớng, chiến lƣợc phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc. Cuối cùng, chỉ có Nhà nƣớc với vai trò, vị trí, quyền uy của mình mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề nảy sinh trong hoạt động KCB nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng phục vụ của dịch vụ KCB trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. QLNN về dịch vụ KCB là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nƣớc. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc và bộ máy HCNN để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực hoạt động KCB. Nhƣ vậy có thể thấy, QLNN về dịch vụ KCB đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tác động lên các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động cung ứng dịch vụ KCB bằng pháp luật và chính sách nhằm đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra đúng mục tiêu, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một bộ phận trong tổng thể hoạt động của QLNN về y tế của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
32. 22 Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là KCB, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn. Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng [11], Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [4], Quyết định số 3226/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của sở y tế, ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk thì: Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, KCB, phục hồi chức năng, y dƣợc cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế. Sở y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Các phòng chức năng của sở y tế không có tƣ cách pháp nhân, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành chung của lãnh đạo sở, do đó quan hệ giữa lãnh đạo sở và các phòng là quan hệ hành chính mang tính trực thuộc. Trong quá trình thực thi hoạt động QLNN chúng cũng nhân danh quyền lực Nhà nƣớc để buộc các đối tƣợng quản lý thực thi quyết định hành chính.
33. 23 Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ KCB trên địa bàn huyện. Phòng y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở y tế. – Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng y tế huyện trình UBND huyện dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án, chƣơng trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, dự thảo biện pháp huy động liên ngành trong quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, dân số – kế hoạch hoá gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thƣơng tích, thiên tai thảm hoạ ảnh hƣởng đến sức khoẻ nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện. – Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi đƣợc phê duyệt. – Giúp UBND cấp huyện thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. – Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chƣơng trình, dự án và hoạt động đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ về y tế trên địa bàn huyện.
35. 25 Từ định hƣớng của các cơ quan QLNN về quản lý dịch vụ KCB tại các bệnh viện, cần xác dịnh rõ mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau. – Mục tiêu tổng quát, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về KCB và hệ thống chính sách, pháp luật về QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân. – Mục tiêu cụ thể, Để QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện một cách hiệu quả phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: – Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả QLNN và chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện. – Hoạch định chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện có của địa phƣơng và phù hợp với nhu cầu KCB của nhân dân. – Tạo môi trƣờng cho các bệnh viện tuyến huyện đạt đƣợc các mục tiêu cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB. Để đảm bảo cho sự phát triễn vừng chắc và nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoàn thiện QLNN, phƣơng hƣớng cho QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện cần đƣợc cụ thể nhƣ sau: Một là, các cấp quản lý cần xây dựng và ban hành các văn bản chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dich vụ KCB ở các bệnh viện. Coi chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện là một trong những ƣu điểm của ngành y tế trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế nói chung của địa phƣơng. Dịch vụ KCB là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và dịch vụ KCB phát triền sẽ góp phần quan trọng việc thúc đẩy nhiều ngành Kinh tế khác phát triển theo.
36. 26 Hai là, QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phải định hƣớng để hình thành mô hình dịch vụ chất lƣợng dịch vụ KCB điện tử (E-logistics), trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và các thành quả các công nghệ thông tin nhằm nâng cáo hiệu quả của dịch vụ KCB, đặc biệt là hệ thống mạng internet. Đây là xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới trong chiến lƣợc phát triển chất lƣợng dịch vụ KCB và cũng là điều kiện kiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các bệnh viện. Ba là, cần tập trung các nguồn lực đầu tƣ nhằm tạo bƣớc đột phá trong việc đổi mới QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện. Trong đó, cần ƣu tiên trong việc đầu tƣ tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng KCB ở các bệnh viện thuộc tuyến này. Với phƣơng hƣớng trọng tâm cũng là nhiệm vụ mà các cấp QLNN đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện phải thực hiện đó cũng là định hƣớng của đề tài này để có giải pháp đúng hƣớng nhằm hoàn thiện về QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. 1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Chất lƣợng dịch vụ KCB là vấn đề đƣợc cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến ngƣời bệnh và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Việc quá tải các bệnh viện, các sai sót chuyên môn, vấn đề về y đức đã gây nhiều bức xúc trong dƣ luận, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng định hƣớng của Nhà nƣớc. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cƣờng quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nhà nƣớc với tƣ cách là
38. 28 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Trên cơ sở các luật đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành các nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định, quyết định ban hành các quy chế triển khai thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các cơ sở KCB đƣợc phép mở rộng thêm các hình thức KCB, các cấp bộ, ngành ban hành các thông tƣ, quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các quyết định nhằm phối hợp cùng các Bộ hƣớng dẫn, điều tiết hoạt động của các cơ sở KCB, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ KCB phù hợp với đặc thù của ngành, phù hợp với đặc thù kinh tế – xã hội của từng địa phƣơng, Cục quản lý KCB ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở KCB trong hoạt động cung cấp dịch vụ KCB trên địa bàn đƣợc phân cấp quản lý từng bƣớc mở rộng các hình thức, loại hình và phƣơng thức hoạt động. Tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện, các quy định về chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng dịch vụ. Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để đƣợc cấp giấy phép hoạt động theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh [12]. Bệnh viện đã đƣợc cấp giấy có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định.
40. 30 Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực bệnh viện, đào tạo các bộ quản lý và nghiệp vụ cho lĩnh vực quản lý dịch vụ KCB, thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt dịch vụ KCB cho tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. Huy động và tạo điều kiện cho các thành viên chuyên môn trong bệnh viện đƣợc tham gia nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở các cấp, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc. 1.3.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong thực hiện cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc huy động từ các nguồn thu khác. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp và đƣợc từ các nguồn thu khác. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
41. 31 Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác. 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnhở các bệnh viện tuyến huyện Về thanh tra, kiểm tra, giám sát Cơ quan thanh tra, giám sát của các cấp QLNN thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình phát triển các hình thức, loại, phƣơng thức quản lý dịch vụ KCB theo phƣơng pháp thanh tra, giám sát bao gồm, thanh tra việc chấp hành các điều kiện đƣợc cấp phép hoạt động, tuân thủ các quy chế của các cơ sở KCB, thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu thanh tra, giám sát, xem xét, đánh giá mức độ chất lƣợng dịch vụ KCB, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN đối với dịch vụ KCB, kiến nghị, yêu cầu các bộ, ngành có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong cung ứng dịch vụ KCB. Về xử lý vi phạm Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro. 1.3.5. Đánh giá và báo cáo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện Về đánh giá chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện Triển khai thực hiện đánh giá chất lƣợng nội bộ của bệnh viện dựa trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. Hiện tại áp dụng theo Quyết đinh 4858/QĐ-BYT ngày
42. 32 01/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện, [6]. Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Đánh giá hiệu qủa áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp về quản lý chất lƣợng tại bệnh viện để đƣa ra quyết định lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp phù hợp. Bệnh viện thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh, nhân viên y tế thƣờng xuyên ít nhất là 03 tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế. Về báo cáo chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện Bệnh viện xây dựng các báo cáo chất lƣợng và tự công bố báo cáo chất lƣợng theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế: thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện, 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thƣơng tích gia tăng. Diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật là nguyên nhân gia tăng đáng kể nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bệnh dịch đã làm cho lƣợng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng thời điểm nhất định, lƣợng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện.
43. 33 Bệnh không lây nhiễm lại chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài đã là yếu tố cơ bản để tăng số lƣợt khám chữa bệnh và tổng số ngày điều trị nội/ ngoại trú trong hệ thống khám chữa bệnh. Nhu cầu và ý thức KCB của ngƣời dân, ngƣời bệnh đƣợc tự chọn dịch vụ KCB dẫn đến quá tải bệnh viện. Vấn đề quá tải còn có lý do quan trọng là hoạt động phân tuyến chƣa hiệu quả, ngƣời dân chấp nhận quá tải mà không sử dụng dịch vụ y tế cho phù hợp. Các yêu cầu về văn hóa, thói quen tiêu dùng, khả năng thanh toán, các điều kiện về kinh tế khác cũng ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại của các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB. Mặt khác, kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu KCB của ngƣời dân ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ làm cho chi phí y tế tăng nhanh, trong đó ngân sách có tăng nhƣng mức tăng còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu chi tiêu cơ bản. 1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện Về lực lượng lao động trong bệnh viện Lực lƣợng lao động trong cơ sở KCB nói chung, trong bệnh viện tuyến huyện nói riêng là yếu tố giữ vị trí then chốt, quan trọng đối với cơ sở KCB. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tạo ra những dịch vụ y tế có chất lƣợng tốt cho xã hội. Cùng với công nghệ, con ngƣời giúp cơ sở KCB đạt chất lƣợng cao trên cơ sở giảm chi phí, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn y tế không đều và còn thấp, tình trạng mất cân đối về cơ cấu lực
44. 34 lƣợng lao động giữa các cơ sở y tế nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng hiện đang là vấn đề tác động lớn tới dịch vụ KCB của nhân dân. Về trang thiết bị và công nghệ Khả năng về trang thiết bị, công nghệ hiện có và quy trình công nghệ của cơ sở KCB nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Trong nhiều trƣờng hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lƣợng dịch vụ KCB tạo ra. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB là một trong những hƣớng quan trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ sở KCB và dịch vụ KCB. Về trình trình độ tiến bộ khoa học -công nghệ Trình độ chất lƣợng của dịch vụ KCB không thể vƣợt qua giới hạn khả năng của trình dộ tiến bộ khoa học – công nghệ của một giai đoạn lich sử nhất định. Dịch vụ KCB trƣớc hết thể hiện ở những đặc trƣng về trình độ kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. Mặt khác, tiến bộ khoa học – công nghệ tạo phƣơng tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm dịch vụ chính xác hơn nhờ trang bị những phƣơng tiện hiện đại. 1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh Môi trƣờng pháp lý và chính sách KCB cùng với cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện. Môi trƣờng pháp lý với những cơ chế phù hợp sẽ kích thích các cơ sở KCB đẩy mạnh đầu tƣ, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Ngƣợc lại, môi trƣờng pháp lý và chính sách không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
45. 35 Trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng có tác động trực tiếp và to lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Một cơ sở KCB là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lƣợng đạt đƣợc trên cơ sở giảm chi phí phục thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của cơ sở KCB. Chất lƣợng của hoạt động quản lý chất lƣợng hoạt động của dịch vụ KCB. Theo W.E.Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lƣợng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB, thỏa mãn nhu cầu KCB cả về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khác. 1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa Tình hình phát triển kinh tế trên thế giới, xu hƣớng toàn cầu hóa với sự tham gia hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh tự do thƣơng mại quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều cách tƣ duy và đòi hỏi các cơ sở KCB phải có khả năng thích ứng cao, cạnh trang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị KCB cùng với sự bão hòa của thị trƣờng. Thị trƣờng là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hƣớng cho sự phát triển của dịch vụ KCB. Các cơ sở chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng đƣợc những nhƣ cầu của khách hàng. Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ KCB phụ thuộc chủ yếu vào đăch điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu trên thị trƣơng. Thị trƣờng sẽ tự điều tiết theo các quy luật khách quan nhƣ quy luật giá trị, cung -cầu, cạnh tranh. Dịch vụ KCB và chất lƣợng dịch vụ KCB đƣợc tạo ra trong toàn bộ quá trình hoạt động của các cơ sở KCB. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lƣợng dịch vụ KCB nên việc tạo ra và hoàn thiện dịch vụ
46. 36 KCB chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài và những nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong của các cơ sở KCB. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ tỉnh Đăk Lắk nói riêng hiện nay và việc tăng cƣờng QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện là thực sự cần thiết. Kết hợp với Thông tƣ 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2103 của Bộ y tế về việc quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện và Quyết định số 4858/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 03/12/2013 về việc ban hành dự thảo tiêu chí chất lƣợng bệnh viện, việc nghiên cứu lý luận QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện ở chƣơng 1 tạo cơ sở lý luận vững chắc để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở những chƣơng tiếp theo của luận văn.
47. 37 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 ngƣời, mật độ dân số đạt hơn 137 ngƣời/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 ngƣời. Dân số nam đạt 906.619 ngƣời, dân số nữ đạt 890.047 ngƣời. Cộng đồng dân cƣ Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm trên 70%, các dân tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 ngƣời, mật độ dân số đạt 135 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 ngƣời. Dân số nam đạt 894.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 877.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 12,9 ‰ [28]. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, và ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
48. 38 giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trƣờng sinh thái, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m – 600m so với mặt biển, có vùng đất bazan rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn nhân, nhiều nhất cả nƣớc. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên 12.000 ha, cao nhất cả nƣớc. Ngành Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H’linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nƣớc đang đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện Đray H’linh 2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Giai đoạn 2010 – 2015, tình hình kinh tế – xã hội của cả nƣớc nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới, những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông, doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể, khô hạn diễn ra khốc liệt. Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
49. 39 Quy mô, chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên: trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%, công nghiệp – xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%, dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010. Nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển đi vào chiều sâu: tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và từng bƣớc thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tƣới nƣớc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo. Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới. Từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống các đô thị, điểm dân cƣ nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên
50. 40 toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đƣờng tỉnh, 81% đƣờng huyện và 42% đƣờng xã. Thƣơng mại – dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lƣợng: khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm, giá trị năm 2015 ƣớc đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm thƣơng mại đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lƣợng, giữ bình ổn giá và từng bƣớc hình thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cƣ. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng. 2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc ÊĐê, M’Nông, tày, nùng với những lễ hội cồng chiêng, đua voi vào những ngày trọng đại của tỉnh, kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng nhƣ các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rƣng, các bản trƣờng ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô – Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M’nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
Luận Văn: Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước, Hot
Published on
Luận văn thạc sĩ ngành quản lí công: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cho các bạn tham khảo
1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU QUANG NINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016
2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU QUANG NINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Nguyễn Hoàng Hiển HÀ NỘI – 2016
4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Hiển đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã đem lại cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lưu Quang Ninh
5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………. DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………….. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC………………………………………………………….. 7 1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC……………………………………………………. 7 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước ……………………………………………. 7 1.1.2. Các loại hình Doanh nghiệp nhà nước……………………………………….10 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế………………….13 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC16 1.2.1 Khái niệm……………………………………………………………………………….16 1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước…………………………………………………………………………………………17 1.2.3. Các công cụ nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp nhà nước……19 1.2.4. Xu hướng can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước……………………………………………………………….19 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước…………22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1……………………………………………………………………27 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN…………………28 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ……………………..28 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An …………28 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội…………………………………………….30
7. Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025…………………………..73 3.1. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN………………………………..73 3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An……….73 3.1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường. ……………………………………………………………….77 3.1.3. Cải cách thể chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phải thích ứng với xu hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế….79 3.1.4. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành đồng bộ với cải cách kinh tế nói chung, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ……………………………80 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ………………………………………………..84 3.2.1. Giải pháp về hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước …………………………………………………………………….84 3.2.2. Giải pháp làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp nhà nước……86 3.2.3. Đào tạo, sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chủ chốt………………………………………………………………………………………………..89 3.2.4. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại, phát triển và nâng cao hiệu quản hoạt động của doanh nghiệp nhà nước……………………………………………………….92 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nhà nước…………………………………………………………………………………………94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3……………………………………………………………………96
8. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..99
9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DN – Doanh nghiệp DNNN – Doanh nghiệp nhà nước ĐKKD – Đăng ký kinh doanh HĐQT – Hội đồng quản trị KTTT – Kinh tế thị trường SXKD – Sản xuất kinh doanh UBND – Ủy ban nhân dân XHCN – Xã hội chủ nghĩa
10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 – Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 38 Bảng 2.2 – Phân bổ lao động theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 40 Bảng 2.3 – Quy mô vốn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 41 Bảng 2.4 – Doanh thu thuần của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 43
11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ ban ngành đã ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn; nội dung các văn bản pháp luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Các cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, phân loại, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, về đầu tư vốn được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu quản lý; phân công, phân cấp rõ ràng các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính công khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, doanh nghiệp nhà nước vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước năm 2010 một số đơn vị lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể, phá sản như: Công ty Gỗ Vinh, Xí nghiệp đánh cá Cửa Hội, Công ty Vật liệu xây dựng và Thi công cơ giới. Một số đơn vị phải có các cơ chế mạnh của Chính phủ mới đủ điều kiện chuyển đổi hình thức sở hữu, vốn nhà nước bị thâm hụt như: Công ty Mía đường Sông Lam, Công ty Mía đường Sông Con, Công ty Đầu tư hợp tác kinh tế Việt – Lào, Công ty Xây dựng số I, Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp vv… Thực hiện chủ trương sắp xếp, chuyển đổi, đến cuối năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã sắp xếp, chuyển đổi 160 doanh nghiệp, trong đó: Cổ phần hoá: 86; Giao, bán, khoán: 8; Giải thể: 6; Chuyển sang sự nghiệp có thu: 5; Phá sản: 2; Sáp nhập: 31 (Sáp nhập về
13. 3 – “Quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước – Thực trạng và kiến nghị”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Cương, năm 2012. Luận văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước và những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước, đánh giá hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước thông qua phân tích, so sánh các chế định của pháp luật hiện hành với hệ thống các mục tiêu, mục đích đặt ra trong quản lý doanh nghiệp nhà nước. – “Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thình từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Anh Tuấn, năm 2006. Đề tài nghiên cứu những yếu tố bên trong kết hợp chặt chẽ với những yếu tố bên ngoài của năng lực cạnh tranh để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh đến sự cạnh tranh tạo ra thông qua nâng cao tiềm lực tài chính toàn xã hội, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và trình độ quản trị doanh nghiệp, sản phẩm có chất lượng cạnh tranh cao, giá sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp và đời sống người lao động, nhấn mạnh tới xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. “Một số khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2012 của tác giả Đoàn Thị Lan Anh. Luận văn nghiên cứu những bất cập trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước được hình thành do thói quen trong công tác quản lý từ chế độ cũ để lại, những dấu hiệu do lợi ích nhóm mang đến và mô hình doanh nghiệp nhà nước dàn trải, không trọng tâm; Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua trên cơ sở lý luận để thấy rõ những bất cập đồng thời nghiên cứu những giải
14. 4 pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước; Việc quản lý cán bộ hoạt động tại doanh nghiệp nhà nước, tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, cán bộ không phát huy được hết khả năng của mình hoặc tình trạng lạm quyền trong quản lý, điều hành. Ngoài ra còn một số sách đã xuất bản nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước như: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong công ty cổ phần, Phí Văn Chỉ- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam, chúng tôi Vũ Huy Từ, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1994; Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi Ngô Quang Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001; Bán, khoán kinh doanh và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước ở Việt chúng tôi Nguyễn Văn Phúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, chúng tôi Ngô Thắng Lợi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Các công trình nêu trên đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở nhiều góc độ và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực thi hành . Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn – Mục đích:
15. 5 Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vận dụng vào điều kiện của tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. – Nhiệm vụ: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ rõ những thành công, hạn chế và các nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn – Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. – Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện và thời gian có hạn luận văn tập trung trọng tâm nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong không gian là trên pham vi địa bàn tỉnh Nghệ An và thời gian trong giai đoạn 2011 – 2015 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn – Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
17. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước Trong những năm trước đổi mới (1954 – 1985), Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó đặc biệt đề cao vai trò của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Tương thích với mô hình đó, có khái niệm về các xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh, công ty quốc doanh, mậu dịch quốc doanh được hiểu là những tổ chức do Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn 100%, quyết định thành lập, quyết định phương hướng hoạt động, quyết định bộ máy quản lý và tuyển dụng lao động theo chế độ biên chế ổn định. Doanh nghiệp quốc doanh thường được đồng nhất với thành phần kinh tế quốc doanh – bộ phận chủ yếu được coi là giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, kiểu kế hoạch hóa tập trung. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh và các tổ chức khác của Nhà nước đều là những cán bộ công nhân viên chức trong biên chế, ít có sự phân biệt về quyền lợi, chế độ phân phối và đãi ngộ. Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, khái niệm về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từng bước được điều chỉnh và hoàn thiện. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy, tiêu biểu là Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1995. Điều 1 của Luật này quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội
18. 8 do Nhà nước giao” [43]. Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1995, xét về quan hệ sở hữu vốn thì Luật mới chỉ chấp nhận loại doanh nghiệp nhà nước mà chủ sở hữu duy nhất năm giữ 100% vốn của doanh nghiệp là Nhà nước. Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2003, trong điều 1 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” [44]. Theo đó, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã có điểm mới, đó là ngoài các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần hoặc vốn góp chi phối cũng là doanh nghiệp nhà nước. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp, luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 để thay thế luật Doanh nghiệp năm 1995 và Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”[45]. Tuy nhiên, khái niệm về Doanh nghiệp nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh trong Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 khi tất cả công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước phải chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Luật Doanh nghiệp năm 2005 mới có hiệu lực điều chỉnh các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2014 Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, tại khoản 8 Điều 4 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” [46], tại Luật này
20. 10 làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích[21]. Như vậy theo pháp luật của Việt Nam, DNNN có một số đặc trưng sau: Một là, Nhà nước giữ quyền chi phối DN thông qua đầu tư vốn vào DN. Tỷ trọng đầu tư nhà nước có thể khác nhau trong các DN khác nhau, nhưng điểm chung là đủ để cho phép Nhà nước giữ quyền chi phối đối với hoạt động của DN. Hai là, DNNN hoạt động tự chủ theo chế độ phân cấp và ủy quyền quản lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài chính của DN trong khuôn khổ số vốn đầu tư vào DN. Ba là, Về mặt pháp lý DNNN hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN khác. Bốn là, Mặc dù hoạt động kinh doanh tự chủ nhưng DNNN đương nhiên phải thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại khoản 8 Điều 4 quy định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” [46]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài sẽ đề cập đến các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối và doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 1.1.2. Các loại hình Doanh nghiệp nhà nước Theo Luật DNNN sửa đổi 2003, DNNN được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật DNNN và công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước. Tổng công ty nhà nước:
21. 11 Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập trên cơ sở tập hợp và liên kết các công ty nhà nước thành viên có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước có qui mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổng công ty được thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu với cổ phần, vốn góp Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các công ty nhà nước độc lập. Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu của Tổng công ty nhà nước. Đến năm 2005 Luật Doanh nghiệp ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 nên các loại hình doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi, theo đó Luật doanh nghiệp 2005 quy định các loại hình doanh nghiệp nhà nước gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Nhóm công ty. Khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời và có hiệu lực thi hành thì các Công ty nhà nước vẫn còn tiếp tục tổ chức hoạt động theo Luật DNNN 2003, phải đến ngày 1/7/2010 các Công ty nhà nước đã đồng loạt chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc
22. 12 công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau đó nhóm công ty tức các Tổng công ty nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước được sử dụng để liên kết các doanh nghiệp nhà nước tạo sức mạnh về kinh tế và các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước không có tư cách pháp nhân. Đến năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp. Như vậy, trải qua nhiều giai đoạn và hiện nay Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau: – Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Bộ máy tổ chức của các công ty cổ phần được cơ cấu theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời để bảo đảm sự quản lý của nhà nước thì các nhân sự cao cấp trong bộ máy đó phải do nhà nước quyết định. – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, – Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết. Tập đoàn kinh tế nhà nước phải có ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.
23. 13 – Tổng công ty nhà nước là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết. Tổng công ty nhà nước có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ. Quy định về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX đã khẳng định: Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, DNNN phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh [21].
24. 14 Sự khẳng định trên đã nêu rõ vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Vai trò đó được thể hiện cụ thể trên các nội dung: Một là, Các DNNN giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế. Khi xây dựng và phát triển chế độ kinh tế xã hội, một quốc gia có chế độ chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam phải xây dựng một hệ thống doanh nghiệp có tính chất “xương cốt” của nền kinh tế, hệ thống đó có vai trò định hướng chính trị xã hội cho toàn bộ nền kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ DNNN bảo đảm những điều kiện phát triển, bảo đảm những cân đối lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sứ mạng đó thể hiện trước hết ở chỗ DNNN hiện đang nắm giữ các ngành công nghiệp then chốt, xương sống của nền kinh tế và toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng. Hai là, Các DNNN còn đảm nhận những trách nhiệm, những nhiệm vụ xã hội rất lớn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các vùng kinh tế lạc hậu. Với mục tiêu xây dựng một xã hội, công bằng, dân chủ, vì dân, những nghĩa vụ xã hội đặt ra cho nhà nước không chỉ nặng nề mà ngay trong những bước phát triển, những nhiệm vụ đó đã phải từng bước được giải quyết. Do vậy DNNN thường phải đảm nhận những mục tiêu xã hội, đầu tư vào những lĩnh vực ít lãi, hoặc thu hồi vốn lâu nhưng có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc biệt, trong những lĩnh vực công ích, những lĩnh vực có vai trò phục vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân như kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng… Với các lĩnh vực này không thể kinh doanh đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận. Đảm bảo các mục tiêu xã hội là nhiệm vụ phổ biến của các DNNN của hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng có thể nói ở nước ta, nhiệm vụ đó nặng nề khó khăn hơn nhiều. Điều đó do điều kiện lịch sử đặc thù và định hướng con đường phát triển chi phối.
25. 15 Ba là, Các DNNN còn có sứ mệnh rất lớn là tạo điều kiện và thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, trong điều kiện nước ta đang tiến hành hiện đại hoá, công nghiệp hoá từ điều kiện sản xuất nhỏ, lạc hậu, thì vai trò của các DNNN là rất to lớn. Bốn là, Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, các DNNN còn những hạt nhân, nòng cốt trong việc liên doanh, liên kết lôi cuốn các thành phần kinh kế khác đi vào quĩ đạo phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vai trò, sứ mệnh hết sức quan trọng của các DNNN. Chủ trương đổi mới kinh tế đã kích thích, giải phóng sức sản xuất ở các thành phần kinh tế phát triển. Nhưng các thành phần kinh tế với bản chất kinh tế vốn có của nó, nếu không có những tác động điều chỉnh có hiệu lực bằng các biện pháp kinh tế, nếu không có thực lực, những sức mạnh kinh tế để khống chế và điều tiết, thì khó có thể định hướng hoạt động kinh tế của toàn xã hội. Những sức mạnh, những trung tâm thực lực kinh tế cùng sống, cùng hoạt động trong một môi trường thị trường với các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh chính là các DNNN, đó là một đội quân chủ lực hùng mạnh mà nhà nước sử dụng để tác động và điều khiển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Năm là, DNNN là nơi tạo ra việc làm cho xã hội, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động có thu nhập và cuộc sống ổn định. Sáu là, DNNN ngoài việc hoàn thành các mục tiêu do nhà nước đề ra còn trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia xuất khẩu, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
26. 16 Bảy là, DNNN vừa là một công cụ quản lý của Nhà nước vừa là một bộ máy làm kinh tế của nhà nước, góp phần làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.2.1 Khái niệm Khái niệm quản lý: Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu riêng của mình, mỗi ngành khoa học lại đưa ra khái niệm về quản lý khác nhau. Tuy nhiên, hiểu theo một cách chung nhất và thống nhất nhất, quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Khái niệm quản lý nhà nước: Về nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của Nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Như vậy, quản lý xã hội trong xã hội đã có Nhà nước là một khái niệm rộng bao hàm quản lý mang tính chất nhà nước, tức là quản lý nhà nước theo nghĩa rộng và quản lý mang tính chất xã hội. Trong các công trình khoa học ở nước ta gần đây, khi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, cũng như trong nhiều nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước có nói nhiều đến thuật ngữ này, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào được đưa ra. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản pháp luật của Nhà nước, các công trình khoa học, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước như sau: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước là phương thức tác động của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước thông qua hệ thống
30. 20 nào xin được nhiều tiền đầu tư của Nhà nước. Sau khi xin được tiền đầu tư của Nhà nước, không ít giám đốc dùng số tiền đó vào việc mua sắm các trang thiết bị đắt tiền, ô tô sang trọng, tiếp khách và không chú ý nhiều đến công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với cơ chế đó, tình trạng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài, tội tham nhũng, hối lộ và sự thoái hoá, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ Nhà nước là khó tránh khỏi. Để sớm khắc phục tình trạng trên, Nhà nước đã thực hiện sớm chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp, thực sự là một pháp nhân trong kinh doanh, là một chủ thể tự chủ kinh doanh, lời ăn, lỗ chịu và có đầy đủ các quyền trong kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động theo chế độ quản lý công ty thông qua Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành do Hội đồng quản trị tuyển chọn từ nhiều nguồn (cả trong và ngoài nước), là người có kinh nghiệm kinh doanh, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với sự thành đạt của doanh nghiệp, được trả lương theo năm và theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài trong nhiều năm thì Hội đồng quản trị phải xem xét nguyên nhân để có thể bãi nhiệm hoặc quy trách nhiệm cho giám đốc theo luật định. Các cấp Nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản trị đối với các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và cử cán bộ tham gia Hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối hoặc không chi phối theo Luật Doanh nghiệp.
31. 21 Những người được Nhà nước cử tham gia Hội đồng quản trị là những người đại diện chủ sở hữu của vốn nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc bảo toàn và phát triển vốn đó. Lương của các thành viên Hội đồng quản trị do Nhà nước cử được trả theo năm, gắn với hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và một phần từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần. Thực chất của việc thực hiện chế độ quản lý công ty đối với mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước là quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, là sự đổi mới và cải tiến hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, đổi mới chức năng quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất và kinh doanh trong khuôn khổ và phạm vi của luật pháp Nhà nước. Do đó, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bằng quyền lực hành chính, mà chi phối chúng dưới hình thức là một cổ đông, thông qua những đại diện của sở hữu vốn nhà nước được cử tham gia Hội đồng quản trị. Đối với những doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, Nhà nước có thể chiếm tới 100% vốn, hoặc tham gia cổ phần chi phối để vừa có thể chi phối hoạt động kinh doanh với tư cách là cổ đông chi phối, vừa có thể quyết định với tư cách là Nhà nước. Như vậy, phương thức lãnh đạo của Nhà nước được chuyển từ hình thức hành chính, mệnh lệnh sang hình thức kinh tế, mà biểu hiện trực tiếp của nó là vốn và năng lực quản lý của người đại diện. Đó cũng chính là biện pháp nhằm kết hợp chặt chẽ giữa vốn (sở hữu) với khâu quản lý trong quá trình cải tiến, hoàn thiện quan hệ sản xuất.
32. 22 Phương thức lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước đổi mới cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ công ty. Bí thư và một số thành viên chủ chốt của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp tham gia Hội đồng quản trị được tổ chức theo cơ chế đề cử đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và được giới thiệu để Đại hội cổ đông bầu vào Hội đồng quản trị hoặc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp phát huy vai trò lãnh đạo của mình thông qua công tác giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò của người lao động, bảo vệ lợi ích của người lao động và các chủ sở hữu, khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản trị kinh doanh hiện đại cho người lao động và cán bộ quản lý. Để có thể làm tốt vai trò lãnh đạo của mình, các đảng viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý kinh doanh để có thể được tín nhiệm và giới thiệu vào bộ máy quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước cần tổ chức giám sát chặt chẽ người được giao làm chủ đại diện cho phần vốn thuộc sở hữu nhà nước; khuyến khích đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước; mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh để làm giàu cho mình và làm giàu cho xã hội. 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. 1.2.5.1. Hoạch định sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước Đó là việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lực, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước dựa trên phân tích cơ hội và thách thức từ môi trường, phân tích tiềm năng, lợi thế về kinh tế của quốc gia, ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, địa phương. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước phải thỏa mãn các yêu cầu về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước.
33. 23 Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược về phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước mang trên vai hai sứ mệnh: sứ mệnh chính trị và sứ mệnh kinh tế. Xác định tầm nhìn chiến lước về phát triển doanh nghiệp chính là định dạng hình ảnh và viễn cảnh của các doanh nghiệp mà Nhà nước muốn đạt được trong tương lai nhằm thực hiện các sứ mệnh chính trị và kinh tế. Để thực hiện sứ mệnh đó một cách có hiệu quả, Nhà nước phải tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Chiến lược phát triển các doanh nghiệp nhà nước là hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu dài hạn về phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước, các giải pháp chủ yếu được lựa chọn trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các lợi thế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chiến lực phát triển các doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vùng lãnh thổ. Đây là công cụ quan trọng để Nhà nước phát triển doanh nghiệp theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước là tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo không gian và thời gian. Quy hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước khi được nhà nước phê duyệt là căn cứ pháp lý để quyết định thành lập và bố trí không gian các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa các vùng, lãnh thổ, bảo đảm sự phát triển nhanh chóng, ổn định, có trật tự và hòa hợp với môi trường của doanh nghiệp nhà nước.
34. 24 Kế hoạch trung hạn (thường là kế hoạch 5 năm) để cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch hàng năm đối với doanh nghiệp là kế hoạch điều hành của nhà nước nhằm thưc hiện kế hoạch 5 năm về phát triển doanh nghiệp nhà nước. Chức năng của kế hoạch này là phân phối các nguồn vật tư và tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, từng bước lượng hóa và điều chỉnh các nhiệm vụ hàng năm của kế hoạch 5 năm có tính đến tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc điều chỉnh những nhiệm vụ hàng năm không được làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu cuối cùng của kế hoạch 5 năm về phát triển doanh nghiệp 1.2.5.2. Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho DNNN hoạt động Đứng trước yêu cầu phải thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm giữ vị trí then chốt trong một số lĩnh vực, quản lý nhà nước cũng đặt ra yêu cầu phải xây dựng hệ thống pháp luật làm cơ sở cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động, nhằm quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật trong đó doanh nghiệp nhà nước là đối tượng. Các văn bản pháp luật bao gồm luật, nghị định, thông tư, pháp lệnh … nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động và nhằm mục đích để Nhà nước giám sát được quá trình hoạt động đó của doanh nghiệp nhà nước. 1.2.5.3. Quản lý cán bộ hoạt động trong các DNNN Tại doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước là những cán bộ. Những cá nhân này được Nhà nước trao quyền quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán
35. 25 bộ của hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích kinh tế – kỹ thuật và hạch toán kinh tế nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội tối đa; đồng thời chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước. Cán bộ được cử quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước phải bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách chung của Nhà nước; đồng thời, phát huy trách nhiệm, có nhiều cách làm mới, tiến bộ, dân chủ, công khai, đảm bảo nguyên tắc quản lý… góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. 1.2.5.4. Quản lý nguồn vốn nhà nước tại các DNNN Nhà nước quản lý nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: Một là, tăng cường quyền tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý vốn, tài sản; Hai là, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực của Nhà nước giao, thiết lập cơ chế thích hợp để hướng sự quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước bảo toàn và phát triển vốn (như cơ chế trích lập dự phòng, cơ chế bù lỗ …). Ba là, quy định các chính sách ưu đãi về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích như: hỗ trợ vốn, bù chênh lệch khi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, bảo đảm thỏa đáng lợi ích vật chất cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước này. Đồng thời, Nhà nước thiết lập cơ chế quản lý hợp lý đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng các nguồn lực Nhà nước giao. Việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm các nội dung sau:
36. 26 Thứ nhất, Nhà nước quản lý việc hình thành vốn tại các doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư vốn từ quá trình thành lập hoặc đầu tư bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước hình thành do quốc hữu hóa, hầu hết doanh nghiệp nhà nước được hình thành do nguồn cấp phát vốn ban đầu của Nhà nước. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế mà Nhà nước quyết định hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Thứ hai, Nhà nước quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước thực hiện việc giao quyền sử dụng vốn và tài sản cho doanh nghiệp, tạo sự độc lập tương đối trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của chính sách quản lý sử dụng vốn và tài sản là bảo toàn và phát triển tại doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước theo dõi chặt chẽ sự biến động vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc kế toán hiện hành, tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải được trao quyền lựa chọn cơ cấu tài sản và các loại vốn hợp lý nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả. – Nhà nước quản lý vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước quản lý việc đầu tư vốn.
37. 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi tất yếu khách quan, bởi lẽ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006) khẳng định “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” [24] Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; nêu rõ khái niệm doanh nghiệp nhà nước, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra còn nêu rõ sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, các công cụ nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp nhà nước và xu hướng can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
38. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An Vị trí địa lý: Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 180 35′ đến 200 vĩ độ Bắc và từ 1030 50′ đến 1050 40′ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 297 km về phía Bắc, cách cố đô Huế 360 km về phía Nam. Diện tích đất tự nhiên là 16.490,7 Km2 , chiếm 5,1% diện tích tự nhiên cả nước và dân số 2.929 nghìn người, chiếm 3,4% dân số cả nước (năm 2010). Về mặt hành chính, tỉnh có 17 huyện, 01 thành phố và 02 thị xã, với 479 xã, phường và thị trấn. Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, mở rộng hợp tác quốc tế và trao đổi hàng hóa với các nước ASEAN thông qua các cửa khẩu. Với vị trí như vậy, Nghệ An có diện tích lớn nhất cả nước với đầy đủ các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng, ven biển, biển thuận lợi phát triển một kinh tế khu vực nông thôn đa dạng. Địa hình: Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối, hướng nghiêng từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Thấp nhất là vùng đồng bằng huyện
39. 29 Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu). Địa hình Nghệ An có 2 dạng chủ yếu: trung du miền núi và đồng bằng ven biển. Diện tích tự nhiên của vùng trung du miền núi là 13.749,2 km2 , chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hệ thống núi cao ở phía Tây, và Tây Bắc thuộc hệ thống núi Trường Sơn, có độ cao trung bình 600 – 700m, độ dốc trên 250 . Vùng trung du có độ cao trung bình từ 100 – 200m, độ dốc từ 15 – 200 . Vùng trung du miền núi chia làm 2 tiểu vùng: (biểu đồ) Tiểu vùng Tây Nam nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thuộc địa bàn 5 huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương và Anh Sơn. Đây là vùng có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi trung bình và cao, tập trung dọc biên giới Việt – Lào, thuộc huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, một số đỉnh cao trên 2000m. Tiểu vùng Tây Bắc nằm ở phía Tây Bắc của Tỉnh, thuộc địa bàn 6 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa. So với tiểu vùng Tây Nam, địa hình ít phức tạp hơn, phần lớn là đồi và núi thấp, với độ cao trung bình từ 500 – 1000m. Vùng trung du miền núi thích hợp để phát triển ngành lâm nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu… cũng như các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, thuốc lá, … Với địa hình rộng lớn có khả năng hình thành các trang trại, vùng chuyên canh quy mô lơn. Vùng đồng bằng ven biển của Nghệ An có diện tích tự nhiên là 2.741,5 km2 , chiếm 16,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố: Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh. Địa hình của vùng khá đồng nhất, chủ yếu là đồng bằng, độ cao trung bình từ 5 – 20 km, xen kẽ
40. 30 một số ngọn đồi thấp nằm rải rác ở các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên. Đất trong vùng chủ yếu là đất phù sa, đất pha cát, chạy dọc theo bờ biển có các vùng sình lầy, vùng đất cát, các bãi sú vẹt, bãi bồi. Địa hình vùng đồng bằng thuận lợi về phát triển các loại hình trang trại, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, vùng tập trung nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, địa hình cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triên lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặn trong các mùa phục vụ canh tác nông nghiệp. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Nghệ An là tỉnh có tổng sản phẩm GDPr khá lớn, xu hướng GDPr tăng lên hàng năm cho thấy tốc độ phát triển của Nghệ An là tương đối tốt. Năm 2015 đã đạt đến con số 81.577.115 triệu đồng cho thấy những thay đổi khá lớn về kinh tế Nghệ An. Cơ cấu GDPr thay đổi theo hướng phù hợp với xu thế phát triển. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp, cho thấy kinh tế Nghệ An đang có những bước chuyển dịch phù hợp. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An là chưa cao, còn có những biến động trong các năm. Năm 2010 thu ngân sách là 21.920.539 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 29.346.576 triệu đồng, năm 2012 lại giảm xuống còn 27.980.000 triệu đồng, năm 2015 hoạt động thu ngân sách tăng cao lên đến 36.726.821 triệu đồng. Cơ cấu thu ngân sách còn thể hiện nhiều điểm chưa hợp lý, thu ngân sách trên địa bàn chiếm lỷ lệ nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách trung ương. Năm 2010 thu ngân sách từ trung ương là 12.865.498 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,69%, năm 2012 thu ngân sách từ trung
41. 31 ương là 18.250.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65%, năm 2015 thu ngân sách từ trung ương là 24.309.532 triệu đồng chiếm tỷ lệ 66,2%. Điều này cho thấy kinh tế Nghệ An còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương mà chưa thể thực hiện xu thế giảm sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương. Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, năm 2013 là 27.152.391 triệu đồng năm 2015 là 35.529.732. Cơ cấu chi ngân sách cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, trong đó chi nộp ngân sách trung ương là không có, chi khác chiếm một tỷ lệ rất cao trên ½ tổng chi, chi thường xuyên cũng chiếm tỷ lệ lớn. Chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2014 là 3.387.020 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,7%. Chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 7.247,96 tỷ đồng, bằng 48,7 dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 1.464,3 tỷ đồng, bằng 48,7% dự toán; chi thường xuyên 5.701,36 tỷ đồng, bằng 47,9 dự toán; chi dự phòng 82,3 tỷ đồng, bằng 27,3% dự toán. Điều này chó thấy kinh tế Nghệ An còn có nhiều vấn đề quan tâm, khả năng tự thu chi là chưa thể thực hiện phần lớn còn dựa vào ngân sách Trung ương. Vấn đề này là điểm khó khăn đối với một tỉnh có dân số đông, diện tích lớn có cơ sở hạ tầng khá tốt. 2.1.3. Tình hình phát triển dân số Nghệ An là tỉnh có diện tích 16.490,85 km2 số lượng dân số (31/12/2014) là 3.037.440 người, mật độ dân số trung bình là 184 người/km2 . Trong đó dân số khu vực thành thị là 445.155 người, chiếm tỷ lệ 14,95%, dân số khu vực nông thôn là 2.533.550 người chiếm tỷ lệ 86,44%. Với dân số đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nghệ An phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có thu nhập đạt mức trung bình khá so với cả nước.
42. 32 2.1.4. Tiềm năng tự nhiên có thể khai thác Nghệ An có điều kiện địa lý hết sức đa dạng, bao gồm cả vùng đồng bằng, vùng núi và vùng biển với diện tích 16.488,820 km2 tương đương 1.648.820 ha (năm 2005), sau khi trừ đi đất sông suối và núi đá, còn lại 1.572.666 ha thuộc hai hệ thống chính là hệ feralit ở vùng đồi vúi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Cụ thể chia làm 8 nhóm đất chính: (1) Nhóm đất mặn tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập; (2) Nhóm đất phèn phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và kaly tương đối khá; (3) Nhóm đất cát ven biển rất kém màu mỡ; (4) Nhóm đất phù sa phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các thung lũng sông, suối; (5) Nhóm đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, phân bố ở các thềm sông hoặc bậc thang rìa đồng bằng (Đất thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng); (6) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đất biến chất là nhóm đất có diện tích lớn, phân bổ ở nhiều nơi; (7) Đất feralit nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ có tầng đất dày, các chất dinh dưỡng tương đối khá; (8) Đất bazan phân bố ở vùng Phủ Quỳ, tầng đất dày, độ phì cao, phân bố trên địa hình thoải, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày (9). Nhóm Đất thủy thành (chiếm 15,75%): đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa, tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng ven biển (69%), vùng núi thấp (23,5%) … phục vụ sản xuất cây lương thực ngắn ngày và nhóm Đất địa thành (chiếm 84,25%), gồm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi, đất mùn vàng núi cao, phân bổ chủ yếu ở vùng đồi núi và núi cao phù hợp với phát triển cây trồng lâu năm. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của tỉnh với tổng diện tích 1.648.820 ha với mục đích sử dụng cho đất nông nghiệp 1.033.926 ha (chiếm 62,71%), đất phi nông nghiệp 113.489 ha (chiếm 6,88%), đất chưa sử dụng 501.404 ha (chiếm 30,41%). Diện tích đất chưa sử dụng này chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích tự
43. 33 nhiên của tỉnh, nếu được khai thác tốt thì đây là một quỹ đất tốt cho nông, lâm nghiệp Về tài nguyên rừng: Nghệ An với diện tích lâm nghiệp lớn nhất trong cả nước, có nhiều tiềm năng tài nguyên rừng với tổng quỹ đất có thể dùng trong lâm nghiệp là 1.180.000 ha (độ che phủ 47%) với thảm thực vật điển hình là 153 họ, 522 chi và 986 loài cây than gỗ (chưa kể than thảo, than leo và hạ đẳng) trở thành khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Theo thống kê, Nghệ An có 01 vườn quốc gia và 02 khu bảo tồn quốc gia với nhiều loại động vật quý hiếm (490 loài của 86 họ và 28 bộ, trong đó 124 loài thú, 293 loài chim, 50 loài bò sát, 23 loài lưỡng hệ), gồm: Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 177.113 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt là 91.113 ha, vùng đệm 86.000 ha đa dạng về thực vật (có 2.494 loài thực vật bậc cao thuộc 202 họ của 6 ngành thực vật) và phong phú về động vật (có 480 loài có xương sống, trong đó có 70 loài thú lớn và 40 loài quý hiếm); Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tíc 56.075 ha đa dạng hệ thực vật (có 612 loài thực vật bậc cao thuộc 117 họ của 3 ngành thực vật) và phong phú về động vật (trong số 291 loài động vất có 218 loài có giá trị kinh tế cao); Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích 67.934 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 56.837 ha và khu phục hồi sinh thái 11.097 ha … với tổng khối lượng gỗ hiện nay còn khoảng 52 triệu m3 , trong đó có tới 425.000 m3 gỗ Pơmu và trữ lượng tre, nứa, mét có trên khoảng 1 tỷ cây (25). Tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh: 907.325,45 ha, trong đó: – Rừng phòng hộ: 300.090,82 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 255.845,26 ha, đất có rừng trồng phòng hộ: 6.813,42 ha; – Rừng đặc dụng: 159.383,83 ha, trong đó: đất có rừng tự nhiên đặc dụng: 158.286,83 ha, đất có rừng trồng đặc dụng: 529,80 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: 541,10 ha và đất trồng rừng đặc dụng: 26,10 ha; – Rừng sản xuất: 447.850,81 ha, trong đó: đất có
44. 34 rừng tự nhiên sản xuất: 272.566,74 ha đất có rừng trồng sản xuất: 76.657,22 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 64.505,80 ha và đất trồng rừng sản xuất 34.212,05 ha. Về tài nguyên biển: Nghệ An có bờ biển kéo dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, có trên 3.000 ha diện tích nước mặn, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải từ 50 – 1.000 tấn, trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn với 267 loài, 91 họ cho phép khả năng khai thác khoảng 35.000 – 37.000 tấn/năm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm, tôm biển … Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loài hải sản quý hiếm mà còn được biết đến với những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi biển Nghi Thiết, bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền,… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng vừa phải, độ sâu vừa thoải, là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mức nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao thương trong nước và khu vực. Về tài nguyên nước và sông ngòi: Mạng lưới sông ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với độ nghiên của địa hình. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả. Sông ngòi có giá trị đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, là tuyến giao thông tiện lợi và ở mức độ nhất định là nguồn thủy điện phục vụ nội tỉnh. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỷ m3 . Ngoài ra, Nghệ An cũng
45. 35 có nhiều nguồn nước khoảng nhưng chưa được khảo sát nhiều, trong đó suối nước nóng – nước khoáng Bản Khang (Quỳ Hợp) có chất lượng tốt, thuộc nhóm CO2 với lưu lượng 0,5l/s. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Đò, Bản Lạng (Quỳ Hợp), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) có thể khai thác để phục vụ du lịch. Về tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có trữ lượng khoáng sản khá lớn, chủ yếu là vật liệu xây dựng, bao gồm: đá trắng với trữ lượng 310 triệu tấn tập trung ở các Huyện (Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu), đá vôi để sản xuất xi măng gần 4 tỷ tấn; đá vôi trắng trên 900 triệu tấn dọc theo (Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ); đất sét làm nguyên liệu xi măng trên 1,2 tỷ tấn; sét làm gốm sứ cao cấp trên 5 triêu m3 ; đá Rionít xây dựng 500 triệu m3 ; đá bazan 260 triệu m3 ; đá ốp lát – đá Granit 150 triệu m3 , đá Mable 300 triệu m3 , vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam, cụ thể: Vàng có đến 15 điểm mỏ gồm có quặng gốc, sa khoáng phân bố trên các địa bàn Tương Dương, Con Cuông … trong đó riêng mỏ Tà Soi tại Quỳ Châu có trữ lượng dự báo 8.000kg; Đá quý ở huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu được đánh giá với tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích 400km2 với trữ lượng dự báo 50 tấn; Thiếc phân bổ phần lớn ở các huyện miền Tây Nghệ An (Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong…) với trữ lượng đánh giá trên 82.000 tấn thiếc tinh luyện. Đặc điểm, các loại khoáng sản trên lại được phân bổ tương đối tập trung, có chất lượng cao, gần đường giao thông thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Về tiềm năng du lịch: Nghệ An có nhiều danh lam thắng cảnh, điển hình Vườn quốc gia Pù Mát, Rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt. là những kho tàng bảo tồn đa dạng sinh học hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, có các thác đẹp nổi tiếng như thác Khe Kèm, thác Sao Va, … Nghệ An tiềm năng du lịch nhân văn với trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa trong đó 130 di
47. 37 Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động đã giảm được 24 doanh nghiệp (từ năm 2010 đến 2015) trong đó doanh nghiệp ở trung ương giảm 13 doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước ở địa phương giảm được 11 doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Nghệ An quản lý là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương do vậy trong 5 năm từ 2011 đến năm 2015 tỉnh Nghệ An chỉ tỉnh giảm được 09 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Nghệ An đã cổ phần hóa được 6 công ty TNHH MTV thành Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Thực hiện Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 28/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, tỉnh Nghệ An đã thoái vốn được 6 Doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.
48. 38 Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị: doanh nghiệp Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Nghệ An 2015 Nhìn vào Bảng thống kế số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 ta thấy rằng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm dần, năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 111 Doanh nghiệp nhà nước (chiếm 2,35%), đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh chỉ còn 87 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 1,24%). Điều này cho thấy Nghệ An đang quyết tâm sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, các doanh Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 DNNN 111 94 91 88 86 87 Trung ương 57 48 52 46 44 44 Địa phương 54 46 39 42 42 43 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 4593 5798 6127 6245 6449 6894 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 18 28 33 32 32 47 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 DNNN 2,35 1,59 1,46 1,38 1,31 1,24 Trung ương 1,21 0,81 0,83 0,72 0,67 0,63 Địa phương 1,14 0,78 0,63 0,66 0,64 0,61 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 97,27 97,94 98,02 98,11 98,2 98,09 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,38 0,47 0,52 0,51 0,49 0,67
49. 39 nghiệp nhà nước thuộc trung ương quản lý rút ra khỏi địa bàn tỉnh Nghệ An đến 13 doanh nghiệp. Ngoài ra số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến 2015 tăng 2301 doanh nghiệp, từ năm 2012 đến năm 2015 chỉ tăng 767 doanh nghiệp. Qua đó ta thấy được ở tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2015 tình hình tăng trưởng doanh nghiệp ngoài nhà nước rất ít so với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác trong nước. 2.2.2. Quy mô lao động Đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã sử dụng 21.823 lao động, giảm gần 20% so với năm 2010, trung bình mỗi năm giảm gần 1.039 lao động (Bảng 2.2). Trong đó, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết lao động của tỉnh nhiều nhất (trung bình mỗi năm tăng thêm 6.555 người lao động) và có xu thế ngày càng tăng, góp phần đảm bảo thu nhập và việc làm cho lao động của tỉnh và lao động nhập cư. Ngoài ra, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, tuy số lượng không nhiều (năm 2014 có 32 doanh nghiệp) nhưng góp phần tạo việc làm cho lao động ở tỉnh tương đối nhiều, trung bình mỗi năm tăng thêm 1.874 người lao động.
50. 40 Bảng 2.2: Phân bổ lao động theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 Lao động đến 31/12 hàng năm (người) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 DNNN 27 018 23 516 22 683 22 996 21 823 Trung ương 15 305 14 296 16 202 13 894 11 886 Địa phương 11 713 9 220 6 481 9 012 9 937 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 105 051 124 506 128 465 136 972 137 825 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 865 8 298 10 300 15 104 19 237 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 DNNN 19,8 15,05 13,93 13,14 12,2 Trung ương 11,26 19,15 9,95 7,94 6,64 Địa phương 8,62 5,9 3,98 5,2 5,56 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 77,27 79,65 79,99 78,24 77,05 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2,85 5,30 6,08 8,62 10,75 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Nghệ An 2015 Nếu chia theo ngành kinh tế thì lao động tại các doanh nghiệp nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1.5%). Sử dụng nhiều lao động nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 12.8% nhưng chiếm tỷ trọng 19.4% về lao động; Ngành xây dựng có số lượng doanh nghiệp chiếm 14.8% nhưng lao động chiếm 26.88%; Thương mại, khách sạn, nhà hàng có số doanh nghiệp chiếm tới 43.8% nhưng số lao động chỉ chiếm 23.28%.
51. 41 2.2.3. Quy mô vốn Bảng 2.3: Quy mô vốn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 DNNN 16 699 585 25 098 623 24 532 219 26 137 909 25 704 887 Trung ương 12 617 764 22 027 602 21 876 407 22 690 119 21 629 034 Địa phương 4 081 821 3 071 021 2 655 812 3 447 790 4 111 853 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 53 152 897 75 312 368 93 210 505 113 596 000 135 538 000 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1 860 828 3 891 191 4 430 179 4 745 330 4 986 439 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 DNNN 23,28 24,06 20,08 18,09 15,48 Trung ương 17,59 21,12 19,91 15,7 13,01 Địa Phương 5,69 2,94 2,17 2,39 2,47 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 74,12 72,2 76,92 78,63 81,52 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,74 3,63 3,28 3,00 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Nghệ An 2015 Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, tuy nhiên quy mô vốn doanh nghiệp nhà nước lại tăng lên cho thấy sự tăng trưởng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 đến năm 2014, quy mô vốn doanh
52. 42 nghiệp nhà nước tăng 153,94%, trong đó, quy mô vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương tăng 171,42%, doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý chỉ tăng 100,73%. Qua đó thấy rằng, các doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương đã tăng quy mô vốn đầu tư vào tỉnh Nghệ An, các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh giảm mạnh (11 doanh nghiệp) nhưng vốn doanh nghiệp nhà nước vẫn có sự tăng trưởng nhẹ chứng tỏ tỉnh Nghệ An vẫn tăng cường đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước. 2.2.4. Doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh song doanh thu thuần của các doanh nghiệp nhà nước giảm không đáng kể. So với năm 2010, năm 2014 doanh thu thuần của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh giảm không đáng kể chỉ giảm 6,38%. Trong đó, doanh thu thuần doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương giảm 3,96%; doanh thu thuần doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương giảm 19,96%. Ngoài ra, khi so sánh với doanh thu thuần của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, năm 2010 doanh thu thuần của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 33,12% nhưng đến năm 2014 chỉ còn 16,77%. Qua đó cho thấy được các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp nhà nước tuy giảm nhiều về số lượng nhưng doanh thu thuần giảm không nhiều cho thấy sự hoạt động có hiệu quản hơn của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương, các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương tuy có sự tăng trưởng về quy mô vốn nhưng doanh thu thuần tại các doanh nghiệp giảm tương đối nhiều.
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Huỳnh Văn Tới*QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓAHUỲNH VĂN TỚI(Theo giáo trình về “QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC” do HVHC QG ban hành)Huỳnh Văn Tới*I. VH & VAI TRÒ CỦA VH TRONG PHÁT TRIỂN2. VAI TRÒ CỦA VHTRONG PHÁT TRIỂN1. KHÁI NIỆM3. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠONỘI DUNG CHÍNHHuỳnh Văn Tới*II. NỘI DUNG QLNN VỀVĂN HÓA2. YÊU CẦU CỦA QLNỘI DUNG CHÍNH1. ĐỐI TƯỢNG QL4. TỔ CHỨC BỘ MÁY 3. NỘI DUNG QL5.KIỂM TRA,GIÁM SÁTHuỳnh Văn Tới*1. KHÁI NIỆMI.CULTUS(gieo trồng)AGRICULTURE(Nông nghiệp)CULTURE(Văn hóa)Vì lợi ích mười năm: Trồng cây!Vì lợi ích trăm năm: Trồng người!文化THEO CÁI ĐẸPHuỳnh Văn Tới*Sự sáng tạo và các giá trị tích lũyCủa con ngườiVì sự phát triển của con ngườiGắn với cộng đồng người.1. KHÁI NIỆMI.TỪ CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HÓA: Huỳnh Văn Tới*TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT(NXB KHXH, Hà Nội – 1997, trang 1154)1. Toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh thần.2. Sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích luỹ bằng việc học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự.3. Văn minh.Huỳnh Văn Tới*(HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP, NXB CTQG, 2000, tập 3, trang 431) “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những dụng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Huỳnh Văn Tới*ĐỊNH NGHĨA CỦA UNESCO(Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc) “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu – những đặc tính riêng của dân tộc”.Huỳnh Văn Tới* Internet ? Tính hiện đại?Tính văn hóa?THẢO LUẬNInternet là phương tiện kỹ thuật hiện đại của con người: Thế giới gần nhau lại, con người dễ xa nhau ra!Huỳnh Văn Tới*2. VAI TRÒ CỦA VHTRONG PHÁT TRIỂNI.PHÁTTRIỂNGIÁ TRỊVẬT CHẤTGIÁ TRỊTINH THẦNCONNGƯỜIMỤC TIÊUVĂN HÓAVĂN HÓAKINH TẾĐỘNG LỰCHuỳnh Văn Tới*2. VAI TRÒ CỦA VHTRONG PHÁT TRIỂNI.VĂN HÓA- Mục tiêu của phát triển, đồng thời là nền tảng và động lực của phát triển.- Phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người.- Là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ.- Nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.- Định hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.- Tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng.Huỳnh Văn Tới*3. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠOXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓAI.ĐƯỜNG LỐI VĂN HOÁ CỦA ĐẢNGTHỐNG NHẤTPHÁT TRIỂNPHÙ HỌPSÁNG TỎHuỳnh Văn Tới*ĐƯỜNG LỐIQUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNGĐề cương văn hóa 1943: Văn hóa lấy khoa học, dân tộc, đại chúng làm cốt lõi.Đại hội văn nghệ 1957: XD nền VH mới với nội dung XHCN và tính chất dân tộc.Đại hội Đảng VI (1986): XD nền văn hóa văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc dân tộc.Huỳnh Văn Tới*ĐƯỜNG LỐIQUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNGCương lĩnh xây dựng đất nước (1991): Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.Đại hội Đảng VII (1991): Nền VH tiên tiến, đậm đà BSDT là nền tảng tinh thần của XH, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, đồng thời là mục tiêu của CNXH.Huỳnh Văn Tới*ĐƯỜNG LỐIQUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNGĐH VIII (1996): XD và PT nền văn hóa tiên tiến, đậm đà BSDT, XD con người VN về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, XD môi trường VH lành mạnh.NQ TW5 (khóa VIII): Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đười sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên CNXH.Huỳnh Văn Tới*ĐƯỜNG LỐIQUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNGĐại hội IX (2001): Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội.Đại hội X (2006): Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Huỳnh Văn Tới*VH CÁCH MẠNGCONNGƯỜICÁ NHÂNGIA ĐÌNHCỘNG ĐỒNGLĨNH VỰCĐỊA BÀNQUAN HỆTHẤM SÂUMỤC TIÊUCNXHTINH THẦNCAO ĐẸPDÂN TRÍCAOKHOA HỌCPHÁT TRIỂNDG – NM -CB – DC – VMTRUYỀN THỐNGDÂN TỘCTINH HOANHÂN LOẠIĐẢNGHuỳnh Văn Tới*3. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠOXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓAI.QUAN ĐIỂM &TƯ TƯỞNG 1. CT – KT – VH dưới sự lãnh đạo của Đảng.4. Kế thừa phát huy giá trị VH dân tộc – giao lưu, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại.5. Nâng cao tính chiến đấu: Bảo vệ giá trị cao đẹp, chống phi văn hóa.6. Xã hội hóa (chống thương mại hóa hoạt động văn hóa).2. Đảm bảo dân chủ, tự do cho sáng tạo và hoạt động VH.3. Văn hóa mới – bảo tồn, phát huy truyền thống. Đa dạng trong thống nhất.Huỳnh Văn Tới*Tình huống “In sang băng lậu”Quản lý nhà nước thế nào?Tư tưởng văn hóaHành vi văn hóa?THẢO LUẬNHuỳnh Văn Tới*1. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝII.LỄHỘIBẢO TỒN,BẢO TÀNGVĂN HÓANGHỆ THUẬTTHÔNG TIN, CỔ ĐỘNG,BÁO CHÍ, TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁOĐẠO ĐỨC, LÝ TƯỞNG, LỐI SỐNG,TẬP QUÁNLÒNG YÊU NƯỚC, NHÂN ÁI, PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:- Hành vi- Định lượng- Nhận thấy- Kết quả cụ thể- Dự đoán đượcTƯ TƯỞNGVĂN HÓAHuỳnh Văn Tới*Quản lý nhà nước về văn hóa là quản lý các hoạt động văn hóa bằng chính sách và pháp luật.Gắn chặt với công tác giáo dục tư tưởng và vận động, tuyên truyền.Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế.1. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝII.Huỳnh Văn Tới*2. YÊU CẦUII.1. Thực hiện quyền lực Nhà nước gắn liền với công tác tư tưởng.2. Trách nhiệm của Nhà nước:Minh bạch, công bằng, Chức năng quản lý gắn với phục vụ, trách nhiệm nhà nước gắn với trách nhiệm cộng đồng.3. Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền, lợi ích, trách nhiệm và sự tham gia của dân.4. Đảm bảo tính đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa đa dân tộc.5. Kết hợp hài hòa hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hóa trong quản lý.Huỳnh Văn Tới*3. NỘI DUNG QUẢN LÝII.A. XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬTQUẢN LÝ THỐNG NHẤT BẰNG PHÁP LUẬTCÔNG ƯỚC & LUẬT QUỐC TẾLUẬT CHO CÁC LĨNH VỰCNHỮNG ĐIỀU CẤM5 ĐIỀU CẤM12 LĨNH VỰC CỤ THỂHỘI NHẬP WTOHuỳnh Văn Tới*3. NỘI DUNG QUẢN LÝII.B. BAN HÀNH VÀ THỰC THI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH1. Sáng tạo giá trị văn hóa.2. Bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá.3. Phát triển văn hóa cơ sở.4. Giao lưu văn hóa quốc tế.Huỳnh Văn Tới*3. NỘI DUNG QUẢN LÝII.B. BAN HÀNH VÀ THỰC THI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH5. Hiện đại hóa kỹ thuật và phương pháp sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá.6. Đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ.7. Đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hóa.8. Nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hóa.Huỳnh Văn Tới*3. NỘI DUNG QUẢN LÝII.C. ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHPHÂN BỔ NGÂN SÁCHLĨNH VỰC ƯU TIÊNNGUỒN NGÂN SÁCHCƠ CHẾ QUẢN LÝ- Giáo dục- Khoa học- Văn hóa – nghệ thuật- Hoat động nghệ thuật- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng.- Thư viện, xuất bản,- Ngân sách Nhà nước- Phi Chính phủ.- Của dân.- Theo phân cấp quản lý.- CT mục tiêu: Bộ VHTT và Sở VHTT.Huỳnh Văn Tới*4. TỔ CHỨC BỘ MÁY II.BỘ VHTTĐÀI TIẾNG NÓI VNSỞ VHTTPHÒNG VHTTBAN VHTTUBND TỈNH(TP)UBND HUYỆN(TP,TX)UBND XÃ(P,TT)ĐÀI TH VNSÓNG, MẠNG?Huỳnh Văn Tới*5. KIỂM TRA, GIÁM SÁTII.HOẠT ĐỘNGVĂN HOÁPHÒNG NGỪAGIÁM SÁTKIỂM TRATƯ TƯỞNG VĂN HÓAHuỳnh Văn Tới*CÂU HỎI:Trình bày suy nghĩ của mình về quản lý Nhà nước đối với hoạt động Internet hiện nay!Trình bày suy nghĩ của mình về quản lý nhà nước đối với văn hóa trong hội nhập WTO?.
Luận Văn: Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh, Trật Tự Đô Thị Tại Hà Nội
, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Luận văn thạc sĩ ngành luật: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, cho các bạn tham khảo
1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG THANH LIÊM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019
2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG THANH LIÊM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9.38.01.02 Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi Phạm Hồng Thái HÀ NỘI – 2019
3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dương Thanh Liêm
5. ninh, trật tự đô thị Hà Nội……………………………………………………………. 92 3.4. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội……………………………………………………….. 105 3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội………………………………………………………………………………………. 108 3.6. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội……………………………………………………………………. 115 Kết luận chương 3………………………………………………………………………. 118 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HÀ NỘI…………. 120 4.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội………………………………………………………………………………………. 120 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội…………………………………………………………………………………………….. 127 Kết luận chương 4………………………………………………………………………. 147 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
6. BẢNG QUY ƯỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh, trật tự CAND Công an nhân dân CQĐP Chính quyền địa phương HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTATGT Trật tự an toàn giao thông UBND Ủy ban nhân dân VPPL Vi phạm pháp luật XHCN Xã hội chủ nghĩa
7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để góp phần ổn định kinh tế – xã hội và phát triển đất nước, một trong những điều kiện tiên quyết là phải giữ vững an ninh, trật tự, ổn định đời sống chính trị và tinh thần của nhân dân. Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân” [44, tr.148]. Đây là sự thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Bảo vệ an ninh, trật tự có vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quyết định đến sự ổn định chính trị và phát triển toàn diện của đất nước, là một chức năng cơ bản của Nhà nước. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là một bộ phận của quản lý nhà nước có tác động sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đất nước, của cả hệ thống chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững. Xuất phát từ vai trò của đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển hay suy thoái của đô thị cũng sẽ tác động tích cực hay tiêu cực tới một vùng, thậm chí đối với cả nước trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Hơn nữa, do những đơn vị hành chính đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) có các đặc điểm khác với những đơn vị hành chính không phải là đô thị – nông thôn (tỉnh, huyện, xã) đã dẫn tới đặc điểm, yêu cầu, nội dung, phương thức
8. 2 quản lý nhà nước khác nhau. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở đô thị có ý nghĩa rất quan trọng, tạo lập nền tảng để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng vì đô thị là những địa bàn năng động, đi đầu trong phát huy nội lực, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, cũng như liên kết kinh tế với các địa phương trong nước để phát triển. Nơi đây là những trung tâm, là nòng cốt để phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước. Nhìn từ góc độ phát triển tiềm lực quốc gia thì đây là địa bàn số một trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; từ góc độ quốc phòng, an ninh thì đây là địa bàn trọng điểm chiến lược, là trung tâm quyết định các chính sách quốc gia và cũng là mục tiêu chống phá ác liệt của các thế lực thù địch, tình hình tội phạm, các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, là một trong những trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng về an ninh, trật tự. Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô, Chính phủ đã quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xây dựng đô thị Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại, trong đó vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự giữ một vai trò quan trọng, với mục tiêu: “Thủ đô Hà Nội là khu vực phòng thủ vững mạnh, đủ sức đánh thắng kẻ thù trong mọi tình huống. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại và toàn thể nhân dân” [112]. Trên cương vị là Thủ đô của Việt Nam, Hà Nội đã chủ động thiết lập, mở rộng sự quan hệ gắn kết với gần 100 thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới. Mục tiêu hội nhập chính trị cũng được thể hiện rõ ràng trong việc Hà Nội chủ
9. 3 động, tích cực tham gia vào các thể chế, diễn đàn đa phương như Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước Á – Âu, đăng cai và hỗ trợ tổ chức thành công những sự kiện quốc tế lớn như SEA Games, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ XXI (ANMC21)… Những nỗ lực này đã giúp xây dựng hình ảnh một Hà Nội, một Việt Nam ổn định, an toàn, hòa nhập vào đời sống quốc tế và khẳng định đường lối đối ngoại Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Điều này có ý nghĩa lớn khi Đảng và Nhà nước đã xác định rằng hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các yếu tố thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, với mức độ đô thị hóa nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay đã dẫn đến đô thị Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Sự phát triển mất cân đối, thiếu bền vững; vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, giao thông đã vượt quá khả năng điều hành của chính quyền đô thị; tình hình an ninh, trật tự diễn biến phức tạp, các loại hình dịch vụ kinh doanh nhạy cảm như karoke, vũ trường, nhà nghỉ, cầm đồ, mátxa… thường xuyên không chấp hành quy định về an ninh, trật tự, để xảy ra tệ nạn ma túy, mại dâm, chứa chấp tội phạm, nảy sinh các hoạt động bảo kê, buôn bán ma túy; các thế lực thù địch, phản động và số đối tượng chống đối trong nước thường xuyên tuyên truyền những thông tin sai lệch với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước… Tuy vậy, hiện nay vấn đề quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện, thấu đáo nên chưa có biện pháp quản lý nhà nước hữu hiệu đối với lĩnh vực an ninh, trật tự đô thị. Trên thực tế, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền đô thị và người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước chưa được nâng cao. Các cơ quan
12. 6 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử cụ thể… Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm làm rõ những nội dung của luận án; đảm bảo tính khoa học giữa các vấn đề của luận án. Cụ thể như: – Chương 1, tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, xác định những vấn đề luận án cần giải quyết, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử để đánh giá những kết quả đã được nghiên cứu, mà luận án có thể kế thừa phát triển và xác định những vấn đề luận án cần giải quyết mới. – Chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng như công cụ chủ đạo để đánh giá các quan điểm khoa học khác nhau và đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, chỉ ra những đặc điểm, nội dung, phương pháp quản lý. – Chương 3, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu tài liệu để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của tình trạng đó. – Chương 4, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đưa ra các quan điểm, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án – Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm
22. 16 ủy Hà Nội, đăng trên tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 8/2015. Bài viết đã khái quát quá trình Đảng ta đã tổ chức xây dựng và trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị và TTATXH; đã xác định vị trí, vai trò của thủ đô Hà Nội là một trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đồng thời là mục tiêu, địa bàn các thế lực thù địch, đối tượng phản động và các loại tội phạm tập trung hoạt động, chống phá. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương, của Thành ủy Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng, tích cực giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm TTATXH, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thành ủy Hà Nội cũng nghiêm túc nhận thấy những hạn chế trong công tác chỉ đạo, xây dựng phương án đảm bảo ANTT; từ đó để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, Thành ủy Hà Nội đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm ANTT trên địa bàn đô thị Hà Nội. Bài viết đã giúp cho nghiên cứu sinh khái quát được quá trình hơn 70 năm xây dựng và phát triển của lực lượng Công an, nắm được chủ trương của Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ANTT tại thành phố Hà Nội. Sách tham khảo “Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội, luận cứ và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010, của các tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân Dũng. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh về lý luận, thực trạng tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội; đã mô hình hóa được tổ chức chính quyền đô thị Hà Nội trong mối quan hệ với chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương (CQĐP) và chính quyền đô thị ở những thành phố khác. Đề tài luận văn thạc sĩ “Mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo, năm 2013 đã phân tích một số vấn đề lý
23. 17 luận về mô hình tổ chức chính quyền đô thị; làm rõ thực trạng tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội. Đề tài trên đã phân tích, làm rõ thực trạng mô hình tổ chức của chính quyền đô thị ở Hà Nội; đã làm rõ một số đặc trưng, phân loại đô thị có giá trị tham khảo quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa khi thực hiện đề tài luận án. Đề tài luận án tiến sĩ “Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội” của tác giả Đinh Quang Hà, năm 2014. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội, đã tạo áp lực lớn về các vấn đề kinh tế – xã hội, làm tăng đột biến về dân số cơ học, về cơ cấu dân cư, tạo những áp lực về việc làm, chỗ ở, giao thông, an ninh xã hội, gây khó khăn trong QLNN về ANTT ở Hà Nội. Đề tài giúp cho nghiên cứu sinh đánh giá được các yếu tố tác động đến ANTT đô thị Hà Nội, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cựu của di dân tự do giữa nông thôn và thành thị với trật tự xã hội ở Hà Nội. Ngoài ra, còn nhiều công trình khác nghiên cứu về đô thị Hà Nội ở các khía cạnh khác nhau, có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án về những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về ANTT đô thị Hà Nội như: Thu Hà (2008), “Chính quyền đô thị: Phân cấp không chia quyền”, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn; Lê Quang Cảnh (2011), “Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa và gợi ý chính sách cho quá trình đô thị hóa thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế 393 – Tháng 2/2011; Quang Chung (2012), “Chính quyền đô thị: vướng mắc từ Hiến pháp”, http://www.thesaigontimes.vn; Lê Sơn (2012), “Ban chỉ đạo Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị họp phiên thứ nhất” http://baodientu.chinhphu.vn; Một số định hướng chiến lược trong việc phát triển đô thị bền vững tại Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2015; Việt Hà (2015),
24. 18 “Đảm bảo an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô”, http://hanoi.gov.vn. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội Đề tài cấp Bộ “Một số giải pháp để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước đối với các đô thị trực thuộc Trung ương” của tác giả Phạm Kim Giao, Học viện Hành chính, 2005. Đề tài nghiên cứu công tác QLNN đối với các đô thị trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng QLNN trên các lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị, quản lý nhà ở và đất đai ở đô thị, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội và các thành phố trực thuộc Trung ương, đề tài đã làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự, kỷ cương trong QLNN đối với các đô thị. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo giúp cho nghiên cứu sinh hiểu sâu hơn về hệ thống kiểm soát đô thị. Sách chuyên khảo “Những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh, trật tự ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở”, năm 2006, được biên tập từ đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 07 – 05, do chúng tôi Lê Văn Cương chủ nhiệm, làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong CAND. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những nội dung: Vị trí, vai trò các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế mở với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đã chỉ ra những yếu tố tác động đến ANTT ở các thành phố lớn, trong đó có thành phố Hà Nội – đô thị loại đặc biệt của Việt Nam; đánh giá thực trạng tình hình ANTT ở các thành phố lớn; đề xuất, kiến nghị các giải pháp đảm bảo ANTT tại các thành phố lớn, khu công nghiệp trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài cấp Bộ “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn công cộng đô thị – Thực tiễn tình hình và những kiến nghị đề xuất”, của
25. 19 tác giả Vương Đức Phong, năm 2012. Đề tài nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản QLNN về TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị, trong đó có đô thị Hà Nội, từ đó đánh giá thực trạng tình hình trật tự và kiến nghị đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị. Quản lý nhà nước về ANTT đô thị bao gồm quản lý trên nhiều lĩnh vực, như: QLNN về an ninh chính trị, QLNN về an ninh kinh tế, quản lý về bảo vệ an ninh văn hóa – tư tưởng, quản lý về bảo vệ an ninh thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam, quản lý phòng chống tội phạm, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), trật tự công cộng, quản lý về phòng cháy, chữa cháy… Thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu QLNN về ANTT đô thị Hà Nội trên các lĩnh vực cụ thể như: Đề tài cấp cơ sở “Phòng ngừa, phát hiện và triệt phá các điểm tổ chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lượng cảnh sát Công an thành phố Hà Nội”, của tác giả Ngô Gia Bắc, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2006. Đề tài đã đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa, phát hiện và triệt phá các điểm tổ chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT của lực lượng Cảnh sát Công an thành phố Hà Nội, nêu lên những hạn chế, bất cập, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của lực lượng Cảnh sát Công an thành phố Hà Nội. Đề tài cấp cơ sở “Quản lý nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”, của tác giả Đặng Thị Ngọc Hà, năm 2007. Đề tài đánh giá công tác quản lý nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận
26. 20 Thanh Xuân, Hà Nội; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này đối với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đề tài cấp cơ sở “Nâng cao hiệu quả quản lý lưu trú trong các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội” của tác giả Đinh Văn Tú, năm 2013. Đề tài đề cập đến việc lưu trú của những người ở các tỉnh, thành phố khác, kể cả khách du lịch trong và ngoài nước ở các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của đô thị Hà Nội. Ngoài những người đến lưu trú với mục đích chính đáng thì tội phạm, phần tử xấu cũng trà trộn, lợi dụng các cơ sở kinh doanh lưu trú để hoạt động. Đã có nhiều vụ phạm pháp hình sự như trộm cắp, giết người, cướp của, hiếp dâm… xảy ra trong các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mà thủ phạm không ai khác lại là khách đến lưu trú trong các cơ sở này thực hiện. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy cũng diễn ra hết sức phức tạp trong các cơ sở này. Nhiều đối tượng truy nã cũng lợi dụng các cơ sở kinh doanh lưu trú làm nơi ẩn náu, lẩn trốn. Có thể khẳng định, các cơ sở lưu trú tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT ở đô thị Hà Nội. Có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành viết về các lĩnh vực, các hoạt động riêng lẻ trong hoạt động QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, có thể điểm qua một số bài viết sau: Nguyễn Thị Thảo (2014), Thành phố Hà Nội: quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Tạp chí Công an nhân dân (chuyên đề an ninh và xã hội), số 5/2014; Nguyễn Xuân Văn – Nghiêm Đình Hưởng (2014), Nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản đối với cơ sở kinh doanh Massage của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Cảnh sát, số 7/2014; Nguyễn Đức Chung (2015), Kinh nghiệm đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng, chống
30. 24 hiệu quả hoạt động QLNN về ANTT. Tuy vậy, các nhóm giải pháp phần nhiều không cập nhật được tính thời sự hiện nay; giải pháp mang tính chất đơn lẻ trong từng lĩnh vực cụ thể của QLNN về ANTT; chưa đánh giá khái quát được mức độ hoàn thiện của pháp luật về ANTT. Hiến pháp, năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015, Luật Công an nhân dân, năm 2018 đã được ban hành, đặc biệt là Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã có những định hướng mới… Do đó, các giải pháp mà các nhà nghiên cứu đã nêu chắc chắn sẽ phải nghiên cứu, phân tích sâu hơn. 1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết Thứ nhất, về quản lý nhà nước, “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị”, “trật tự an toàn xã hội”… tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận QLNN về ANTT đô thị (khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp QLNN về ANTT đô thị). Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá được thực trạng QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời phân tích một cách cụ thể, toàn diện về những yếu tố bảo đảm tăng cường QLNN về ANTT đô thị. Thứ ba, Hiến pháp, năm 2013 đã có nhiều quy định mới về tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó có tổ chức CQĐP ở đô thị. Cụ thể: Theo Khoản 2, Điều 111, Hiến pháp, năm 2013 quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”. Như vậy, vấn đề đặt ra là chính quyền đô thị Hà Nội sẽ phải tổ chức theo mô hình như thế nào cho hợp lý? Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị Hà Nội có tác động không nhỏ tới hoạt động QLNN về ANTT đô thị. Các quy định của pháp luật trong QLNN về ANTT đô thị cần được quyết định trên cơ sở Hiến định phù hợp với thực tiễn. Việc nghiên cứu hoàn thiện
31. 25 các quy định pháp luật về QLNN về ANTT đô thị nói chung, QLNN về ANTT đô thị Hà Nội nói riêng là việc làm cần thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thứ tư, nghiên cứu và xác định các quan điểm, giải pháp tổng thể mang tính chiến lược để tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt trong QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, ở cấp độ tiến sĩ luật học. Đề tài “Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu cụ thể, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những tri thức khoa học của những công trình nghiên cứu trước. 1.4. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng còn nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về QLNN về ANTT đô thị, chưa chỉ ra được những đặc điểm của QLNN về ANTT đô thị và chưa xác định rõ các hoạt động, lĩnh vực cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật QLNN về ANTT. Quản lý nhà nước về ANTT đô thị Hà Nội tuy đã đạt được nhiều kết quả, nhưng cũng còn những bất cập, chưa hợp lý. Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của công tác bảo vệ ANTT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, cần bổ sung, điều chỉnh các giải pháp hữu ích, khả thi cả về mặt pháp luật; về nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức… để tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, có tác dụng phòng ngừa, đấu tranh, kịp thời xử lý hiệu quả các vụ việc, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ, giữ vững ANTT trong tình hình mới. 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu Để tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, nhiệm vụ của luận án
32. 26 cần tập trung giải đáp một số câu hỏi nghiên cứu sau: – Cơ sở lý luận của QLNN về ANTT đô thị được luận giải như thế nào? Để trả lời được câu hỏi lớn này, cần đặt ra các câu hỏi nhỏ cụ thể là: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là gì? Nội dung quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị? Các bảo đảm nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị? – Thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội như thế nào? Đánh giá nó đáp ứng như thế nào với các yêu cầu của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, các yêu cầu của việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và các điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội hiện nay? – Các giải pháp cần được áp dụng để tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội? Cần triển khai ra sao?
34. 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 2.1. Khái niệm an ninh, trật tự đô thị An ninh, trật tự được sử dụng một cách khá phổ biến và là một khái niệm thuộc phạm trù chính trị – pháp lý. Tuy vậy, thực tế cho thấy, mặc dù cùng muốn đề cập đến vấn đề an toàn, yên ổn của một quốc gia trên các phương diện chính trị, kinh tế – xã hội… nhưng trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và một số công trình nghiên cứu, dưới nhiều ngữ cảnh khác nhau, khái niệm an ninh, trật tự được sử dụng bằng các thuật ngữ cụ thể khác nhau. Có tác giả quan niệm an ninh, trật tự là bao hàm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhưng cũng có tác giả quan niệm dưới góc độ hẹp hơn, an ninh, trật tự chỉ bao hàm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Những cách tiếp cận này thực chất chỉ là cách lý giải cụ thể dưới các góc độ rộng, hẹp khác nhau của một vấn đề. Đảng ta đã có quá trình phát triển tư duy lý luận từng bước làm rõ, bổ sung, phát triển kịp thời qua các nhiệm kỳ đại hội và triển khai trong thực tiễn mọi công việc để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội IX của Đảng Công sản Việt Nam xác định: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” [42, tr.117]; Đại hội XI của Đảng phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lên một tầm cao mới: “Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ…” [43]. Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn
36. 30 Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã khiến nhiều quốc gia có sự thay đổi, phát triển quan niệm về ANQG, hướng đến cách tiếp cận đa chiều, toàn diện hơn. Theo đó, ANQG hiện nay không chỉ là an ninh truyền thống mà gồm cả an ninh phi truyền thống, không chỉ trên bình diện quan hệ đối ngoại giữa các nhà nước mà bao gồm cả những quan hệ trong nội bộ quốc gia, không chỉ gồm an ninh chính trị, quân sự mà gồm cả các nhân tố phi chính trị, phi quân sự. Các mối đe dọa ANQG hiện nay đến từ nhiều yếu tố mang bản chất khác nhau, có thể là chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc môi trường… ANQG được nhìn nhận như một tổng thể bao gồm các nội dung, lĩnh vực chủ yếu như: An ninh chính trị; an ninh kinh tế; an ninh tư tưởng – văn hóa; an ninh môi trường; an ninh con người… Mỗi quốc gia tùy vào bối cảnh tình hình, điều kiện, trình độ phát triển và thực tiễn đất nước đặt trọng tâm vào các nội dung của ANQG không giống nhau. Các nước đang phát triển thường đặt trọng tâm các nội dung ANQG thiên về hướng đối nội, đặt lợi ích tồn tại của chế độ chính trị ở vị trí trung tâm của ANQG bên cạnh an ninh quân sự. Ở Việt Nam, theo Luật An ninh quốc gia, năm 2004: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [87, tr1]. Từ điển Bách khoa CAND, năm 2005 khái niệm: An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của một chế độ xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia” [122, tr.24]. Thuật ngữ “trật tự an toàn xã hội” được sử dụng vào những năm 1970, thay cho thuật ngữ “trật tự trị an” trước đó. Thuật ngữ này được sử dụng ngay trong Văn kiện Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1976: “Giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự
37. 31 an toàn xã hội”; Điều 45, Hiến pháp, năm 1992: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước”; Điều 46, Hiến pháp, năm 2013: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”… Quan niệm về trật tự an toàn xã hội qua từng thời kỳ cũng có sự thay đổi. Kết quả của công trình nghiên cứu Từ điển Bách khoa nghiệp vụ Công an, thuộc Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Bộ Công an năm 2000 đã đưa ra khái niệm: “Trật tự an toàn xã hội là tình trạng xã hội có tổ chức, có kỷ luật, mọi người được sống yên vui lành mạnh trong xã hội theo quy định bằng các luật lệ của nhà nước, quy phạm của đạo đức, quy phạm của cuộc sống cộng đồng và thuần phong mỹ tục” [121]. Quan niệm này cũng có những hạn chế khi xác định nội hàm, khách thể của TTATXH; theo Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam, năm 2005: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định [122]. Từ sự thống nhất các quan niệm nêu trên, bộ sách Khoa học Công an Việt Nam đã đưa ra khái niệm: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái ổn định, có trật tự kỷ cương, được xác lập trên cơ sở các quy định của pháp luật, các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội được tôn trọng và thừa nhận, mà từ đó mọi người dân có cuộc sống bình yên, quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm hại, mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức và cá nhân được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật” [56, tr.13]. Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG. Nhiệm vụ bảo vệ ANQG được quy định
39. 33 Ngược lại, không đảm bảo TTATXH để tội phạm, tệ nạn xã hội lộng hành, kỷ cương pháp luật không nghiêm, tài sản của nhà nước bị xâm hại, công dân không được bảo vệ, lòng dân bất an không tin vào chế độ, vào sự quản lý của nhà nước, các vụ biểu tình, khiếu kiện diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, từ đó sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại ANQG. Việc phân biệt ANQG và TTATXH chỉ mang tính chất học thuật. Trong thực tế, QLNN về ANTT với hai nội dung như trên đã phân tích luôn gắn liền với nhau và tạo nên hai phương diện mà Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ thông qua hoạt động quản lý của mình. An ninh, trật tự là khái niệm chính trị – pháp lý, hàm chứa an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, dùng để chỉ trạng thái ổn định, an toàn của mọi lĩnh vực thuộc đời sống chính trị – xã hội của một dân tộc, một quốc gia. Thực tiễn phát triển, biến đổi xã hội của nhiều quốc gia cho thấy, để đất nước có được đời sống kinh tế – xã hội bình thường thì các thiết chế chính trị, xã hội phải được vận hành theo những nguyên lý, trật tự nhất định, nếu phá vỡ trật tự đó thì xã hội sẽ rối loạn… Do đó, xã hội cần có sự bảo đảm an ninh, an toàn và thiết lập một trật tự với sự tuân thủ những quy tắc của đời sống xã hội. An ninh, trật tự chính là sự bảo đảm bằng sức mạnh trên cơ sở pháp luật của quốc gia để giữ vững trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Đô thị là một khu vực lãnh thổ quốc gia, là một sản phẩm phát triển của loài người, mặc dù ra đời muộn hơn các điểm dân cư nông thôn nhưng với điều kiện sinh hoạt tốt, văn minh, hiện đại hơn, có tổ chức chặt chẽ, khoa học và hiệu quả kinh tế cao hơn, có trình độ văn hóa cao, đô thị ngày càng thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Đô thị không chỉ là nơi tiêu biểu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh mà còn là những trung tâm truyền bá văn minh, là đầu tàu thúc đẩy các vùng xung quanh phát triển và trong tương lai sẽ là mô
40. 34 hình cư trú chủ yếu của con người. Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị “là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân nhập cư tăng cao, chính sách quản lý đô thị và công tác quản lý đô thị chưa bắt kịp với sự phát triển xã hội đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường… làm cho tình hình ANTT đô thị có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp ở đô thị (cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương) là cơ quan thẩm quyền chung trong việc tổ chức thực hiện bảo vệ ANTT tại địa phương mình. Công an ở đô thị là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm tham mưu, báo cáo trước UBND về công tác đảm bảo ANTT, đồng thời là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện bảo vệ ANTT đô thị theo phân công, phân cấp của Công an cấp trên. Hiến pháp, năm 2013 xác định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm” [90]. Điều này phù hợp với nguyên lý phổ biến: Bộ sinh ra để quản lý ngành, lĩnh vực và mỗi việc chỉ nên do một bộ quản lý tránh trùng dẫm trong quản lý nhà nước [80, tr.27]. Khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính [5]. Lực lượng Công an tham mưu cho các cấp ủy Đảng và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT đô thị. Theo quan điểm từ Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) yêu cầu: Phân
41. 35 định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ… Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng vẫn tiếp tục yêu cầu: Đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Theo đó, vấn đề ANTT nói chung và ANTT đô thị nói riêng có những nét chung nhưng không phải là một. Có thể hiểu, an ninh, trật tự đô thị là trạng thái an toàn, ổn định, có trật tự kỷ cương về mọi mặt của xã hội đô thị, được xác lập trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân không bị xâm hại, mọi hoạt động của Nhà nước, tổ chức, cá nhân được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật, tạo môi trường đô thị phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định. Trong một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời của một quốc gia độc lập có chủ quyền, ANTT đô thị thể hiện mối quan hệ chính trị pháp lý trên hai mặt. Trước hết, đó là việc thiết lập và duy trì sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của các lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa trên địa bàn đô thị. Đồng thời, phải đảm bảo hiệu lực QLNN từ Trung ương tới cơ sở, đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nền tảng của ANTT đô thị là vấn đề an dân, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí về chính trị và tinh thần trong nội bộ quần chúng, trong hệ thống chính trị ở đô thị, dưới sự quản lý của Nhà nước. ANTT đô thị lấy xây dựng, phát triển và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội làm mục đích, lấy phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm nền tảng, giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt của đô thị, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luận Văn: Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh, Hot trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!