Đề Xuất 3/2023 # Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác # Top 9 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể nói, kiến trúc cảnh quan là lĩnh vực nghề nghiệp non trẻ nhất trong nhóm lĩnh vực hành nghề kiến trúc nói chung tại Việt Nam. Do đó, số lượng KTS thực sự hành nghề Kiến trúc cảnh quan còn khá khiêm tốn, chỉ một số ít được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành, phần lớn đều là những KTS được đào tạo về Kiến trúc và Quy hoạch. Với nền tảng chuyên môn và khả năng tư duy tốt về tổ chức không gian, hình khối và thẩm mỹ đô thị – kiến trúc, các KTS Quy hoạch và Kiến trúc (sau đây gọi chung là KTS cảnh quan) đã nhanh chóng tiếp cận, đam mê sáng tạo và sáng tác được không ít những tác phẩm cảnh quan và không gian cảnh quan đô thị chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như giải quyết vấn đề khủng hoảng về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu đã.

Bài viết chia sẻ một số quan điểm về những thành tựu đã đạt được của một số KTS cảnh quan Việt Nam trong 5 năm qua. Tác giả không chỉ đề cập đến những thành công của các tác phẩm và công trình cảnh quan đơn thuần, mà còn bàn luận về vai trò và giá trị của cảnh quan được các KTS lồng ghép trong các đồ án quy hoạch đô thị, công trình chỉnh trang cảnh quan đô thị, công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp cũng như những giải pháp thi công cảnh quan đặc sắc, giải quyết tốt bài toán môi trường khí hậu và phù hợp với xu hướng chung của kiến trúc cảnh quan thế giới.

Dấu ấn sáng tác

Trước sức ép của quá trình đô thị hoá, những ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, các đô thị luôn tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống hạnh phúc cho cộng đồng. Những giải pháp kiến trúc cảnh quan thân thiện môi trường nhằm tạo ra môi trường sống lý tưởng, thu hút cư dân đô thị tham gia các hoạt động cộng đồng trong các không gian mở ngày càng được chú trọng và thể hiện vai trò không thể thiếu của yếu tố sinh thái cảnh quan. Khu đô thị sinh thái biển Lạc Việt – KTS Nguyễn Chí Thành thực hiện (Giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (GTKTQG) năm 2018) là một minh chứng cụ thể cho xu hướng này. Dự án lấy vùng cảnh quan cây xanh mặt nước ở trung tâm đô thị làm ý đồ chiến lược tổng thể; kết hợp với việc khai thác giá trị tự nhiên, tính bản địa và kỹ thuật xử lý nước bằng thực vật. Giải pháp này không chỉ tạo ra một môi trường trong lành và hòa hợp với thiên nhiên, mà còn là điểm đến để nghỉ ngơi, thư giãn của cư dân sinh sống trong khu đô thị cũng như điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch; qua đó, giúp gắn kết cộng đồng, nâng tầm giá trị nhân văn, tăng hiệu quả và giá trị công năng cũng như thẩm mỹ của toàn khu vực đô thị.

Chỉnh trang cảnh quan đô thị cho dịp tết cổ truyền dân tộc được đẩy mạnh trong thời gian qua tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM hay Vũng Tàu… Để có được những ngày vui xuân của cộng đồng thêm đa dạng hay thu hút khách thập phương, các đô thị lớn đã tổ chức cải tạo cảnh quan đô thị quy mô, bài bản, và trở thành những sự kiện cảnh quan được cộng đồng mong chờ. Những hình thức trình bày gắn với không chỉ linh vật của năm mà còn truyền tải thông điệp về niềm tin, khát vọng, định hướng phát triển của chính quyền và cư dân của mỗi đô thị. Hàng năm tuyến đường Hoa Nguyễn Huệ tại TP HCM, các công viên tại Vũng Tàu, công viên Văn Lang tại Việt Trì, hay Hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội… được thiết kế và thi công bởi các KTS, nhà thiết kế và thi công cảnh quan Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng cảnh quan đô thị, khoác lên chúng những bộ áo mới, làm thay đổi diện mạo, hình thành nét văn hoá đặc trưng và hòa cùng với không khí vui tươi đón xuân của mỗi đô thị.

Cùng với đó, không thể không kể đến những biện pháp thực thi của chính quyền địa phương trong cải tạo cảnh quan đô thị nhằm hướng đến những môi trường cảnh quan lý tưởng cho cuộc sống của cộng đồng dân cư đô thị cũng như phát triển du lịch. Cuộc thi quốc tế Thiết kế cảnh quan ven sông Hàn tại Đà Nẵng, Dự án chỉnh trang cảnh quan ven sông Hương tại Huế, … với sự tham gia nhiệt tình của các nhà tư vấn cảnh quan là những minh chứng rõ ràng cho thực tiễn hoạt động này.

KTS cảnh quan Việt Nam đang dần khẳng định vai trò, năng lực thực hiện, phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng của các dự án, nhất là trong các dự án bất động sản và nghỉ dưỡng. Đối với các dự án cảnh quan khu đô thị, các dự án Green City của (KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền), Goldmark City (KTS Lê Tuấn Long), Park Hill của (KTS Nguyễn Chí Thành), … đều là những đồ án thiết kế cảnh quan đô thị tiêu biểu. Mỗi công trình đều để lại nhiều dấu ấn trong việc xây dựng hình ảnh đặc trưng, kết hợp hài hoà, cân bằng giữa công trình kiến trúc và cảnh quan hay lợi ích kinh tế và giá trị cộng đồng. Tất cả các dự án đều có nét tương đồng: Yếu tố cảnh quan trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định, nâng tầm dự án và tạo sự khác biệt mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ và giá trị thẩm mỹ công trình.

Đối với nhóm dự án cảnh quan khu nghỉ dưỡng, Dự án Naman Retreat Pure Spa Đà Nẵng (Giải The Architecture MasterPrize 2019) và Oceanami Resorts (Giải Đồng GT KTQG 2018) của KTS Nguyễn Hoàng Mạnh là những công trình điển hình cho sự kết nối hài hòa giữa không gian nội thất, công trình kiến trúc với giá trị cảnh quan sinh thái, thiết lập vi khí hậu thuận lợi để hình thành nên môi trường lý tưởng cho nghỉ dưỡng, làm giàu cảm xúc và mang đến sự thư thái cho người sử dụng. Trong khi đó, Dự án Radison Blue (Malibu) của KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền đề cao những giải pháp kết hợp đầy tinh tế giữa cội nguồn của các giá trị bản địa và nghệ thuật tạo hình hiện đại tiếp thu từ nền kiến trúc cảnh quan thế giới.

Nhóm công trình cảnh quan trường học bước đầu được quan tâm nhưng chưa nhiều trong thời gian qua. Khai thác những giá trị cảnh quan tự nhiên cho các trường học sẽ đem lại những cơ hội học tập và trải nghiệm có giá trị cho học sinh, góp phần phát triển bền vững trong môi trường giáo dục đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường thiên nhiên. Đặc biệt là các trường học tại các khu vực đô thị hoặc đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nơi mà không gian tự nhiên đang dần bị thay thế bởi hiện tượng bê tông hóa bề mặt và các công trình kiến trúc phục vụ cho các hoạt động của con người. Trường mầm non tư thục Abi, TP Bến tre (Giải Đồng GT KTQG 2018) của KTS Huỳnh Đàm Quốc Vũ đã thành công trong việc tạo lập môi trường cảnh quan trường học thân thiện và gắn kết với không gian xung quanh, mang đến cho các học sinh không gian học tập, vui chơi lý tưởng, phát huy được những tố chất và khả năng tiềm ẩn.

KTS cảnh quan còn trực tiếp thực hiện thi công cảnh quan, góp phần hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế táo bạo, mang tính đột phá, khai thác các giá trị công nghệ cảnh quan; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị bất động sản cho các công trình thuộc thể loại khu đô thị và nhà ở. Công trình Mũi Né Bay resort của KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền đã lồng ghép sáng tạo giữa những công nghệ quen thuộc (nhạc nước) và mới (nghệ thuật chữ rơi) để hình thành những không gian mới lạ, mang tính hấp dẫn cao. Trong khi đó, KTS Nguyễn Chí Thành đề xuất giải pháp công nghệ bể ngầm thu gom nước mưa để tái sử dụng và bảo vệ bộ rễ cây xanh cho rất nhiều dự án, trong đó có Dự án thi công cảnh quan trường Đại học Việt Đức, Bình Dương. Giải pháp bể ngầm góp phần giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của hiện tượng ngập lụt, tăng mức độ tiện nghi và linh hoạt sử dụng công năng cho các không gian cảnh quan. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ trong thi công vườn đứng, vườn trên mái, khai thác tự động hoá trong quản lý và phát triển công trình cảnh quan đang ngày càng được chú trọng nhằm tạo dựng điều kiện sống thân thiện môi trường và tăng tính tiện nghi cho tổng thể công trình. Đây là những hoạt động mang tính thích ứng cao và phù hợp với xu hướng phát triển của cảnh quan thế giới.

Các dự án hạ tầng cảnh quan thân thiện môi trường như: Dự án thí điểm cải tạo bờ sông ngăn sói lở tại trang trại An Nhiên của KTS Ngô Anh Đào hay giải pháp thi công bờ kè sinh thái tại dự án Làng Mít của KTS Vương Đạo Hoàng là những ví dụ tiêu biểu cho việc nghiên cứu và ứng dụng hạ tầng cảnh quan “mềm” thay cho “cứng”, nhằm hướng đến một môi trường sinh thái bền vững hơn trong tương lai.

Các KTS cảnh quan còn khẳng định được năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện các dự án có quy mô trong các đơn vị tư vấn nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam như Belt Collint (Hồng Kông), Ego Group (Ý) hay Land Sculptor Studio (Thái Lan)… Trong môi trường hợp tác này, các KTS cảnh quan Việt Nam đã thể hiện rất tốt năng lực hành nghề và sáng tác được nhiều tác phẩm, không chỉ có chất lượng tốt, giá trị thẩm mỹ cao mà còn lồng ghép nhiều triết lý thiết kế, giá trị văn hoá và bản sắc trong từng công trình cụ thể.

Khai thác giá trị tự nhiên để tạo sự khác biệt là giải pháp khá hiệu quả trong việc hình thành các công trình cảnh quan điểm nhấn và đã được vận dụng sáng tạo trong thời gian qua. Dự án cầu vàng tại khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills của KTS Vũ Việt Anh cho thấy khả năng sáng tạo và khai thác giá trị địa hình mạnh mẽ và ấn tượng khi giải pháp thiết kế cây cầu dài 150m ở độ cao 1000m so với mực nước biển vươn ra từ vách đá và được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ đã tạo ra lối đi ngoài không trung với tầm nhìn rộng lớn, bao quát cảnh quan tự nhiên của núi rừng trùng điệp.

Thể loại công trình công nghiệp cũng đang ngày càng quan tâm khai thác giá trị cảnh quan nhằm tạo ra môi trường lao động lý tưởng cho công nhân trong các nhà máy. Dự án Nhà máy TNG Võ Nhai của KTS Vương Đạo Hoàng là công trình tiêu biểu cho dự án cảnh quan khu công nghiệp. Giải pháp cảnh quan chung của dự án là sự kết hợp hài hoà giữa không gian sản xuất với khu vực vườn cảnh mang đậm giá trị đặc trưng của nhà máy may. Xen giữa các khối nhà xưởng sản xuất quy mô lớn là một không gian xanh mát với nhiều không gian nghỉ ngơi, trao đổi nhóm, thể dục thể thao, dạo bộ kết hợp với không gian hoạt động tập thể tạo cảm giác không còn là không gian công nghiệp mà là một khu công viên hấp dẫn, cuốn hút công nhân đến với không gian sản xuất có môi trường sinh thái bền vững và vô cùng lãng mạn. Qua đó, thể hiện sâu sắc triết lý lấy công nhân làm trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Song song với việc hướng đến sinh thái bền vững, KTS cảnh quan Việt Nam trong thời gian qua còn có vai trò rất lớn trong việc định hướng sử dụng vật liệu cảnh quan, trong đó đặc biệt là vấn đề khai thác giá trị cây xanh cho từng loại hình cảnh quan đặc trưng. Khi thực hiện triển khai khu nhà mẫu Vinhomes Central Park, KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền sử dụng cây Chà Là làm loài cây chủ đạo trong khu đô thị, hình thành một chuẩn mực cây trồng đặc trưng mà hàng loạt các dự án của tập đoàn Vingroup và nhiều khu đô thị mới khác áp dụng. Đồng thời, các dự án cảnh quan cũng đang hướng đến đảm bảo tiêu chuẩn kiến trúc xanh nhằm tạo dựng môi trường phát triển bền vững cho các công trình cảnh quan.

KTS cảnh quan Việt Nam còn góp phần vào việc xây dựng các sự kiện và tác phẩm mang tính nghệ thuật cảnh quan có giá trị và tạo bước đột phá lớn trong lĩnh vực hoạt động kiến trúc cảnh quan. Đi đầu trong hoạt động này không thể không nhắc đến Nghệ sỹ cảnh quan Andy Cao, người đã có rất nhiều giải thưởng và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên khắp thế giới như Crystal Cloud ở công ty Swarovski ở Áo, Vườn Thủy Tinh ở Los Angeles, Crystal Cloud ở sân bay Jewel Changi… Tại Việt Nam, Andy Cao đã cùng với ngươi dân bản địa tạo ra tác phẩm nghệ thuật “Mây Pha Lê” trên đồi Mâm xôi, Mù Cang Chải. Đây không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật cảnh quan khai thác yếu tố vật liệu mới “xa xỉ” ở vùng đất xa xôi mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối cộng đồng và sự tham gia của họ trong quá trình xây dựng nên tác phẩm.

Lời kết

Mặc dù gặt hái được một số thành công nhất định, hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan cũng vẫn còn một số tồn tại không nhỏ. Trong đó, việc định hình phong cách cho từng đơn vị thiết kế chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, vẫn còn nhiều tác phẩm, tác giả chưa thể hiện được phong cách rõ nét, còn nhiều dự án mang phong cánh lai tạp, nhại cổ, không gian cảnh quan đơn điệu và dập khuôn mẫu vẫn hiện diện ở khắp mọi miền của tổ quốc. Bên cạnh đó, công trình cảnh quan mới chỉ được đầu tư tập trung vào các công trình nhà ở và dịch vụ nghỉ dưỡng bởi những giá trị và hiệu quả kinh tế đem lại cho nhà đầu tư. Những nhóm công trình tôn giáo, cơ quan, công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật… chưa thực sự được quan tâm nhiều. Đây là những mảng công trình còn rất nhiều tiềm năng cần được nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa và hội nhập quốc tế, những dấu ấn tác phẩm và những “luồng gió mới” trong tư tưởng sáng tác cùng tiến bộ xã hội sẽ góp phần thu hẹp những trào lưu, tư duy và giải pháp thiết kế đi ngược với sự tiến bộ của toàn xã hội. Những giá trị bản sắc vùng miền, chuẩn mực sáng tác sẽ góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của giới KTS cảnh quan trong công cuộc chinh phục những giá trị bền vững mới, tạo lập môi trường sống lý tưởng và phù hợp với hơi thở của thời đại.

Sự tham gia vào hoạt động phản biện các đồ án, dự án và chiến lược tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các đô thị, đặc biệt tại các khu vực đặc thù có giá trị văn hoá, xã hội, lịch sử, và cảnh quan… còn hạn chế. Chưa phát huy được vai trò và quan điểm dưới góc nhìn cảnh quan để bổ sung và hoàn chỉnh nội dung phản biện mang tính đa chiều cho giới KTS Việt Nam. Thực tế cho thấy, mảng công việc gắn với kiến trúc cảnh quan thường đi sau so với tổ chức không gian đô thị và xây dựng công trình kiến trúc, cách triển khai thực hiện này đã và đang hạn chế nguồn năng lượng và sự đóng góp của các KTS cảnh quan cho sự thành công hơn nữa của từng công trình, dự án.

Nhu cầu xã hội đối với lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không hề nhỏ, nhưng số lượng các đơn vị tư vấn chuyên sâu ở Việt Nam chưa nhiều với số lượng KTS cảnh quan vô cùng hiếm, công tác đào tạo KTS cảnh quan còn nhiều hạn chế. Do đó, số lượng công trình cảnh quan do các KTS Việt Nam thực hiện còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua cũng như xu hướng hiện nay, số lượng công trình cảnh quan được thực hiện bởi KTS Việt Nam sẽ ngày càng chiếm ưu thế bởi lòng tin của chủ đầu tư với đội ngũ đang từng bước lớn mạnh này.

Với nhu cầu của xã hội và thực tế triển khai thực hiện của các đơn vị tư vấn như hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan là vô cùng lớn. Đây cũng là động lực quan trọng thúc đẩy công tác mở ngành và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kiến trúc cảnh quan tại các trường đại học của Việt Nam.

Cuối cùng, KTS cảnh quan đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác quốc tế cả trong nghiên cứu khoa học và hành nghề, nhưng vẫn mang tính chất cá nhân là chủ yếu. Chính vì vậy, KTS cảnh quan cần có một hội tổ chức nghề nghiệp chính thống, được xã hội công nhận nhằm bổ sung hoàn chỉnh hệ thống tổ chức và xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Hội KTS Việt Nam cũng như Hiệp hội Kiến trúc Cảnh quan thế giới.

TS.KTS. Phạm Anh Tuấn Chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2020)

——————————————————————————————————————-

Ghi chú: Bài viết nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và chia sẻ thông tin của KTS Thái Bình Dương (Ego Group), KTS Ngô Anh Đào, KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền (LSS), KTS Vương Đạo Hoàng (MeinGarten), KTS Nguyễn Chí Thành (Palm Landscape). Tác giả bài viết xin trân trọng cảm ơn!

https://www.archdaily.com – https://kienviet.net

http://lss.vn – http://www.palm-landscape.com

https://vnexpress.net

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp

ính để tiếp thu tri thức nhưng nó là một tiết học hết sức quan trọng, nó chi phối và điều hành các hoạt động về ý thức , tư tưởng và hành vi, thái độ của học sinh. Trong tiết học này, học sinh có cơ hội để nhìn lại những ưu, khuyết điểm của mình qua một tuần học. Nếu GVCN sinh hoạt lớp một cách sơ sài thì các em không có ý thức sửa sai và không có ý chí vươn lên trong tuần kế tiếp. Bên cạnh đó tính kỉ luật, nề nếp và ý thức học tập của lớp cũng giảm dần. * Tiến trình thực hiện một tiết sinh hoạt lớp : Trong tiết sinh hoạt lớp (SHL) học sinh sẽ báo cáo tình hình học tập và việc thực hiện nề nếp, sẽ có những ưu điểm hoặc những hành vi vi phạm của học sinh. Theo tôi, chúng ta không nên biến tiết SHL thành một giờ "Bao Công xử án", không nên để không khí lớp nặng nề mà phải hết sức thấu hiểu, nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc khi học sinh mắc lỗi, luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ sinh hoạt lớp. Tôi đã để ý nhiều năm có những học sinh vì sợ trong tiết SHL bị "xử án" nên đến cứ đến tiết đó là bỏ về hoặc nghỉ luôn ngày hôm đó. Vì vậy, để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện, nâng cao tính kỉ luật, đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là tránh trường hợp bỏ tiết SHL, tôi đã thiết kế nội dung SHL như sau: Chia làm hai phần: a. Phần 1: Nắm bắt tình hình và nhận xét về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. ( thời gian cho phần này là 20 phút) - Lớp trưởng báo cáo các ưu điểm, khuyết điểm về việc thực hiện nề nếp, đạo đức và tình hình học tập của lớp trong tuần. Bên cạnh, lớp trưởng còn nhắc nhở và đưa ra những yêu cầu, đề nghị , nguyện vọng của lớp hoặc giải pháp khắc phục hạn chế để đưa lớp đi lên. - Cờ đỏ báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện nội quy nhà trường , báo cáo số điểm thi đua mà lớp đạt được trong tuần. Bên cạnh, cờ đỏ còn nhắc nhở thêm những tồn tại mà lớp chưa thực hiện được để khắc phục việc bị trừ điểm thi đua. - GVCN nắm bắt thêm những thông tin cụ thể qua nhận xét trong sổ đầu bài của giáo viên bộ môn. - GVCN nhận xét chung về các hoạt động của lớp. + Tuyên dương , động viên kịp thời những học sinh có ý thức học tập, thường phát biểu bài ; khen ngợi những em làm việc tốt, những em có tinh thần vượt khó học tập. + Phê bình , khuyên giải và tìm biện pháp ngăn chặn những em thường xuyên vi phạm. + Đối với những học sinh cá biệt , GVCN phải có biện pháp giáo dục riêng ( sẽ trình bày riêng ở mục III.5) b. Phần 2: Để tạo không khí vui vẻ, hứng thú và bổ ích, tôi đưa phần này vào tiết SHL. Tôi đặt tên cho phần này là "Mỗi tuần một chuyên mục". Thời gian cho phần này là 20 phút, còn 5 phút cuối tiết là để dặn dò. Do thời gian có hạn và để nội dung SHL được phong phú và thu hút nên tôi thiết kế thực hiện phần này có 4 chuyên mục , mỗi tuần sẽ thực hiện một chuyên mục và thực hiện luân phiên nhau ở các tuần trong một tháng, cụ thể như sau: * Tuần 1: thực hiện chuyên mục "sinh hoạt theo chủ điểm". - Mục đích của chuyên mục là giáo dục cho học sinh có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc. - Nội dung của chuyên mục này tương ứng với các ngày kỉ niệm trong tháng và tương đối đa dạng. Ví dụ: Tháng có ngày thành lập Đảng CSVN thì thi các bài hát truyền thống về Đảng, về Bác Hồ; Tháng có ngày sinh nhật Bác thì thi kể chuyện về Bác Hồ; Tháng có ngày quốc tế phụ nữ thì thi tìm hiểu về lịch sử ra đời của ngày 8/3, vv - Nếu ngày kỉ niệm không trùng với tuần 1 trong tháng đó thì sẽ thay đổi nội dung của tuần 1 sang tuần có ngày khỉ niệm và nội dung của tuần đó sẽ đổi sang thực hiện vào tuần 1. - Hình thức tổ chức: + GVCN trực tiếp điều hành hướng dẫn cụ thể toàn bộ cách thức hoạt động. + Chọn một học sinh có năng khiếu để dẫn chương trình. + Chia mỗi tổ là một đội dự thi (sẽ có 3 tổ). + Số người thi có thể là cá nhân hay một nhóm. + GVCN và lớp trưởng, lớp phó học tập sẽ làm ban giám khảo. + Phần thưởng sẽ là một món quà nhỏ có thể là một cây bút hay một đồ dùng học tập khác ( tiền mua phần thưởng lấy từ tiền quỹ Đội do trường trích về cho lớp). * Tuần 2: Thực hiện chuyên mục " cùng học với nhau". Nội dung của chuyên mục này cũng rất phong phú. Mục đích của chuyên mục này là giúp các em vui mà học. Qua đó, chuyên mục còn động viên, khích lệ tinh thần tự giác học tập, phát huy tính tích cực, kích thích ý thức tự tìm hiểu và sáng tạo hơn ở học sinh. Gồm những nội dung sau: ( GVCN chọn một trong các nội dung để hoạt động, có 4 nội dung) (1) Lớp trưởng bàn và thống nhất trước rồi báo cáo với GVCN xem môn học nào gặp khó khăn. Từ đó, GVCN hướng dẫn hoặc định hướng về phương pháp học tập cho học sinh. Ví dụ: phương pháp để nhớ lâu từ vựng của môn Tiếng Anh; cách làm cho hết buồn ngủ khi học bài, (2) Học sinh khá giỏi trình bày kinh nghiệm học tập (có sự hướng dẫn trước của GVCN). - Tác dụng khi thực hiện nội dung này sẽ làm cho học sinh khá giỏi cảm thấy mình có vị trí quan trọng trong lớp, cảm thấy có vinh dự lớn được chia sẻ kinh nghiệm học tập cho các bạn, từ đó các em càng cố gắng hơn . Bên cạnh, còn khích lệ tinh thần cố gắng của học sinh trung bình và yếu , các em muốn có được niềm vinh dự như bạn nên sẽ cố gắng. - Hình thức: + Học sinh trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập có hiệu quả của mình. + GVCN sẽ trao một phần thưởng nhỏ cho học sinh đó để động viên tinh thần. (3) GVCN thành lập một tổ biên soạn câu hỏi đố vui để học (khoảng 20 câu ) gồm câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm . Tổ biên soạn gồm 5 đến 7 em khá giỏi. GVCN sẽ duyệt câu hỏi. Hình thức tổ chức: Người dẫn chương trình đọc câu hỏi , học sinh xung phong trả lời và người dẫn chương trình công bố đáp án đúng / sai. Phần thưởng cho mỗi người có 5 đáp án đúng sẽ là một cây bút. (4) Mỗi tổ cử một bạn có năng khiếu chuẩn bị một câu chuyện vui , bổ ích hoặc câu chuyện có tính giáo dục và kể cho lớp nghe. Tác dụng của nội dung (3) và (4) sẽ làm cho học sinh thích thú, say mê học tập, tìm tòi, năng động, sáng tạo , yêu trường lớp, ngăn chặn tình trạng bỏ tiết, bỏ học. * Tuần 3: Chuyên mục "tìm hiểu nhau". - Ở chuyên mục này GVCN và học sinh trò chuyện với nhau để tìm hiểu về gia đình, nơi ở , công việc hàng ngày của học sinh hoặc các thành viên trong gia đình học sinh. - Hình thức tổ chức: Để tránh ồn ào, mất trật tự khi thực hiện chuyên mục này , GVCN có thể hỏi bằng nhiều cách, nhiều nội dung khác nhau . Nhưng chủ yếu là thực hiện theo cách sau: + GVCN gọi học sinh đứng lên giới thiệu về gia đình mình . Nội dung : học sinh giới thiệu về bản thân ( tên, tuổi, sở thích, mối quan tâm, công việc làm hàng ngày, suy nghĩ, mơ ước về sau này, ). Sau đó học sinh kể những đặc điểm tiêu biểu về hoàn cảnh gia đình ( Kể về bố, mẹ, anh, chị em; đặc điểm kinh tế của gia đình (công nhân viên chức hay nông dân, có làm ruộng không, thu nhập chính là gì ) + Do thời gian có hạn (chỉ 20 phút) nên mỗi lần thực hiện chuyên mục này thì khoảng 3 đến 4 em chuẩn bị và thực hiện (do GVCN đã hướng dẫn trước ở các giờ sinh hoạt 15 phút). - Tác dụng : + Khi thực hiện nội dung này , học sinh trước hết là rèn luyện được kĩ năng giao tiếp trước đám đông, học sinh sẽ học được phong cách mạnh dạn khi thổ lộ tâm sự của mình. + Học sinh trong lớp hiểu được hoàn cảnh của nhau, từ đó có sự chia sẻ, thông cảm nhau và cảm thấy thân thiện, gần gũi, đoàn kết , yêu thương , giúp đỡ nhau nhiều hơn + Ngoài ra, GVCN còn nắm được hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. Từ đó có biện pháp giáo dục riêng đối với từng em. Và như thế thì việc giáo dục học sinh cá biệt cũng đỡ khó khăn hơn. * Tuần 4: Xếp loại thi đua trong tháng: - Các tổ trưởng bàn bạc với tổ phó trước giờ SHL để xếp loại học sinh dựa trên cơ sở nội quy đầu năm mà lớp xây dựng. - Các tổ trưởng lần lượt đọc nội dung đánh giá và xếp loại cho GVCN và cả lớp nghe. - GVCN và học sinh của cả lớp cho ý khiến góp ý. Nếu không đồng ý với bảng xếp loại đó thì bàn bạc và điều chỉnh cho phù hợp. - GVCN lưu vào sổ chủ nhiệm để làm cơ sở xếp loại cuối năm. * Sau phần thực hiện các chuyên mục , GVCN dặn dò kế hoạch thực hiện cho tiết SHL tuần sau (5 phút) 3. Phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách Đội và giáo viên bộ môn: - Thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình hình với tổng phụ trách Đội và giáo viên bộ môn dạy lớp mình chủ nhiệm để kịp thời uốn nắn những sai phạm của học sinh cũng như việc tuyên dương kịp thời những học sinh có thành tích tốt để khích lệ các em cố gắng hơn. 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội. Gia đình là cái nôi để hình thành nhân cách con người , gia đình có tác động rất lớn đối với việc giáo dục đạo đức học sinh. Chính vì vậy , GVCN cần kết hợp chặt chẽ với gia đình. Gia đình là cánh tay đắc lực để giúp công tác chủ nhiệm có hiệu quả hơn. Biện pháp thực hiện: - Họp phụ huynh đầu năm diễn ra vào tháng 10/ 2011 - Nội dung họp: + Báo cáo tình hình chung của lớp (sỉ số, số học sinh nam, nữ, học sinh dân tộc thiểu số, hộ nghèo, ) + Thông báo các khoảng thu trong năm học. + Báo cáo sơ bộ về tình hình học tập và đặc điểm về đạo đức đầu năm của từng em. + Nêu những giải pháp mà GVCN sẽ thực hiện trong năm học. + Lấy ý kiến đóng góp và nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh học sinh. - Hàng tháng GVCN yêu cầu học sinh ghi điểm vào phiếu , GVCN nhận xét và ký vào phiếu và gửi về gia đình học sinh. Gia đình xem xong , kí vào phiếu. - Họp phụ huynh cuối kì I diễn ra vào tháng 1/2012 + Nhận xét tình hình chung của lớp qua một học kì. + Nhận xét về đạo đức và học lực của từng em. + Phát phiếu kết quả về học lực và hạnh kiểm của học sinh. + Đối với phụ huynh có con em là học sinh cá biệt, GVCN phải thường xuyên trao đổi riêng. GV yêu cầu phụ huynh phải hết sức quan tâm , nhắc nhở con em mình ở gia đình và kể cả những mối quan hệ xã hội. Ví dụ: Biểu hiện của học sinh cá biệt là bỏ tiết thì gia đình phải theo dõi xem con mình có đến lớp đều đặn không, thường chơi với những đối tượng nào, ở đâu. Bên cạnh, phải theo dõi về tình trạng sức khỏe, ăn uống , sinh hoạt hàng ngày của con mình xem có gì bất thường không , để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ dẫn đến tệ nạn xã hội như nghiện hút, bi da, tụ tập băng nhóm, game online, 5. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt: Những biểu hiện cá biệt của học sinh trong nhà trường thì rất nhiều nhưng thường là các trường hợp sau: gây gỗ , quậy phá, khiêu khích đánh nhau, bỏ tiết, bỏ buổi, vô lễ với thầy cô, tụ tập băng nhóm, lấy cớ đau ốm để xin về giữa buổi học, tác phong cẩu thả, Về biểu hiện cá biệt của học sinh thì rất nhiều, ở đây tôi chỉ nêu những biện pháp cụ thể đối với một số biểu hiện điển hình thường xảy ra. Các biện pháp cụ thể: (1) Với những học sinh thường bỏ học: - GVCN gặp riêng học sinh để hỏi han, tâm sự một cách mềm mỏng tìm hiểu tâm sự cá nhân để biết nguyên nhân vì sao em bỏ học. Ở biểu hiện các biệt này thì thường có hai nguyên nhân và hai nhóm đối tượng chính sau: + Một là do hoàn cảnh gia đình khó khăn ( thường là các em học sinh dân tộc thiểu số) . Các em phải ở nhà để phụ giúp gia đình làm kinh tế. Với đối tượng này, thường là các phụ huynh cũng chưa ý thức lắm về tầm quan trọng của việc học. Với trường hợp này, GVCN phải gặp , động viên, phân tích cụ thể để gia đình thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Khi đã có tư tưởng thông suốt, gia đình sẽ trực tiếp tạo điều kiện và động viên các em tiếp tục học . + Hai là nhóm học sinh thiếu sự quan tâm, quản thúc của bố mẹ, thường là bố mẹ lo làm ăn, đi xa , bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ, hoặc bố mẹ thường gây gỗ, bố uống rượu gây mất nề nếp, trật tự sinh hoạt trong gia đình. Các em thường mang tâm sự chán chường, lo nghĩ nhiều, bản thân thiếu tự tin, mất đi chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần nên ít chuyên tâm trong việc học hành hoặc lêu lỏng, tư tưởng muốn bỏ học. Với đối tượng này thì GVCN phải gặp gia đình, tìm hiểu nguyên nhân để khuyên giải và tìm cách giúp đỡ, động viên học sinh, tạo chỗ dựa tinh thần để các em vượt qua khó khăn về mặt tâm lí để tiếp tục học. + Ba là nhóm học sinh ham chơi, lêu lỏng, bị các đối tượng hư hỏng lôi kéo nên đã sa vào các cuộc tụ tập, chơi bời, thậm chí uống rượu bi, hút thuốc, cờ bạc, bi da và game online. Khi các em sa vào những tệ nạn trên thì sẽ sao nhãn việc học dẫn đến tình trạng trốn học , bỏ tiết. Đối với nhóm học sinh này thì cần kết hợp chặt chẽ với gia đình. Phải liên lạc kịp thời để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khuyên giải, uốn nắn. Phải yêu cầu gia đình hợp tác bằng các phương pháp như đã nêu ở phần ví dụ của đoạn cuối mục III.4. ( 2) Với những học sinh gây gỗ, đánh nhau : + Trước hết, GVCN phải yêu cầu học sinh làm bảng tường thuật thuật lại các sự việc xảy ra. Qua đó, GV nắm bắt các tình tiết xảy ra để có hướng khuyên giải thích hợp. + Tìm cách trấn an học sinh. Khi các em đã bình tĩnh, GVCN sẽ phân tích điều đúng, sai ; luôn tỏ ra thông cảm, chia sẻ với bức xúc của các em. Một khi các em cảm thấy có sự đồng cảm và chia sẻ của thầy cô thì các em cảm thấy mình có một chỗ dựa tình thần vững chắc và sẵn sàng nghe lời khuyên giải của thầy cô. + Sau đó GVCN đặt mình vào vị trí của các em để nêu ra một số cách ứng xử đúng đắn, phù hợp để các em tham khảo . Và lúc này các em sẽ tự nhìn lại và đánh giá về hành vi sai trái của mình và sẽ rút kinh nghiệm. Từ đó các em sẽ có những suy nghĩ sáng suốt hơn để dẫn đến những hành động đúng đắn hơn. ( 3) Với những học sinh tỏ ra vô lễ , không vâng lời hoặc không tiếp thu lời khuyên của thầy cô : + GV phải hết sức kiên nhẫn, kìm chế sự nóng giận để trao đổi với học sinh. + Tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trò chuyện, gần gũi, hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu tâm sự cá nhân, tạo cơ hội để các em bộc lộ tình cảm. + Luôn tỏ ra thông cảm, chia sẻ, với nỗi khổ tâm, buồn bực và động viên học sinh. Luôn yêu thương , làm cho các em cảm thấy thầy cô là chỗ dựa tình thần vững chắc . Từ đó các em sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn và các em sẽ tự nhận ra điểm sai , tự phê bình suy nghĩ nông cạn, dại dột của mình. * Tóm lại: Đối với những học sinh cá biệt, GVCN phải luôn giáo dục các em bằng tình yêu thương của mình đối với học sinh. Không nên đánh đập, sỉ mắng học sinh. Phải luôn rộng lượng, luôn dang sẵn vòng tay chào đón để các em có chỗ dựa tình thần và có cơ hội sữa chữa sai lầm . Phải luôn dìu dắt, định hướng cho học sinh về việc làm, hành vi, suy nghĩ theo một hướng mới để các em quên đi khó khăn, sai lầm hiện tại. IV. Hiệu quả của SKKN: Sau khi áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy lớp chủ nhiệm 8a4 có nhiều tiến bộ. Cụ thể: - Hầu hết học sinh trong lớp có ý thức thực hiện nội quy nhà trường tương đối tốt ; có ý thức và có tinh thần thi đua học tập. Cụ thể là điểm thi đua do cờ đỏ theo dõi và xếp loại có nhiều lần là lớp đứng nhất trong tuần; là lớp xếp thứ nhất theo kết quả tổng hợp của khối buổi chiều . - Kết quả xếp loại học tập cũng như về hạnh kiểm của học kì I năm học 2011 - 2012 so với kết quả học kì II của năm học 2010 - 2011 là cao hơn. (sẽ có bảng biểu số liệu kèm theo bên dưới). - Về việc giáo dục học sinh nghỉ học cũng có hiệu quả cao. Cụ thể: ba tuần của đầu năm học có em Y Bốt, Y Chương nghỉ học nhiều (hầu như nghỉ cả tuần). Sau khi đến gia đình của hai em để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những lời lẽ thuyết phục gia đình, giúp gia đình giáo dục hai em thì ngay sau đó, cả hai em đều rất tiến bộ, đi học đầy đủ . - Lớp học luôn có ý thức đoàn kết , thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh tích cực, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, đáp ứng được mục đích thực hiện phong trào "trường học thân thiện, học sinh tích cực". Năm học 2010 - 2011 là lớp 7a4 Năm học 2011 - 2012 là lớp 8a4 Bảng so sánh về học lực Lớp 7a4 kì II năm học 2010 - 2011 (sỉ số 36) Lớp 8a4 kì I năm học 2011 - 2012 (sỉ số 35) Loại SL TL Loại SL TL Giỏi 1 2,8 % Giỏi 2 5,7 % Khá 8 22,2 % Khá 8 22,9 % TB 20 55,6 % TB 18 51,4 % Yếu 7 19,4 % Yếu 7 20 % Bảng so sánh về hạnh kiểm Lớp 7a4 kì II năm học 2010 - 2011 (sỉ số 36) Lớp 8a4 kì I năm học 2011 - 2012 (sỉ số 35) Loại SL TL Loại SL TL Tốt 22 61,1 % Tốt 26 74,3 % Khá 11 30,6 % Khá 9 25,7 % TB 3 8,3 % TB 0 0 C. Kiến nghị, kết luận: 1. Kiến nghị: - Nhà trường và Đội cần quan tâm hơn nữa đối với những học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ: tổ chức các phong trào thu gom sánh cũ không sử dụng đến để tặng cho các học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; hoặc phong trào áo cũ tặng bạn. Thực hiện các phong trào này nhằm giúp đỡ những học sinh nghèo và khó khăn. Ngoài ra, còn giúp học sinh chống lãng phí sách cũ và giáo dục được tinh thần lá "lành đùm lá rách", tương thân tương ái ở học sinh. - Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa , vui chơi ngoài trời nhiều hơn để kích thích sự hứng thú học tập, thái độ yêu trường lớp của học sinh. Ví dụ: thi đố vui để học, tổ chức thi văn nghệ, cắm trại, dã ngoại, - Nhà trường cần có biện pháp nghiêm khắc hơn đối với những học sinh thường gây gỗ, quậy phá, đánh nhau gây mất trật tự an ninh trong khu vực trường học để các thầy cô và các em học sinh yên tâm hơn trong việc dạy và học. 2. Kết luận: Trong quá trình chủ nhiệm lớp, tôi đã áp dụng các phương pháp trên nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Và bước đầu tôi đã gặt hái được nhiều thành công, nhất là trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Để áp dụng được những phương pháp này, ngoài tình yêu thương, chúng ta còn phải có niềm say mê với nghề nghiệp, và cả lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc thì mới thực hiện được. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi cũng gặp một số khó khăn về thời gian. Vì nếu thực hiện theo các giải pháp trên thì ngoài thời gian gặp học sinh trong giờ học, giờ SHL và sinh hoạt 15 phút đầu giờ thì GVCN cần trao đổi thêm ngoài giờ thì mới thực hiện thành công được. Có một số nội dung ở phần 2 của tiết sinh hoạt lớp còn chưa thành công do thời gian có hạn. Nhưng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình với mong nuốn tất cả vì học sinh thân yêu. Tôi tin rằng với biện pháp trên sẽ giúp các đồng nghiệp đạt kết quả cao hơn trong công tác chủ nhiệm. Và tôi cũng rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hoà Sơn, ngày 18 tháng 2 năm 2012 Người thực hiện đề tài Lữ Thị Vững PHỤ LỤC Nội dung Số trang A. Phần mở đầu. 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ .1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...1 4. Thời gian nghiên cứu .1 5. Biện pháp nghiên cứu .........1 B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .2 I. Cơ sở lí luận .........2 II. Thực trạng ..2 1. Thuận lợi .2 2. Khó khăn .3 3. Thành công, hạn chế .......3 4. Mặt mạnh, yếu và các nguyên nhân, yếu tố tác động trong quá trình thực hiện nghiên cứu ..3 III. Nội dung và biện pháp thực hiện ..3 1. Thực hiện công tác quản lí lớp học một cách chặt chẽ, gồm các nội dung cụ thể sau .3 2. Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ...5 3. Phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách Đội và giáo viên bộ môn .7 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội.7 5. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ...8 IV. Hiệu quả của SKKN ...9 C. Kiến nghị, kết luận 10 1. Kiến nghị ...10 2. Kết luận .10

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bộ Môn Toán

trong quá trình dạy học .Do đặc điểm của môn Toán là một môn học rất gần gũi với thực tế đời sống nên người giáo viên phải linh hoạt , sáng tạo trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ sự kết hợp , gắn bó của Toán học với cuộc sống hàng ngày . Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận , chiếm lĩnh tri thức mới . Với phương pháp dạy học mới hiện nay, chúng ta cần thiết kế một hệ thống câu hỏi logic , gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới . Từ đó kiến thức mới sẽ được học sinh khắc sâu , nhớ lâu và sẽ gây hứng thú trong học tập . *Dạy môn toán cần dạy cho học sinh nắm chắc các khái niệm , các qui ước, các ký hiệu , các tính chất Nó là mấu chốt để học sinh khỏi mơ hồ , lẫn lộn giữa cái này với cái khác , có suy nghĩ lệch lạc, quan niệm tách rời xa với thực tế đời sống.Chẳng hạn , dạy về chu vi một hình , học sinh phải biết chu vi một hình là gì ? Tại sao hình vuông lại lấy (cạnh x 4) còn chu vi hình chữ nhật lại tính (dài + rộng )x2 Các vấn đề đó rất gần gũi với đời sống , nếu chúng ta không để ý tới thì đôi khi học sinh chỉ thực hành một cách máy móc , rập khuôn các công thức do vậy mau quên , kiến thức Toán học không được sâu sắc. *Khi dạy Toán cần có đồ dùng dạy học trực quan , nếu có điều kiện cần phát huy mặt này . Chẳng hạn khi dạy bài " Đo đoạn thẳng trên tia " từng học sinh phải có thước đo để học sinh nắm chắc cách đo , kích thước của mỗi đơn vị độ dài ; giáo viên cũng cần chuẩn bị các dụng cụ đo : thước thẳng, thước dây Khi dạy tiết thực hành ngoài trời đo chiều cao của vật , giáo viên phải chuẩn bị giác kế để học sinh biết giác kế là gì ? Cách xác định góc bằng giác kế ra sao , dùng thước dây xác định khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất như thế nào ? Để tạo tình huống gây trí tò mò cho học sinh khi dạy chứng minh định lí " Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800" , giáo viên phải chuẩn bị thước đo góc và bảng phụ có vẽ sẵn các tam giác có nhiều hình dạng khác nhau .Vào đầu tiết học giáo viên cho lần lượt một số học sinh lên đo các góc của tam giác . Gợi ý cho các em phát hiện một điều thú vị là " Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800 " . Lúc này đặt vấn đề cần thiết chứng minh điều thú vị đó . Vì vậy đầu tư vào việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cho một tiết dạy là hết sức cần thiết để học sinh hiểu được kiến thức một cách sâu sắc , sát với thực tế , hiểu được các kiến thức đó có được do đâu ? Dựa trên cơ sở nào ? Còn rất nhiều các vấn đề khác nếu được đầu tư chu đáo sẽ tạo nên một tiết học hấp dẫn , dễ học và gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Một vấn đề cần thiết nữa đặt ra là khi dạy một tiết học người giáo viên phải nắm bắt kịp thời số học sinh hiểu bài và chưa kịp hiểu bài . Từ đó có biện pháp giúp đỡ số học sinh chưa kịp hiểu bài . Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập ; bằng những câu hỏi trọng tâm , cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh ; chú ý đến học sinh yếu , cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học ; bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó , từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp . Ngoài ra người giáo viên phải tính đến việc kiểm tra một lúc được nhiều học sinh ; nhất là yêu cầu tối thiểu những nội dung cần đạt được . Chẳng hạn khi dạy bài " Giải phương trình bậc nhất một ẩn" giáo viên phải đưa ra một số bài tập nâng cao dần như sau: v.v. Các bài tập a,b,c,d dành cho học sinh yếu và kiểm tra một lúc đồng thời 4 học sinh lên bảng . Là các bài tập yêu cầu tối thiểu sau một tiết dạy học sinh phải tự làm được. Khi giảng bài "Định lí Talet trong tam giác" , kiến thức học sinh cần nắm được trong tiết học này là nội dung định lí Talet , định lí đảo của định lí Talet và hệ quả . Nội dung định lí Talet được phát biểu như sau: "Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tỉ lệ" . Để giúp học sinh nắm được định lí , cách vận dụng định lí để giải bài tập , yêu cầu tối thiểu để học sinh đạt được , giáo viên ra một bài tập : Cho tam giác ABC,một đường thẳng song song với BC và cắt hai cạnh AB & AC lần lượt tại B' & C'. Biết AB'=5cm , BB'=4cm , CC'=6cm . Tính AC'? Với bài tập này học sinh vận dụng trực tiếp định lí Talet để giải Theo định lí Talet ta có : hay = Qua bài tập này giáo viên rút ra nhận xét cho học sinh thấy : Trong 4 đoạn thẳng AB',BB', AC',CC' nếu biết được số đo 3 đoạn thẳng ta sẽ tính được số đo đoạn thẳng còn lại . Sau khi học sinh nắm được bài tập này , giáo viên cho một bài tập nâng cao hơn như sau: Cho hình thang ABCD có AB//CD ; AB=BC=3cm ; AD=2cm ; CD=5cm. Các cạnh bên AD & BC cắt nhau tại E . Tính AE , BE ? Để giúp đỡ nhau trong học tập , học sinh khá giúp học sinh yếu , giáo viên có thể tạo ra các cặp học tập khá yếu . Trong những lúc rãnh rỗi , trong những giờ giải lao , kể cả ở nhà chỗ nào chưa hiểu bạn yếu có thể hỏi bạn khá . Khi đã tổ chức làm thì phải có những hình thức tuyên dương điển hình , khuyến khích thi đua với nhau , có kiểm tra việc tiến bộ của học sinh yếu với mục đích các em đều học được môn Toán và có phong trào học tập sôi nổi.Trong sách bồi dưỡng môn Toán cấp tiểu học cho giáo viên có viết : "Số học là hạt nhân của chương trình toán" . Vì vậy người giáo viên cần dạy học sinh nắm vững chắc về cấu trúc của số học và các phép tính trên tập N,tập Z , tập Q. Do đó chương trình Toán lớp 6 là nền tảng để có cơ sở học các nội dung khác .Trong chương trình có những chỗ căn bản , trọng tâm nên giáo viên phải thường xuyên ôn luyện và ra bài tập thật nhiều để học sinh thực hành để kiến thức mới được khắc sâu và lâu quên. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách ôn tập chương , cách liệt kê các công thức toán để tóm tắt và chốt lại những điểm trọng tâm vận dụng vào giải bài tập . Tóm lại trong quá trình dạy học sự nhiệt tình , chịu khó ,tinh thần trách nhiệm của người giáo viên là đều không thể thiếu được để dạy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh . Nhưng đó cũng chỉ là một mặt , là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học sinh đạt chất lượng cao . Phải có sự kết hợp ,vận dụng sáng tạo trong phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học mới hiện nay . Người giáo viên cần chú ý trong từng trường hợp ,từng đối tượng học sinh để học sinh tự lực của mình để có điều kiện phát triển khả năng tư duy , chiếm lĩnh kiến thức ,rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong việc giải toán . 2.3.2.Phương pháp ra bài tập về nhà : Môn Toán là môn học rất cần đến việc thực hành, luôn luôn phải có sự kết hợp với nhau giữa lý thuyết và thực hành . Qua thực hành mới củng cố được lý thuyết , khắc sâu kiến thức , rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển tư duy . Ở phạm vi SGK sau mỗi bài học đều có một lượng bài tập để học sinh thực hành , luyện tập nhưng đôi khi còn ít ,hệ thống bài tập chưa đủ cho học sinh yếu tập làm quen từ những bài tập rất dễ để từng bước nâng dần giải những bài tập khó hơn .Do đó trong từng tiết dạy người giáo viên có thể ra thêm bài tập tùy tình hình lớp học để học sinh có điều kiện tiếp xúc với khâu thực hành và nội dung bài tập phong phú hơn. Những số tiết cơ bản trong chương trình rất cần thiết .Vì vậy vấn đề luyện tập thật nhiều để học sinh nhớ lâu , củng cố lý thuyết được bền vững là rất cần thiết . Nếu khâu thực hành làm ít thì rõ ràng kiến thức chóng quên hơn , lí thuyết không được khắc sâu đậm nét . Chẳng hạn khi dạy quy tắc cộng, trừ , nhân, chia phân số ở học sinh lớp 6, cần có lượng bài tập thật nhiều để qua bài tập học sinh mới được khắc sâu quy tắc . Khi dạy học sinh mới giải toán hình , nếu học sinh ít giải bài tập , ngại thực hành thì chắc chắn các em không nhạy bén ,vận dụng lý thuyết ít được linh hoạt vào giải bài tập .Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đợt kiểm tra , đợt thi , làm giảm sút chất lượng trầm trọng .Nói chung do đặc điểm của môn Toán là môn học không thể nói suông , nói và làm phải luôn đi song song với nhau.Vì vậy , cần thực hành để rèn luyện kỹ năng , khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy. 2.3.3.Phương pháp kiểm tra bài tập về nhà : *Kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà là việc rất cần thiết .Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên thì việc học bài cũ và làm bài tập ở nhà của các học sinh sẽ chu đáo hơn . Ngược lại , nếu bị xem nhẹ thì việc chuẩn bị bài tập ,học bài cũ sẽ hạn chế và chất lượng học tập giảm rõ rệt. *Ở lứa tuổi của các em nhất là đầu cấp học đôi khi nhận thức còn kém , học là để đối phó thầy cô giáo, học là để giáo viên kiểm tra bài mình đã làm ,đã thuộc. Chưa có sự hiểu biết phải tự giác học để hiểu , để bản thân mình được tiến bộ . Do vậy kiểm tra bài cũ thường xuyên là biện pháp để học sinh tự giác học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp . Từ đó tạo nên không khí lớp học nghiêm túc , trật tự , mọi học sinh đều ở tư thế chuẩn bị giáo viên sẽ kiểm tra mình . *Thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn , không thể kiểm tra hết được.Vì vậy muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện người giáo viên phải nghĩ ra kế hoạch phân công các tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra từng thành viên trong tổ ở đầu buổi học .Đầu tiết học các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài tập ở nhà của từng tổ viên . Học sinh nào chưa làm bài tập ở nhà sẽ có biện pháp xử phạt thích đáng . Trong trường hợp học sinh không làm bài tập ở nhà mà lên lớp mượn vở bạn chép cũng được báo lại và sẽ xử phạt nặng hơn. Giải pháp nữa là giáo viên cùng với các em bầu cán sự bộ môn Đại số và hình học để chính những em này sẽ là hạt nhân : Thứ nhất có thể giải bài tập khó cho các bạn (nêu em giải được ) ,chỉ đạo trong công tác kiểm tra việc làm bài của các bạn Thứ hai làm một cầu nối để thông tin lại về chất lượng giờ dạy của giáo viên (các em có hiểu bài không ,phương pháp truyền đạt của thầy ...) *Sau khi các tổ trưởng báo cáo lại xong giáo viên mới kiểm tra bài cũ . Nếu kiểm tra có gì không khớp với báo cáo của tổ trưởng thì sẽ có biện pháp xử phạt tổ trưởng vì chưa thực hiện đúng với sự phân công . Có như vậy trong từng tiết học mới sớm phát hiện được những học sinh lười học bài , lười làm bài tập giúp giáo viên sớm có biện pháp xử lý và tìm ra nguyên nhân cụ thể để sớm khắc phục. *Công tác đánh giá định kỳ (bài kiểm tra )nên ra 2 hoặc 3 đề trong một giờ kiểm tra giúp các em tính tự lực cánh sinh trong làm bài ,sau khi chấm trả bài giáo viên nên lập bảng tổng hợp điểm : Giỏi Khá Tbình Yếu Kém để theo dõi chất lượng qua các bài kiểm tra để từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng Với kế hoạch kiểm tra bài tập ở nhà và đánh giá như trên , người giáo viên đã kiểm tra được toàn diện học sinh . Phải làm thường xuyên , liên tục mới thấy được kết quả nâng cao chất lượng rõ rệt tạo thành nếp thi đua học tập sôi nổi ở học sinh . Học sinh hứng thú học tập , giáo viên biết được các học sinh cá biệt của mình . Khi trở thành thói quen , giáo viên làm việc rất nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao . Từ các báo cáo tổng quát đến cụ thể tình hình học tập của học sinh , giáo viên kịp thời nắm bắt được lỗ hổng của học sinh mà kịp thời sửa chữa. Tóm lại , những kế hoạch ở lớp , kế hoạch ra bài tập về nhà đến kế hoạch kiểm tra bài tập về nhà là những suy nghĩ tìm ra phương pháp làm việc của bản thân trong thời gian qua . Với những kế hoạch đó bản thân tôi đã làm nhiều năm và thấy chất lượng dạy học tăng rõ rệt. Nhưng dù sao thì tinh thần trách nhiệm , tính nhiệt tình trong công tác , hăng say trong nghề nghiệp là không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy ,nó phải được xuất phát từ tâm của một nhà giáo . 2.3.4. Phương pháp phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn với gia đình ,xây dựng mối tương quan "Gia đình - nhà trường - xã hội " trong quá trình giáo dục học sinh Việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm trong công tác dạy học cũng là điều cấn thiết . Giáo viên bộ môn phải trao đổi với giáo viên chủ nhiệm những học sinh cá biệt , học sinh lười để cùng hợp tác kiểm điểm , nhắc nhở , xử phạt ; dùng đủ hình thức từ mềm dẻo đến cứng rắn hơn sao cho các em sửa chữa tiến bộ dần đà theo cả lớp. Cũng thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mới nắm được tình hình gia đình của những em cá biệt có hoàn cảnh khó khăn , gia đình buông lỏng hay ảnh hưởng của bạn bè xunh quanh .để có biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Giáo viên chủ nhiệm cũng có trách nhiệm trao đổi với giáo viên bộ môn những học sinh cá biệt ở lớp mình , những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để giáo viên bộ môn nắm bắt được tình hình trước, có cách xử lý khéo là liều thuốc chữa bệnh có hiệu quả nhất mang lại kết quả nhanh nhất. Còn vấn đề phối hợp giữa gia đình học sinh và nhà trường cũng không thiếu được; cụ thể là giữa giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm và gia đình . Giáo viên có trách nhiệm báo về gia đình kịp thời những sai sót , lười biếng của học sinh cho gia đình biết (Thông qua trao đổi trực tiếp hay phiếu kiến nghị với gia đình hay lời phê ,nhận xét trực tiếp vào vở bài tập của các em ).Từ đó gia đình cho biết ý kiến , giáo viên mới tham khảo theo ý đó mà xử lý phù hợp . Những trường hợp vi phạm quá mức có thể báo cáo với liên đội ,ban giam hiệu nhà trường,hội phụ huynh đễ phối hợp giáo dục các em Tất cả những kế hoạch phối hợp nêu trên giúp chúng ta giáo dục các em một cách toàn diện . Phải có mối liên kết với nhau giữa tất cả các giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm ,BGH và gia đình ,xã hội đó là phương pháp "thế cờ vây " vào một mục tiêu,giải thích cho các em hiểu rằng việc học tập trước tiên là học cho chính mình , cho gia đình ,cho xã hội.Buộc các em phải cố gắng vươn lên trong học tập bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo, việc học trở thành rất cần thiết cho các em mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích . Trong tình hình chất lượng học sinh hiện nay tất cả các môn nói chung và môn toán nói riêng , học sinh yếu kém càng ngày càng "nở ra", học sinh khá giỏi càng ngay bị "co lại". Là người giáo viên đứng trước tình hình đó phải trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân chính , cơ bản dẫn đến kết quả nêu trên, để có biện pháp thích đáng, hữu hiệu , tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng dần chất lượng , đảm bảo yêu cầu giáo dục theo kịp thời đại. 2.4.Kết quả đạt được: - Sau khi áp dụng phương pháp này lớp tôi dạy đạt hiệu quả cao. Năm học 2012-2013 qua khảo sat định kỳ cả 3 lần học sinh đạt từ loại kha trở lên là 90%. Học kỳ I của năm học 2013-2014, đạt 98% học sinh khá, giỏi.Đặc biệt ở kì thi khảo sát chất lượng mũi nhọn năm học 2013- 2014 lớp tôi dạy có 10 em đạt giải môn Toán . PHẦN 3 Kết luận Qua thực tế giảng dạy , với cách dạy trên , tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngại khi giải các bài toán đặc biệt các bài toán hình học. Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. Đề xuất một số giải pháp: 3.1. Đối với trường THCS Nghĩa Lâm có nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ,mặt bằng kiến thức không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức toán học còn hạn chế vì vậy theo tôi nên tổ chức cho các em học lớp hai buổi để các em có thêm thời gian luyện tập bài tập... Giống như hình thức tổ chức phụ đạo như hiện nay nhưng phải có sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp ,giáo viên dạy phải có giáo án ,có một phương án cho phân phối chương trình bổ túc thêm từng phần cụ thể. 3.2. Nên tổ chức mô hình trường THCS bán trú,tức là đến trường các em vừa học vừa chơi từ đó giáo viên toán cần có kế hoạch cho các làm bài tập nhóm,nhóm học tập ... 3.3 Thành lập câu lạc bộ giáo viên dạy toán theo cụm ,câu lạc bộ em yêu toán học Hình thức tổ chức câu lạc bộ như sau: 3.3.1.Phải có tiêu chí của câu lạc bộ khi tham gia các em ,giáo viên có quyền và nghĩa vụ gì? 3.3.2.Thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ (gồm giáo viên ,học sinh) Hàng năm nên tổ chức đại hội câu lạc bộ ,tổ chức buổi lễ khi kết nạp thành viên mới,trao thẻ câu lạc bộ cho các em . 3.3.3.Trong vấn đề này phải phát huy tối đa phía học sinh ,Đội ngũ giáo viên dạy toán phải là ban cố vấn và là chủ nhiệm câu lạc bộ phải là giáo viên toán có năng lực ,đạo đức tốt ,tâm huyết ,ví như có thể tư vấn cho các em ... Theo tôi thiết nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học không thể chỉ xét đến một mặt nào đó mà phải nhìn trên quan điểm toàn cục, đồng bộ trên mọi mặt . về phía giáo viên phải có sự nhiệt tình , phải có năng lực, phải có đầu tư cao cho từng tiết dạy . Về phía học sinh đã đi vào quỹ đạo nội quy , trật tự , kỉ cương của lớp học , của nhà trường hay chưa, về phía gia đình đã thực sự quan tâp đến con ,em mình chưa ?,xã hội (môi trường ) của các sống đã thực sự trong sạch chưa ? v.v...Nhưng một điều cần thiết trước tiên để dạy đạt chất lượng là phải xây dựng một tập thể lớp có tổ chức , có kỉ cương , tất cả các thành viên đều hoạt động theo quỹ đạo đó . Nếu một phần tử nào đó chưa hòa mình vào quỹ đạo,chưa theo kịp cũng buộc tự quay theo quỹ đạo để trở thành một lớp học có nề nếp , trật tự,chú ý nghe giảng . Giáo viên vào lớp tự nhiên sẽ thấy hứng thú , say mê trong công tác dạy học của mình hơn, yêu nghề hơn. Trong thời gian tới bản thân sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ , nhiều hơn nữa những gì đã trăn trở trước tình hình chất lượng môn Toán hiện nay . Làm sao các em đều học được môn Toán , môn Toán trở thành một môn học rất gần gũi với các em,"thực sự là môn thể thao trí tuệ" . Các em không ngại giải bài tập , xem đó là khâu thực hành cần thiết để giúp các em phát triển tư duy , trí tuệ, tính chịu khó , cần cù , làm đến nơi đến chốn không bỏ dở giữa chừng,không ngại khó . Tính suy luận có logic , chính xác , chặt chẽ là cơ hội tốt nhất để rèn luyện bản thân , rèn luyện nhân cách của con người .để các em có một hành trang tri thức đầy đủ bước vào tương lai đầy niềm tin và hy vọng. 3.4. Soạn bài các tiết Toán thật cẩn thận chi tiết và có chất lượng. 3.5. Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trau dồi kiến thức môn Toán với các đồng nghiệp. 3.6. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan, tranh ảnh để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nhớ nhanh nội dung bài học. 3.7. Cần quán triệt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi hoạt động nhận thức . Sau khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy học sinh không những học tốt môn Toán mà còn học tốt cả những phân môn khác trong chương trình phổ thông. Nghĩa Lâm, ngày 05 tháng 03 năm 2015 Người viết Hồ Văn Thái Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa-Sách bài tập môn toán các khối lớp. 2.Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy-học toán trong trường phổ thông. 3. Tập huấn về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị Quyết 29 4. Các nguồn tài liệu trên mạng internet MỤC LỤC Phần 1; Mở đầu Trang 1. 1.2.Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh Trang 2,3 II/PHƯƠNG PHÁP DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH 2.1.Phương pháp dạy học trên lớp Trang 3,4,5 2.2.Phương pháp ra bài tập về nhà Trang 3,4,5 2.3.Phương pháp kiểm tra bài tập về nhà và kiểm tra định kỳ Trang 6,7 2.4.Phương pháp phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm Trang 7,8 2.5.Đề xuất một số giải pháp mới qui mô. Trang 8,9 Đăk Nông Giáo Dục

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Tin Học Lớp 6 Bằng Dụng Cụ Trực Quan

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/NQ-QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001 CTTTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đến nay việc đổi mới giáo dục phổ thông đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học. Phần lớn giáo viên đứng lớp đã thích nghi với chương trình, phương pháp mới nhất là sử dụng, khai thác triệt để tác dụng thiết bị thực hành, của trang thiết bị, phương tiện dạy học nh­ bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm – thực hành, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, .

Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là bộ môn Tin học nói chung và bộ môn tin học lớp 6 nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết.

Do hạn chế về nhiều mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ giáo viên. mà đôi khi phương pháp dạy học đã không tận dụng hết những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, để truyền tải nhiều thông tin cho người học một cách trực quan nên chất lượng dạy và học có mặt hạn chế.

Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp dạy của giáo viên và cách học của học sinh, còn cần sự có mặt của đồ dùng dạy học. Chính vì cậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp và ứng dụng. Trong qóa trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp hữu ích góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6.

tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. "Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử". Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỹ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài tin thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng tranh luận sôi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học... còn nhiều thiếu thốn và bất cập. Trường THCS Đông Hương tuy đã có được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo và phụ huynh học sinh nhưng đến nay vẫn chưa có phòng học bộ môn, phòng máy vi tính đã có số lượng tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do sĩ số đông (30-35 HS/lớp). Để áp dụng phương pháp này vào dạy Tin học thì đòi hỏi phải có đèn chiếu (máy chiếu qua đầu - Over head) hay đèn chiếu (Projecter), máy vi tính đó là chưa kể đến việc nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp cũng đều phải được trang bị. Tin học là một môn học đã được đưa vào giảng dạy tại trường THCS Đông Hương từ năm 2007 đến nay cũng đã là trường đầu tiên trên địa bàn T.P Thanh Hóa nhưng so với các nơi khác cũng có thể nói là đang còn chậm, đặc biệt là các em lớp 6 cũng đã tiếp xúc với bộ môn này từ TH mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. Qua điều tra những tiết học đầu tiên về cả lý thuyết và thực hành tôi tiến hành tổng hợp và đã thu được kết quả nh­ sau: Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 32 7 21.88 12 37.50 11 34.38 2 6.25 0 0 6B 30 5 16.67 13 43.33 10 33.33 2 6.67 0 0 6C 33 7 21.21 10 30.30 14 42.42 2 6.06 0 0 Cộng 95 19 20.00 35 36.84 35 36.84 6 6.32 0 0 * Về kĩ năng thực hành: Lớp Tổng số Thực hành Tự thao tác sau khi có hướng dẫn Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên Chưa biết thao tác SL % SL % SL % 6A 32 7 21.88 20 62.50 5 15.63 6B 30 3 10.00 20 66.67 7 23.33 6C 33 9 27.27 19 57.58 5 15.15 Cộng 95 19 20.00 59 62.11 17 17.89 Qua kết quả trên thì đa phần các em nắm kiến thức lý thuyết còn yếu, các em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Tin học luôn suy nghĩa phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lý thuyết chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Sau một thời gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cơ trực quan trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6 3. Giải pháp. 3.1. Trực quan hoá thông tin dạy học. Trực quan hoá thông tin dạy học là một quá trình thông qua đó người học tri giác các tài liệu học tập dưới dạng các biểu trưng hình ảnh, âm thanh, mô hình, vật thật,... với sự hỗ trợ của dụng cụ trực quan. Dụng cụ trực quan được sử dụng trong môi trường học tập như trong dạy học, giáo dục qua vệ tinh dựa trên cơ sở máy tính,... dụng cụ trực quan có thể được sử dụng hiệu quả để giảng dạy các sự kiện, các chỉ dẫn, các quá trình và các khái niệm trừu tượng mà thường khó nhớ, khó hiểu. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan. Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ: Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh và các vật dụng trực quan làm tăng sự nhớ trong học tập đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng cụ trực quan là máy chiếu, tranh ảnh, biểu tượng.... vào dạy Tin học có hiệu quả rất cao. Trước khi sử dụng dụng cơ trực quan cho một bài học thì trước hết Giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan. Ví dụ dạy bài : "Máy tính và phần mềm máy tính" cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tư như: bộ xử lý trung tâm (con chíp), thanh RAM, các ổ đĩa các thiết bị lưu trữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, chúng tôi hình ảnh của một số loại máy vi tính trong thực tế bằng cách chụp bởi tranh ảnh hoặc các dụng cụ trực quan thiết thực như thế HS mới nhớ lâu và thấy trong thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác. Máy chiếu tương đối dễ sử dụng và việc chuẩn bị cho việc dạy học với máy chiếu tương đối dễ dàng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên để sử dụng máy chiếu thì phải có sự chuẩn bị kiến thức và các nội dung kiến thức cần trình chiếu. Nội dung đưa lên máy chiếu phải rõ ràng chính xác và phải có máy vi tính. 3.2. Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ hoạ, biểu trưng tranh ảnh. Muốn sử dụng phương pháp dạy học này thành công thì việc đầu tiên người thầy phải làm là thiết kế các thông điệp trực quan đòi hỏi nhiều sức lực và trí lực nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm tới khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người giáo viên phải biết phân tích chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học. a. Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ. Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẻ hoặc câu hoàn chỉnh dùng đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng. Thường khi dạy các bài học lý thuyết tôi thường sử dụng loại biểu trưng trực quan bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Dạy bài "Máy tính và phần mềm máy tính" tôi chiếu sơ đồ cấu trúc chung của máy tính điện tử lên màn hình rồi yêu cầu học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tự gồm những phần nào. Sau đó giáo viên chỉ vào từng đối tượng trên sơ đồ và giới thiệu lần lượt các khái niệm của các thành phần trong cấu trúc máy tính. Hay khi dạy bài "Định dạng văn bản", thì đưa lên màn hình các bước thực hiện định dạng Font như sau: Bước 1. Chọn khối văn bản cần định dạng Bước 3. Hộp thoại Font xuất hiện chọn Font + Font: chọn phông chữ + Font Style: kiểu chữ + Size : cở chữ + Font color: màu chữ + Underline Style: đường gạch chân + Underline Color: màu đường gạch chân + Effects: các hiệu ứng + Preview: khung hiển thị ? Nêu các bước để định dạng văn bản phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ bằng menu lệnh (HS chỉ cần quan sát màn hình và nêu được các bước cần định dạng phông chữ) ? Thao tác quan trọng nhất trong định dạng văn bản là gì (HS chọn phần văn bản cần định dạng) b. Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ. Chẳng hạn khi dạy bài "Làm quen với soạn thảo văn bản" giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc sao chép, di chuyển, cắt (xoá)... nhanh qua các biểu tượng. Giáo viên đưa các biểu tượng Tương tự bài "Chỉnh sửa văn bản" giáo viên đưa các biểu tượng ? Hãy nêu tên các biểu tượng trên và tính năng của các biểu tượng * Dạy bài "Định dạng văn bản" ngoài việc định dạng văn bản bằng menu lệnh giáo viên cần cho học sinh định dạng văn bản thông qua các biểu tượng sau. Hs nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các biểu trượng từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức lý thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. * Dạy bài "Trình bày trang văn bản và in" ngoài việc dùng lệnh in, xem văn bản bằng menu lệnh thì có thể in, xem văn bản thông qua các biểu tượng sau. c. Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh Thanh công việc (Taskbar) Các biểu tượng của các chương trình (icon) d. Kết hợp các loại hình trực quan. Giữa các loại hình trực quan, người thiết kế có thể kết hợp đa dạng các loại biểu trưng trực quan ngôn ngữ, hình ảnh, đồ hoạ với nhau. Đối với hầu hết học sinh ba loại này bao gồm nhiều mức độ khác nhau rất có ích trong học tập. Ví dụ: Khi dạy bài "Máy tính và phần mềm máy tính" ta có thể sử dụng kết hợp giữa biểu trưng hình ảnh và biểu trưng ngôn ngữ. Giáo viên yêu cầu: - Quan sát hình ảnh và cho biết ở hình trên đâu là thiết bị xuất, nhập,. .. * Dạy bài "Làm quen với soạn thảo văn bản", "Định dạng văn bản"... ta có thể sử dụng kết hợp cả ba hình thức trực quan Thanh Menu bar Thanh Tool bar Thanh Formating Thước dọc Thước ngang Thanh cuốn dọc Thanh cuốn ngang Thanh Drawing * Dạy bài "Định dạng văn bản" ta chiếu hình ảnh sau và kết hợp cho học sinh thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ... trên máy tính thì học sinh dễ tiếp thu bài và ghi nhớ lâu hơn. 3.3. Xây dựng các kĩ năng, thực hành a. Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng. Sau một tiết học tôi thường củng cố lại cho học sinh những kiến thức vừa học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nắm lại bài, học sinh có thể phân biệt được lệnh, các biểu tượng và nắm ý nghĩa của các biểu tượng. Ví dụ: Dạy bài "Làm quen với soạn thảo văn bản": Nối các ý của cột A, B, C, D sao cho hợp lý. A B C D Ctrl + O Ctrl + N Ctrl + S Alt + F4 File Open File Save File Exit File New Tạo tập tin văn bản mới Đóng tập tin văn bản Mở văn bản đã có Lưu văn bản * Khi dạy bài "Chỉnh sửa văn bản": Dùng các từ, cụm từ điền vào chỉ trống cho phù hợp. (1) Edit Copy (5) Ctrl + V (8) (2) Edit Cut (6) Ctrl + C (9) (3) Edit Paste (7) Ctrl + X (10) (4) Delete Các bước sao chép khối Bước1. Chọn khối Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Các bước chuyển khối Bước1. Chọn khối Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Các bước xoá khối Bước1. Chọn khối b. Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy, học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính theo từng bước một. Với cách tổ chức học nh­ thế này kết quả cho thấy học sinh nắm chắc bài học, đa số các em đều thực hiện được các thao tác thực hành. 3.4. Giải trí thư giãn Để cho học sinh có hứng thú học tập, tạo kích thích tìm tòi, đồng thời góp phần thư giản cho các em thì trước khi kết thúc tiết học (5-10 phút) tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi như: Mario, Typingtest, Finger Break Out... hay cho học sinh vẽ hình tự do bằng chương trình Paint mà qua các chương trình này học sinh được hình thành các kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím, các thao tác với chuột và bàn phím. Với các giải pháp thực hiện nói trên nên năm học 2013-2014 kết quả học tập tại bốn lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Đông Hương đã đạt được đáng khả quan. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả Qua một thời gian ngắn thực hiện ứng dụng các dụng cụ trực quan vào dạy học tin học lớp 6 tôi nhận thấy: - Việc ứng dụng giúp Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lý thuyết từ đó HS có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. - Đối với học sinh tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực, hào hứng, chú ý hơn và tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt. Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy thể hiện chất lượng các mứt nh­ sau. Cụ thể: * Về mức độ tiếp thu lý thuyết: Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 32 9 28.13 12 37.50 11 34.38 0 0.00 0 0 6B 30 8 26.67 13 43.33 8 26.67 1 3.33 0 0 6C 33 7 21.21 12 36.36 13 39.39 1 3.03 0 0 Cộng 95 24 25.26 37 38.95 32 33.68 2 2.11 0 0 Qua kết quả trên thể hiện rõ việc sử cải tiến phương pháp dạy học trong các bài giảng tin học đã có hiệu quả, chất lượng mũi nhọn và đại trà khá vững chắc học sinh đã chủ động trong các thao tác thực hành cụ thể là: So sánh với khảo sát đầu năm + Số em hiểu bài biết vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày bài lý thuyết tăng 7.36 % + Số em đạt trung bình giảm 3.16 % + Số em chưa hiểu bài, vận dụng yếu giảm 4.21 % * Về kĩ năng thực hành: Lớp Tổng số Thực hành Tự thao tác sau khi có hướng dẫn Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên Chưa biết thao tác SL % SL % SL % 6A 32 13 40.63 19 59.38 0 0.00 6B 30 11 36.67 19 63.33 0 0.00 6C 33 16 48.48 17 51.52 0 0.00 Cộng 95 40 42.11 55 57.89 0 0.00 + Số lượng học sinh tự thao tác sau khi có hướng dẫn tăng 16.84 % + Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên giảm 4.21 % + Số HS chưa biết thao tác đã giảm hết. 2. Bài học kinh nghiệm Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau: - Tạo không khí học tập tích cực, giáo viên phải tạo ra mỗi giờ học là một niềm vui, say mê trong học tập của HS. Giáo viên luôn tạo ra những thách thức vừa sức, tổ chức những hoạt động tự lực của học sinh trong từng tiết học. Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của các thiệt bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan có nh­ vậy mới gây được hứng thú học tập của các em. 3. Kiến nghị, đề xuất Qua quá trình thực hiện giảng dạy bản thân tôi có một số kiến nghị sau: + Hiện nay nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ máy chiếu (projecter) trên các phòng học, nhưng ngay tại phòng máy thì chưa trang bị được nên cũng còn có khó khăn khi hướng dẫn thực hành cho HS. Vì vậy, nhà trường nên trang bị đầy đủ trang thiết bị cho phòng máy. + Tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng được các phòng chức năng để phục vụ cho việc dạy học bằng máy chiếu được thuận lợi hơn. + Bảo trì và trang bị thêm máy tính ở phòng thực hành đủ đảm bảo nhu cầu về sĩ số lớp để cho học sinh học và thực hành được thuận lợi. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 08 tháng 09 năm 2015 CAM KẾT KHÔNG COPY Người viết Trần Thị Hoa D. PHỤ LỤC - Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp: 6 - NXB Giáo dục - Các bài giảng điện tử ở các trang web: - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tin học THCS - NXB Giáo dục - Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin - NXB Giáo dục - Sách bồi dưỡng Sinh viên cao đẳng sư phạm và giáo viên THCS về đổi mới chương trình và SGK Môn Tin học - NXB Hà Nội - Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK - NXB ĐH Sư phạm - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS Môn Tin học - NXB giáo dục.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!