Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Gì Để Vượt Qua mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng việc bỏ hút thuốc lá không đơn giản và dễ dàng, vì trong thành phần của khói thuốc có chứa Nicotin là chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như Heroin và tạo ra cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, năng động, sáng tạo, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ … Để từ bỏ thuốc lá thành công, yếu tố đầu tiên cần phải có và mang tính quyết định đó là sự quyết tâm và niềm tin mới bỏ được thuốc lá.
Quyết tâm bỏ thuốc lá (Ảnh nguồn Internet)
Tạo cho bản thân luôn bận rộn: Giữ cho miệng của bạn bận rộn: Nhai một thanh kẹo cao su, cắn hạt bí, hạt hướng dương … thay vì hút thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.
Làm việc gì khác: Khi một cơn thèm thuốc ập đến, không ngồi hoặc nằm quá lâu mà nên đi làm việc khác như đánh răng, đi bộ hoặc nói chuyện với người thân hay nhẩm bài thơ, bài hát mình yêu thích… Chỉ cần thay đổi thói quen của bạn có thể giúp bạn rũ bỏ cảm giác thèm hút thuốc.
Tập thể dục: Đi dạo hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp bạn tăng cường năng lượng của bạn đánh bại cơn thèm thuốc.
Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Hãy tìm người hỗ trợ: Hãy tìm trợ giúp từ những người mà bạn tin tưởng. Hãy thông báo việc bạn muốn từ bỏ thuốc lá cho những người bạn thân của bạn và nhờ sự trợ giúp của họ khi bạn trong giai đoạn khó khăn. Sự lựa chọn tốt nhất là một người bạn đã từng hút thuốc và bỏ thuốc thành công.
Nghĩ làm những việc tốt: Hãy thử đánh lạc hướng bản thân trong vài phút bằng cách giúp đỡ bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này làm mất sự tập trung của bản thân vào cảm giác thèm thuốc cho đến khi nó đi qua và thay vào đó bạn sẽ dành sự quan tâm cho những người xung quanh. Ngoài ra, làm việc tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn như giảm căng thẳng là một phần quan trọng của việc bỏ hút thuốc.
Đi đến nơi không được hút thuốc lá: Ghé thăm một nơi công cộng. Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Vì tất cả ở những nơi đó đều có biển “cấm hút thuốc lá” nên bạn sẽ không được phép hút thuốc lá.
Hãy thử liệu pháp thay thế Nicotine: Hãy suy nghĩ về việc thử một liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng ngắn, chẳng hạn như viên kẹo ngậm hoặc nhai kẹo cao su; liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng dài, chẳng hạn như miếng dán cai thuốc lá, để vượt qua cơn thèm thuốc… Ngay cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế Nicotine, bạn vẫn có thể có cảm giác thèm thuốc, nên phải thực sự có quyết tâm cao để vượt qua.
Kiên trì và không bỏ cuộc: Làm bất cứ điều gì để đánh bại cơn thèm thuốc lá. Tiếp tục thử và phối hợp những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách nào phù hợp nhất với bạn. Hãy phân tích những lý do khiến bạn còn gặp trở ngại và tìm cách giải quyết. Tự nhắc nhở bản thân phải có ý chí, quyết tâm, đừng hút thuốc để giải quyết cơn thèm, thậm chí không hút dù chỉ là một hơi.
Vì sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh hãy bỏ thuốc lá.
Phạm Tiến Dũng – Trung tâm KSBT
Văn Chương Để Làm Gì?
VHSG- Có người sẽ nói: đến bây giờ mà còn đặt vấn đề văn chương để làm gì thì có lẽ cũng là chuyện không bình thường, vì nếu xếp những cuốn sách mà nhân loại đã viết về vấn đề này thì độ dày của nó cũng phải tính bằng kilomet.
Vâng, đúng như vậy, có những điều không bình thường trong văn chương và có cả những điều không bình thường ở ngoài đời có nguyên nhân từ văn chương. Về một phương diện nào đó, văn chương là một hiện tượng xã hội, một phần của văn hóa “không bình thường” hiện nay. Như vậy, vấn đề văn chương để làm gì lại là chuyện của đời sống và cần phải được nêu ra, trao đổi trở lại từ những vấn đề căn bản của nó.
Có một thời, ở ta văn chương được coi như một thứ hoạt động tinh thần cao quí, không phải người nào cũng có đủ phẩm chất và năng lực để bước chân vào địa hạt này. Dường như nó chỉ là lãnh vực của những tài năng, những nhà tư tưởng, những người có sứ mệnh dẫn đạo xã hội. Nhưng dù, ở vào thời kỳ nào, được trân trọng hay không thì văn chương vẫn cứ tồn tại cùng với con người, là diện mạo tinh thần của thời đại ấy, xã hội ấy. Câu nói giản dị nhưng đầy minh triết của Hồ Chí Minh là “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” đã khái quát hết những mối quan hệ qua lại giữa đời sống và văn chương. Văn chương là ánh phản tinh thần của con người, là tiếng lòng của một dân tộc, một thời đại dù khi người cất lên tiếng nói, nó chỉ là của cá nhân. Tư tưởng triết học nào cũng phải giải quyết vấn đề cơ bản của con người mà văn chương lại là cái phần kết tinh, chắt lọc nhất những suy tư, tìm kiếm của con người về chính họ. Dù nói theo cách nào thì trong “giọt nước cá nhân” ấy có cái phần chung của “biển cả nhân dân”. Không lý thuyết nào có thể nói khác được điều giản dị này. Văn chương là chuyện cuộc đời, vậy thì khi tìm đến một cuộc đời khác ở văn chương, người đọc phải học được điều gì trong đó thì văn chương mới cần cho con người. Người đọc thấy trong văn chương những cái hay, cái đẹp để học, để sửa mình theo chính đạo, đọc sách phải theo đòi nghĩa sách, cụ Nguyễn Trãi chả dạy thế là gì?
2.
Trong lịch sử, nhà cầm quyền nào cũng muốn nắm văn chương trong quỹ đạo tư tưởng của mình bằng nhiều cách, trong đó có đề cao vai trò của văn chương. Điều đó bình thường. Nhưng điều bất bình thường trong quá trình nắm giữ này là đã can thiệp vào hoạt động văn chương ở ngoài mức cần thiết, nằm ngoài những nhu cầu phát triển tự thân của nó. Không ai ngây thơ cho rằng văn chương luôn cần sự tự do tuyệt đối bởi thứ nhất, trong thực tế không tồn tại thứ tự do ấy, thứ hai, không có nhà cầm quyền nào bỏ tiền ra để nuôi dưỡng những người làm văn chương nhưng lại không sử dụng họ vào công việc gì có lợi cho cá nhân hay chính thể mà họ là đại diện. Song văn chương dù bị phụ thuộc vào chính thể đã nuôi dưỡng đến thế nào thì vẫn có những qui luật của nó. Nó luôn song hành cùng với thời cuộc, bị ràng buộc bởi thời cuộc và luôn có xu hướng vượt ra khỏi những giới hạn ràng buộc mình, vươn tới cái vĩnh cửu, trở thành tài sản chung của mọi thời đại, vươn tới những cái thuộc về con người. Nó là sự đòi hỏi tự nhiên của con người và những khao khát ấy kết tinh lại ở vẻ đẹp của chân, thiện, mỹ. Nhân loại khi nhìn lại lịch sử tâm hồn mình, thấy được những bước đi của mình từ mông muội đến văn minh từ nhiều nguồn nhưng chỉ có qua văn chương, nghệ thuật mới thấy được hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và những tìm kiếm đến sự hoàn thiện nhân cách một cách trực tiếp, tươi mới và lay động nhiều nhất. Không có lĩnh vực nào có thể tái hiện lại những thời kỳ đã qua tỉ mỉ, sâu sắc và cặn kẽ như văn chương. Văn chương nâng con người lên tầm tự giác, giúp cho con người hoàn thiện mình và làm cho họ xích lại gần nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Cái đẹp cứu rỗi con người không phải chỉ là trong tư duy mà đó là điều có thực trong cuộc đời. Không gì làm điều này tốt hơn văn chương và những người cầm bút ý thức được thiên chức của mình ở sứ mệnh đó, văn chương cần cho cuộc đời là vì thế. Khi người làm văn chương rẻ rúng thiên chức của mình và tâm hồn con người bị tha hóa bởi văn chương cũng là lúc báo hiệu một sự sụp đổ của nhân cách – cả phía người hưởng thụ lẫn người mang sản phẩm của mình đến cho con người.
3.
Một khi văn chương xa rời sứ mệnh của mình là văn chương đã đánh mất vị trí trong xã hội. Văn chương trở thành một phương tiện giải trí, thành trò chơi ngôn ngữ của người cầm bút thì văn chương không còn là văn chương theo đúng nghĩa chân chính của từ này. Trong cuộc sống luôn tồn tại những cái cao cả bên những cái thấp hèn và tâm hồn con người cũng luôn đấu tranh để chiến thắng cái thấp hèn ở trong mình và xung quanh mình. Người nào vượt lên được trong cuộc đấu tranh này sẽ trở thành người hơn và ngược lại. Chả thế mà M.Gorki đã từng khuyên một nữ văn sĩ trẻ cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những cái lớn lao hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những gì mình viết. Không ít lần những người cầm bút đã thấy chán nản khi văn chương bị người đời quay lưng nhưng lúc đó cũng không phải là thời khắc báo tử của hoạt động tinh thần này mà chỉ là những chệch choạc do cách nhìn, do những cách viết không còn hợp thời nữa. Văn chương thay đổi góc nhìn của mình cho phù hợp với thời cuộc nhưng chưa bao giờ văn chương xa rời những nguyên lí về chân, thiện, mỹ mà lại có thể đẻ ra được những tác phẩm để đời. Còn nhớ có cả một tổ chức do người đứng đầu thể chế nâng đỡ như Tao đàn nhị thập bát tú, trong đó có nhiều tài năng nhưng nhìn lại dường như không có những thành tựu văn chương gì đáng kể bởi tính chất thù tạc, ngâm vịnh tâng bốc lẫn nhau đã “ngấm” vào cả tâm thế lẫn kĩ thuật viết rồi. Thế mà vào thời xã hội suy vi như cuối Lê đầu Nguyễn lại xuất hiện những đỉnh cao như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Ngô gia văn phái… Bây giờ, chúng ta có đủ độ lùi về thời gian và các yếu tố khác để nhìn lại trước tác của các tác giả trên và càng minh định được rằng văn chương chỉ gắn với cuộc đời, vì cuộc đời, giúp cho con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách mới có thể là nguyên cớ cho sự xuất hiện của những tác phẩm lớn, những tác giả lớn. Một khi người cầm bút đã xa rời văn chương, vì những cái khác vốn xa lạ với văn chương thì không gì có thể làm cho tác phẩm của họ đến được với con người.
4.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, số lượng sách vở hiện nay xuất bản nhiều đến mức không một người đọc chuyên cần nào có thể đọc hết được những tác phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình chứ chưa nói đến những thứ khác. Điều này vừa đáng mừng, vừa đáng lo. Đáng mừng trước hết vì tính dân chủ trong hoạt động xuất bản ngày một mở rộng hơn, nhu cầu của xã hội cũng ngày càng được đáp ứng hơn, có nhiều thứ để lựa chọn chứ không “đói” sách, không mono tone như nhiều năm trước. Nhưng đáng lo là những tác phẩm hay ngày càng ít thấy xuất hiện. Tính chất giải trí, sự tầm thường ngày càng đậm nét hơn và, dù muốn cưỡng lại cũng khó vì những công ty sách, những “đầu nậu” là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng này hết sức chuyên nghiệp và bài bản trong việc chiếm lĩnh thị trường giải trí. Họ kích vào nhu cầu dễ dãi của người đọc và mục tiêu hàng đầu của những người làm kinh tế trong lĩnh vực này là lợi nhuận nên rất nhiều sách bán chạy không phải là sách hay. Sách bán chạy là những sách “có vấn đề”, gắn với những scandal về chính trị hay đời tư của một nhân vật nào đó, gợi những tò mò của độc giả về những chuyện lạ, quá nhiều sex, quá nhiều luẩn quẩn xung quanh những điều vụn vặt, tầm thường, vô bổ núp dưới áo khoác “con người nhìn từ những góc khuất” và nói chung những sách như vậy có chung một căn bệnh là “suy tư tưởng”. Thị trường sách đa dạng, đa chủng loại nhưng giá trị thì khó có thể hài lòng và nhìn vào các đầu sách thì thấy thị hiếu đọc đang có những nhiễu loạn. Cái nguy của tình trạng này ở chỗ nó làm nhiễu loạn thông tin, nhiễu loạn giá trị, khiến người ta thờ ơ với cả những tác phẩm có giá trị. Tệ nhất là nhiều người viết chuyên nghiệp đã lựa chọn cơ chế thị trường để hoạt động: họ viết vì những độc giả thích đọc, tung hô, chiều theo thị hiếu của độc giả dễ dãi và họ bán chữ lấy tiền, lấy giải thưởng, danh vọng chứ không phải vì văn chương. Đó cũng là một trong những lí do làm cho tính tinh hoa của văn chương giảm đi đáng kể trong thời gian vài chục năm nay. Cơ quan chức năng đã bỏ ngỏ phần việc này, để thị trường tự điều chỉnh. Để chiều lòng khán giả nên những cuốn sách viết ra cứ xa dần những tiêu chí chân, thiện, mĩ và văn chương đã tuồn vào cuộc đời những sản phẩm thứ cấp. Chỉ xã hội là chịu thiệt và văn chương thì đánh mất dần vị trí trong đời sống của mình. Sự dối trá trong xã hội ùa cả vào văn chương. Văn chương tự dối mình và dối xã hội. Tại ai? câu hỏi này có lẽ cần được bàn bạc tận bờ sát góc hơn chứ không nên tránh né như hiện nay.
PHẠM QUANG LONG
VĂN NGHỆ 2020
Cần Làm Gì Để Giữ Gìn
Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống luôn xanh sạch đẹp
Môi trường sống rất quan trọng với mỗi con người chúng ta. Hiện nay việc ô nhiễm môi trường từ những rác thải, khói bụi, hay những hóa chất từ những nhà máy xả ra đã trở nên không còn xa lạ mấy. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường. Hãy nâng cao ý thức từ chính những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường. Đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,.. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Vậy những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường là gì?
Ngoài ra khói bụi còn xuất phát ở khu vực xây dựng các công trình mà không được che chắn. Việc xây dựng các căn nhà cao tầng, chung cư cao cấp mọc lên như nấm khiến môi trường xung quanh khu vực đó luôn trong tình trạng ô nhiễm khói bụi nặng. Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Vậy cần phải làm gì để bảo vệ môi trường luôn được trong sạch?
Cây xanh giúp cho quá trình trao đổi không khí trong lành, dịu mát. Hơn nữa, cây còn giúp ngăn xói mòn đất và cung cấp sự sinh thái cho mọi sinh vật sống. Để giữ gìn cây xanh, thay vì sử dụng gỗ làm đồ trang trí. Hãy chọn các chất liệu thân thiện với môi trường. Trồng thêm rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc cũng là một cách để tăng thêm diện tích “lá phổi” của trái đất. Cây xanh không chỉ giúp điều hòa không khí mà còn tạo bóng mát cho con người.
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế. Hãy đối mặt với thực tế đó là chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn những gì thiên nhiên có thể cung cấp. Mọi thứ đều có thể cạn kiệt, nếu như chúng ta không giữ gìn. Các cế phẩm được sử dụng rồi bỏ đi một cách lãng phí. Vừa làm tăng lượng rác thải đổ ra môi trường vừa tốn kém thêm chi phí để xử lý. Thay vì điều đó, chúng ta hãy có ý thức phân loại rác thải, những sản phẩm nếu có thể tái chế hãy để riêng để các công ty môi trường không hủy bỏ một cách lãng phí.
Túi nilon là một sản phẩm quen thuộc của con người trong đời sống hàng ngày. Những chiếc túi này có ưu điểm là mỏng, nhẹ, có thể đựng được bất kể loại hàng hóa nào bên trong. Giá thành của sản phẩm này cũng rất rẻ nên được nhiều người sử dụng tại các khu chợ, tiệm tạp hóa sử dụng cho mục đích bán hàng cả mình.
Nhưng đằng sau sự tiện dụng và giá rẻ đó, túi nilon không hẳn là chất thải độc hại nhưng không thể tái chế và rất khó xử lý. Nếu để trong tự nhiên phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Số lượng rác thải nhựa trên thế giới đã quá lớn và chúng ta đang biến các đại dương thành các bãi rác khổng lồ. Vì vậy việc cần làm là thay đổi suy nghĩ của con người, hạn chế sử dụng túi nilon. Sử dụng các loại túi vải, túi giấy thay cho túi nilon là một biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường.
Xây dựng được các thói quen tiết kiệm năng lượng, không xả rác bừa bãi cho chính bản thân và gia đình là một việc làm quan trọng. Những việc đó không chỉ giúp chúng ta bảo vệ được môi trường sống của chính mình mà còn là chung tay cùng cộng đồng xây dựng môi trường sống trong lành.
Máy Thủy Bình Dùng Để Làm Gì
Máy thủy bình dùng để làm gì?
Máy thủy bình được định nghĩa là một thiết bị trắc địa nhằm mục đích đo chênh cao, từ số đọc trên mia (thước đo độ cao), người ta sẽ tính ra được độ cao điểm cần dẫn tuyến.
Máy thủy bình – máy đo độ cao theo tia ngắm nằm ngang và phải song song với bề mặt của bọt thủy. Với độ chính xác thấp, các loại máy thủy bình chỉ được dùng trong các mục đích xây dựng công trình (có thể kể đến khu công nghiệp, đường dẫn nước, kênh mương,…) Sai số các loại máy thủy bình thông dụng thường đạt độ chính xác 1.5-2.0mm.
Máy thủy bình gồm có hai bộ phận chính là bộ phận ngắm và bộ phận cân bằng máy. Trong đó, bộ phận ngắm gồm có ống kính, thị kính, vật kính và ốc điều quang. Bộ phận cân bằng máy là bộ phận đặc trưng cho các loại máy thủy bình quang học. Ngoài ba ốc cân bằng và ống thăng bằng tròn thì máy còn có ống thăng bằng dài, có thể có vít nghiêng; hoặc không có ống thăng bằng dài mà thay vào đó là bộ phận tự chỉnh tiêu ngắm nằm ngang, có thể là gương treo, lăng kính treo và thấu kính treo.
Để giảm bớt thời gian cân máy, nâng cao năng suất trong công tác đo cao, người ta chế tạo các loại máy thủy bình tự động với bộ phận tự cân bằng đường ngắm. Trong giới hạn góc nghiêng nhất định của trục hình học của ống kính, bộ phận tự cân bằng sẽ tự hiệu chỉnh để luôn luôn tạo ra một đường ngắm nằm ngang. Ống thăng bằng tròn trong loại máy này chỉ đóng vai trò đặt máy vào vị trí tương đối nằm ngang và độ chính xác của máy không còn tùy thuộc vào độ nhạy của ống thăng bằng, mà phụ thuộc vào độ chính xác của bộ phận tự cân bằng.
Khi bạn muốn xác định độ cao 1 vùng nào đó so với mực nước biển thì bạn có thể liên hệ với trung tâm đo đạc địa hình, trắc địa ở khu vực đó, Người ta sẽ cung cấp cho bạn điểm mốc có độ cao tuyệt đối , sau đó bạn chỉ viêc dùng máy thủy bình để xác định chênh cao và bằng các phương pháp đo đạc trong trắc địa là xác định được độ cao tuyệt đối của khu vực bạn đang đứng ! Độ cao tuyệt đối đó được tính từ mặt nước biển so với khu vực bạn cần tính
Như thế nào là độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối
Thế nào là độ cao tuyệt đối? Độ cao của điểm so với mặt thủy chuẩn được gọi độ cao tuyệt đối của 1 điểm trên mặt đất ! Kí hiệu là H (m)( Thông thường thì mỗi khu vực thường có một điểm mốc được đo đạc tính toán chính xác độ cao tuyệt đối )
Thế nào là độ cao tương đối? Độ cao tương đối của 1 điểm là độ cao của điểm đó so với một mốc do chúng ta tự chọn kí hiệu là h (m)
Khi chúng ta cần xác định độ cao 1 vùng nào đó so với mực nước biển thì bạn có thể liên hệ với trung tâm đo đạc địa hình, trắc địa ở khu vực đó, Người ta sẽ cung cấp cho bạn điểm mốc có độ cao tuyệt đối , sau đó bạn chỉ viêc dùng máy thủy bình để xác định chênh cao và bằng các phương pháp đo đạc trong trắc địa là xác định được độ cao tuyệt đối của khu vực bạn đang đứng ! Độ cao tuyệt đối đó được tính từ mặt nước biển so với khu vực bạn cần tính !
H(điểm cần tính )= H(điểm mốc) + h (điểm mốc đến điểm cần tính )
Hiện có nhiều loại máy thủy bình:
1- Loại cơ: Jogger 24 của Leica Thụy sỹ.
2- Loại điện tử: Sprinter 50, 50M, 150M, 150. Của Leica Thụy Sỹ.
3- Loại điện tử nhưng có độ chính xác cao, cỡ 0.1mm, Ví dụ NAK2 của hãng Leica Thụy ứng dụng của máy trong ngành xây dựng là để đo độ lún của nền nhà, hay công trình xây dựng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Gì Để Vượt Qua trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!