Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Giáo Dục Học Sinh Chưa Ngoan mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 1, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất. Do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình… vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên “chưa ngoan” hoặc cũng có thể trở thành “tự kỷ”… Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là “học sinh cá biệt” do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha… Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư giả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi! Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè… có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá biệt. Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học. Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt… Nếu như GVCN nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình Biện pháp thứ hai: Điều tra thông tin Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy không khi nào giáo viên chúng ta được tiếp nhận một lớp với tập thể học sinh toàn diện không cần nguồn giáo dục nào nữa. Học sinh chúng ta có trở thành người chủ tương lai được hay không? Là do do kết quả tổng thể của mọi nguồn lực giáo dục. Cho nên, với tấm lòng yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình công tác, tôi mong muốn sẽ cảm hoá dần dần những học sinh chưa ngoan, giúp các em có cơ sở đạo đức vững chắc, một nếp nghĩ đúng đắn và kiến thức đầy đủ, làm hành trang tốt khi các em bươc vào ngưỡng cửa Trung học cơ sở. Với suy nghĩ ấy, vào đầu mỗi năm học, tôi thường điều tra thông tin qua sổ chủ nhiệm của năm trước để lại, sổ điểm và gặp gỡ những giáo viên đã trực tiếp giảng dạy các em ở các lớp dưới để nắm được đặc điểm của từng em, cũng như tìm hiểu về sức học và hoàn cảnh của từng em để có biện pháp phù hợp, nhằm giúp các em phát huy các năng lực sở trường đã có sẵn và ngăn chặn những hành vi không tốt xảy ra trong học đường ở năm học mới. Cũng qua điều tra nắm thông tin như vậy, nên chỉ trong 3 tháng tôi đã nắm được đặc điểm của từng em, cũng như mức độ chưa ngoan mà một số em mắc phải ở lớp dưới. Thông qua điều tra, nắm thông tin tìm ra những biện pháp phù hợp để giúp đỡ từng em cụ thể. Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là người có học lực khá giỏi, đối xử hoà đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao. Ngoài ra giáo viên còn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học. Các em yếu về mặt nào, môn nào để còn kịp bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp. Đối với học sinh yếu kém thì phân ra từng nhóm: * Nhóm 1: Những học sinh yếu kém nhưng có thái độ học tập tích cực. * Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa tốt. Những em yếu kém chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu đồng thời xếp một em khá giỏi ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặt biệt. Biện pháp thứ ba: Phối hợp với phụ huynh học sinh Một trong các biện pháp nhằm giáo dục và giúp đỡ học sinh tiến bộ, đó là giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Thường xuyên liên hệ thông qua gặp trực tiếp hoặc qua phiếu liên lạc, hoặc có thể qua điện thoại, qua các cuộc họp mặt cha mẹ học sinh, để trao đổi với phụ huynh học sinh sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh gia đình các em, hiểu rõ tính nết của các em những lúc ở nhà cũng như khi bộc lộ trên lớp. Đến thăm gia đình các em, tôi mới thấy được nhiều gia đình không cùng nhà trường giáo dục con em mình trở thành người tốt, học tốt. Mà một số gia đình lo làm nông hoặc lên núi làm than, bỏ bê con cái nên một số gia đình dễ dàng biến các em thành những đứa trẻ chưa ngoan. Xung quanh em là những đứa trẻ nghỉ học sớm đi làm có tiền, lêu lỏng ăn chơi. Có nhiều gia đình khi tôi đến thăm nhà, thấy nhà cửa trống hoang, ăn ở không hợp vệ sinh, cha mẹ đi làm suốt cả ngày, để tiền lại cho các em tự mua đồ ăn sáng và trưa, tối thì cha mẹ mới về. Nên các góc học tập của các em không có. Có gia đình, khi được giáo viên đến liên hệ tha thiết muốn cùng gia đình giáo dục con em, lại được nghe lời phát biểu: “Trăm sự cũng nhờ thầy cô, coi cháu như con em, nó sai gì, thầy cô cứ việc đánh, đánh nó tôi cám ơn, tôi không làm khó dễ gì đâu”. Đối với những gia đình ấy, việc giáo dục và giáo dưỡng con em mình đều giao phó cho nhà trường. Dù giáo viên có giải thích hoạ hoằn lắm chỉ được sự nhất trí về quan điểm giáo dục trong nhất thời mà thôi. Họ cũng nhắc nhở con em trong việc học hành, hoà nhã với bạn bè khi đến lớp. Nhưng do phải mưu sinh nên có ít điều kiện để chăm lo cho con cái. Đối với những học sinh thuộc các gia đình nói trên, thì sự yêu thương, động viên khích lệ của thầy cô và bạn bè sẽ là nguồn cổ vũ động viên lớn lao giúp cho các em tiến bộ. Trong năm học 2015 – 2016 lớp của tôi đảm nhận có một số em ngỗ ngược từ các lớp dưới do giáo viên năm trước cung cấp lại, như trường hợp của em Danh Văn Chi, luôn nói tục, nhổ cây của lớp khác trồng, là một giáo viên chủ nhiệm ai cũng muốn những đứa học trò của mình ngoan ngoãn nhưng không như chúng ta mong muốn. Nhiều lần tôi cũng đã trao đổi cùng em và em đã nghe ra dần dần có sự chuyển biến tích cực. Biện pháp thứ tư: Tạo cho học sinh tự tin ở bản thân mình Biện pháp thứ năm: Giáo dục nâng cao lòng tự trọng cho học sinh Song song với các biện pháp giáo dục đã nêu ở trên, tôi còn tạo nhiều tình huống mâu thuẫn đạo đức rồi hướng cho các em phân tích. Cuối cùng do yêu cầu của bản thân, các em tự chọn và vươn lên. Đối với tập thể lớp, tôi thường nêu những việc làm được của các lớp khác. Vì sao lớp kia đạt được điều này, đạt được điều kia tốt? Có phải là do lớp đó có nhiều học sinh khá giỏi hơn không? Các em có thể vươn lên như các bạn không? Muốn tiến bộ, các bạn ấy phải thế nào?… Qua cách lật ngược vấn đề và hướng dẫn các em giải thích, tôi thấy tác dụng rất cao. Các em thấy rằng thực hiện những việc tốt không khó, chỉ cần chú ý đến việc đó và tự nỗ lực sẽ đạt kết quả ngay. Biện pháp thứ sáu: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp Ngoài mối quan tâm chăm sóc từng em ra, tôi còn xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Vì tôi nghĩ, muốn xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt cần phải xây dựng nhân tố điển hình của lớp và từ những nhân tố điển hình này tôi nhân diện rộng khắp. Tôi chú ý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp. Lúc đầu, tôi phải hướng dẫn các em từng li, từng tí một. Nhưng qua học kỳ II là các em có thể tự hoạt động theo kế hoạch của lớp, lúc ấy giáo viên chủ nhiệm sẽ là cố vấn cho các em trong các hoạt động của lớp. Việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều trong việc điều hành, quản lý lớp. Các em sẽ là những nhân tố tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường. Bên cạnh đó, các hình thức thi đua trong lớp do giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp phát động đã kích thích tích cực, tự giác của các em trong lớp. Thông qua đó, xây dựng bạn bè trong lớp, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động khác, để cùng nhau thực hiện nguyện vọng của cá nhân và tập thể. Hướng dẫn cho ban cán sự lớp tổ chức cho các bạn trong lớp đăng kí danh hiệu thi đua như: con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên do liên đội phát động Chính nhờ những hình thức hoạt động phong phú đã tạo cho các em gắn bó với tập thể lớp, tin vào tập thể, tin vào khả năng của mình sẽ thành công trong các công việc được tập thể giao cho. Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng, 3 lớp phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ bầu một em làm tổ trưởng, một em làm tổ phó. Sau khi bầu xong, giáo viên họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt. Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên trong tổ. Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: về ưu điểm và tồn tại. Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo. Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình”. Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường. Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng mực. Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không che bai, la mắng học sinh. Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ … Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. nội quy của nhà trường đề ra: III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Kết quả thực hiện: Các lớp do tôi chủ nhiệm trong những năm tôi chủ nhiệm hằng năm đều có chất lượng lên lớp thẳng cao. Là một trong những lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào hoạt động tập thể. Có nhiều cá nhân là nhóm nòng cốt trong các phong trào hoạt động của liên đội. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua nhiều năm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã rút được một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên phải hết lòng tin và yêu học sinh. Phải tạo được thành công ban đầu cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân mình để từ đó các em phấn đấu đạt kết quả cao hơn. 2. Người giáo viên chủ nhiệm tránh dài tay và sẽ chỉ đạo được công tác chủ nhiệm khi học sinh đã hình thành tổ chức chặt chẽ và đã nêu cao được tinh thần tự quản. Lúc ấy bằng nhiều phương pháp linh hoạt, giáo viên chủ nhiệm phát huy tính chủ động của học sinh là chính. 3. Luôn luôn học tập, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp và tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, nhất là trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. 4. Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, phải có sự khích lệ đúng mức của Ban giám hiệu nhà trường, và giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi cách tranh thủ kịp thời những hỗ trợ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm của mình. 5. Không ngừng nâng cao sự hiểu biết, không tự mãn với những thành quả đạt được ban đầu. Luôn trao dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện tác phong để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải gây được uy tín với các em, với phụ huynh và với tập thể giáo viên. 6. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các Thầy Cô. Vai trò của Thầy Cô chủ nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo. 3. Kết luận chung: Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Để có thể giáo dục tốt các em học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các h
Chuyên Đề: Một Số Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Chưa Ngoan
1/ Lí do chọn đề tài:
*Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học.
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày.
-Mặt khác trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường TH&THCS Sơn Lĩnh luôn đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao trong các hội thi do Hội đồng Đội huyện và Hội đồng Đội xã tổ chức thì việc thực hiện nội qui, nề nếp của học sinh từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui, qui định của nhà trường cũng như Liên đội.
-Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên đội luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ những việc làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô và người lớn…
-Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức tổ chức các hoạt động theo chủ điểm như: Nhớ ơn thầy cô giáo, yêu quí mẹ và cô, giữ gìn văn hoá dân tộc…, Nhà trường và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá tuyên dương-phê bình. Từng ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô
-Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹ…v..v. Nhằm khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: ” Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
2/Đối tượng nghiên cứu:
-Đội viên khối 4 và khối 5
-Hướng dẫn học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề…
3/Phạm vi nghiên cứu:
-Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên việc nghiên cứu đề tài ” Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ” chỉ giới hạn trong phạm vi khối 5.
4/Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp khảo sát-quan sát.
-Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
-Phương pháp trò chuyện.
-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
a/Giáo dục là gì:
– Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường, gia đình , xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.
b/Đạo đức là gì:
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng và sự tiến bộ xã hội trong mới quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
c/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
-Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ chưa ngoan còn được gọi là trẻ ” khó dạy“, ” Chậm tiến”…
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
– Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, hoặc ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lại phong phú.
– Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
– Lập trường sống ít kỹ.
– Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
– Luôn chống đối các tác động giáo dục.
2/Cơ sở thực tiễn:
-Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
-Trong môi trường, mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn. Hầu như các em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
-Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt chưa ngoan có tầm hiểu biết hạn chế nhưng kinh nghiệm ” xấu ” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ít kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục. Các em thường lập thành một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè…và còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác.
-Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém
phần quan trọng, nên xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa ngoan là công việc quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi
người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho các em trở thành một học sinh ngoan, có tư cách, có đạo đức tốt.
Vì vậy điểm tựa vững chắt nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.
3/Nội dung vấn đề:
a/Vấn đề đặt ra: Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan và tác hại.
*Nguyên nhân:
-Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè xấu. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng.
Việc học sinh chưa ngoan sẽ gây nhiều tác hại:
-Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội.
-Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái.
-Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho lớp.
-Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội.
-Đối vời giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.
-Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này.
b/Tiến trình thực hiện
*Khái quát về thành tích học tập và các hoạt động hàng ngày của khối 5 thông qua việc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên cứu.
+Đọc tài liệu, tham khảo sách báo. Cụ thể:
-Giáo trình tâm lí học Đại cương ( Huế 2001).
-Giáo trình giáo dục học tiểu học I ( NXB Đà Nẵng ) và các tài liệu đề cương bài giảng tâm lí học, giáo dục học của trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh.
+Phương pháp trao đổi-trò chuyện:
-Tìm hiểu trực tiếp 3 học sinh được nghiên cứu để nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
-Tiếp xúc gia đình của các em để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện chưa ngoan ở các em, từ đó có hướng giúp đỡ các em vươn lên.
+Phương pháp quan sát:
-Thông qua hoạt động học tập, vui chơi. Người giáo viên nắm rõ hơn những biểu hiện hành vi đạo đức của các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu.
*Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc có những biểu hiện chưa ngoan về đạo đức ở các em, sau khi tìm hiểu:
+Đối với gia đình:
-Do mãi lo việc kinh tế không chú trọng đến việc giáo dục con em, bỏ phế cho nhà trường.
-Gia đình thường có những xung đột, ảnh hưởng đến việc phát triển cân bằng về tâm sinh lí ở các em.
+Đối với nhà trường:
-Chú trọng nhiều hơn việc cung cấp những tri thức về chuẩn mực đạo đức giúp học sinh hiểu rỏ thế nào là hành vi đạo đức tốt, thế nào là chưa tốt.
+Đối với xã hội:
-Còn tồn tại nhiều điều xấu ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em.
-Văn hoá phẩm đồi truỵ, phim bạo lực, trò chơi bạo lực trên các bộ phim nước ngoài, các trò chơi trên vi tính…ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển và hình thành nhân cách, hành vi đạo đức xấu ở các em.
c/Biệnpháp khắc phục:
-Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần ” Lá lành đùm lá rách” ” Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
-Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những gút mắc trong các em.
-Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.
-Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau.
*Tự đánh giá kết quả:
-Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm ra biện pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi khối 5. Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô… Bên cạnh đó, đề tài này còn giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa ngoan và đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đở, hướng dẫn các em trở người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi-Đội viên tốt-Cháu ngoan Bác Hồ.
-Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng.
-Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- Đội viên tốt-cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
-Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn dựa vào những nghiên cứu trong đề tài này để thực hiện đề tài Phương pháp ” Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan trong trường TH&THCS Sơn Lĩnh “.
Phạm Thị Nhụy @ 22:18 25/11/2019 Số lượt xem: 747
Luận Văn Đề Tài Một Số Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Chưa Ngoan Trong Công Tác Chủ Nhiệm
Giáo dục học sinh và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên , liên tục của giáo viên và tập thể HĐSP nhà trường. Giáo dục học sinh chưa ngoan là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục đạo đức là điều mà các nhà giáo dục tâm huyết luôn quan tâm. Ở bậc trung học cơ sở ( THCS ), ảnh hưởng và tác dụng của giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) đối với học sinh rất lớn, đặc biệt là học sinh chưa ngoan. GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh . Giáo dục học sinh chưa ngoan trong công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường học . Khi tham gia công việc này, mỗi giáo viên sẽ trưởng thành và vững vàng hơn trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Giáo dục học sinh chưa ngoan trong công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, lòng tâm huyết, sự nhiệt tình ; nhưng đây thực sự là một công việc đem lại nhiều lợi ích cho giáo viên nhà trưòng và xã hội. Đồng thời, đây cũng là một công việc đầy hứng thú . Trong thực tế, giáo dục học sinh chưa ngoan có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh và kế hoạch năm học của các nhà trường. Giờ đây, chương trình – phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng đã và đang có những thay đổi căn bản thì công tác giáo dục học sinh chưa ngoan cần phải có những thay đổi tích cực. Được nhà trường phân công chủ nhiệm ở một lớp có nhiều học sinh chưa ngoan trong một địa phương vùng nông thôn đã có nhiều thay đổi về nền kinh tế. Trong quá trình tham gia công tác chủ nhiệm, tôi có nhiều day dứt và trăn trở : làm thế nào để giáo dục học sinh chưa ngoan có hiệu quả ? Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trong công tác chủ nhiệm” để phần nào giảm bớt khó khăn trong giáo dục đạo đức của nhà trường và giảm bớt tệ nạn ngoài xã hội.
TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC
TIN KHUYẾN MÃI
Thư viện tài liệu Phong Phú
Hỗ trợ download nhiều Website
Nạp thẻ & Download nhanh
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Nhận nhiều khuyến mãi
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay
NẠP THẺ NGAY
DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN
Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt
1/ Mục đích ý nghĩa :
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa của Nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người mới phát triển toàn diện , con người mới có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước . Muốn tạo nên những con người mới thì Nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất , những con người đó chính là Học sinh , mà đặc biệt là Học sinh tiểu học , các em là những người chủ tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải biết cách rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Trong thực tế mỗi Học sinh đều có một hoàn cảnh khác nhau , hoàn cảnh sẽ có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của Học sinh , chính vì thế mà phương pháp Giáo dục Học sinh cá biệt sẽ giúp cho một số Học sinh cá biệt trở thành Học sinh bình thường hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành những người hữu ích cho Đất nước .
PHÒNG GD SƠN HÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BAO --------------™&˜------------- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -----------------------------™&˜----------------------------- TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Người viết: Ngô Thị Kim Lan Đơn vị : Trường tiểu học Sơn Bao THÁNG 9 NĂM 2006 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -----------------------------™&˜----------------------------- TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Mục đích ý nghĩa : Xuất phát từ mục đích ý nghĩa của Nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người mới phát triển toàn diện , con người mới có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước . Muốn tạo nên những con người mới thì Nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất , những con người đó chính là Học sinh , mà đặc biệt là Học sinh tiểu học , các em là những người chủ tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải biết cách rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Trong thực tế mỗi Học sinh đều có một hoàn cảnh khác nhau , hoàn cảnh sẽ có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của Học sinh , chính vì thế mà phương pháp Giáo dục Học sinh cá biệt sẽ giúp cho một số Học sinh cá biệt trở thành Học sinh bình thường hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành những người hữu ích cho Đất nước . 2/ Lý do chọn đề tài : Nền Giáo dục nước ta đang trên đà phát triển , tuy nhiên vẫn càng nhiều hiện tượng mà đặc biệt là Học sinh cá biệt ngày càng tăng ở các trường học nói chung và đối với trường tiểu học Sơn Bao nói riêng . đây là vấn đề bứt thiết , là tiếng kêu của toàn xã hội mà đặc biệt là ngành Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong việc Giáo dục thế hệ trẻ . Trong thực tế hiện nay , nhiều gia đình gặp không ít khó khăn , không đủ điều kiện nuôi con ăn học cho nên đã cho con ở nhà giúp việc gia đình và cho đi làm ăn xa , một số gia đình có nhận thức kém nên không quan tâm gì đến việc học của con em , giao hẳn cho Nhà trường . Mặc khác Sơn Bao là một xã vùng cao của huyện Sơn Hà , kinh tế của người dân càng quá nghèo , tỉ lệ hộ đói - hộ nghèo chiếm 70% , việc kiểm soát học hành của con em ở một số phụ huynh chưa đúng mức , từ dó đã làm cho các em đi học tuỳ theo sở thích , có nhiều em chán nản , quậy phá hoặc làm ra vẽ cho mình nổi bật trước lớp . Đứng trước thực trạng này , bản thân tôi là một Giáo viên chủ nhiệm cho nên có cảm nghỉ mình phải làm sao đó và phải có trách nhiệm Giáo dục các em trở thành người Học sinh ngoan , vì đa số các em chưa ý thức được việc của mình làm. Vậy chúng ta là Giáo viên có hiểu nguyên nhân dẫn đến những việc làm đó không ? Tại sao chúng ta không tìm ra biện pháp Giáo dục Học sinh các biệt . Từ những câu hỏi đặc ra đó tôi đã quyết định tìm hiểu và viết sáng kiến kinh nghiệm mà đã chọn đề tài nêu ở trên . Đề tài này đã áp dụng từ năm học 2002-2003. PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bản thân tôi đưqợc trường phân công giảng dạy lớp hai nhiều năm , nhìn chung ở lớp hai , các em Học sinh càng nhỏ , thơ ngây . Chính vì thế mà chúng ta phải ra sức rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Thực tế trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng Học sinh , trong đó cũng không thể không nói đến Học sinh cá biệt . qua đây tôi xin trình bày những suy nghĩ và những việc mình đã làm trong công tác chủ nhiệm , đó là Giáo dục Học sinh cá biệt . Vậy Học sinh có biểu hiện như thế nào gọi là Học sinh cá biệt và chúng ta có những biện pháp Giáo dục ra sao để các em trở thành những Học sinh bình thường như bao Học sinh khác , đó là nội dung của sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày sau đây . 1/ Đặc điểm của Học sinh cá biệt : đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động , thích tìm tòi và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào , thời điểm nào . Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo giữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định . Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm , bất ổn định kèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình , vì các em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài , luôn quậy phá các bạn ngồi bên cạnh , gây mất trật tự trong lớp . Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân , những đứa trẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh , cân bằng và linh hoạt . biểu hiện của trẻ là ham hoạt động , ham hiểu biết , linh hoạt , thường vui vẻ , vô tư , cảm xúc của trẻ bất ổn định , rung cảm nhưng không sâu , nhanh nhớ , mau quên . Biểu hiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thì các em sẽ làm ngay , tập trung chú ý rất tích cực , càng trong học tập thì đòi hỏi phải kiên trì , chịu khó động não để làm bài , chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm ra chán nản , ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp . Chính vì điều đó , bản thân tôi là một Giáo viên chủ nhiệm , đặc biệt là Giáo viên tiểu học , khi các em đến trường tôi luôn tạo cho các em và có cảm giác tôi giống như một người mẹ , luuôn có trách nhiệm theo sát các em từng giờ và trong mỗi buổi học để hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của từng em thì mới có hình thức , phương pháp , biện pháp dạy học phù hợp với các em thì mới đem lại kết quả cao . Đặc biệt cũng cần tạo không khí lớp học , trường học như chính ở nhà của các em , khi đo các em mới có cảm giác được quan tâm chăm sóc và tình yêu thương thật sự để học tập tốt . 2/ Biện pháp thực hiện : Đối với những trẻ nghịch ngợm , hay nói chuyện riêng , sau mỗi lần giảng bài xong , hoặc các em đã làm xong bài tập , các em không biết làm gì nên hay trêu chọc các bạn gây mất trật tự trong lớp Cô giáo nói không nghe , theo tôi cần giáo dục các em như sau : + Thường xuyên quan tâm sâu sát hoạt động của các em + Thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời + Khích lệ khi em có tinh thần tập thể và lòng vị tha + Không nên phê bình , trách phạt + Không nên sĩ nhục , xúc phạm đến các em + Tránh hình thức áp đặc doạ dẫm , buột các em phải làm theo vì điều đó sẽ không đem lại kết quả gì + đặc biệt Giáo viên không nên để các em có thời gian rỗi + Kết hợp giữa ba môi trường Giáo dục Gia đình - Nhà trường và Xã hội Sỡ dĩ tôi áp dụng các biện pháp nêu trên , vì như tôi đã nói lứa tuổi các em càng nhỏ và rất thơ ngây , các em luôn xem thầy - cô như một hình tượng , luôn làm theo cô, theo thầy . Mặt khác Giáo dục Học sinh không phải chỉ mang lại cho các em kiến thức , kĩ năng , mà còn phải Giáo dục cho các em về sự hình thành nhân cách , về lối sống , cách cư xử trong cuộc sống đời thường , vì vậy trước hết Giáo viên phải mẫu mực , lời lẽ phải chuẩn xác , trong sáng , gần gũi các em , tránh những lời nói thô tục , hành động thô bạo . Đặc biệt Giáo viên cần vạch rõ ranh giới giữa các việc , khi cấm các em không được làm việc gì đó thì phải nêu rõ nguyên nhân để các em hiểu được việc đó là sai , không nên làm . còn đối với những việc các em được làm , Giáo viên cũng cần giới hạn khung cảnh và những việc nên làm , dù đó là những việc rất nhỏ , vì làm như thế giúp các em hiểu rõ vì sao phải làm như thế này mà không làm như thế kia , và cũng không nên bắt buộc các em phải làm những điều mà các em không hiểu làm để làm gì . Khi các em đã hiểu được những yêu cầu của Giáo viên , khi ấy Giáo viên đưa ra tình huống để các em làm một cách thường xuyên . Việc làm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ từng bước tạo thành thói quen , nề nếp , nhu cầu và không cảm thấy khó chịu thì các em dần dần sẽ trở nên tiến bộ , hoà nhập với cộng đồng . Tuy nhiên công việc này không thể chỉ có Giáo viên làm mà cần phải phối hợp nhịp nhàng , đồng bộ giữa Giáo viên chủ nhiệm và gia đình Học sinh , Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi với phụ huynh Học sinh để tìm hiểu trao đổi các hoạt động của các em xảy ra hằng ngày hoặc báo cáo những tiến bộ và nảy sinh những cái gì mới ngoài dự kiến của chúng ta thì khi đó Giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh Giáo dục , uốn nắn ngay từ đầu và kịp thời . Trong học tập Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể , ở lớp phải chú ý đến việc sắp xếp , bố trí chỗ ngồi cho hợp lý . Học sinh yếu nên bố trí cho ngồi ở bàn trên , bố trí ngồi cạnh bạn học giỏi hơn để Giáo viên dể theo dõi , giúp đỡ các em trong từng môn học . Giáo viên cần dành sự quan tâm đến việc học tập của những Học sinh này nhiều hơn , thường xuyên kiểm tra bài về nhà , học tập ở lớp , kết quả tiếp thu bài sau mỗi buổi dạy . Giáo viên cần phân công giao nhiệm vụ cho bạn Học sinh giỏi giúp bạn học yếu bằng cách : Truy bài trước giờ vào lớp , kiểm tra bài về nhà , nhắc nhở bạn , giảng giải thêm khi bạn chưa hiểu được bài , chưa biết cách làm bài , không trách ,sĩ nhục bạn . Cứ tiến hành như thế , Giáo viên sẽ theo dõi được sự tiến bộ hoặc không tiến bộ của Học sinh để phối hợp với gia đình Học sinh cùng hướng dẫn thêm việc học ở nhà của các em đồng thời Giáo viên cũng có kế hoạch điều chỉnh hợp lý . Ngoài việc học ở nhà , ở lớp , Giáo viên càng tổ chức phụ đạo cho những Học sinh yếu ở ngoài giờ để nâng cao trình độ cho các em . Trong những buổi phụ đạo Giáo viên giảng lại kiến thức cũ đã học trong tuần để giúp các em nắm chắc bài và làm bài tốt hơn . Tuy nhiên Giáo viên tiến hành từng bước yêu cầu thấp đến yêu cầu cao , không nên vội vàng sẽ gây chán nản cho các em . Khi nhận thấy các em có sự tiến bộ cần khuyến khích kịp thời , khi các em làm sai hoặc không tiến bộ cần động viên chỉ bảo nhẹ nhàng , tránh nói những lời nặng nề xúc phạm đến nhân cách của Học sinh , đặc biệt là không nên bình phẩm Học sinh "Sao em học dốt thế" . Ngoài việc Giáo dục Học sinh cá biệt về đạo đức và học tập , Giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý đến chữ viết của các em , vì thông qua chữ viết nó thể hiện được tính nết của con người . Rèn chữ viết đúng mẫu , đúng chính ta û , đúng tốc độ quy định và giữ vở sạch . Muốn rèn chữ viết trước hết phải rèn đọc đúng , phát âm đúng các phụ âm đầu , tập các em có đức tính cẩn thận ở tất cả các môn học . Để thực hiện được điều này Giáo viên phải mẫu mực khi viết và trình bày bảng , vì vậy cần rèn chữ viết cho Học sinh lớp 1; 2 đó là góp phần vào phong trào giữ vở sạch đẹp và trong sáng của tiếng việt mà tôi tin chắc chúng ta ai cũng làm được việc này . Tóm lại : Để Giáo dục Học sinh cá biệt tốt , trước hết người Giáo viên chủ nhiệm phải mẫu mực để Học sinh noi theo , luôn gần gũi , thương yêu và tôn trọng Học sinh , phải dành nhiều thời gian cho các em , đôn đốc nhắc nhở , tạo niềm tin cho các em , phải là người nhiệt tình với nghề nghiệp , tôn trọng với công việc , tất cả vì Học sinh thân yêu , vì tương lai của các em . Có như thế mới xứng đáng với câu " mỗi thầy giáo - cô giáo là một tấm gương sáng cho Học sinh noi theo", dạy học không chỉ đem lại kiến thức mà phải kết hợp cả dạy người . Đối tượng Học sinh cá biệt phần lớn là những Học sinh nghèo , thiếu giáo dục , ít được sự quan tâm của gia đình chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn quan tâm , theo sát và tìm hiểu hoàn cảnh của từng Học sinh để tạo điều kiện học tập cho các em , luôn trao dồi đạo đức cho các em bằng chính lòng thương yêu thực sự của mình , từ đó sẽ cảm hoá được các em để các em hiểu và hoà nhập vào cộng đồng như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác trong xã hội . Công việc này tuy lúc đầu rất vất vả , tốn nhiều công sức , nhưng để theo dõi , uốn nén các em từng li , từng tí , khi các em đã tiếp thu những cái mới , nhận biết được nhiệm vụ của Học sinh dần dần đưa các em vào nề nếp học tập , có thời khoá biểu học ở nhà , các em trở thành thói quen , từ đó các em sẽ tiến bộ và bắt đầu ham học , kết quả học tập sẽ khả quan hơn . Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường Giáo dục thì mới thực sự đem lại hiệu quả cao . Sáng kiến này tôi đã áp dụng từ bao năm qua nhưng đặc biệt nhất là năm học 2002 - 2003 sáng kiến này mới thật sự có hiệu quả và áp dụng mãi đến nay . Cụ thể năm học 2002 - 2003 tôi dạy lớp 2A đó là năm đầu tiên áp dụng chương trình thay sách , lớp tôi có một Học sinh là Đinh Văn Vẹt , em là dân tôc H rê , em có đặc điểm là nghịch ngợm ít chú ý . nhưng lại học được , khi nhận lớp tôi đã phát hiện ra ngay diều này , càng hoàn cảnh gia đình em thì rất khó khăn , Mẹ mất sớm , Bố thì lấy vợ khác , và lúc nào cũng hay nhậu nhặc . Thời gian đầu em ở với bố mẹ , sau đó em về ở với anh trai , gần nhà của tôi . Đến lớp em chép bài chỉ là đối phó , chữ viết cẩu thả , biết làm toán nhưng không làm , nghĩa là thích thì làm , không thích thì thôi và luôn nói bằng tiếng của người địa phương . Từ đó tôi đã thực hiện như sau : + Ở miền núi Học sinh được phát vở nên vở của em không thiếu nhưng viết của em thì không có , trong lớp học tôi thấy em không chép bài nên liền lại hỏi vfa em đã cho biết là không có bút , thế là tôi đã lấy bút của mình để cho em và dặn dò nhắc nhở . Nhìn anh mắt của em ngơ ngác nhìn tôi , lúc này tôi cảm nhận được niềm vui sướng tràn ngập trong lòng của em , tôi hướng dẫn cho em viết và thường xuyên kiểm tra vở , việc này tôi thực hiện suốt cả một tuần và tôi đã nhận thấy em đã có sự tiến bộ rõ rệt , em đã ngoan hơn và không có nghịch như trước nữa , đặc biệt là giờ học toán em đã bắt đầu giơ tay xin lên bảng làm , có lúc em làm đúng , cũng có lúc làm sai , tôi luôn luôn khen ngợi và động viên . Bằng những câu nói nhẹ nhàng , những lời chỉ bảo tận tình của tôi , em đã ý thức được việc học của mình . Bên cạnh đó thời gian ngoài giờ tôi thường sang nhà để gặp phụ huynh và phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục em , thường xuyên động viên , khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tham gia học tập tốt . Thực sự là tôi rất mừng khi thấy em tiến bộ , nhưng niềm vui mừng lại tăng lên gấp bội vì kết quả học kì I của em là Học sinh khá , đến học kì II em là Học sinh giỏi của lớp . Kể từ đó em thật sự đã trưởng thành và luôn làm gương cho các Học sinh khác noi theo , từ năm học đó về sau em đều là Học sinh giỏi của lớp . Tôi là Giáo viên chủ nhiệm , tôi cảm thấy rất mừng và tràn đầy hạnh phúc khi nhìn thấy sản phẩm của mình sáng kiến , cải tiến lại có chất lượng cao như thế và đó cũng chính là kết quả lớn nhất của tôi trong những năm qua . 3/ kết quả đạt được : Trong suốt thời gian qua bản thân tôi luôn mẫu mực trong mọi công tác , hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao , đặc biệt là công tác chủ nhiệm , tuy vùng cao nhưng tôi luôn đảm bảo duy trì sĩ số Học sinh , về Giáo dục Học sinh cá biệt có được ngững kết quả cao tỉ lệ Học sinh khá , giỏi nhiều , đảm bảo chỉ tiêu Học sinh lên lớp 100% PHẦN III : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận : Tự hào về nghề nghiệp của mình là người ươm mầm non cho Tổ quốc , là người Giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước . Một thế hệ mà Bác Hồ hết sức chăm lo , quan tâm : " Non sông Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , phần lớn là nhờ vào công học tập của các cháu" . Vâng lời Bác dạy , bản thân tôi là người ươm mầm cho đất nước , tôi nguyện ra sức phấn đấu hết sức mình để tạo cho các em một tương lai tốt đẹp , góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng quê hương đất nước . 2/ Kiến nghị - đề xuất : Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện công tác này , do đó phải nắm vững đặc điểm của từng em và điều kiện hoàn cảnh gia đình để tạo điều kiện cho các em học tập và rèn luyện . Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập , để các em được tham gia và phải có khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích , động viên các em . Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để báo cáo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụ huynh nắm . Lập kế hoạch dạy phụ đạo cho Học sinh yếu kém . Nhà trường cần phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên của trường về công tác chủ nhiệm lớp để đưa phong trào của nhà trường ngày càng vững mạnh hơn , không có Học sinh cá biệt , xứng đáng là nhà trường xã hôi chủ nghĩa . Sơn Bao, ngày :.././ Người viếtBạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Giáo Dục Học Sinh Chưa Ngoan trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!