Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hàn Quốc là một trong các quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đô thị cao nhất thế giới và hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các quốc gia khác không nhập khẩu rác thải nhựa từ Hàn Quốc. Các Công ty thu gom, tái chế rác thải nhựa của Hàn Quốc đã đồng loạt tuyên bố dừng thu gom phế liệu. Chính phủ Hàn Quốc quyết định hỗ trợ tài chính cho các công ty tái chế rác thải và quan trọng hơn tìm cách chuyển xuất khẩu rác thải sang mô hình tái chế trong nước theo hướng bền vững và giảm sử dụng nhựa. Tháng 5 năm 2018, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành các quyết định khắt khe nhằm thắt chặt việc sử dụng rác thải nhựa, đồng thời đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế rác trong nước từ 34% đến 70% vào năm 2030.
Theo Cục Quản lý ô nhiễm của Thái Lan, rác thải nhựa của nước này tăng 12% mỗi năm, tức khoảng 2 triệu tấn. Nỗ lực thu gom rác rồi sau đó lại đem đi tái chế chỉ là biện pháp tạm thời. Biện pháp lâu dài và bền vững để hạn chế tác thải nhựa Thái Lan tiến hành là nâng cao nhận thức người dân, thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.
Kể từ 01/01/2017, Colombia đã cấm sử dụng túi nilong kích thước nhỏ hơn 30 cm x 30 cm, đồng thời đưa ra các lựa chọn thay thế và khả năng chịu tải cao hơn, giúp giảm 27% lượng tiêu thụ loại vật liệu này.
Tháng 7 năm 2017, Chính phủ Colombia đã ban hành thuế đối với toàn bộ túi nilong nhằm khuyến khích người dân chuyển hướng sang loại túi có khả năng tái sử dụng. Người dân phải trả một xu Mỹ cho mỗi chiếc túi nilong. Hằng năm mức thuế sẽ tăng 50%. Khoản tiền thuế thu được để phục hồi nguồn sinh vật biển và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, phát triển các tổ chức môi trường để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường.
Tháng 11 năm 2018, các Bộ trưởng Môi trường liên bang, bang và vùng lãnh thổ thông qua Hội đồng bộ trưởng về môi trường Canada đã thông qua chiến lược toàn Canada nhằm hướng tới loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Chiến lược được xây dựng dựa trên các chương trình hiện có về giảm lượng rác thải nhựa tại bãi chôn lấp và trách nhiệm mở rộng các nhà sản xuất để tận dụng nhựa trong nền kinh tế nhưng loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường. Sử dụng phương pháp tiếp cận vòng đời sản phẩm để giải quyết các khâu từ ngăn ngừa và thiết kế, thu gom, làm sạch cũng như phục hồi giá trị sản phẩm. Chiến lược phản ánh các ưu tiên của hệ thống quản lý chất thải, vận động nhiều ngành và đối tác cùng tham gia để loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Về mặt thị trường, đưa ra sản phẩm đến những khu vực có thể tái chế và nhựa dùng một lần cũng có thể tái chế.
Đạo luật này cũng tăng cường việc áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm” bằng các mở rộng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải chịu chi phí ô nhiễm chứ không phải một ngư dân lỡ làm mất lưới đánh bắt trên biển.
(Nguồn Monre.gov.vn)
Những Biện Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa
1. Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa
Ngày nay, ống hút được sử dụng ngày càng phổ biến; tuy nhiên, ống hút cũng là một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra các loại ống hút thân thiện với môi trường, để hạn chế rác thải nhựa. Các loại ống hút này được làm chủ yếu từ các nguyên liệu như: giấy, gạo, tre,…..
Giấy, lá chuối, ….là một trong những loại bao bì đang được sử dụng phổ biến nhằm giảm thiểu việc phát sinh chất thải nhựa. Bạn sẽ dễ dàng thấy các loại bao bì này được sử dụng ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại,…Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa trong chai thủy tinh thay cho các loại chai nhựa. Chúng vừa giúp giảm thiếu chất thải, vừa có thể tái sử dụng lại.
Bạn có thể mang theo một chiếc ly tái sử dụng đến quán cà phê thay vì sử dụng cốc nhựa hoặc cốc giấy dùng một lần. Tương tự, hãy cân nhắc giảm thiểu hoặc thôi dùng bộ đồ ăn như đũa, dao, muỗng, nĩa,… dùng một lần. Chỉ cần thay đổi thói quen sử dụng đồ dùng cá nhân, bạn đã giúp hạn chế rất nhiều chất thải không cần thiết.
Thực tế là tích trữ thực phẩm ở ngăn đá của tủ lạnh hay tủ đông sẽ mang đến sự tiện lợi cho chúng ta, nhưng nó cần sử dụng đến nhiều bao bì nhựa để bọc thực phẩm. Thay đổi thói quen thực phẩm đông lạnh có thể rất khó khăn, nhưng bạn hãy cân nhắc vì ngoài lợi ích về môi trường mà nó mang thì còn có những lợi ích khác nhìn thấy rõ ràng – đó là bạn sẽ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn hơn và tránh được các hóa chất trong bao bì nhựa của chúng.
5. Tự ép và vắt nước trái cây
Hãy tự ép nước trái cây hoặc ăn trái cây tươi. Cách làm này không chỉ làm giảm thiểu chất thải nhựa, mà còn tốt hơn cho bạn. Bởi vì bạn sẽ nhận được nhiều vitamin và chất chống oxy hoá hơn.
6. Mang theo thức ăn đi làm thay vì đi mua ngoài
Mang theo thức ăn đi làm bằng các hộp chứa thức ăn có thể tái sửa dụng. Cách này vửa hạn chế đồ nhựa mà vừa mang đến một bữa ăn đảm bảo hơn cho sức khỏe của bạn.
Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Rác Thải Nhựa
Do đó, để nâng cao nhận thức của người dân cần tăng cường các chiến dịch truyền thông kết hợp với hoạt động dọn dẹp bờ biển. Đồng thời, chính quyền địa phương nên đầu tư đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa, nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa tại Cô Tô.
Vẫn chôn lấp là chủ yếu
Thị trấn Cô Tô là trung tâm của huyện Cô Tô, nơi tập trung dân cư đông đúc, thu hút đông đảo khách du lịch, sở hữu nhiều nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, chợ… lượng rác thải phát sinh về mùa du lịch là rất lớn. Theo nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” thực hiện năm 2019, của nhóm tác giả Lưu Thị Hoài Nam và Trần Thị Minh Hằng, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, vào mùa du lịch, lượng rác thải phát sinh cao gấp từ 5-7 lần so với các mùa không có khách du lịch. Thành phần rác thải nhựa chủ yếu được tìm thấy tại huyện đảo này thường là chai, cốc nhựa, túi nilon, ống hút, hộp xốp. Nếu không được thu gom, xử lý kịp thời, lượng rác thải nhựa này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cũng như sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống, hệ sinh thái và môi trường biển.
Từ tháng 2/2019, công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên thị trấn Cô Tô được Công ty cổ phần môi trường đô thị Cô Tô thực hiện. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện của đơn vị được giao thực hiện trên địa bàn quản lý, đồng thời phối hợp với đơn vị thực hiện. Trước đây, rác thải được thu gom 1 lần/ngày, nhưng để đáp ứng nhu cầu hiện nay tần suất thu gom đã tăng lên 2 lần/ngày, đảm bảo rác thải được thu gom đúng giờ, nhanh chóng, hiệu quả, tránh tình trạng rác thải chất đống, bốc mùi hôi thối, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đường phố.
Đảo Cô Tô có 2 bãi rác là bãi rác Vòm Xi khu 4, thị trấn Cô Tô và bãi rác thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến. Năm 2018, bãi rác Vòm Xi đã hết công suất sử dụng và ngừng hoạt động. Hiện rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải nhựa nói riêng tại thị trấn Cô Tô được thu gom, vận chuyển đến bãi rác thôn Trường Xuân để xử lý và chôn lấp. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nhựa tại thị trấn Cô Tô vẫn chủ yếu là chôn lấp. Công tác xử lý còn nhiều hạn chế và cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý bãi rác, tránh để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Huyện Cô Tô hiện chưa có cơ chế chính sách về tái chế, cũng chưa có một cơ sở tái chế nhựa chính thức và hoạt động có hệ thống. Hoạt động tái chế chủ yếu tự phát từ cộng đồng thu nhặt ve chai.
Nâng cao nhận thức cùng với chính sách phù hợp
Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” cho thấy, tại huyện đảo Cô Tô, hơn 63% số người được hỏi cho biết họ có quan tâm nhất định đến tác hại nghiêm trọng của rác thải nhựa qua các phương tiện truyền thông đại chúng; 92% cho rằng rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy vậy, chỉ có 43% số người được hỏi có biết về tác hại của rác thải nhựa lên sinh vật biển. Thậm chí một số người cho rằng sinh vật biển không chịu ảnh hưởng của rác thải nhựa vì biển rộng lớn, mênh mông, rác không thể làm thương tổn đến chúng. 44% người dân được phỏng vấn cho biết, họ có phân loại rác thải nhựa. Song hình thức phân loại chỉ đơn giản là giữ lại các loại nhựa có thể bán được cho lực lượng thu gom ve chai, còn các loại nhựa khác họ đều để chung với rác thải sinh hoạt.
Đối với các hộ dân buôn bán, tỷ lệ phân loại rác thải nhựa không cao, chỉ chiếm 21%. Nguyên nhân các hộ kinh doanh đề cập là do không có thời gian để phân loại, công việc kinh doanh, buôn bán bận rộn, nên họ không quan tâm đến phân loại rác thải nhựa. Nhựa dùng một lần bao gồm cốc nhựa, hộp xốp, thìa nhựa, bát nhựa, ống hút… được sử dụng rộng rãi và khắp mọi nơi. Khảo sát mức độ sử dụng đồ nhựa một lần đối với cộng đồng người dân, người buôn bán, khách du lịch tại thị trấn Cô Tô, có tới 70% thường xuyên sử dụng sản phẩm nhựa một lần. Cô Nguyễn Thị Thùy, chủ một quán chè ở Cô Tô cho biết: Nhựa dùng một lần quá tiện lợi, mặc dù biết trên sách báo, trang mạng về tác hại của nó, nhưng cô vẫn dùng vì không có thời gian ngồi ăn, hoặc công việc không cho phép nên phải dùng nó. Người mua hàng cũng yêu cầu đựng vào cốc nhựa để cầm về cho tiện.
Theo nhà nghiên cứu Lưu Thị Hoài Nam: Qua khảo sát tại Cô Tô, công tác thu gom, xử lý rác thải nhựa còn chưa hiệu quả và chưa được đầu tư đúng mức. Hoạt động phân loại và tái chế nhựa còn nhỏ lẻ, manh mún. Huyện Cô Tô chưa có các chính sách mạnh để hạn chế việc sử dụng và phát sinh rác thải nhựa. Mặc dù cộng đồng địa phương phần lớn đều nhận thức được vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, đã được tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa và phần nào sẵn lòng thay đổi thói quen sử dụng nhựa, nhưng đa số người dân chưa thực sự được chuẩn bị và đồng tình với chính sách giảm và thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người dân cho rằng là việc thu gom rác thải nhựa không phải của họ mà là của công ty môi trường.
Chính quyền thị trấn Cô Tô và huyện Cô Tô nói chung cần đẩy mạnh hơn nữa các cam kết giảm thiểu và giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại địa phương, chú trọng vào việc thực hiện các chính sách giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa từ người tiêu dùng và sản xuất, nâng cao hiệu quả phân loại để tái chế, nâng cao tần suất, tỷ lệ thu gom và xử lý một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp hài hòa và ưu tiên hợp lý các giải pháp chính sách, kinh tế và truyền thông, nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong việc quản lý rác thải nhựa tại địa phương. Trong đó, công tác truyền thông cần được chú trọng nhiều để nâng cao nhận thức của các đối tượng, mang lại thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách còn lại.
Bà Trần Thị Minh Hằng cho rằng, để nâng cao nhận thức về rác thải nhựa của người dân, chính quyền có thể tính đến những biện pháp như: Nghiên cứu ban hành chính sách để hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy; khuyến khích và hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn đối với các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình…; thành lập các hợp tác xã thu gom ve chai, nhựa có thể tái chế, tăng cường quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, không gây ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả công tác thu gom tái chế nhựa; đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về việc phân loại rác và thực hiện phương thức 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế); lồng ghép các chiến dịch truyền thông với hoạt động dọn dẹp bờ biển để nâng cao nhận thức của người dân một cách hiệu quả…/.
Các Giải Pháp Làm Đẹp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa
Nhìn vào bàn trang điểm và tủ mỹ phẩm của mình, các nàng có bao giờ cảm thấy thất vọng và choáng ngợp khi nhận ra mình đang sử dụng vô số các loại vỏ nhựa, bao bì nhựa rất khó phân hủy. Hầu hết trong số chúng chỉ có hạn sử dụng ngắn ngủi. Bạn sẽ nhanh chóng vứt đi tuýp sữa rửa mặt, chai dầu gội, thỏi son môi và cả những chiếc dao cạo bằng nhựa dùng một lần. Sau đó nhanh chóng thay thế bằng một loạt vỏ, chai, hộp đựng bằng nhựa khác. Trong khi ở ngoài kia, đất, nước và không khí, chúng không thế “ngốn” ngần ấy số rác thải nhựa nhanh như cách bạn vứt ra đó được.
1. Xà phòng tắm
Sử dụng bánh xà phòng thay vì các loại sữa tắm, gel tắm là cách đơn giản nhất để giảm thiểu rác thải nhựa. Hầu hết các loại xà phòng tắm đều sử dụng bao bì bằng giấy có thể tái chế. Hãy lựa chọn các loại xà phòng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, vừa thân thiện với làn da của bạn vừa có ý nghĩa đối với môi trường.
2. Xà phòng rửa mặt
Trong khi mọi người đều có thói quen sử dụng các tuýp sữa rửa mặt và chai phun bọt rửa mặt bằng nhựa, thì nhiều quý cô đã chuyển sang dùng các bánh xà phòng rửa mặt có thành phần tự nhiên và hữu cơ. Các sản phẩm xà phòng rửa mặt đều được bọc gói cẩn thận bằng giấy có thể phân hủy, là một giải pháp chăm sóc da hạn chế nhựa rất dễ thực hiện. Bên cạnh đó, xà phòng rửa mặt có xu hướng khiến các nàng thao tác tạo bọt nhiều hơn, từ đó giúp làm sạch sâu và massage đều trên da mặt.
3. Xà phòng gội đầu
Giờ đây, bạn có thể dừng việc sử dụng những chai dầu gôi và giảm thiểu rác thải nhựa, thay vào đó hãy lựa chọn xà phòng gội đầu (shampoo bar hay solid shampoo). Các dòng xà phòng gội đầu hầu hết đều có nguồn gốc hữu cơ và vegan, hương thơm tươi mát chiết xuất tự nhiên, tác dụng nhẹ dịu cho mọi loại tóc đồng thời ngăn ngừa khô xơ, gãy rụng.
Nếu như đã có xà phòng tắm, gội, rửa mặt thì chắc chắn không thể thiếu xà phòng xả tóc (conditioner bar hay solid conditioner), đặc biệt dành cho những ai có mái tóc khô yếu và trong trường hợp xà phòng gội đầu dịu nhẹ không cung cấp đủ độ ẩm. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm xà phòng xả tóc với nhiều mùi hương thiên nhiên trong lành như Lush Jungle, Lush Sugar Daddy-O hay Lush Big solid conditioner để thỏa mãn mong muốn chăm sóc tóc hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Một số thương hiệu sản xuất son môi vegan cũng đồng hành cùng các tiêu chuẩn sinh thái như bao bì giấy, nhựa tái chế và vỏ son bằng kim loại, gỗ hoặc hộp đựng bằng nhôm, thiếc. Thương hiệu Axiology đến từ Bali không chỉ cung cấp các dòng son môi tự nhiên, hữu cơ và vegan – đã được chứng nhận “Beauty Without Bunnies” từ PETA, mà còn sử dụng nguồn giấy tái chế từ cơ sở địa phương làm bao bì sản phẩm của mình.
6. Makeup palettes bằng tre
Tại Elate Clean Cosmetics hay thương hiệu Inglot (đến từ Ireland), các bộ sản phẩm phấn mắt, phấn má, son môi và highlight đều sử dụng vỏ hộp bằng tre – mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc và vô cùng tự nhiên.
Không những thế, những khoanh phấn mắt bán lẻ hoặc thay thế của Elate Clean Cosmetics còn sử dụng bao bì làm bằng giấy hạt giống (seed paper). Do đó, bạn không những giảm thiểu rác thải nhựa mà còn có thể dùng để trồng ra những loài hoa cỏ dễ thương cho khu vườn của mình.
7. Vải cotton tẩy trang tái sử dụng
Đều là cotton cả nhưng vải cotton tái sử dụng sinh thái hơn nhiều so với bông tẩy trang thông thường. Không chỉ vì bông tẩy trang thường đóng gói trong bao bì nhựa. Vải cotton tẩy trang còn có thể tái sử dụng sau khi giặt sạch.
Sợi cotton dùng làm bông tẩy trang có thể là hữu cơ, nhưng bạn cần biết, hầu hết bông tẩy trang thông thường đều sản xuất từ những cánh đồng cây cotton phun xịt đầy thuốc trừ sâu và các loại hóa khác. Vì vậy, trong điều kiện có thể, lựa chọn vải cotton tẩy trang và chăm chỉ giặt sạch mỗi ngày là một hành động giúp bạn hạn chế nhựa và bảo vệ môi trường. Gợi ý dành cho bạn: Juniperseed cosmetic poufs, S.W.Basic- Eco Cotton Rounds, Marley’s Monster Reusable Facial Rounds,…
Trên thị trường có rất nhiều loại cọ trang điểm được làm từ sợi lông thú, sợi tổng hợp và cán cọ đúc bằng nhựa. Nhưng bạn có nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn thế. Với Ecotools, không chỉ các nàng có thể tìm thấy các loại cọ trang điểm cán tre, mà còn sử dụng sợi thực vật và sợi tổng hợp tái chế rất thân thiện với môi trường và động vật.
Các sản phẩm lăn khử mùi và xịt khử mùi thường dùng các loại vỏ và chi tiết bằng nhựa. Nếu bạn là một người yêu môi trường và muốn giảm thiểu rác thải nhựa trong nhu cầu làm đẹp cơ bản của mình, các dòng sản phẩm kem, sáp khử mùi đựng trong hũ thủy tinh (có thể rửa sạch và tái sử dụng), hộp kim loại hoặc bao bì bằng giấy từ các thương hiệu Chagrin Valley Soap & Salve, Meow Meow Tweet hay Natural Deodorant hẳn sẽ làm bạn hài lòng.
10. Dao cạo bằng inox
Thay vì sử dụng các loại dao cạo bằng nhựa dùng một lần, các nàng có thể làm đẹp những loại dao cạo an toàn (safety razor) bằng inox và thép không gỉ. Mặc dù dao cạo bằng nhựa thường rẻ tiền, nhanh chóng và tiện lợi, nhưng phải mất bao lâu để phân hủy số nhựa mà bạn vứt ra môi trường sau mỗi lần sử dụng? Trong khi đó, các loại dao cạo an toàn có giá thành vừa phải, chất liệu bền bỉ, thiết kế sang trọng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng mà vẫn cho đường cạo trơn sát, sạch sẽ.
11. Bao bì bằng nhôm hoặc thiếc
Có nhiều thương hiệu lựa chọn các hộp nhôm hoặc thiếc làm bao bì sản phẩm của mình thay vì nhựa như Nivea cream, The Body Shop Spiced Vanilla lip balm hay Raw Elements Tinter Facial Moisturizer SPF 30. Kể cả khi bạn chỉ cần hộp thiếc thay vì các vỏ chai nhựa để đựng hoặc dùng cho các chuyến du lịch của mình, thương hiệu Lush có bán riêng các hộp thiếc đựng xà phòng tắm gội với nhiều hình dáng cho bạn lựa chọn gồm: hình tròn, oval và hình vuông.
Christian Lenart là một thương hiệu Pháp nổi tiếng, được yêu mến không chỉ bởi lịch sử lâu đời của mình mà còn vì vỏ chai thủy tinh màu xanh cobalt vô cùng đặc biệt. Các dòng toner của thương hiệu Christian Lenart, chứa 95% – 98% tinh chất chưng cất từ hoa cỏ, không chứa paraben, chất tẩy rửa và phải trải qua kiểm định nghiêm ngặt bởi Bộ Y Tế Pháp, được bảo quản an toàn trong chai đựng thủy tinh nhằm hạn chế tiếp xúc với tia UV.
Một gợi ý khác đến từ The Face Shop với dòng sản phẩm Clean Face Mild Toner sử dụng chai thủy tinh và nắp hợp kim sang trọng, dày dặn và chắc chắn – là một sự lựa chọn phù hợp cho những quý cô “dị ứng” với các loại chai đựng bằng nhựa thông thường.
Tags:Beauty Without Bunnies, bí quyết chăm sóc tóc, cạo lông tơ trên mặt, cọ trang điểm sinh thái, conditioner bar, dao cạo an toàn, dụng cụ làm đẹp, giảm thiểu rác thải nhựa, kem dưỡng ẩm Nivea Cream, làm đẹp hạn chế nhựa, Makeup palettes, mỹ phẩm sinh thái, mỹ phẩm thân thiện môi trường, mỹ phẩm vegan, PETA, safety razor, shampoo bar, solid conditioner, solid shampoo, son môi vegan, The Face Shop, Thương hiệu Axiology, thương hiệu Chagrin Valley Soap & Salve, thương hiệu Christian Lenart, thương hiệu Ecotools, thương hiệu Elate Clean Cosmetic, thương hiệu Inglot, thương hiệu JR Liggett, thương hiệu Lush, thương hiệu Meow Meow Tweet, thương hiệu mỹ phẩm vegan, thương hiệu Natural Deodorant, Thương hiệu NIVEA, thương hiệu NYX, thương hiệu Raw Elements, thương hiệu The Body Shop, thương hiệu Urban Decay, xà phòng gội đầu, xà phòng handmade, xà phòng hữu cơ, xà phòng rửa mặt, xà phòng tắm, xà phòng xả tóc
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!