Đề Xuất 4/2023 # Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào? # Top 10 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào? mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Năm thập niên về trước, Venezuela từng là một quốc gia giàu mạnh và dân chủ vững chắc nhất trong vùng, trong đó có tự do truyền thông, hệ thống chính trị rộng mở và các đảng chính trị cạnh tranh thay nhau nắm quyền trong hòa bình. Hạ tầng cơ sở của Venezuela thời đó thuộc hạng nhất Nam Mỹ. Mặc dầu nó vẫn còn nhiều vấn đề như tham nhũng, bất công và sai trái, Venezuela đã hơn xa bất cứ một quốc gia đang phát triển khác. Nhưng vài thập niên sau, Venezuela trở thành một nước nghèo đói, một nhà nước hoàn toàn thất bại và tội phạm hóa mà lãnh đạo là những kẻ chuyên quyền và phụ thuộc nặng nề vào các thế lực ngoại bang, nhất là Cuba, Nga, Trung Quốc, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao ra nông nỗi này?

Một cách tóm tắt, chủ nghĩa xã hội, dân túy, giá dầu, cũng như các chính sách điều hành quốc gia độc đoán và sai lầm bởi lãnh đạo bất tài, là những yếu tố đã đưa Venezuela đến khủng hoảng lâu nay.

Vào thập niên 1970, Venezuela là một trong hai mươi quốc gia giàu nhất thế giới, tổng sản lượng quốc gia (GDP) cao hơn cả Tây Ban Nha, Hy Lạp, Do Thái, và chỉ thua Anh 13 phần trăm. Nhưng vào đầu thập niên 1980, giá dầu sụt giảm và cả thị trường dầu hỏa suy yếu đã chấm dứt thời kỳ vàng son của nước này. Một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu hỏa này khi suy yếu đã tác động sâu xa lên bao nhiêu lĩnh vực khác, từ giáo dục, y tế, tiền tệ, lạm phát, ngân hàng, thất nghiệp v.v… Sau một thập niên trì trệ kinh tế, người dân Venezuela trước đó quen sống sung sướng trở thành bất mãn và vỡ mộng. Thời thế đã tạo anh hùng … giả. Hugo Chávez thực hiện cuộc đảo chánh nhưng không thành ngày 4 tháng Hai năm 1992, vì thế bị giam tù rồi trở thành anh hùng dân gian không tưởng tại Venezuela. Sau khi được trả tự do, Chávez đã tranh cử và đắc cử tổng thống năm 1998, chấm dứt hệ thống dân chủ lưỡng đảng kéo dài 40 năm tại Venezuela. Những gì diễn ra sau đó là lịch sử. Và Nicolás Maduro là người được Hugo Chávez chọn làm thừa kế.

Kể từ khi Maduro lên cầm quyền, mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng sản lượng quốc gia của Venezuela năm 2013 là 234,4 tỷ đô la Mỹ, năm 2018 chỉ còn 96,3 tỷ, giảm hơn một nửa. Chưa có quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát ở kỷ lục cao như Venezuela, 1,37 triệu phần trăm. Nghĩa là nếu một người có được trong tay 10 ngàn đô la dành dụm vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn trị giá 73 xu (Tạp chí The Economist cho rằng tỷ lệ lạm phát lên đến 1,7 triệu phần trăm, cho nên 10 ngàn thì chỉ còn 59 xu). Sự thiếu hụt triền miên về thức ăn, thuốc men và điện nước đã làm cho khoảng ba triệu người Venezuela bỏ nước ra đi kể từ năm 2014, trong đó gần nửa triệu đã đến hai quốc gia Mexico và Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 34,3 phần trăm. 8 trên 10 người Venezuela được khảo cứu cho biết họ không có đủ thức ăn tại nhà. Tỷ lệ giết người tại Venezuela là thuộc cao nhất thế giới, 58 trên 100 ngàn người. Các dịch vụ công căn bản như giáo dục, y tế và an ninh cũng không còn được bảo đảm nữa. Vào năm 1961, Venezuela được xem là quốc gia đã loại trừ được bệnh sốt rét, thì giờ đây nó đã trở lại, ảnh hưởng hơn 400 ngàn người vào năm 2017. Bệnh sởi cũng trở lại nước này.

Tóm lại, chính quyền Nicolás Maduro tại Venezuela đã thất bại hoàn toàn trong việc điều hành quản trị kinh tế và mọi mặt đời sống, đẩy người dân vào đường cùng của đói nghèo, thất học, bệnh tật và tội phạm. Nhưng Maduro chỉ là người thừa kế. Người đã đưa Venezuela vào con đường tội lỗi này chính là Hugo Chávez. Một chế độ và lãnh đạo bất tài, thối nát và thất bại toàn diện như thế không có bất cứ một lý do chính đáng nào để tồn tại, bởi nó thách đố mọi lôgích, lý lẽ và tình cảm của con người.

Giải pháp quân sự?

Sẽ không có một giải pháp chính trị nào hoàn hảo cho tình hình chính trị phức tạp và lắm chia rẽ như tại Venezuela. Những hệ lụy mà chính quyền Nicolás Maduro, hay người tiền nhiệm Hugo Chávez, để lại hơn hai thập niên qua là chồng chất.

Các cuộc biểu tình rầm rộ lên đến vài trăm ngàn người tại Venezuela, có khi cả triệu người trên toàn quốc, trong những năm qua cũng như cuối tháng Giêng vừa qua thể hiện sự bất mãn tột cùng của người dân với chế độ cầm quyền. Nhưng biểu tình thôi dường như chưa thay đổi được điều gì sâu sắc. Vì thế mà nhiều người cho rằng chỉ có lật đổ chế độ này bằng bạo lực thì mới giải quyết được vấn đề. Nhưng quân đội bấy lâu nay vẫn đứng về phía cầm quyền. Vì thế khi nghe tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gợi ý về giải pháp quân sự cho Venezuela, hiển nhiên nhiều người vui mừng và hoan nghênh ý tưởng này.

Nhưng can thiệp bằng quân sự, do Hoa Kỳ lãnh đạo, có phải là một giải pháp tốt cho Venezuela? Có thể sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ chỉ cần một ngày là hạ sập được chế độ Maduro, nhưng không có gì bảo đảm là Hoa Kỳ có khả năng duy trì và ổn định an ninh nơi này trong thời gian ngắn rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Cuộc chiến Iraq và sau đó Afghanistan cũng như các bài học về chiến tranh trước đây đã làm cho Hoa Kỳ ngày nay rất ngần ngại trong việc tham chiến bất cứ nơi nào. Sau George W Bush, Barack Obama chủ trương hạn chế sự can thiệp về quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt tại những nơi không có tính cách chiến lược hay ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Donald Trump cũng chủ trương giới hạn các hoạt động quân sự, đề cao chủ trương giao dịch (transactional approach). Tuy Trump tuyên bố “chúng ta có nhiều giải pháp cho Venezuela kể cả một giải pháp quân sự khả dĩ, nếu cần thiết”, tức ngược lại với chủ trương bình thường của mình, phần lớn các thành viên trụ cột của chính quyền Hoa Kỳ không tán thành giải pháp này (tuy John Bolton có ám chỉ can thiệp bằng quân sự). Lý do dễ hiểu, bởi vì ngoài khả năng có thể bị sa lầy thêm lần nữa, giải pháp quân sự sẽ tốn kém về tài chánh lẫn nhân mạng, uy tín và chính nghĩa của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị tổn hại, và qua đó ảnh hưởng sâu đậm lên các chiến lược ưu tiên hiện nay của Hoa Kỳ, trong đó có mục tiêu đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng nói “Khủng hoảng tại Venezuela không phải là một vấn đề quân sự”.

Thêm vào đó, mọi giải pháp quân sự chỉ là nhất thời, bởi nó không phải là giải pháp cho một bài toán phức tạp tại Venezuela, và chắc chắn không phải là giải pháp mang lại dân chủ. Các nước láng giềng Venezuela đều chống lại giải pháp quân sự. Đó là một tiền lệ mà họ đều e ngại bởi rằng nếu Hoa Kỳ làm được với Venezuela thì cũng có thể đối với họ. Ngoài ra, xây dựng lại quốc gia này với một nền kinh tế kiệt quệ, một quân đội ảnh hưởng quá sâu rộng lên mọi lĩnh vực công, và sự bắt đầu khôi phục lại các dịch vụ căn bản như y tế, giáo dục và thực thi pháp luật, là một thử thách cực kỳ lớn. Giải pháp cho bài toán của Venezuela phải tính thật kỹ đến toàn bộ đến các yếu tố này, nếu không thì giá phải trả sẽ rất đắt đỏ.

Chiến lược nào cho Venezuela?

Giải pháp tối hảo cho Venezuela là ông Nicolás Maduro chính thức từ nhiệm và rời khỏi nước càng sớm càng tốt (ông cùng gia đình và một số thuộc hạ thân tín nhất); quân đội Venezuela đứng ngoài và không can thiệp vấn đề chính trị quốc gia; và ông Juan Guaido tổ chức lại cuộc tổng tuyển cử toàn quốc càng sớm càng tốt với sự giám sát của quốc tế.

Tất cả tùy thuộc khả năng ứng biến chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido.

Những rủi ro phải cân nhắc

Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ khác chắc chắn không muốn nhìn thấy một khủng hoảng Venezuela. Nếu cuộc đấu tranh chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido, kỳ này không thành thì hậu quả để lại sẽ tàn khốc, và sẽ mất một thời gian rất lâu nữa để có một cơ hội khác có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như hiện nay. Không thành công kỳ này thì Venezuela sẽ trở thành một nước phá sản toàn diện để rồi hậu quả nội địa lan tràn sang các nước khác và trong vùng.

Nếu điều trên xảy ra, tình thế sẽ trở nên phức tạp, do đó cần tính trước mọi bước để tiên liệu và đối phó hiệu quả. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và các quốc gia công nhận Juan Guaido có thái độ nào, và sẽ làm gì cụ thể, để bảo vệ Juan Guaido và các nhân sự đối lập chủ chốt, nếu chính quyền Maduro sử dụng bạo lực để đàn áp?

Vài lời kết

Có rất nhiều điều đáng suy ngẫm và có thể rút tỉa cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam nếu quan sát kỹ diễn biến tại Venezuela, mặc dầu có rất nhiều khác biệt giữa hai quốc gia này. Nhưng đây là đề tài cho một dịp khác.

Sau cùng chúng ta có quyền hy vọng rằng chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, chí nhân sẽ thay cường bạo, và lẽ phải sẽ đánh bại họng súng, lần này.

(Úc Châu, 01/02/2019)

Khủng Hoảng Venezuela Cần Phải Giải Quyết Trên Cơ Sở Đối Thoại Hòa Bình

(VOV5) – Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn chưa từng có trong vòng 200 năm qua, nhằm gửi đi một thông điệp Caracas sẵn sàng đáp trả mọi hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Bế tắc chính trị ở Venezuela đang ngày một gia tăng khi lãnh đạo phe đối lập, ông Juan Guaido, người đã tự xưng là “Tổng thống lâm thời Venezuela” và Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro vẫn chưa thể tiến hành một cuộc đối thoại để tìm giải pháp.

Trong khi đó, Liên hợp quốc đang nỗ lực thúc đẩy kêu gọi hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở nước này.

Trong diễn biến mới nhất, Mỹ hôm 11/2 đã trình một dự thảo nghị quyết về Venezuela lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kêu gọi chuyển viện trợ quốc tế và bầu cử tổng thống ở Venezuela. Đáp lại, Moscow đã đưa ra một nghị quyết thay thế, bày tỏ mối quan ngại đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Venezuela.

Trong khi đó, Tổng thống N.Maduro đang tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn chưa từng có trong vòng 200 năm qua, nhằm gửi đi một thông điệp Caracas sẵn sàng đáp trả mọi hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài. Động thái này cũng được cho là phản ứng của ông N.Maduro trước thông tin Mỹ có thể đưa 5.000 quân tới biên giới Colombia, quốc gia giáp ranh với Venezuela.

Cộng đồng quốc tế chia rẽ

Cho đến thời điểm này, cộng đồng quốc tế vẫn hết sức chia rẽ về vấn đề Venezuela. Hiện một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha cùng với Mỹ công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời, đồng thời gây sức ép yêu cầu Tổng thống Maduro kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới. Washington thậm chí tuyên bố đang cân nhắc mọi lựa chọn đối với Venezuela, bao gồm khả năng can thiệp quân sự vào nước này, nhưng nhấn mạnh mục tiêu ưu tiên “chuyển giao quyền lực trong hòa bình”.

Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập nắm quyền kiểm soát Juan Guaido chính thức tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước với tư cách là “Tổng thống lâm thời” trong cuộc tuần hành phản đối Chính phủ tại thủ đô Caracas ngày 23/1/2019. – Ảnh: AFP/TTXVN

Giữa lúc này, dư luận lại đặt ra câu hỏi có hay không một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela. Theo phía Mỹ, một đoàn viện trợ nhân đạo được cung cấp hàng hóa bởi Mỹ và Colombia hiện đã đến thị trấn Cucuta nằm ở biên giới giữa Colombia với Venezuela. Tuy nhiên, phía chính quyền Venezuela khẳng định ở Venezuela không hề có khủng hoảng nhân đạo và tuyên bố sẽ không để hàng viện trợ được vào nước này. Thay vào đó, ông yêu cầu Mỹ dỡ các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung mà Washington áp lên Caracas trong mấy tuần gần đây. Ông Maduro gọi viện trợ nhân đạo là một “chiêu bài” do Mỹ đạo diễn nhằm lật đổ Chính phủ của ông.

Về phía Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 12/2 tuyên bố đã sẵn sàng chuyển viện trợ nhân đạo tới Venezuela, nơi mà khó khăn kinh tế đã khiến hàng triệu người vượt biên giới rời bỏ đất nước. Tuy nhiên, phải cần có sự đồng ý từ chính phủ của Tổng thống N.Maduro.

Venezuela đối diện với những khó khăn kinh tế

Những bất ổn chính trị ở Venezuela đã kéo theo những hệ lụy mà kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trước tiên. Đồng nội tệ mất giá khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã phải thu hẹp hoạt động hoặc rời khỏi Venezuela. Hàng loạt cuộc di cư ồ ạt đang diễn ra do cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Thời gian qua, mặc dù Chính quyền của Tổng thống N.Maduro đã triển khai nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng siêu lạm phát như xóa 5 số 0 trên đồng nội tệ Bolivar của Venezuela, đưa vào lưu hành các đồng tiền mệnh giá mới, nâng mức lương tối thiểu cao hơn hàng chục lần so với trước đó, nâng thuế giá trị gia tăng từ 4-16%… Tuy nhiên, những biện pháp trên cho đến nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tỷ lệ lạm phát tại Venezuela sẽ chạm mức 10 triệu % trong năm 2019.

Có thể thấy, Venezuela hiện nay không chỉ đang vướng vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn lâm vào thế kẹt địa – chính trị giữa các cường quốc lớn. Từng là quốc gia giàu nhất khu vực Mỹ Latin nhờ nắm giữ nguồn cung dầu mỏ vào loại lớn nhất thế giới, Venezuela còn có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng ở khu vực mà các cường quốc luôn muốn duy trì vị thế ảnh hưởng độc tôn. Điều quan trọng hiện nay là chính quyền và phe đối lập nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán để sớm ổn định tình hình đất nước. Các vấn đề của Venezuela phải nên được giải quyết bởi chính người dân nước này theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, thông qua các kênh đối thoại hòa bình. Đây là cách duy nhất giúp Venezuela đạt được sự ổn định lâu dài.

100 Giải Pháp Chống Khủng Hoảng Khí Hậu

Paul Hawken: Đầu tiên, tôi xin nói rằng chúng tôi cũng rất ngạc nhiên về 10 giải pháp hàng đầu. Nếu bổ sung Bản sửa đổi Kigali vào Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ôzôn và các ước tính về những gì có thể làm được trong việc giảm HFCs, con số trên thậm chí còn lớn hơn.

Khi cuốn sách này được xuất bản, ngành công nghiệp điện lạnh đã rất kinh ngạc vì họ đang trang bị hệ thống làm lạnh trên khắp thế giới. Họ nói rằng đã có 10.000 siêu thị tại Mỹ chuyển từ dùng HFCs sang propan, ammonia và các chất thay thế được phê chuẩn khác.

PV: Đây không phải giải pháp xử lý cuối cùng cho HFCs đúng không, thưa ông?

Paul Hawken: Đúng vậy. Dung dịch HFCs được giữ lại và tái sử dụng ở một số quốc gia, thu giữ và đốt trong các cơ sở tiêu huỷ được chứng nhận. Các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu là cao nhất, tiếp theo là Hoa Kỳ. Vấn đề này nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp.

PV: Tôi muốn tìm hiểu một chút về các nghiên cứu dẫn tới các giải pháp. Chẳng hạn như giải pháp thứ 35 là tre. Đây là loài có khả năng phát triển mạnh trên đất thoái hoá. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng loài này có thể phát triển một cách hợp lý trên 37 triệu loại đất bị xuống cấp hoặc bị bỏ hoang và có khả năng lưu trữ hơn 7 Giga tấn CO₂ vào năm 2050. Yêu cầu đầu tư là 24 tỷ USD. Tôi tin rằng, giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả gấp 10 lần số tiền đó. Vậy ai đã thực hiện những tính toán này, thưa ông?

Paul Hawken: Chúng tôi có 70 nghiên cứu sinh từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi người trong số họ chọn một hoặc hai giải pháp và viết một luận văn thạc sĩ về các giải pháp đó. Họ đã đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu. Có khoảng 5.000 tài liệu tham khảo cho 80 giải pháp này hiện đang được đăng tải trên trang web của dự án, hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi có quy trình đánh giá ba bước. Đầu tiên là đánh giá nội bộ, tiếp đến đánh giá bởi các cố vấn, sau cùng là những chuyên gia khoa học bên ngoài.

PV: Tôi thấy rất ngạc nhiên khi ông kết hợp giải pháp số 6 – giáo dục phổ thông cho trẻ em gái ở trường trung học, với giải pháp số 7 – kế hoạch hóa gia đình dành cho các phụ nữ, để giúp giảm phát thải CO₂?

Paul Hawken: Dữ liệu đã cho thấy điều đó. Nó là những gì mà chúng tôi gọi là gọi là “Ai biết?” trong cuốn Drawdown. Dự báo dân số năm 2050 của Liên hợp quốc là 9,7 hoặc 10,8 tỷ người. Liên hợp quốc khẳng định rằng sự khác biệt của hai kết quả này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc tiếp cận và áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Giáo dục trẻ em gái là một con đường để thúc đẩy việc kế hoạch hóa gia đình và một biên pháp khác là có sẵn phòng khám cho phụ nữ trên toàn thế giới để hỗ trợ sức khoẻ, hạnh phúc và sự lựa chọn sinh sản của họ. Điều này có thể giúp tránh được tổng cộng 119,2 Giga tấn CO2.

Paul Hawken: Nếu bạn hỏi chúng tôi sao không đưa tên vấn đề này trong 5 hoặc 10 giải pháp hàng đầu, chúng tôi có thể không biết trả lời ra sao. Chúng tôi đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề quản lý tiêu dùng thực phẩm. Chúng tôi sẽ phải đánh giá lại điều này. Chẳng hạn như việc giảm chất thải thực phẩm, chúng tôi không tính toán được lượng methan phát thải từ bãi chôn lấp thực phẩm. Đó là một con số khổng lồ. Chúng tôi không biết làm thế nào để đo lường và cũng không có dữ liệu đáng tin cậy, vì vậy chúng tôi không đưa vào tính toán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra.

Chúng tôi có giải pháp chế độ ăn uống giàu thực vật. Ý tưởng không phải là bạn phải ăn chay hay không ăn thịt. Những gì chúng tôi cố gắng làm là giảm mức protein trong chế độ ăn đến mức khỏe mạnh ở các nước phát triển và đưa chúng tới mức tiêu chuẩn tại các quốc gia có thu nhập thấp đang có sự thiếu hụt protein, với cùng một lượng calo. Nói cách khác, người dân trên thế giới có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều protein thực vật hơn, nhưng không loại bỏ protein động vật.

PV: Dự án Drawdown muốn mọi người hãy xắn tay áo lên và bắt tay vào việc. Ông có nghĩ rằng một số người chỉ ghi nhận Drawdown là một thông điệp tốt, chứ không phải là một chiếc hộp chứa đựng mọi lời giải không?

Paul Hawken: Tôi cho rằng việc tập trung không ngừng vào vấn đề sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Một khi bạn đưa ra một vấn đề, đừng đẩy mọi người đối mặt với vấn đề thay vào đó là “Hãy giải quyết vấn đề này.”

Những gì Dự án Drawdown nói với thế giới là chúng ta đang tập trung quá nhiều vào vấn đề thay vì giải pháp. Chúng ta chưa từng lập bản đồ, đo đạc và mô phỏng những giải pháp hàng đầu nhằm làm giảm ấm lên toàn cầu cho 40 năm sau. Bây giờ chúng ta đã có trong tay một loạt các giải pháp cần thiết để đảo ngược sự nóng lên toàn cầu. Nếu các biện pháp này tiếp tục lan tỏa rộng rãi và áp dụng một cách hợp lý thì liệu chúng ta sẽ thực sự đạt được điểm tới hạn, khi khí nhà kính đạt đỉnh điểm và sau đó giảm xuống theo từng năm không? Câu trả lời là “Có”.

“Nóng” Các Giải Pháp Chống Hệ Lụy Khủng Hoảng Kinh Tế

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên trả lời chất vấn ngày 20/3 (Ảnh: TTXVN).

12 câu hỏi trực tiếp tại phiên họp dành cho Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, đề nghị làm rõ: thủ tục đầu tư, giải ngân vốn kích cầu; đầu tư vào đâu đảm bảo trọng tâm, trọng điểm; giải pháp chống các vi phạm, lợi dụng chính sách kích cầu…?

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Gói kích cầu đang “vào nhịp”

Trước nhiều câu hỏi tập trung vào trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thừa nhận, việc đưa ra gói kích cầu 1 tỷ USD đã được bàn bạc tập thể kỹ lưỡng, sau Chính phủ cho rằng cần có chính sách hỗ trợ tiêu dùng, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. “Chính sách kích cầu phải công khai, rõ về đối tượng, tiêu chuẩn, định mức để thực hiện” – Bộ trưởng quả quyết.

Bổ trợ ý kiến của Bộ trưởng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định, đây là chính sách lớn của Chính phủ, mục tiêu giúp doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh, hạ giá thành. Thống đốc nói: Tôi đã trực tiếp kiểm tra tại 11 địa phương và tháp tùng Thủ tướng kiểm tra tại 4 địa phương, thấy rằng chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống…

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm: Một trong hướng kích cầu là tập trung khu vực nông thôn, đó là chính sách hỗ trợ làm nửa triệu căn nhà cho người nghèo với 3 cách làm: cho không vốn; vay không lãi và huy động đóng góp từ nhiều nguồn.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phải đứng lên nhiều lần để giải thích ý của mình và của đại biểu “không phải chúng tôi không tán thành quan điểm của Bộ trưởng mà muốn hỏi rõ việc thực hiện của Bộ đến đâu”.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đưa ra con số khích lệ: Ý kiến nhận định GDP năm 2009 của Việt Nam khác nhau, nhưng thống kê quý I cho thấy, tăng trưởng đạt 3,1%, là một trong số không nhiều nước trên thế giới có mức tăng trưởng dương trong điều kiện khủng hoảng hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Giải quyết bài toán 30 vạn lao động thất nghiệp

Trước đó, vấn đề việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, nghỉ việc do khủng hoảng kinh tế khiến Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh phải nhiều lần “bổ trợ” phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân.

Người đứng đầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra con số cảnh báo: Năm 2009 có khoảng 300.000 lao động bị mất việc làm, số lao động bị mất việc làm tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, đặc biệt trong các doanh nghiệp dệt may, sản xuất linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ…

Hiện một số địa phương có số người mất việc làm cao như Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Bình Dương… Ngoài ra, trên 40 ngàn người bị cắt giảm việc làm và trên 20 ngàn người tạm nghỉ chờ việc. Suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến lao động Việt đang làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, đến nay có 6.195 lao động phải về nước trước thời hạn. Dự báo số lao động phải về nước trước thời hạn có thế trên 10.000 người trong cả năm 2009.

Bộ trưởng Kim Ngân cho biết, sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ như: Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 thì được Nhà nước cho vay để thanh toán các khoản nêu trên với lãi suất 0%.

Đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì UBND tỉnh, thành phố ứng ngân sách địa phương trả cho người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp khoản tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động. Người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 (bao gồm cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn) được ưu tiên vay vốn.

Về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận “khi đưa ra chủ trương, chúng tôi cũng thấy gấp gáp”. Nhưng Bộ trưởng đề nghị không nên so sánh giữa chính sách hỗ trợ người nghèo với chính sách người có công, bởi lẽ, đây là lần đầu tiên người nghèo được hỗ trợ tiền đón Tết, còn người có công, gia đình chính sách đã được trợ cấp thường niên theo quy định.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết về việc công khai danh sách tỉnh có nhiều sai phạm, Bộ trưởng điểm ngay 3 trong 10 tỉnh sai phạm nhiều nhất, đứng đầu là Hà Tĩnh (có tới 66 xã và 208 thôn cấp sai quy định). Đáng chú ý, việc đánh giá người nghèo nhiều nơi thiếu chính xác, trong đó có cả diện nghèo do lười lao động.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Lễ hội là mạch văn hóa truyền thống, vấn đề là chống lợi dụng

Trả lời chất vấn các đại biểu, phần “nóng” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh xoay quanh vi phạm về di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, những hủ tục mê tín, dị đoan, trách nhiệm quản lý của Bộ. Bộ trưởng nêu 3 thực trạng, 4 nguyên nhân, 5 nhóm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết chất vấn ngay “Bộ trưởng cảnh báo 2/3 số nhà hát không thường xuyên đỏ đèn, vậy vì sao vẫn chủ trương xây nhà hát tiếp, có mâu thuẫn gì không”.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thừa nhận nhà hát không đỏ đèn là thực tế, nguyên nhân có nhiều như do xa trung tâm, do tác phẩm không xuất sắc, do hiện phương tiện giải trí nhiều. Bộ trưởng cũng đưa ra con số 7.000 lễ hội trên toàn quốc, nhiều nhất là Hà Nội (hơn 1.000), ít nhất là Lai Châu (17) nên có thể nói hoạt động lễ hội là nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhưng việc người dân đi lễ hội, đền chùa nhiều, có cần đưa ra hướng dẫn – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba băn khoăn. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thừa nhận tình trạng lộn xộn về lễ hội nhưng khẳng định tính liền mạch về văn hóa, mỗi địa phương phải căn cứ điều kiện để quản lý cụ thể. Tới đây sẽ có quy chế cụ thể về lễ hội.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào? trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!