Đề Xuất 3/2023 # Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Ngoại Hối # Top 6 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Ngoại Hối # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Ngoại Hối mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

A. Khái niệm: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông qua quan hệ cung cầu. Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán một đồng tiền khác. Như vậy, các đồng tiền được trao đổi từng cặp với nhau. Ví dụ: USD/DEM Ở các nước phát triển các quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung ở thị trường ngoại hối. Trung tâm của thị  trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên hàng mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau. Quá trình hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau. Hệ thống hối đoái Anh – Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu. Theo hệ thống Anh – Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới qua các phương tiện thông tin hiện đại, tức là loại thị trường không qua quầy. Quan hệ này có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp qua điện thoại. Thị trường ngoại hối thực chất không phải là một địa điểm cụ thể, tức không phải là một văn phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người môi giới ngoại hối. Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh) thì thị trường hối đoái có địa điểm giao dịch nhất định và các giao dịch diễn ra hàng ngày, những người mua bán ngoại hối đến đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax… Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có: London, NewYork, Tokyô, Singapore, HongKong, Frankfurt… với doanh số hàng ngày rất lớn.

Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Quá trình hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau. Hệ thống hối đoái Anh – Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu.Theo hệ thống Anh – Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới qua các phương tiện thông tin hiện đại, tức là loại thị trường không qua quầy. Quan hệ này có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp qua điện thoại.thực chất không phải là một địa điểm cụ thể, tức không phải là một văn phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người môi giới ngoại hối.Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh) thì thị trường hối đoái có địa điểm giao dịch nhất định và các giao dịch diễn ra hàng ngày, những người mua bán ngoại hối đến đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax…Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có: London, NewYork, Tokyô, Singapore, HongKong, Frankfurt… với doanh số hàng ngày rất lớn.

– Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế. Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế do chênh lệch mức giờ của từng khu vực, thị trường hoạt động gần như liên tục trừ ngày nghĩ truyền thống. Về mặt lý thuyết, từ khi đóng cửa các thị trường Châu Âu, giao dịch có thể được tiến hành ở New York, Tokyo. Phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối của nó không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ. Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện thực hiện các cuộc đàm thoại thế giới nhanh chóng và tức thời với toàn bộ thị trường hối đoái đang mở cửa, dẫn đến việc quốc tế hoá việc yết giá nói riêng và hoạt động của thị trường ngoại hối nói chung. – Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục. Thị trường hối đoái hoạt động liên tục suốt ngày đêm 24giờ/ ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới. – Không có địa điểm cụ thể. – Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính – Trong bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai trò làm ngoại tệ. – Ngôn ngữ sử dụng trên thị trường rất ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất khó hiểu với người thường. – Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn. – Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó, thị trường ngoại hối rất nhạy cảm không chỉ với các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm xã hội., mức tăng sản xuất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của lãi suất mà còn chịu sự tác động của các sự kiện chính trị – xã hội như: biểu tình, thiên tai, chiến tranh…

Hàng hóa của thị trường hối đoái

Hàng hóa được mua bán trên thị trường hối đoái là ngoại hối. Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của Luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối không giống nhau. Về cơ bản, ngoại hối gồm 5 loại sau: – Ngoại tệ là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm: ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng. Ngoại tệ trong khi lưu thông thanh toán quốc tế tồn tại dưới các hình thức của các phương tiện lưu thông tín dụng. Ví dụ séc, hối phiếu, điện chuyển tiền và thư chuyển tiền. Các phương tiện thanh toán này thể hiện chủ yếu các quan hệ giữa các ngân hàng. Các ngân hàng chuyển chúng cho các ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài. Nghiệp vụ thanh toán thực hiện bằng cách chuyển một số tiền từ tài khoản của ngân hàng ủy thác vào tài khoản của ngân hàng nhận ủy thác. Sau đó số tiền này được ghi vào tài khoản của người hưởng lợi quy định trên các phương tiện thanh toán đó. Ngoại tệ tín dụng là các phương tiện không có giá trị nội tại mà chỉ là dấu hiệu của tiền tệ. Các ngoại tệ tín dụng là kết quả của hợp đồng mua bán hàng hóa và nghiệp vụ của các ngân hàng tạo ra. – Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh phiếu, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, thẻ tín dụng, thư tín dụng ngân hàng. – Các chứng khoán có giá trị bằng ngoại tệ: cổ phiếu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc. – Vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý…được dùng làm tiền. – Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau: tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam, tiền Việt Nam là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác. Như vậy, ngoại hối là những phuơng tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ hoặc các khoản phải thu, phải đòi bằng ngoại tệ kể cả vàng theo tiêu chuẩn quốc tế. B. Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối Các bên tham gia trên thị trường ngoại hối là các ngân hàng thương mại cỡ lớn, người môi giới ngoại hối, ngân hàng trung ương và các công ty và nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các định chế tài chính khác như: các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và cả cá nhân có vốn. Khu vực chính yếu trong thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng. Ở đó các ngân hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các nhà môi giới. a. Các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của thị trường ngoại hối. Họ kinh doanh trên danh nghĩa thay mặt cho khách hàng hay cho chính bản thân. Ngân hàng tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích: Thực hiện kinh doanh cho chính mình và cho khách hàng. + Giao dịch kinh doanh cho chính mình + Cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chẳng hạn, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vốn cho các doanh nghiệp trước sự biến động của tỷ giá. Mặt khác, đây là một nghiệp vụ để ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tận dụng thời cơ “Mua rẻ – bán đắt’’. Các ngân hàng thương mại áp dụng hai loại tỷ giá. Loại tỷ gía bán buôn áp dụng trên thị trường liên ngân hàng và tỷ giá bán lẽ áp dụng đối với các giao dịch có doanh số nhỏ của khách hàng. Kết quả của hoạt động này là ngân hàng thu phí. Các ngân hàng thương mại là hạt nhân của thị trường hối đoái, giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái. Các ngân hàng thương mại lớn có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ yếu, còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại lớn. Các ngân hàng này có nhiệm vụ điều chỉnh mức dự trữ của từng loại ngoại tệ khác nhau. Các ngân hàng thương mại chủ yếu là mua đi bán lại các loại ngoại tệ hoặc là các giao dịch có tính chất đầu cơ. b. Các ngân hàng trung ương Với tư cách là người canh giữ hệ thống tiền tệ – Ngân hàng và người chủ của dự trữ ngoại hối quốc gia, các Ngân hàng trung ương đôi khi là thành phần cơ bản trên thị trường hối đoái thông qua hành vi can thiệp trên thị trường. Các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối với hai tư cách: – Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán ngoại tệ để cân bằng hoạt động của các khách hàng của mình chủ yếu là các ngân hàng thương mại. – Giám sát hoạt động của thị trường trong khuôn khổ quy định của luật pháp. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm để giúp nâng giá hoặc giảm giá đồng tiền bản tệ khi nó ở mức có thể làm tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc để triệt tiêu hiện tượng đầu cơ trên thị trường. c. Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ) Nhòm thành viên này bao gồm những công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu tư hay chuyển tiền. d. Các nhà môi giới ngoại hối Người môi giới thực hiện các lệnh mua bán ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng và hưởng phí. Các nhà môi giới nắm vững tỷ gía của nhiều thị trường. Vì vậy, tại các trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới ngoại hối giúp các ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua và bán ngoại hối, từ đó cung cấp tỷ giá chào bán và tỷ giá chào mua cho khách hàng một cách nhanh nhất và ưu việt nhất và nhận một khoản phí môi giới. Có thể nói, các nhà môi giới là những trung gian giữa các ngân hàng và là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận với nhau. e. Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế, vừa là chủ thể cung ngoại tệ khi có các khoản thu về việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ…Các doanh nghiệp này được xem như là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại hối lớn nhất trên thị trường ngoại hối. C. Vai trò của thị trường ngoại hối – Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thể hiện: Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của bất kỳ người mua, người bán nào đều có thể được đáp ứng ngay lập tức. Khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự tham dự của các ngân hàng và các nhà đầu cơ đã góp phần giải quyết sự mất cân đối đó thông qua việc điều chỉnh tỷ giá cân bằng của thị trường hoặc thông qua đầu cơ ngoại tệ. – Phòng chống rủi ro tỷ giá Ngày nay đa số các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động. Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể. Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Do vậy, các chủ thể này cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro này. Thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn…của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro. – Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính mình. Các ngân hàng chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (Acbít) giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia giá cao hơn. Không chỉ có các ngân hàng mà các công ty, doanh nghiệp và cá nhân cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối còn giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao.

thị trường ngoại hối giao dịch ngoại hối thị trường hối đoái

Chức Năng Và Vai Trò Của Thị Trường Ngoại Hối

Chức năng và vai trò của thị trường ngoại hối

* Chức năng của thị trường ngoại hối

Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế.

Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác như:

– Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.

– Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một các khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.

– Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.

– Thị trường ngoại hối là nơi để Ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

* Vai trò của thị trường ngoại hối

Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ.

Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt đồng thương mại và đầu tư quốc tế, bên cạnh đó còn phục vụ cho khát vọng kiếm lời và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. Chẳng hạn, một nhà đầu tư Nhật Bản nhận thấy rằng lãi suất trên thị trường New York cao hơn thị trường Tokyo rất có thể ông ta sẽ rút vốn từ các hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính ở Nhật để chuyển sang đầu tư ở Mỹ. Làm sao ông ta có thể thỏa mãn nhu cầu đầu tư và khát vọng kiếm tiền của mình được nếu thiếu cơ chế hữu hiệu cho phép ông ta có thể chuyển đổi đồng Yên Nhật thành đôla Mỹ.

Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, nếu chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán, chính phủ có thể yêu cầu Ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào, ngược lại nếu ngoại tệ lên giá quá đáng so với nội tệ đến nỗi có thể tạo một áp lực mạnh gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu Ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để nâng giá nội tệ lên. Có thể nói thị trường ngoại hối là một cửa ngõ và tỷ giá hối đoái là một công cụ để Ngân hàng trung ương có thể can thiệp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của mình.

Ngoài ra thị trường ngoại hối còn cung cấp công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Khái Niệm, Đặc Điểm, Chức Năng, Vai Trò Của Thuế

Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế-Phân loại thuế và yếu tố cấu thành một sắc thuế Người trình bày: Nguyễn Thị Cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: chúng tôi Email: HoiTuVanThue@yahoo.com KẾT CẤU BÀI GiẢNG I. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế II.Phân loại thuế III. yếu tố cấu thành một sắc thuế I. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế 1. Khái niệm thuế 2. Đặc điểm của thuế 3. Chức năng, vai trò của thuế 1. Khái niệm thuế Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và PT của NN. Về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, NN sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công Về phân phối TN thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại TSPXH và TNQD Về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc Vây: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. 2. Đặc điểm của thuế 1. Thuế luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước 2. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp 3. Chức năng, vai trò của thuế 1. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước Ở Việt Nam, tỷ lệ huy động GDP vào NSNN đạt tỷ lệ trên 20% qua các năm, cụ thể Tỷ lệ thu NSNN/GDP Năm 2004: 24,2%;2005:23,8%;2006:25,2% Tỷ lệ thuế, phí/GDP (%) Năm 2004:20,2 %; 2005 :21,1%; 2006 :22,6% Tỷ lệ bội chi NSNN không quá 5% 3. Chức năng, vai trò của thuế 2. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý Điều chỉnh tích luỹ tư bản Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước. Thay đổi thuế suất Áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế 3. Chức năng, vai trò của thuế 3.Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Thuế là công cụ để NN can thiệp vào quá trình phân phối TN, của cải XH, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về TN giữa các tầng lớp dân cư trong XH. Điều hoà TN giữa các tầng lớp dân cư có thể được thực hiện thông qua các sắc thuế trực thu Ngoài ra việc điều hoà thu nhập, định hướng tiêu dùng còn có thể được thực hiện một phần thông qua các sắc thuế gián thu như thuế TTĐB II. Phân loại thuế 1. Phân loại theo phương thức đánh thuế 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế 3. Phân loại theo mức thuế 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách 1.Phân loại theo phương thức đánh thuế 1.1. Thuế trực thu :là loại thuế đánh trực tiếp vào TN hoặc tài sản của người nộp thuế. Ưu điểm : động viên trực tiếp vào thu TN chịu thuế. Nhược điểm: dễ gây ra phản ứng từ phía người nộp thuế 1.2. Thuế gián thu : Thu một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ Ưu điểm: đối tượng chịu rộng. Thuế ẩn vào giá bán HHDV nên người chịu thuế thường không cảm nhận được gánh nặng của loại thuế này Nhược điểm :Do có tính chất luỹ thoái nên không đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. Quan hệ hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu: Tuỳ theo đặc điểm trình độ PT KTXH của mỗi nước mà xác định một tương quan theo tỷ lệ giữa 2 loại thuế này 1. 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế Thuế thu nhập Cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được Thuế tiêu dùng Cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại. Thuế tài sản Cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản. 3. Phân loại theo mức thuế Thuế đánh theo tỷ lệ % Thuế lũy tiến Thuế lũy thoái Thuế tỷ lệ cố định Thuế đánh trên mức tuyệt đối Ấn định một số thu bằng tiền trên một đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Thuế trung ương Được Nhà nước ban hành luật pháp và thu trong phạm vi toàn quốc, NSNNTW hưởng. Thuế địa phương Thu trong phạm vi lãnh thổ vùng hoặc địa phương và NSNN ở địa phương hưởng Việt nam không có thuế TW, thuế ĐP III.CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ 1. Tên gọi 2. Người nộp thuế 3. Đối tượng chịu thuế 4. Căn cứ tính thuế 5. Ưu đãi thuế 1. Tên gọi Phản ánh nội dung chính của từng loại thuế và để phân biệt với những loại thuế khác Thường đặt tên sắc thuế theo đối tượng đánh thuế (TNDN, TNCN…), theo từng mặt hàng (thuế rượu, thuế thuốc lá…) hoặc theo nội dung (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…) 2. Người nộp thuế Xác định chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế Người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước. phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế. 3. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để đánh thuế Mỗi một sắc thuế có đối tượng chịu thuế riêng: VD : HH, DV, Thu nhập… Đối tượng chịu thuế thường được tính theo đơn vị giá trị hoặc theo đơn vị vật lý 4. Căn cứ tính thuế:căncứ tính thuế đối với một sắc thuế là cơ sở tính thuế và thuế suất Cơ sở tính thuế: Cơ sở tính thuế là số lượng đơn vị (theo giá trị hoặc theo đơn vị vật lý) của đối tượng chịu thuế Mỗi sắc thuế có một cơ sở tính thuế riêng Mức thuế : – Mức thuế thể hiện mức độ động viên của NN trên một đơn vị so với cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. – Các loại thuế suất thường áp dụng : – Nguyên tắc xây dựng thuế suất: phù hợp với khả năng thu thuế; ĐB nguồn lực cho NSNN và PTSXKD 5. Ưu đãi thuế Mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu KT… Ưu đãi về thuế suất: Áp dụng thuế suất thấp hơn trong thời gian nhất định với lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn đầu tư Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế : Miễn, giảm thuế cho toàn bộ TN hoặc phần TN cần khuyến khích Bên cạnh ưu đãi thuế suất, miễn giảm còn có các hình thức khấu hao nhanh, chuyển lỗ.. Web: chúng tôi Email: HoiTuVanThue@yahoo.com

Khái Niệm, Đặc Điểm, Chức Năng Và Vai Trò Của Ngân Sách Nhà Nước

57539

Khái niệm ngân sách nhà nước

Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Chức năng của ngân sách nhà nước

Vai trò của ngân sách nhà nước

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Thuật ngữ ngân sách (Budget) bắt nguồn từ tiếng Anh, có nghĩa là cái ví, cái xách. Tuy nhiên trong đời sống kinh tế, thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu mà mang một nội dung hoàn toàn khác. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ngân sách và ngân sách nhà nước:

– Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên xô (cũ) thì: ngân sách là: “1. Bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước; 2. Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ quan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định.”(1)

– Theo tài liệu “tư liệu xanh” của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn nội dung một số thuật ngữ, danh từ tài chính và thuế thì ” ngân sách” được hiểu: “1. Chứng thư dự kiến và cho phép các khoản thu, chi hằng năm của nhà nước; 2. Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày các khoản thu và các khoản kinh phí của nhà nước trong một năm; 3. Toàn bộ các tài khoản trình bày những khoản tiền mà một Bộ được cấp trong một năm” (2)

Từ những nội dung nêu trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của ngân sách như sau:

Thứ nhất: Ngân sách là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó (nhà nước, Bộ, xí nghiệp, gia đình, cá nhân)

Thứ hai: Ngân sách tồn tại trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm.

Cũng cần phân biệt rõ: thu, chi NSNN hoàn toàn khác với thu chi của các chủ thể khác trong xã hội. Thu, chi của nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng pháp luật và do pháp luật quy định (về thu có các luật thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản pháp luật khác; về chi có các tiêu chuẩn, định mức). Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động thu, chi của ngân sách thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội. Về bản chất xã hội, do nhà nước là đại diện của một giai cấp, nên ngân sách nhà nước cũng mang tính giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

– Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước. Khái niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được hiểu là tất cả các nguồn tiền được huy động cho nhà nước; còn “chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời tạo thế cân bằng trong thu chi, tạo sự chủ động trong hoạt động của ngân sách nhà nước.

– Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán đ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về nhà nước, nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.

– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…

– Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào cũng đều có quyền ban hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng bức của các khoản thu ngân sách không hề mang ý nghĩa tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng về kinh tế – xã hội của mình.

3. Chức năng của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có chức năng vô cùng quan trong trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Chức năng của ngân sách nhà nước thể hiện chủ yếu qua 04 mặt như sau:

a) Ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.

b) Ngân sách nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội

Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân.

c) Ngân sách nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội

Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằng hợp lý, làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng một cách kịp thời hiệu quả. Thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu. Nhà nước sẽ thực hiện được các mục tiêu trên.

d) Ngân sách nhà nước có chức năng điều chỉnh kinh tế

Chính sách ngân sách nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của chính sách kinh tế – xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái người ta thường khuyến cáo dùng chính sách tài khoá kích cầu bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công, từ đó làm tăng khối lượng sản xuất xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, trong điều kiện mở cửa thì chính sách tài khoá kích thích sẽ tạo nên phản ứng dây chuyền: chính sách tài khoá kích thích nới lỏng với mục đích tăng tổng cầu, mức lãi suất trong nước tăng, giá đồng nội tệ tăng, thuần xuất khẩu giảm, tổng cầu giảm. Như vậy, trước mắt chính sách tài khoá có thể kích thích tổng cầu có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng về lâu dài lại kìm hãm chính quá trình tăng trưởng. Đòi hỏi các nhà hoạch địch chính sách tài chính nói chung và chính sách tài khoá nói riêng phải tính đến việc sử dụng công cụ ngân sách nhà nước một cách thích hợp trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế.

Bốn chức năng nói trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô

4. Ý nghĩa (vai trò) của ngân sách nhà nước

* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

– Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.

– Đảm bảo an ninh, quốc phòng.

* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.

– Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.

– Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả thị trường và chống lạm phát.

Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi…

– Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.

* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.

– Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

– Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Ngoại Hối trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!