Cập nhật nội dung chi tiết về Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Số 6B/Nq mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 6b/NQ-TLĐ
01/07/2016
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA XI
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
1. Kết quả đã đạt được
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn đã có nhiều cố gắng đổi mới về nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
1.1. Về tổ chức, cán bộ ủy ban kiểm tra
Về số lượng, đến cuối năm 2014 có 51.982 ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp với 200.445 ủy viên ủy ban kiểm tra. Trong đó, ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương có 524 ủy viên, cấp trên trực tiếp cơ sở có 7.883 ủy viên và công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có 192.023 uỷ viên, Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 15 ủy viên. Cán bộ kiểm tra là nữ 76.268 người chiếm 38,05%. Có 176 ủy viên chuyên trách, có 16.943 đồng chí phó chủ tịch kiêm nhiệm, 11.260 đồng chí ủy viên ban thường vụ, 38.637 đồng chí ủy viên ban chấp hành. Tổng số cán bộ chuyên trách tại các văn phòng ủy ban kiểm tra là 195 người.
Về chất lượng, cán bộ ủy ban kiểm tra tiếp tục được ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; một số đồng chí đã được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về tài chính và pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; một số cán bộ công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; một số cán bộ ủy ban kiểm tra được cơ cấu hợp lý, đa số chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên ban thường vụ, trong đó nhiều đồng chí là phó chủ tịch công đoàn cùng cấp.
1.2. Kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
Được sự quan tâm lãnh đạo của ban chấp hành và sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp, uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp đã bám sát chương trình hàng năm của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra; số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng lên, công tác giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng luật.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ Công đoàn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn, góp phần phát triển đoàn viên; tăng cường quản lý thu, chi tài chính, tài sản công đoàn, hạn chế tiêu cực tham nhũng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
– Một số ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp ít quan tâm đến công tác kiểm tra, bố trí không đủ cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra. Các công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra công đoàn. Còn nhiều công đoàn cơ sở đủ điều kiện nhưng chưa thành lập ủy ban kiểm tra.
– Một số nơi thiếu cán bộ ủy ban kiểm tra nhưng chậm được bổ sung; cán bộ ủy ban kiểm tra không chuyên trách không ổn định, phần lớn thay đổi theo nhiệm kỳ, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm, bản lĩnh, ý chí trong công tác kiểm tra còn hạn chế, còn biểu hiện ngại va chạm, né tránh, nể nang trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
– Hiệu quả hoạt động của một số ủy ban kiểm tra công đoàn còn hạn chế, số lượng các cuộc kiểm tra còn ít, chất lượng kiểm tra chưa cao; chưa thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, chế độ sinh hoạt và quy trình kiểm tra theo quy định.
– Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra cho ủy viên ủy ban kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn các cấp chưa đảm bảo yêu cầu.
2.2. Nguyên nhân
– Một bộ phận cán bộ công đoàn chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, chưa quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, tăng cường cán bộ làm công tác kiểm tra; trình độ, năng lực, bản lĩnh của một bộ phận cán bộ ủy ban kiểm tra còn hạn chế; một số nơi trang thiết bị làm việc chưa đảm bảo.
– Việc quy hoạch, lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ ủy ban kiểm tra tại nhiều đơn vị chưa hợp lý, đặc biệt là ủy ban kiểm tra cấp trên cơ sở nên việc thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
– Đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra ở các cấp hầu hết là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động ủy ban kiểm tra ít, tích lũy kinh nghiệm chưa nhiều, điều kiện hoạt động khó khăn.
– Sự hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên đối với ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới một số nơi chưa kịp thời, sâu sát.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
1. Quan điểm
– Kiểm tra là chức năng quan trọng của tổ chức công đoàn, là nhiệm vụ thường xuyên của ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp. Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành chủ động, công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ.
– Uỷ ban kiểm tra công đoàn là cơ quan kiểm tra của công đoàn, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
– Uỷ ban kiểm tra công đoàn hoạt động theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế được ban chấp hành thông qua.
2. Mục tiêu
– Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ công đoàn các cấp trước hết trong ban chấp hành và người đứng đầu ban chấp hành về công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm về Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Bảo đảm công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn theo đúng quy định; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ uỷ ban kiểm tra, nòng cốt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Chỉ tiêu phấn đấu
– Hàng năm có 100% ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 50% công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra tài chính cùng cấp;
– Hàng năm ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương tổ chức kiểm tra ít nhất 25% công đoàn cấp dưới về tài chính, 20% về chấp hành Điều lệ Công đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức kiểm tra ít nhất 15% công đoàn cấp dưới về tài chính, 10% về chấp hành Điều lệ Công đoàn;
– 100% dấu hiệu vi phạm khi phát hiện được kiểm tra kịp thời;
– 100% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trình độ đại học, trong đó số cán bộ được bố trí mới từ năm 2016 trở đi đảm bảo cơ cấu 50% được đào tạo về chuyên ngành luật và 50% về chuyên ngành tài chính, kế toán;
– Trong nhiệm kỳ 100% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên cơ sở và 70% trở lên cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và công đoàn.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu và những nội dung cơ bản của Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của công đoàn về công tác kiểm tra nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên công đoàn các cấp về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, giúp cho lãnh đạo công đoàn các cấp trong công tác quản lý, đảm bảo công tác phòng ngừa các hành vi vi phạm.
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch công đoàn các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ủy ban kiểm tra hàng năm và nhiệm kỳ.
– Nâng cao vai trò của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và chương trình công tác được ban chấp hành công đoàn cùng cấp thông qua.
2. Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra
– Ban chấp hành công đoàn các cấp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động, chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban kiểm tra. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như kiểm tra chấp hành Điều lệ; kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.
– Chú trọng kiểm tra ở cùng cấp và tăng cường kiểm tra cấp dưới, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nhất là đối với cấp cơ sở.
3. Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
– Ban chấp hành công đoàn các cấp phải thường xuyên rà soát, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ và tăng cường hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình, khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh ủy ban kiểm tra thì ban chấp hành bầu bổ sung trong kỳ họp gần nhất; khi công đoàn có đủ điều kiện thành lập ủy ban kiểm tra thì phải tiến hành thành lập theo quy định.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, bản lĩnh, khách quan, trung thực và am hiểu công đoàn, chính sách pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và có điều kiện hoạt động.
– Chuẩn bị tốt nhân sự uỷ ban kiểm tra công đoàn trước mỗi kỳ đại hội công đoàn, đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Chọn người đủ tiêu chuẩn và có kinh nghiệm về hoạt động kiểm tra, nhất là đối với cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra, ưu tiên lựa chọn cán bộ trẻ. Cơ cấu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra là uỷ viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.
– Xây dựng quy hoạch và quy định tiêu chuẩn, chức danh, định mức biên chế cán bộ văn phòng ủy ban kiểm tra công đoàn để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương phải xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách văn phòng ủy ban kiểm tra cấp mình, ít nhất là 3 cán bộ đối với cấp liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và 02 cán bộ đối với cấp công đoàn ngành trung ương và tương đương. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có 04 cán bộ chuyên trách công đoàn trở lên thì bố trí đồng chí chuyên trách công đoàn làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra chuyên trách tại các cấp công đoàn.
– Các văn bản do ủy ban kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra ban hành phải đảm bảo thể thức quy định và đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Ủy ban kiểm tra tăng cường phối hợp với ban tổ chức công đoàn cùng cấp và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức công đoàn để bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình và cấp dưới. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ phải thiết thực, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu trình độ, đặc điểm của đối tượng được bồi dưỡng, sát với thực tiễn hoạt động của uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.
– Công đoàn cơ sở không có ủy ban kiểm tra thì bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra theo những nội dung quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và hướng dẫn của công đoàn cấp trên.
– Xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức là cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra, có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra như tài chính, pháp luật và công đoàn tại các cơ sở đào tạo phù hợp với từng chuyên ngành để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp hàng năm.
5. Đảm bảo điều kiện làm việc và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động ủy ban kiểm tra như phòng làm việc, phòng tiếp đoàn viên và người lao động; đảm bảo trang thiết bị cần thiết cho cán bộ ủy ban kiểm tra hoạt động.
– Sắp xếp thời gian và tạo điều kiện để cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp tham gia các hoạt động của ủy ban kiểm tra. Có cơ chế đảm bảo hoạt động và can thiệp, bảo vệ kịp thời khi cán bộ uỷ ban kiểm tra bị xâm phạm; hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn khi gặp khó khăn.
– Quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra, kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ ủy ban kiểm tra hàng năm.
– Căn cứ vào các chế độ, chính sách đã có đối với cán bộ kiểm tra của Đảng và thanh tra Nhà nước, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn vận dụng, thực hiện đối với cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cho phù hợp.
– Trong quá trình cải cách tiền lương cần nghiên cứu đề xuất Nhà nước đưa cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra của công đoàn vào ngạch lương của ngành thanh tra, kiểm tra.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
– Ban Chấp hành giao Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.
– Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện và định kỳ tham mưu, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết.
2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, ngành.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn.
Nơi nhận: – Uỷ viên BCH TLĐ; – Uỷ viên UBKT TLĐ; – LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW và tương đương; – UBKT LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW và tương đương; – Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ; – Lưu VP và UBKT TLĐ.
TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH Đặng Ngọc Tùng
Báo Cáo Sơ Kết Thực Hiện Nghị Quyết 6B/Nq
BÁO CÁO SƠ KẾT Thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ giai đoạn 2010 – 2015
Thực hiện Hướng dẫn số 21/HD–TLĐ ngày 07/01/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa X) “Về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” (viết tắt là Nghị quyết 6b) và Chỉ thị 03/CT–TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ giai đoạn 2010– 2015 (viết tắt là Chỉ thị 03), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng báo cáo kết quả thực hiện như sau:
Phần thứ nhất KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 6B/NQ-BCH VÀ CHỈ THỊ 03/CT-TLĐ
Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Trung Ương 4 (Khóa Xii)
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 / 10 / 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XII ); Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ C hính trị ; Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 04/1/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ , Ban Thường vụ Đảng ủy Trường ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ(sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4) nghiêm túc để cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về tình hình, nguyên nhân, nhận diện những biểu hiện suy thoái và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Nắm vững mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 để triển khai xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện sát đúng, có hiệu quả. Từ đó, từng cấp uỷ, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình và tự giác, gương mẫu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.
3. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần kết hợp với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Phát huy vai trò của cán bộ, viên chức và người học trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Đánh giá, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt; phê bình, nhắc nhở, xử lý kỷ luật những nơi làm đối phó, chất lượng kiểm điểm không đảm bảo.
4. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Kế hoạch, Chương trình hành động đồng bộ, hiệu quả cùng với các nghị quyết khác của Trung ương, của Tỉnh ủy Nghệ An, của Đảng ủy Trường; coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị; giải quyết kịp thời những vấn đề mà dư luận và cán bộ, đảng viên và người học quan tâm.
II. NỘI DUNG 1. Chỉ đạo tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết 1.1. Nội dung quán triệt
– Kế hoạch, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của cấp trên và cấp mình.
1.2. Báo cáo viên
Đồng chí Bí thư cấp ủy, trưởng các đơn vị, đoàn thể trực tiếp quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 04; phân công các đồng chí cấp ủy viên quán triệt Kế hoạch, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.
1.3. Thời gian
– Cấp đảng bộ bộ phận, chi bộ: Hoàn thành việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 trước ngày 12/2/2017.
Ban Tuyên giáo Đảng ủy Trường phối hợp với Văn phòng Đảng ủy tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 trong toàn Đảng bộ và cán bộ, viên chức và người học.
2. Xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
Ngay sau hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 của cấp trên, cấp ủy các cấp căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, trong đó xác định rõ: những nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên, những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; phân công chỉ đạo; đơn vị, bộ phận chủ trì tham mưu, phối hợp và chỉ rõ thời gian, tiến độ hoàn thành.
Thời gian hoàn thành:
– Cấp đảng bộ bộ phận, chi bộ, đơn vị, đoàn thể trực thuộc Trường: trước 12/2/2017.
3. Công tác chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm theo Nghị quyết
Nội dung kiểm điểm thực hiện theo Công văn số 1825-CV/BTCTW ngày 18/11/2016 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình cần chú trọng nhận diện và xác định rõ những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra trong Nghị quyết số 04 để từng cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên “soi mình” tự phê bình và phê bình. Gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục.
3.1. Chuẩn bị kiểm điểm
– Đối tượng: Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường, Ban Giám hiệu Nhà trường; Ban Chấp hành các đảng bộ bộ phận, Ban Chấp hành các chi bộ; Tập thể lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể trực thuộc Trường phải tiến hành kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
– Đối tượng: Tất cả đảng viên trong toàn Đảng bộ Trường đều phải kiểm điểm trước chi bộ nơi sinh hoạt.
– Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tập thể lãnh đạo cao nhất mà mình tham gia, cụ thể:
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận, Ủy viên Ban Chấp hành chi bộ kiểm điểm trước tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận, Ban Chấp hành chi bộ.
– Nội dung kiểm điểm: Bản kiểm điểm cá nhân cần đối chiếu với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình, đề ra giải pháp khắc phục; đồng thời, phê bình cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng.
3.2. Gợi ý và lấy ý kiến góp ý kiểm điểm
– Ở những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản, yêu cầu báo cáo giải trình.
– Ban Thường vụ Đảng ủy Trường thành lập các tổ công tác tham dự và chỉ đạo việc kiểm điểm.
– Tuỳ tình hình và điều kiện cụ thể, trước khi kiểm điểm, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Ban Chấp hành các đoàn thể cùng cấp bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.
3.3. Tổ chức kiểm điểm
– Tiến hành kiểm điểm phải theo trình tự từ trên xuống dưới, cuối cùng là kiểm điểm ở chi bộ.
– Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; xong kiểm điểm tập thể chủ trì kết luận, biểu quyết có hay không những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; phần kiểm điểm cá nhân: người đứng đầu kiểm điểm trước (do một đồng chí cấp phó chủ trì kiểm điểm người đứng đầu), sau đó người đứng đầu chủ trì kiểm điểm các đồng chí còn lại và kết luận có hay không những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ đối với từng đồng chí.
– Tổ công tác của cấp ủy cấp trên đánh giá, nhận xét công tác chuẩn bị, chất lượng kiểm điểm và dự kiến kết luận việc kiểm điểm tập thể, cá nhân “Đạt yêu cầu” hay “Chưa đạt yêu cầu”. Những tập thể, cá nhân kiểm điểm chưa đạt yêu cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và tổ chức lại hội nghị kiểm điểm.
– Trong quá trình kiểm điểm nếu phát hiện tập thể hoặc cá nhân có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở mức độ nghiêm trọng trở lên thì dừng việc kiểm điểm để kiểm tra, thanh tra, kết luận làm rõ và xử lý kịp thời theo quy định.
– Sau kiểm điểm: Tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo kiểm điểm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và báo cáo cấp trên trực tiếp.
3.4. Thời gian kiểm điểm
Hoàn thành kiểm điểm trong tháng 02/2017
3.2.2. Cấp đảng bộ bộ phận, chi bộ, đơn vị, đoàn thể trực thuộc Trường
3.2.3. Hồ sơ, báo cáo sau kiểm điểm
Sau kiểm điểm 07 ngày làm việc, cấp ủy hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp bao gồm:
– Báo cáo kiểm điểm tập thể (kèm theo kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm);
– Bản kiểm điểm cá nhân (kèm theo kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm);
– Tổng hợp ý kiến góp ý vào báo cáo kiểm điểm tập thể, cá nhân và kết luận của đồng chí chủ trì hội nghị kiểm điểm đối với tập thể và từng cá nhân.
4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết
– Bổ sung nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII vào chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường và cấp ủy các cấp.
– Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và báo cáo cấp có thẩm quyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; đề xuất khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả; xử lý vi phạm và công khai kết quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Trường, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, bí thư cấp uỷ các cấp; trưởng các đơn vị, đoàn thể trực thuộc Trường chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị và trực tiếp quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 ở đơn vị mình.
2. Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Trường chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Đảng ủy và Văn phòng Đảng ủy chuẩn bị tài liệu học tập Nghị quyết Trung ương 4 để sử dụng ở các cấp. Ban Tuyên giáo Đảng ủy chỉ đạo Ban Biên tập website Trường tuyên truyền nội dung Nghị quyết Trung ương 4 bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
3. Ban Tổ chức Đảng ủy Trường phối hợp với Văn phòng Đảng ủy tham mưu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và Dự thảo báo cáo kiểm điểm tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường; tham mưu thành lập Bộ phận thường trực (thành phần gồm các đồng chí: Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy), Tổ giúp việc Bộ phận thường trực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (thành phần gồm Trưởng các ban của Đảng uỷ, Chánh Văn phòng Đảng ủy và đồng chí Phó Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, do đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy làm Tổ trưởng) và các tổ công tác chỉ đạo kiểm điểm ở các đơn vị do đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường được phân công phụ trách làm Tổ trưởng; phối hợp với Văn phòng Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tham mưu việc sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.
4. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy phối hợp với các ban của Đảng ủy và Văn phòng Đảng ủy tham mưu gợi ý kiểm điểm cho các tập thể, cá nhân. Sau kiểm điểm tổng hợp kết quả giải trình các nội dung được gợi ý kiểm điểm báo cáo Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường.
6. Các cấp uỷ, tổ chức đảng căn cứ vào nội dung Nghị quyết Trung ương 4 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tình hình, đặc điểm cụ thể của đơn vị mình, chủ động xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, phân công lãnh đạo chỉ đạo và dự kiểm điểm với cấp dưới nghiêm túc, chất lượng, đạt kết quả tốt.
7. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có cam kết bằng văn bản với chi bộ, lãnh đạo đơn vị mình về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, để rèn luyện, phấn đấu và làm cơ sở kiểm điểm đánh giá, phân loại cuối năm.
8. Hằng năm, gắn với kiểm điểm cuối năm để sơ kết, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Nhiều Giải Pháp Thực Hiện Nghị Quyết Trung Ương 6
(BĐT) – Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, tích cực chủ động đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm từ công tác chỉ đạo đến tổ chức thực hiện.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT tại Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết TW6 của Đảng bộ KH&ĐT sáng ngày 4/1/2018.
Xây dựng khung pháp lý cho động lực tăng trưởng mới
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, năm 2017, các đơn vị của Bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao; từng bước đổi mới tư duy, chuyển từ việc xây dựng kế hoạch, giao vốn hàng năm sang nhiệm vụ chính là tập trung nghiên cứu, tham mưu tổng hợp về xây dựng cơ chế, chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp kịp thời để chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tốt hơn; đồng thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo đánh giá, việc xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch trong năm 2017 đã tạo được bước cải cách về thể chế, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch. Điều này đã góp phần thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng Nhà nước kiến tạo và phục vụ. Theo đó, Nhà nước chỉ quy hoạch những ngành thiết yếu để kiến tạo sự phát triển theo cơ chế thị trường, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, giảm bớt gánh nặng đầu tư công.
Các quy định của Luật Quy hoạch tăng cường liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Luật Quy hoạch cũng loại bỏ các quy hoạch sản phẩm và các giấy phép trái với quy luật của kinh tế thị trường. Đây cũng là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong năm 2017, Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo định hướng mỗi đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi đơn vị, tạo động lực phát triển mới. Đây thực sự là bước đột phá được thể chế hóa, nâng cao hiệu quả và chất lượng của dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế, tạo cú hích đồng bộ cho nền kinh tế chứ không chỉ đặc khu, thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết TW6 về xây dựng chính quyền địa phương.
Nhiều đổi mới trong công tác quản lý đầu tư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh hiện nay, các cán bộ của Bộ cần phát huy truyền thống bề dày đóng góp của ngành KH&ĐT, thay đổi tư duy, đổi mới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển, mạnh dạn cải tổ quan điểm, tiếp tục đổi mới trong tình hình mới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế hoạch phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách hành chính, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý các dự án đầu tư công, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Số 6B/Nq trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!