Đề Xuất 4/2023 # Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 # Top 12 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chia sẻ nếu thấy bài hay

29

shares

Facebook

Twitter

LinkedIn

Print

Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước. So với các lĩnh vực hoạt động nhà nước khác thì tố tụng hình sự là lĩnh vực trong đó việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết khách quan và xâm phạm nhiều nhất vào cuộc sống tư của công dân, hạn chế quyền và tự do hiến định của họ. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ của tố tụng hình sự là phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội, ngăn chặn tiếp tục phạm tội và truy cứu trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội. Đây là yếu tố quyết định sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp vào tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm thân thể và các quyền hiến định khác của công dân ([1]). Áp giải và dẫn giải không phải là hai biện pháp cưỡng chế mới trong tố tụng hình sự. Trong lần sửa đổi vừa rồi, hai biện pháp cưỡng chế này được quy định trong cùng một điều luật và thể hiện nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để các tồn tại trên thực tế. Bài viết, trên cơ sở phân tích quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về áp giải, dẫn giải, sẽ phân tích những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết trong Bộ luật mới về hai biện pháp cưỡng chế này.

1. Quy định về áp giải, dẫn giải trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Có thể nói, so với quy định của BLTTHS năm 2003, chế định về áp giải, dẫn giải đã có nhiều điểm mới, tiến bộ. Áp giải và dẫn giải được định nghĩa chính thức trong BLTTHS năm 2015 là các biện pháp cưỡng chế. Theo quy định tại Điều 4 BLTTHS năm 2015 về giải thích thuật ngữ, hai biện pháp cưỡng chế này đã được nhà làm luật đưa ra định nghĩa với nội hàm khá rõ ràng. Theo đó, áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, còn dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định. Định nghĩa đã xác định được bản chất của hai biện pháp, đồng thời, giúp cho người đọc hình dung khái quát về đối tượng, trường hợp của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Tiếp đó, hai biện pháp áp giải và dẫn giải được quy định cụ thể trong Điều 127 của BLTTHS năm 2015.

Thứ hai, BLTTHS mới mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng của hai biện pháp áp giải và dẫn giải. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, đối tượng của biện pháp áp giải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Quy định về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là sự kế thừa quy định về người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp nhưng có sự thay đổi để phù hợp hơn với tinh thần bảo vệ quyền con người của Hiến pháp năm 2013 ([3]). Người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, so với BLTTHS năm 2003, đối tượng của biện pháp áp giải đã được mở rộng. Trước đây, chỉ có bị can, bị cáo mới có thể bị áp giải nếu thuộc trường hợp luật định. Việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, theo tác giả, là hợp lý. Mục tiêu của biện pháp cưỡng chế áp giải là nhằm đảm bảo người bị áp dụng phải có mặt ở địa điểm nhất định, phục vụ cho hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đảm bảo tính liên tục trong việc giải quyết vụ án. Nếu chỉ quy định bị can, bị cáo có thể bị áp giải thì sẽ không bao quát hết các trường hợp phát sinh trên thực tế. Việc một người tham gia tố tụng hình sự, đặc biệt là người đang trong diện “tình nghi” đã thực hiện tội phạm thì sự vắng mặt (không có lí do chính đáng) hay sự không hợp tác của họ đều có thể ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Do đó, việc quy định đối tượng có thể bị áp giải như BLTTHS hiện hành sẽ đảm bảo sự tham gia của những người này trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Như chúng tôi Nguyễn Thái Phúc đã khẳng định: “Một trong những lí do dẫn đến sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế là thái độ chủ quan của chủ thể quan hệ pháp luật đối với nghĩa vụ của mình. Với chủ thể tự chấp hành nghĩa vụ pháp luật thì Nhà nước không cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.” ([4])

Đối tượng của dẫn giải là một số người tham gia tố tụng, cụ thể gồm: 1) người làm chứng; 2) người bị hại; 3) người bị tố giác; 4) người bị kiến nghị khởi tố. Như vậy, trong số 20 tư cách (người) tham gia tố tụng hình sự quy định tại Điều 55 của BLTTHS năm 2015, có 04 tư cách (người) tham gia tố tụng có thể bị dẫn giải. Quy định về đối tượng dẫn giải đã giải quyết được cơ bản khó khăn, vướng mắc về vấn đề này trong BLTTHS trước đây. Thật vậy, Báo cáo số 11 đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong quy định của BLTTHS trước đây về đối tượng dẫn giải, đó là “Chỉ quy định dẫn giải đối với người làm chứng mà chưa áp dụng đối với những người tham gia tố tụng khác trong trường hợp đã triệu tập lấy lời khai nhưng không có mặt (Điều 137), gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Trường hợp người bị hại từ chối giám định, nhưng xét thấy việc từ chối đó không có lý do chính đáng hoặc ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì chưa có biện pháp buộc họ phải đi giám định. Khi người làm chứng không chấp hành quyết định dẫn giải mà không có lý do chính đáng thì không có cơ chế giải quyết để bảo đảm sự có mặt của họ, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.” Hoặc “nhiều trường hợp sau khi đã nhận lại tài sản hoặc đã được bồi thường đầy đủ thì người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại thường vắng mặt tại phiên tòa, gây trở ngại cho việc xét xử vụ án, nhưng do không quy định biện pháp áp giải đối với những người này nên không có căn cứ để thực hiện (Điều 191)” ([5]). Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề (Xin xem mục 2 bên dưới). BLTTHS năm 2015 đã bám sát mục tiêu, quan điểm chỉ đạo khi xây dựng chế định về áp giải, dẫn giải. Như trên đã đề cập, từng biện pháp cưỡng chế phải được điều chỉnh cụ thể bởi năm yếu tố: căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục và thời hạn tiến hành. Căn cứ áp dụng dẫn giải được quy định ngay trong điều luật và tương ứng đối với từng tư cách (người) tham gia tố tụng hình sự.

Về thẩm quyền quyết định biện pháp áp giải, dẫn giải cũng được mở rộng hơn: Khoản 3 Điều 127 đã quy định rõ ràng, cụ thể người có thẩm quyền quyết định áp giải, dẫn giải là “Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử”. Việc trao quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải cho những người trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra như Điều tra viên, Kiểm sát viên không chỉ góp phần giải quyết vụ án được nhanh chóng, mà quan trọng hơn, sẽ tăng cường tính độc lập, nâng cao trách nhiệm của những người “trực tiếp” tiến hành tố tụng. Đây cũng là xu hướng lập pháp tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải đó là Cơ quan Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có thẩm quyền.

Ngoài ra, khoản 6 điều 127 quy định rõ ràng và phù hợp hơn với thực tiễn tố tụng về thời điểm, theo đó “Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm.”. Như vậy, việc mở rộng, quy định rõ ràng, cụ thể phạm vi đối tượng, trường hợp và thẩm quyền về áp giải, dẫn giải trong BLTTHS năm 2015 sẽ góp phần đảm bảo việc áp dụng các biện pháp này chặt chẽ, đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp giải, dẫn giải là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và rất dễ bị phản ứng, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải xem xét rất thận trọng, chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết để làm rõ các nội dung quan trọng của vụ án.

2. Một số hạn chế, vướng mắc chưa được giải quyết

BLTTHS năm 2015 ban hành đã đổi mới nhiều trong lập pháp, cả về hình thức, kĩ thuật lập pháp và nội dung của các quy định đối với biện pháp cưỡng chế nói chung, đối với hai biện pháp áp giải, dẫn giải nói riêng. BLTTHS năm 2015 vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, vẫn còn rất sớm để có thể đánh giá tính đúng đắn, khả thi trong các quy định của BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, qua nghiên cứu từ góc độ quy định của luật, tác giả nhận thấy, chế định áp giải, dẫn giải trong BLTTHS năm 2015 vẫn còn một số tồn tại.

Trước tiên, về đối tượng của biện pháp dẫn giải. Như trên đã đề cập, quy định về đối tượng áp dụng của biện pháp này vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề đã được chỉ ra khi tổng kết BLTTHS năm 2003. Thực tế cho thấy có những vấn đề phức tạp về chuyên môn nhưng người giám định được triệu tập cố tình không tham gia phiên toà đã ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, trong khi chưa có chế tài xử lý đối với giám định viên vắng mặt mà không có lý do chính đáng (Điều 193) ([6]). Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 vẫn chưa thừa nhận người giám định là đối tượng của dẫn giải. Theo tác giả, việc không đưa người tham gia tố tụng này vào đối tượng bị dẫn giải là không phù hợp với nguyên tắc quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Điều 5 BLTTHS năm 2015 quy định:

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm …4. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.…6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Nguyên tắc này xuất phát thường được ghi nhận trong truyền thống pháp luật của các nước theo mô hình tố tụng thiên về thẩm vấn – mô hình tôn trọng nguyên tắc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án (Search for the truth). Ở những quốc gia theo mô hình tố tụng này, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, các quốc gia này thường quy định việc người làm chứng có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án. Họ có thể bị dẫn giải nếu thuộc các trường hợp luật định, ví dụ như ở Việt Nam, người làm chứng có thể bị dẫn giải nếu “không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan” ([7]). Ngược lại, trong các quốc gia theo mô hình tố tụng hình sự thiên về tranh tụng – mô hình tố tụng đề cao tính “đối tụng” của bên buộc tội và bên gỡ tội, đặc biệt là tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng nói chung ([8]), người làm chứng nói riêng thường không có nghĩa vụ phải ra làm chứng, cung cấp thông tin cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Do đó, họ được “mời” đến phiên tòa để cung cấp lời khai, và như vậy, không có khái niệm “bị dẫn giải” để buộc phải có mặt theo giấy triệu tập. Với cách tiếp cận về “trách nhiệm” nêu trên, có thể thấy, người giám định, trong sự so sánh với người làm chứng “rất nên” thuộc trường hợp có thể bị dẫn giải. Người giám định là “người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.”([9]). Thực tiễn cho thấy, người giám định trong tố tụng hình sự ở Việt Nam thường là công chức, viên chức nhà nước. Do đó, nếu có phương thức phù hợp để so sánh, nhiều người sẽ tán thành với quan điểm người giám định nên có trách nhiệm cao hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm so với người làm chứng – người tham gia tố tụng hình sự do tình huống khách quan mang lại và có thể là bất kỳ ai. Do đó, tác giả cho rằng, phạm vi áp dụng của dẫn giải nên được mở rộng toàn diện hơn nữa, cần quy định bao gồm cả người giám định trong những trường hợp cần giải quyết “vấn đề phức tạp về chuyên môn” như đã đề cập trong báo cáo tổng kết thi hành BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra quy định hợp lý về trường hợp, hình thức, mức độ “cưỡng chế” có thể sử dụng, đồng thời, cần cân nhắc đến yếu tố “danh dự, uy tín” của giám định viên với tư cách là công chức, viên chức nhà nước.

Thứ hai, về mức độ “cưỡng chế” cần thiết khi áp dụng hai biện pháp này. Ở mục 1 của bài viết, tác giả đề cập đến sự tiến bộ về kĩ thuật lập pháp khi áp giải và dẫn giải được định nghĩa chính thức trong điều luật về giải thích thuật ngữ (Điều 4 BLTTHS năm 2015). Tuy nhiên, nếu xét từ khía cạnh nội hàm khái niệm, hai định nghĩa nêu trên chưa hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của người nghiên cứu. Điều này bởi lẽ, căn cứ vào thuật ngữ cũng như đối tượng áp dụng, áp giải là biện pháp mang tính cưỡng chế cao hơn dẫn giải. Do đó, những người nghiên cứu có thể suy đoán mức độ cưỡng chế được sử dụng đối với hai biện pháp này. Mặc dù vậy, điều này không được thể hiện trong BLTTHS năm 2015. Thật vậy, theo khái niệm các nhà làm luật đưa ra, bản chất của hai biện pháp không có gì khác nhau ngoài đối tượng áp dụng ([10]). Tuy nhiên, Điều 127 cũng không nêu rõ mức độ cưỡng chế, biện pháp, công cụ có thể sử dụng khi cưỡng chế trong hai trường hợp này. Có quan điểm sẽ cho rằng, những vấn đề kỹ thuật, cụ thể nêu trên có thể được quy định trong các văn bản dưới luật như nghị định, hoặc thông tư, thông tư liên tịch. Tác giả không đồng ý với quan điểm này. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng Hiến định. Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong BLTTHS (sửa đổi)([11]). Do đó, nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và xác lập căn cứ pháp lý để kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân, một trong các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng BLTTHS sửa đổi là quy định mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án phải được quy định trong BLTTHS. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rất rõ quan điểm này, theo đó mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân cần phải được quy định bởi luật – hình thức văn bản quy phạm pháp luật chỉ Quốc hội có thẩm quyền ban hành ([12])./.

Quang Minh / Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hiến pháp năm 2013; 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; 3. Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia; 4. Báo cáo tổng kết số 11/BC-VKSTC ngày19/11/2015 tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; 6. Tờ trình số 11/ TTr-VKSTC-V8 ngày 23/3/2015 về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).

([1]) Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;

([2]) Báo cáo tổng kết số 11/BC-VKSTC ngày 19/11/2015 tổng kết thực tiễn thi hành 10 năm BLTTHS năm 2003, tr.31;

([4]) Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mói trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;

([5]) Báo cáo số 11/BC-VKSTC, tlđd, tr.20, tr.22;

([6]) Báo cáo số 11/BC-VKSTC, tlđd, tr. 22;

[7] Xem Điều 127, BLTTHS năm 2015;

[8] Ngược lại, ở những quốc gia này, tiêu biểu như Hoa Kỳ, chương trình bảo vệ nhân chứng rất phát triển;

[9] Xem khoản 1 Điều 68 BLTTHS năm 2015;

([10]) chúng tôi Nguyễn Thái Phúc cũng có cùng nhận định như trên. Xem Nguyễn Thái Phúc, Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, in trong Sách chuyên khảo Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015 do chúng tôi Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, tr.237;

Điều 4. Giải thích từ ngữ

k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. l) Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

([11]) Tờ trình số 11/ TTr-VKSTC-V8 ngày 23/3/2015 về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), tr.2;

([12]) Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định “2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Phân Biệt Áp Giải Và Dẫn Giải Theo Bltths Năm 2022

+ Cơ sở pháp lý: Được quy định tại Điều 127 BLTTHS năm 2015.

+ Điều kiện áp dụng:

– Áp giải: Áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Trong BLTTHS năm 2003 thì áp giải chỉ áp dụng đối với trường hợp là bị can, bị cáo, tuy nhiên trong BLTTHS năm 2015 mở rộng đối tượng áp dụng ngoài bị can, bị cáo còn có người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội (Điều 60, 61, khoản 1 Điều 126 BLTTHS năm 2015).

Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

+ Thẩm quyền áp giải, dẫn giải:

BLTTHS năm 2003 chỉ quy định các cơ quan có thẩm quyền triệu tập bị can, bị cáo thì có quyền ra lệnh áp giải, dẫn giải, tuy nhiên trong BLTTHS năm 2015 mở rộng thẩm quyền triệu tập cụ thể thẩm quyền áp giải, dẫn giải bao gồm: Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

+ Trình tự, thủ tục áp giải, dẫn giải:

– Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS năm 2015.

– Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS năm 2015.

Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

– Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

Tuy nhiên trong trường hợp người tạm giam trong các cơ sở giam giữ của lực lượng công an nhân dân nhưng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự khi áp giải, dẫn giải thủ tục quy định như thế nào? Ví dụ: Nguyễn Văn A phạm tội trộm cắp tài sản vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y và bị cáo tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Y. Đồng thời A phạm tội cố ý gây thương tích vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự khu vực 1 Quân khu 4, theo quy định khi áp giải bị cáo thì lực lượng Công an nhân dân áp giải với những bị cáo bị giam tại trại giam của lực lượng công an và do Tòa án nhân dân xét xử mà không áp giải những bị cáo do Tòa án Quân sự xét xử vì vậy, trong trường hợp này lực lượng áp giải của Quân đội không được áp giải vì bị cáo đang bị giam tại trại giam Công an nhân dân. Trường hợp này xử lý như thế nào?

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn có thể giải quyết như sau:

Thứ nhất: Có thể thực hiện việc chuyển phạm nhân từ trại giam do Công an nhân dân quản lý sang trại giam do Quân đội quản lý. Thủ tục chuyển trại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án Quân sự làm công văn trích xuất gửi Công an tỉnh (Nơi đang giam giữ phạm nhân) sau khi Công an tỉnh đồng ý cho trích xuất thì lực lượng áp giải của Quân đội thực hiện việc áp giải, sau khi xét xử xong thì trả phạm nhân về trại giam đã trích xuất trước đó.

Lưu ý: – Trường hợp phạm nhân đang bị tạm giam tại trại giam do Công an tỉnh quản lý thì văn bản trích xuất gửi cho Công an tỉnh. Trường hợp trại giam do Bộ Công an quản lý thì văn bản trích xuất gửi cho Bộ Công an ra lệnh trích xuất.

– Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án thì lệnh trích xuất do Bộ công an quyết định. Trường hợp án chưa có hiệu lực đang bị tạm giam tại trại giam Công an tỉnh thì văn bản trích xuất gửi cho Công an tỉnh.

Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì? Giải Pháp Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả

Cung cấp Giải pháp thị trường: Chúng tôi cung cấp giải pháp thị trường, giải pháp nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có nhận định đúng về thị trường, khách hàng, ngành nghề sản phẩm dịch vụ. Liên hệ

Hotline: 0971.2266.25

Email: khachhang@mago.com.vn

1.Nghiên cứu thị trường là gì?

Thị Trường là môi trường luôn biến động và thay đổi, việc nghiên cứu thị trường diễn ra thường xuyên và liên tục để doanh nghiệp cải tiến, đáp ứng nhu cầu tốt hơn với khách hàng.

Nghiên cứu thị trường hay điều nghiên thị trường là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình triển khai của Mago Marketing. Từ việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nhận định cơ hội kinh doanh và chọn quyết sách marketing phù hợp cho doanh nghiệp.

2. Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

+ Nhận dạng, xác định cơ hội và vấn đề của Marketing: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của người dùng để đầu tư phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường đó. Đồng thời giúp doanh nghiệp phòng tránh cách rủi do khi tham gia vào thị trường.

+ Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing: Các thông tin về thị trường sẽ được thiết lập và tổng hợp lại, sau đó sẽ đưa ra đánh giá về thị trường. Doanh nghiệp tự đánh giá xem nguồn lực có đủ để tham gia vào thị trường đó hay không. Từ đó doanh nghiệp có những mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho các hoạt động marketing, tránh được những lãng phí không cần thiết.

+ Theo dõi việc thực hiện các hoạt động Marketing Các hoạt động marketing được lên kế hoạch từ trước nhằm đưa các sản phẩm, dịch vụ giúp người tiêu dùng thỏa mãn. Mục tiêu của các hoạt động marketing là làm cho người dùng thỏa mãn về sản phẩm và dịch vụ.

+ Phát triển sự nhận thức về Marketing là cả một quá trình Quá trình để người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ (Biết – thích – tin – dùng – mua Lại – giới thiệu) là một quá trình lâu dài. Vì vậy mà việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược dài hạn để tăng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ.

3. Các phương pháp nghiên cứu thị trường

3.1/ Điều tra, khảo sát (Surveys):

Sử dụng những câu hỏi khảo sát ngắn gọn và đi thẳng và vấn đề nhằm lấy ý kiến từ người tham gia khảo sát. Mức độ người tham gia khảo sát càng lớn thì kết quả chính xác càng cao.

Phương pháp bao gồm:

3.1.1/ Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys)

Phỏng vấn trục tiếp sẽ thu thấp được những thông tin chi tiết và rõ ràng hơn so với việc in mẫu câu hỏi ra giấy và đưa cho những người tham gia khảo sát điền thông tin.

3.1.2/ Khảo sát qua thư điện tử (Email surveys)

Phương pháp này sử dụng các mẫu câu hỏi có sẵn và thu thập thông tin qua email. Sử dụng phương pháp này cần kèm theo các bài học, tỷ lệ phản hồi email chỉ khoảng 3 – 5% nhưng chi phí bỏ ra khá rẻ.

3.1.3/ Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys)

Phương pháp này tiết kiệm được chi phí nhưng ở thị trường Việt Nam. Người dân luôn bị spam bởi các telesales nên họ sẽ không mấy thiện cảm với tiếp thị qua điện thoại.

3.1.4/ Khảo sát trực tuyến (Online surveys)

Phương pháp này sẽ tạo các mẫu form trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, website để tham khảo ý kiến của mọi người, cách này tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tỷ lệ phản hồi của phương pháp khó dự đoán được. Vì không phải ai cũng sẵn sàng làm khảo sát nếu không có quà tặng để kích thích người dùng.

3.2/ Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra, khảo sát (Surveys)

3.2.1/ Quan sát hành vi (Observation)

Các phản hồi của khách hàng thu thập được khá sơ xài có nhiều người chưa trải qua, chưa dùng sản phẩm, dịch vụ nhưng vẫn điền form. Vì vậy, quan sát hành vi mua sắm của khách hãng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được thói quen của khách hàng. Phương pháp này tốn khá nhiều thời gian để thu thập thông tin khách hàng.

3.2.2/ Phỏng vấn nhóm (Focus Groups) và phỏng vấn sâu (Personal Interviews)

Phương pháp này sẽ gom những người tiềm năng vào phòng có thiết bị ghi âm và hình ảnh. Người điều phối sẽ chuẩn bị những câu hỏi khảo sát, các câu hỏi mở sẽ giúp thu thập những thông tin cần thiết từ nhóm người này.

Phương pháp này sẽ giúp thu thập được nhiều thông tin hơn so với các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, thông tin đáng tin cậy thấp vì số người tham gia khảo sát thấp nhưng lại cụ thể hơn về cảm nhận giúp hiểu rõ hơn về khách hàng để doanh nghiệp có hướng phát triển sản phẩm.

3.2.3/ Theo dõi hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, wifi, Big Data

Phương pháp này dựa trên nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng online, những hành vi này càng ngày thu thập càng nhiều hơn vì công nghệ ngày càng phát triển.

3.2.4/ Phương pháp thử nghiệm (Field trials)

Đưa sản phẩm mới ra thị trường ở một vài địa điểm để xem phản ứng của họ với sản phẩm để đưa ra các giải pháp cải thiện sản phẩm. Phương pháp này cần có quan hệ với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp và các trang web thương mại điện tử để thử nghiệm và thu thập thông tin.

4. Các bước phân tích thị trường

+ + + Thu thập thông tin: đây là khâu quan trọng giúp doanh nghiệp có nguồn dữ liệu đầu vào của quá trình phân tích thị trườngPhân khúc thị trường: Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. + Quy mô thị trường: Bạn cần đưa ra những chỉ tiêu thị trường những phương án tính toán để xác định quy mô thị trường.Xu hướng thị trường: Đây là một trong những vấn đề quan trọng để bạn nắm bắt được thị trường hiện tại dự báo xu hướng thị trường sắp tới.

5. Giải pháp phân tích thị trường của chúng tôi

+ Chúng tôi luôn coi nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng đầu tiên của marketing. Với chúng tôi gốc rễ của Marketing là thị trường nên việc điều nghiên thị trường hết sức quan trọng và cần chuẩn xác quyết định nhiều tới kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chúng tôi không chỉ điều nghiên bằng số liệu mà chúng tôi còn đưa ra những nhận định, đánh giá giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về thị trường.

+ Ứng dụng marketing gốc vào phân tích nhận định: Sự vận hành của các nguyên lý marketing kết hợp với thông tin sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện vào thị trường.

Chúng tôi cung cấp giải pháp phân tích thị trường ở mọi lĩnh vực ngành nghề, phân tích thị trường theo địa lý vùng lãnh thổ tại Việt Nam.

Mọi thông tin cần tư vấn, cần hỗ trợ về giải pháp thị trường, giải pháp marketing, giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trong và ngoài ngước, Quý vị liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

HOTLINE: 0971.2266.25

Email: khachhang@mago.com.vn

Tag: thuê ngoài phòng marketing, tư vấn chiến lược marketing tổng thể, tư vấn chiến lược thương hiệu, dịch vụ marketing tổng thế

Nam Định: Nghiên Cứu, Đề Xuất Các Giải Pháp Kh&Amp;Cn Nhằm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Cập nhật vào: Thứ ba – 21/05/2019 15:35

Cỡ chữ

Vừa qua, Sở KH&CN Nam Định đã tổ chức hội nghị tư vấn, đánh giá hồ sơ đề tài ” Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp KH&CN nhằm xây dựng Nông thôn mới (NTM) tỉnh Nam Định “.

Phát biểu tại hội nghị, Đ/c Mai Thanh Long – Giám đốc sở KH&CN – Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt nội dung đề tài ” Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp KH&CN nhằm xây dựng NTM tỉnh Nam Định “. Theo đó Đề tài thuộc lĩnh vực KHXH&NV, dự kiến thực hiện 12 tháng, từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020. Luận giải về sự cần thiết tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, Đ/c Chủ nhiệm đề tài nêu rõ, xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Tỉnh Nam Định được Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu về xây dựng NTM, có nhiều đóng góp về phương pháp, cách làm hay, mô hình hiệu quả. Xác định được xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất Đề tài trên với 5 nội dung chính bao gồm:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM

Với nội dung này, nghiên cứu đã tổng kết kinh nghiệm của một số nước phát triển nông thôn và rút ra những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Việc nghiên cứu xây dưng NTM sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được tính phù hợp của chương trình. Từ đó xây dựng và đề xuất các chính sách phù hợp cho phát triển nông thôn bền vững. Đồng thời việc nghiên cứu cũng chỉ ra những thành tựu cũng như những tồn tại mà các chương trình phát triển nông thôn đã triển khai trong thực tiễn.

Nội dung 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định

Nội dung này sẽ tập trung đánh giá về công tác xây dựng NTM ở các khía cạnh như: Quá trình thực thi để đạt được các tiêu chí xây dựng NTM và một số ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế, chính trị, VH-XH. Bên cạnh đó nhận thức của người dân, đội ngũ cán bộ sơ sở trong việc xây dựng NTM, công tác huy động nguồn lực địa phương….

Nội dung 3: Một số giải pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM tại tỉnh Nam Định. Nội dung 4: Xuất bản cẩm nang hướng dẫn xây dựng NTM Nội dung 5: Xây dựng Website quản lý và điều hành xây dựng NTM.

Từ những nội dung nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu sẽ cho ra 2 sản phẩm chính bao gồm: Cẩm nang hướng dẫn về xây dựng NTM và website quản lý và điều hành xây dựng NTM. Đề thực hiện được Đề tài trên, Nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực tế tại các xã, huyện trong tỉnh, các xã, huyện trên toàn quốc từ đó chọn lọc những kinh nghiệm hay nhất để xây dựng đề tài và những nội dung đó phải phù hợp với địa phương. Từ đó sản phẩm đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm giúp các xã, huyện trong tỉnh xây dựng nông thôn mới, đồng thời giúp phục vụ Lãnh đạo tỉnh quản lý quá trình xây dựng NTM của tỉnh.

Phát biểu nhận xét, đánh giá về Đề tài, các đại biểu là thành viên Hội đồng đều đánh giá cao tính mới, hay và khả thi của Đề tài. Nhóm nghiên cứu đã có những nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Hướng nghiên cứu phù hợp, các chương, mục logic rõ ràng, nêu được nhiều nghiên cứu, lý luận, giải quyết được khối lượng lớn công việc, với mục tiêu rõ ràng, kết quả phong phú, đáp ứng được yêu cầu, thể hiện được sự cần thiết; mô tả đầy đủ, thành công của đề tài; là đề tài đầu tiên đánh giá được tình trạng cũng như tác động của NTM trên cả nước. Kết quả của đề tài sẽ là kho tư liệu của tỉnh trong thời gian tới. Đối với tổ chức thực hiện, Hội đồng cũng đánh giá là những người có năng lực, có kinh nghiệm quản lý nhiều đề tài khoa học triển khai trên toàn quốc.

Tuy nhiên một số nội dung cần ngắn gọn hơn nữa; cần bổ sung thêm thông tin phần thực trạng xây dựng NTM từ 2015 đến nay; nên thống nhất số liệu so sánh phân tích về thời gian; cần thống nhất nghiên cứu giải pháp theo hướng NTM kiểu mẫu hay NTM nâng cao. Cuối cùng các thành viên Hội đồng hoàn toàn nhất trí để triển khai Đề tài.

(Sở KH&CN Nam Định)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Nghiên Cứu, Hoàn Thiện Chế Định Áp Giải, Dẫn Giải Trong Bltths 2022 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!