Cập nhật nội dung chi tiết về Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biện Pháp Ngoại Giao Trong Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời quốc tế có ngài Vadim Vladimirovich Bublikow, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Học viện An ninh Liên bang Nga. Về phía đại biểu khách mời trong nước có đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về các vấn đề lý luận sử dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ an ninh quốc gia. Các tham luận đã tập trung vào một số vấn đề như nét đặc trưng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam và mối quan hệ với sự nghiệp bảo vệ ANQG; tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tới Việt Nam.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành khẳng định các báo cáo, tham luận tại hội thảo không chỉ là quan điểm, lý luận mà còn là kinh nghiệm quý báu về thực tiễn áp dụng biện pháp ngoại giao thành công.
Đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh bản chất của biện pháp ngoại giao trong công tác Công an chính là cách thức, nghệ thuật sử dụng các công cụ, khả năng, điều kiện, nguồn lực, cơ chế ngoại giao để đàm phán, thuyết phục, tranh thủ, tác động và xử lý các đối tượng nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thông qua hội thảo sẽ giúp Bộ Công an Việt Nam nhận thức tốt hơn về công tác ngoại giao trong vấn đề đào tạo an ninh để chủ động đi trước, không để bị động. Đặc biệt từ những kinh nghiệm nhận diện khủng bố của Liên bang Nga sẽ là gợi ý giúp lực lượng Công an Việt Nam có thể học tập, vận dụng sáng tạo vào Việt Nam.
Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế ‘Biện Pháp Ngoại Giao Trong Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia’
Chiều 07/10/2019, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Biện pháp ngoại giao trong bảo vệ an ninh quốc gia”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực của Bộ Công an nhằm hướng tới kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga (1994 – 2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 – 2020). Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời quốc tế có đại diện Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; lãnh đạo Học viện An ninh Liên bang Nga; Học viện Kinh tế và hành chính Liên bang Nga; Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga; Trưởng đại diện cơ quan An ninh Nga tại Việt Nam… Về phía khách mời trong nước có đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về các vấn đề lý luận sử dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG); chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn áp dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG ở một số lĩnh vực như chống khủng bố, đối ngoại, kinh nghiệm triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của cơ quan An ninh Liên bang Nga. Dự báo các xu hướng khu vực và quốc tế về sử dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành ghi nhận, đánh giá cao các báo cáo, tham luận mà các nhà khoa học đã trình bày tại Hội thảo; nhấn mạnh, đây không chỉ là quan điểm, lý luận mà còn là kinh nghiệm quý báu về thực tiễn áp dụng biện pháp ngoại giao thành công.
Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, về khái niệm, Hội thảo đã thống nhất nhận thức ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật tiến hành quan hệ quốc tế chủ yếu thông qua thương lượng và các giải pháp hòa bình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và giải quyết các vấn đề quốc tế. Bản chất của biện pháp ngoại giao trong công tác công an chính là cách thức, nghệ thuật sử dụng các công cụ, khả năng, điều kiện, nguồn lực, cơ chế ngoại giao để đàm phán, thuyết phục, tranh thủ, tác động và xử lý các đối tượng nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành trao Chứng nhận quyền tác giả báo cáo khoa học cho các đại biểu.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 và những nguy cơ đe dọa an ninh truyền thống, lực lượng Công an nhân dân muốn bảo vệ ANQG phải sử dụng nhiều hình thức, phương pháp và công cụ, trong đó có việc sử dụng các biện pháp ngoại giao hiệu quả…
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh, một trong những vấn đề được các đại biểu quốc tế đặt ra tại Hội thảo là nguy cơ khủng bố với các chỉ số hết sức cụ thể. Từ kinh nghiệm nhận diện khủng bố của Liên bang Nga sẽ là gợi ý giúp chúng ta có thể học tập, vận dụng sáng tạo vào Việt Nam… Qua cuộc Hội thảo, chúng ta nhận thức tốt hơn về công tác ngoại giao trong vấn đề đào tạo an ninh để chủ động đi trước và không bị động. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự; chủ động rà soát, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; làm tốt công tác dự báo nắm chắc tình hình và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống, bền chặt với Liên bang Nga. Đặc biệt là chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng Việt Nam vững mạnh nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn…
Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Biện Pháp Ngoại Giao Trong Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia”
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực của Bộ Công an kỷ niệm 25 năm Ký hiệp ước về nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020) với Liên bang Nga.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và các đại biểu tham dự Hội thảo.
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời quốc tế có ngài Vadim Vladimirovich Bublikow, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Liên Bang Nga tại Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Học viện An ninh Liên bang Nga; Học viện Kinh tế và hành chính Liên bang Nga; Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga; Trưởng đại diện cơ quan An ninh Nga tại Việt Nam.
Về phía đại biểu khách mời trong nước có các đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng Lê Văn Thắng, Giám đốc Học viện ANND cùng đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về các vấn đề lý luận sử dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG). Các tham luận đã tập trung vào một số vấn đề như một số nét đặc trưng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam và mối quan hệ với sự nghiệp bảo vệ ANQG; tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tới Việt Nam và những gợi ý cho việc sử dụng các biện pháp ngoại giao bảo vệ ANQG.
Dự báo các xu hướng khu vực và quốc tế về sử dụng biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp ngoại giao trong bảo vệ ANQG.
Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, về khái niệm, hội thảo đã thống nhất nhận thức rằng, ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật tiến hành quan hệ quốc tế chủ yếu thông qua thương lượng và các giải pháp hòa bình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và giải quyết các vấn đề quốc tế.
Bản chất của biện pháp ngoại giao trong công tác Công an chính là cách thức, nghệ thuật sử dụng các công cụ, khả năng, điều kiện, nguồn lực, cơ chế ngoại giao để đàm phán, thuyết phục, tranh thủ, tác động và xử lý các đối tượng nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 và những nguy cơ đe dọa an ninh truyền thống, lực lượng CAND muốn bảo vệ ANQG phải sử dụng nhiều hình thức, phương pháp và công cụ, trong đó có việc sử dụng các biện pháp ngoại giao hiệu quả…
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành trao chứng nhận quyền tác giả báo cáo khoa học cho các đại biểu.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: Một trong những vấn đề được các đại biểu quốc tế đặt ra tại Hội thảo là nguy cơ khủng bố với các chỉ số hết sức cụ thể. Từ kinh nghiệm nhận diện khủng bố của Liên bang Nga sẽ là gợi ý giúp chúng ta có thể học tập, vận dụng sáng tạo vào Việt Nam…
“Qua cuộc hội thảo hôm nay, chúng ta nhận thức tốt hơn về công tác ngoại giao trong vấn đề đào tạo An ninh để chủ động đi trước và không bị động. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự; chủ động rà soát, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Làm tốt công tác dự báo nắm chắc tình hình và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống, bền chặt với Liên bang Nga. Đặc biệt là chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng Việt Nam vững mạnh nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về an ninh an toàn”- Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành nói.
Nội Dung Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia
Khái quát nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia
1. An ninh quốc gia là gì?
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.
2. Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm.
Mục tiêu về an ninh quốc gia là: những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở chúng tôi quy định của pháp luật.
Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân.
3. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
+ Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại bỏ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
4. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
+ Bảo vệ an ninh chính trị nội b ộ. Đó là các hoạt động bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, lưu học sinh và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.
+ Bảo vệ an ninh kinh tế. Đó là bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chống các biểu hiện chệch hướng và các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền kinh tế, gây ảnh hưởng tác hại đến lợi ích của quốc gia. Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh không để nước ngoài lôi kéo mua chuộc gây tổn thất hoặc làm chuyển hướng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
+ Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng. An ninh văn hoá, tư tưởng là sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng là bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội; bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ. Đấu tranh chống lại sự công kích, bôi nhọ, nói xấu của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngăn chặn các hoạt động truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ, thiếu lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
+ Bảo vệ an ninh dân tộc. Đó là bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước; ngăn ngừa, phát triển, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân tộc ít người để làm việc trái pháp luật, kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
+ Bảo vệ an ninh tôn giáo. Bảo vệ an ninh tôn giáo là đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân nhưng đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt; có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng. Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh, sẽ tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người.
+ Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật Giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các tai nạn giao thông phải được khắc phục nhanh chóng.
5. Quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia và chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
Hội Thảo Quốc Gia “Văn Hóa Ứng Xử Trong Trường Học”
11:02 29/07/2019 983
3 Chương trình Web.ĐTN: Sáng ngày 26/7/2019, tại trụ sở Đại học Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc gia “Văn hóa ứng xử trong trường học”.
Tham dự Hội thảo có đồng chí Doãn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT; đồng chí Nguyễn Minh Triết, UVTV, Trưởng Ban Thanh niên trường học TW Đoàn; lãnh đạo các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các tỉnh, thành Đoàn, các chuyên gia nghiên cứu trong ngành giáo dục.
Hội thảo “Văn hóa ứng xử trong trường học” được tổ chức nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp trong Quyết định số 1506 ngày 31/5/2019 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” của ngành giáo dục, đánh giá việc triển khai Thông tư số 06/2019 ban hành quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thông qua đó, Hội thảo đánh giá thực trạng, kết quả triển khai công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học từ thực tiễn tại từng địa phương, đơn vị; những mô hình, cách làm hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.
Đồng chí Doãn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Nguyễn Minh Triết, UVTV, Trưởng Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Minh Triết, UVTV, Trưởng Ban Thanh niên trường học TW Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội SVVN mong muốn thông qua hội thảo có thể đánh giá thực trạng, kết quả triển khai công tác xây dựng văn hóa ứng xử của ĐVTN trong trường học từ thực tiễn từng địa phương, đơn vị; những mô hình, cách làm hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ nhân rộng các mô hình văn hóa ứng xử trong ĐVTN tại các trường học để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng việc xây dựng văn hóa học đường nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng, tạo ra sự thay đổi nghiêm túc, đồng bộ về văn hóa học đường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Việc xây dựng môi trường văn hóa học đường là hết sức cần thiết nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tăng cường nề nếp, kỷ luật và ứng xử văn hóa trong trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Lê Nguyên Phương – Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế (TN)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biện Pháp Ngoại Giao Trong Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!