Đề Xuất 3/2023 # Hiệu Quả Bất Ngờ Khi Cải Tạo Đất Bằng Phân Trùn Quế # Top 10 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Hiệu Quả Bất Ngờ Khi Cải Tạo Đất Bằng Phân Trùn Quế # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiệu Quả Bất Ngờ Khi Cải Tạo Đất Bằng Phân Trùn Quế mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể bạn chưa biết thực trạng diễn ra phổ biến trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay là nền đất canh tác bị bạc màu thoái hóa do kỹ thuật canh tác bị lạm dụng như: sử dụng phân bón quá mưc, nguồn nước tưới nhiễm kim loại nặng, đất trồng… và cơ cấu cây trồng, mùa vụ không được kiểm soát. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là năng suất cây trồng giảm dần, chi phí tăng dần qua từng mùa vụ. Để biết cách cải tạo đất bằng phân trùn quế hiệu quả, cùng theo dõi bài viết sau đây của Đặng Gia Trang.

Khi đất trồng có những biểu hiện như

Đất chai cứng, nứt nẻ

Bạc màu

Nhanh khô

Cây trồng còi cọc, chậm phát triển

Sâu bệnh xuất hiện thường xuyên

Khi đó đất nghèo dinh dưỡng, lớp đất mặt bị trơ, mất khả năng giữ nước và dinh dưỡng, cây trồng sẽ không có dinh dưỡng và nước để phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đất trồng bị thoái hóa là:

Sử dụng phân hóa học quá nhiều

Không bổ xung phân hữu cơ

Không giữ ẩm thường xuyên cho đất

Nguồn nước tưới bị nhiễm các kim loại nặng

Tầng đất mặt bị rửa trôi.

Phát triển cây trồng lâu dài, bền vững cần phải cải tạo lại đất trồng để phục hồi lại nền đất bằng các biện pháp:

Bổ xung lân để nâng pH đất ở những vùng đất chua, phèn.

Bổ xung lượng lớn phân hữu cơ vi sinh để cho đất có độ tơi xốp, vi sinh vật phân giải các chất độc hại trong nền đất.

Tưới giữ ẩm thường xuyên.

Việc cải tạo đất yêu cầu thời gian dài nên đất trồng sẽ phục hồi dần sau thời gian canh tác.

Giải pháp sử dụng phân trùn quế để cải tạo đất được đánh giá có hiệu quả cao, cho thời gian phục hồi nền đất nhanh

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh cao cấp, thu được trong quá trình nuôi trùn quế. Một loại phân hữu cơ tự nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao, an toàn và sạch mầm bệnh.

Làm cho đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng:

Trong phân trùn quế có chứa hàm lượng hữu cơ và đa-trung-vi lượng rất cao. Đây là yếu tố cần bổ xung hàng đầu trong quá trình cải tạo đất. Các hợp chất hữu cơ sẽ làm thay đổi kết cấu đất bạc màu, làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng chứa nước và dinh dưỡng, khả năng thoáng khí cho đất, tránh các hiện tượng nghẹt rễ trên cây trồng.

Tăng hàm lượng mùn trong đất:

Phân trùn quế có chứa nhiều acid humic và fulvic. Đây là 2 thành phần chính cấu tạo nên hợp chất mùn. Đất càng màu mỡ thì lượng mùn càng cao. Nó được xem là một loại keo đất. Các chất dinh dưỡng được chúng giữ lại và phân giải chậm cho cây trồng hấp thu, tránh hiện tượng dinh dưỡng bị rữa trôi, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, phân bón.

Giải độc cho cây trồng:

Hệ vi sinh vật trong phân trùn quế rất đặc trưng. Chúng có khả năng cố định đạm, phân giải các hợp chất lân, cellulose khó tan thành các hợp chất dễ tan, giúp cây trồng có thể hấp thu. Vì vậy, hàm lượng dinh dưỡng trong đất được tăng cường đáng kể, loại bỏ các hiện tượng ngộ độc do phân bón và các chất khó tan, giải độc phèn.

Chứa kén trùn để cải tạo đất:

Kén trùn trong phân trùn quế trong điều kiện độ ẩm thích hợp sẽ phát triển thành con trùn. Các con trùn hoạt động trong đất sẽ tạo độ thông thoáng trong đất giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Đồng thời các chất nhớt trên thân con trùn cũng chứa một hệ vi sinh vật có lợi lớn để bổ sung vào đất. Đất tốt là đất ở đó chứa nhiều vi sinh vật có lợi.

Ổn định pH cho đất:

Đa số các đất bạc màu thường có độ pH thấp. Ở mức pH này thì cây trồng sẽ khó hấp thu dinh dưỡng nên sẽ bị còi cọc, không phát triển. Nhờ độ pH trung tính của phân trùn quế và hợp chất acid humic mà phân trùn quế có khả năng trung hòa pH trong đất, ổn định lại pH, tránh được việc mất cân bằng pH trong quá trình sử dụng các loại phân bón khác.

Liều lượng dùng:

Để cải tạo đất bằng phân trùn quế, phân trùn quế dùng để bón lót khoản 10 tấn/ha. Định kỳ bón bổ xung 3 tháng/lần với lượng 3-5 tấn/ha. Nếu khu vực nước tưới không chủ động được thì bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Cách bón:

Xới tầng đất mặt, bón phân trùn quế sau đó lấp đất lại. Tưới đủ ẩm cho đất. Hoặc rải đều bề mặt của đất trong bước làm đất rồi cày trộn đều lên.

Tránh không để cho đất quá khô.

chúng tôi

5

/

5

(

40

bình chọn

)

Cải Tạo Đất Trồng Hiệu Quả Bằng 5 Cách Tự Nhiên

“Làm phiền” đất càng ít càng tốt

Chất lượng của đất bắt đầu bằng một nguyên tắc cơ bản: Không “làm phiền” đất. Đất là nơi neo giữ các bộ rễ nuôi dưỡng cây trồng. Nhưng nó cũng là nơi sinh sống của các vi sinh vật có lợi.“Dưới chân chúng ta là một thế giới diệu kỳ bao gồm hàng tỷ vi sinh vật đã hoạt động trong đất từ hàng triệu năm nay”, Ohlson nói. “Hệ sinh thái trong đất cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng, nước và các biện pháp phòng vệ chống lại hóa chất, bệnh tật và côn trùng”.Thay vì đào hố sâu hay đánh luống để trồng cây, Ohlson đề nghị giữ lại cấu trúc của đất một cách nguyên vẹn nhất có thể. Có thể chọc những lỗ nhỏ để gieo hạt hoặc đào hố với kích thước vừa phải khi trồng cây.

Cải tạo đất trồng bằng việc làm hòa với cỏ dại

Nghe có vẻ ngược đời! Cỏ dại đúng là gây nên một chút hỗn loạn về cảnh quan trong khu vườn. Nhưng chúng không đáng bị đối xử như kẻ thù . Ngay cả những loại cỏ dại khó ưa nhất cũng có thể giúp bảo vệ đất và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi.“Tôi đã từng đào cỏ dại hoặc nhổ cả rễ chúng lên, nhưng bây giờ tôi không muốn làm phiền đất nữa. Tôi cầm kéo đi vòng quanh và xén bớt cỏ cho đỡ rậm rạp”, Ohlson nói. Sau đó cô tiếp tục cắt tỉa thân và lá giữa các cây mà cô muốn giữ lại. Những phần cắt bỏ này để phân hủy có thể dùng như mùn mốc, làm phân trộn bón luôn cho cây trồng.

Khuyến khích sự đa dạng

“Trong tự nhiên, có rất nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật khác nhau. Sự đa dạng sinh học này giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ đa dạng sinh học trong đất”.Hãy để khu vườn của bạn phát triển thuận tự nhiên. Bằng cách trồng nhiều loại rau, quả, hoa, thảo mộc, và các cây khác gần nhau. Sự đa dạng này giúp cải tạo đất lành mạnh, bền vững. Và cũng có thể tạo nên những sự kết hợp mới trong việc thụ phấn.

Trồng cây che phủ đất giúp cải tạo đất trồng

Trồng cây che phủ mang lại lợi ích to lớn trong việc cải tạo đất. Chẳng hạn như, lợi ích giữ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu trong quá trình phát triển cây che phủ đất. Lợi ích trấn át cỏ dại xảy ra trong quá trình tăng trưởng của cây thu hoa lợi thông qua tác động của cây che phủ đất. Ngoài ra còn mang lại lợi ích cho đất – tích trữ các-bon từ trong nhiều thập kỷNếu bạn không xác định được mình nên chọn loại cây trồng che phủ gì. Trước tiên, hãy xem xét địa hình cũng như khí hậu trên khu vườn của bạn. “Sau đó, ưu tiên cho các loài cây và hoa có nguồn gốc địa phương”, Ohlson gợi ý. “Nhưng thực sự, tôi nghĩ mọi người có thể trồng bất cứ cây gì, miễn là nó phát triển.”

Sử dụng phân ủ hữu cơ

Phân hữu cơ rất giàu chất dinh dưỡng. Chúng sử dụng được cho mọi loại cây trồng với nhiều lợi ích khác nhau. Bao gồm điều hòa đất, tăng cường chất dinh dưỡng, bổ sung các chất mùn quan trọng hoặc axit humic. Và nó như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên cho đất. Trong hệ sinh thái, phân hữu cơ rất hữu ích cho việc kiểm soát xói mòn đất, tận dụng rác thải hữu cơ, bảo vệ môi trường.

Người biên tập: Lê Hữu Hùng

Tags: Cách cải tạo đất, Cây cỏ cải tạo đất

Vì Sao Phải Cải Tạo Đất? Có Thể Cải Tạo Đất Bằng Những Biện Pháp Nào?

Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp nước ta có sự giảm sút hàm lượng hữu cơ, lượng mùn trong đất nhanh chóng. Trước đây, rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ từ 2-3% phổ biến thì nay gần như không còn gặp. Những loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ. Ngoài ra, diện tích có nguy cơ bị hoang hóa cũng theo đó mà tăng đến gần 1/3 lãnh thổ, quá kinh khủng!

 Tình trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu vì sao phải cải tạo đất?

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay đang bị vắt kiệt “sức lao động” vì nông dân canh tác liên tục, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV tràn lan, trồng độc canh,.. dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng khô cứng bạc màu. Hơn 1,3 triệu ha bị suy thoái, hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Những con số đang cực kỳ báo động. Đất đai phải màu mỡ, phù sa thì các vi sinh vật, động vật tồn tại trong đất mới có đủ điều kiện để phát triển tốt, giúp tăng năng suất cây trồng được.

Vậy chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao mà chúng ta cần phải cải tạo đất rồi chứ. Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất.

Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người. Biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Vì sao phải bảo vệ đất?

Ngoài những khía cạnh mình có đề cập ở trên thì vẫn còn đó các lý do khác mà chúng ta phải bảo vệ đất. Theo như thống kê của Tổng Cục Dân Số thì mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người. Dân số tăng đi kèm với nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng lớn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Câu nói “tấc đất tấc vàng” quả thực chưa bao giờ sai, vì vậy mà việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thật sự rất đáng báo động.

Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Mỗi loại đất thoái hóa sẽ cần phải có một biện pháp để cải tạo đất khác nhau. Với quy trình, các thức, thành phần khác nhau. Nhưng mấu chốt quan trọng của tất cả biện pháp này vẫn là bổ sung một lượng lớn chất mùn hữu cơ vào đất. Mình xin tổng hợp các biện pháp cải tạo đất phổ biến hiện nay:

Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ: Giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác.

Trồng xen cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

Bón vôi: Giúp khử chua

Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. 

Vì sao cần phải cải tạo đất phèn, đất mặn

Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn( 2,5 triệu ha). Sự ảnh hưởng của biến đổi khi hậu ngày càng nặng nề dẫn tới làm tăng diện tích bị nhiễm phèn, mặn. Đặc biệt vào những mùa khô thiếu nước ngọt thì tình trạng này lại càng thêm trầm trọng. Hai loại đất này có khả năng hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tác động xấu trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Mặc dù đã có những biện pháp kỹ thuật, phương án để khắc phục, xử lý phần nào giúp người dân thích nghi hơn. Nhưng nếu đẩy mạnh triển khai nghiên cứu cải tạo trên toàn bộ diện tích thì sẽ mang lại tiềm năng năng suất rất lớn. 

Cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp

“Vườn tạp là vườn cây gồm nhiều loại cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc v.v.. cùng sinh sống, phát triển trên một diện tích đất nhất định. Sản phẩm thu được rải rác qua nhiều tháng không xác định được sản phẩm chính, thu nhập giá trị không cao.”

Hiện nay thực trạng đất vườn tạp tại nước ta được chia thành 4 loại chính sau:

Đất vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (3 giống trở lên). Bố trí một cách tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý. Các quần thể trong vườn gần như không có sự tương hỗ với nhau.

Loại hình đất vườn tiếp theo chỉ có 1 đến 2 chủng loại nhưng chất lượng giống kém. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu chuyên môn ham rẻ nên khó kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng của giống cây trồng.

Loại hình thứ 3 của đất vườn tạp là gì? Là vườn trồng được từ 1 đến 2 cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống tuy nhiên đầu tư chăm sóc, bón phân tưới nước lại không đúng kỹ thuật khiến cho cây sinh trưởng kém, chậm ra hoa, sâu bệnh phát sinh và không được phòng trừ kịp thời khiến cho năng suất khá kém.

Vườn trồng cây ăn quả xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên không nhận thấy được loại cây trồng nào là chủ lực thật sự. Loại vườn này thường cho chủ vườn thu nhập rất thấp.

Chúng ta có thể thấy ngay, điểm chung của các loại vườn tạp kể trên là đều mang lại giá trị sản xuất rất thấp. Nếu như chủ vườn nắm được quy trình kỹ thuật chuẩn để cải tạo vườn tạp thì sẽ cho thu nhập tốt. Trước mắt, cần xác định những cây có giá trị hiện có trong vườn, phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng đặc biệt phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thì giữ lại (không nên xoá trắng).

Ví dụ: trong vườn có vải thiều, nhãn, mít, hồng, dứa của nông dân Vĩnh Phúc cần xác định cây chính là vải thiều, dứa, ngoài mục đích ăn tươi còn phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Vĩnh Phúc (Tam Dương).

Biện Pháp Cải Tạo Khi Đất Nhiễm Mặn

Biện pháp canh tác

Dùng kỹ thuật canh tác phù hợp như là xới nhiều lần, cày sâu không lật, cắt đứt mao quản để muối không bốc hơn lên mặt ruộng. Việc cải tạo đất bằng việc luân canh cây trồng và vật nuôi. Trên vùng đất mặn ở gần sát biển nhất, bạn nuôi trồng thủy sản và tiếp theo là tiến hành trồng cói, cây chịu mặn, và trong cùng tiến hành trồng lúa. Từ viêc thực tiễn luân canh về cơ cấu vật nuôi và cây trồng ở tỉnh ven biển của miền Bắc.

Biện pháp bón vôi

Khi bạn bón vôi vào trong đất thì Ca2+ sẽ tham gia vào quá trình phản ứng trao đỏi với phương trình là giải phóng được Na+ khỏi keo đất giúp việc rửa mặn thuận lợi hơn, tháo nước ngọt trong việc rửa mặn và bổ sung được chất hữu cơ. Việc bón vôi xong thì bạn có thể bón thêm phân hữu cơ, phân xanh có tác dụng để làm tăng được lượng mùn cho đất, giúp cho sinh vật có thể phát triển tốt, làm đất tươi xốp, tăng được tỷ lệ hạt keo, hạt limon.

Biện pháp sinh học

Bạn cần chọn cũng như lai tạo cây trồng, giống cây có thể chịu mặn, nghiên cứu, điều tra cũng như đề xuất hệ thống cây trồng và vật nuôi phù hợp trên đất nhiễm mặn. Việc trồng rừng ở trên đất mặn và bỏa vệ được rừng ngập mặn, hệ sinh thái của rừng ngập mặn.

Biện pháp thủy lợi

Rửa mặn trong đất bằng nước tưới hoặc nước mưa là con đường để có thể loại bỏ được muối thừa ở trong đất. Biện pháp này có hiệu quả nếu như việc tiêu nước diễn ra thuận tiện bởi nó hạ thấp được mực nước ngầm, loại bỏ muối khỏi vị trí có chứa nhiều muốn.

Thực hiện cách này cần xây dựng được hệ thống thủy lợi để đưa nước vào cánh đồng để có thể rửa mặn, tiêu nước. Việc rửa mặn cho đất tiến hành ở trong nhiều mùa, tùy vào từng điều kiện nguồn nước. Bên cạnh đó, bạn cần phải tiến hành được việc tưới tiêu nước ngầm và hạ thấp nước ngầm. Với những biện pháp này thì bạn hoàn toàn yên tâm về canh tác ở trên khu vực đất nhà mình. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư thêm máy đo độ mặn để có thể kiểm soát, đảm bảo quá trình trồng cây diễn ra thuận lợi hơn

Nguồn: Tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiệu Quả Bất Ngờ Khi Cải Tạo Đất Bằng Phân Trùn Quế trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!