Cập nhật nội dung chi tiết về Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm
Hệ thống siêu thị mini Vinmart tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa. Ảnh: Tiến Xuân
Những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung – cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.
Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19, đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành bán lẻ. Vài tháng trở lại đây, hoạt động kinh doanh của hệ thống bán lẻ đã có phần khởi sắc. Dịp cuối năm là cơ hội để các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ tăng doanh thu. Vì vậy, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2020.
Dạo quanh một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Thanh Hóa, như: Siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C, chuỗi siêu thị mini của Vinmart… chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên nhiều sản phẩm được áp dụng ngay từ tháng đầu của quý cuối năm. Cùng với việc giảm giá đồng loạt cho các sản phẩm, các siêu thị còn đa dạng các chương trình kích cầu tiêu dùng, như: Giảm giá sản phẩm, tặng quà kèm theo sản phẩm, nhân điểm tích lũy cho các thành viên, bán hàng đồng giá, tăng thời hạn bảo hành sản phẩm với các chính sách hậu mãi tốt. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm nay, để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân sau ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều siêu thị đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn hàng theo hướng hạn chế các mặt hàng cao cấp có giá thành cao, như rượu, bánh nhập khẩu; đồng thời, tăng tỷ lệ các sản phẩm được sản xuất trong nước với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Đối với hệ thống cửa hàng bán lẻ, nhiều giải pháp để kích cầu tiêu dùng cũng đã và đang được các chủ cửa hàng áp dụng.
Tiểu thương tại chợ thị trấn Thọ Xuân nhập về nhiều loại hàng quần áo phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm của khách hàng.
Chị Đặng Thị Huệ, một tiểu thương tại chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, cho biết: Chị kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến sức mua giảm. Để cải thiện doanh thu, chị phải kết hợp bán hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, như: Giảm từ 30 đến 50% giá thành cho các sản phẩm lẻ size, giảm giá 5-10% và miễn phí giao hàng khi khách hàng mua từ 2 sản phẩm trở lên; đơn hàng trị giá từ một triệu đồng thì được giảm 100.000 đồng hoặc tặng kèm một sản phẩm khác.
Cùng với việc thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ngay từ đầu quý IV, các đơn vị kinh doanh nằm trong hệ thống bán lẻ đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng dự trữ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thời gian trước, trong và ngoài tết. Đơn cử như tại Siêu thị Co.opmart, các mặt hàng tiêu dùng, như: bánh kẹo, nước giải khát, quần áo, đồ gia dụng… đã được siêu thị chuẩn bị ngay từ tháng 10, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng vào thời điểm cuối năm.
Theo đánh giá của Sở Công Thương: Trong các tháng cuối năm, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Theo đó, nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ đã và đang thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Tân Sửu 2021. Mục đích là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Các nhóm hàng tập trung giảm giá kích cầu gồm: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo. Đáng chú ý, nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi bán các giỏ quà tết có mức giá tương đương hoặc thấp hơn mặt bằng giá năm 2019 để thu hút người mua.
Để tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ, phiên chợ hàng Việt, những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung – cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.
Nhờ đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, nên những tháng cuối năm thị trường hàng hóa và dịch vụ tương đối ổn định, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt của Nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, hàng hóa và sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và nguồn cung ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11-2020 ước đạt 10.683 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Tiến Xuân
Kích Cầu Tiêu Dùng Những Tháng Cuối Năm
Kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm
Theo đánh giá của Sở Công Thương, những tháng đầu năm, các chỉ số tiêu dùng nội địa tăng không cao do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa những tháng cuối năm, các cấp, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kết nối giao thương, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng…
Người tiêu dùng mua sắm hoa quả đặc sản miền Tây tại Siêu thị Lan Chi (Giao Thủy).
Sự kiện Tháng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ tháng 9-2020 được lồng ghép với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình: mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xúc tiến thương mại, khuyến công nhằm hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương, hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng đã góp phần làm “ấm” không khí mua sắm của người dân sau một thời gian dài trầm lắng do dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất thường trên toàn cầu. Theo số liệu của Sở Công Thương, tháng 9-2020, toàn tỉnh có gần 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình khuyến mại trực tiếp tại Sở với nhiều hình thức như: khuyến mại giờ vàng, giảm đến 50% giá trị hàng hóa so với giá bán ban đầu; mua một tặng một, mua hàng tặng quà và tặng quyền mua một số sản phẩm giảm giá đến 0 đồng theo giá trị hóa đơn thanh toán với tổng giá trị hàng khuyến mại lên đến trên 50 tỷ đồng. Trong đó, nhóm các doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ thông báo hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại từ 80-100%; nhóm doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại từ 60% đến 79%. Sức mua của người tiêu dùng nhờ đó đã tăng nhanh. Tại các Siêu thị BigC, Vinmart (thành phố Nam Định); Lan Chi (Giao Thủy), CountryMart (Hải Hậu) để thu hút người tiêu dùng, các đơn vị đang áp dụng nhiều chương trình khuyến mại với các hình thức khác nhau, nhất là mặt hàng điện gia dụng, hàng công nghệ phẩm, rau, củ, quả, thực phẩm… Theo đại diện Siêu thị chúng tôi Mart, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19, khách hàng ít mua sắm trực tiếp và thắt chặt mọi chi tiêu nên ngoài phương thức kinh doanh truyền thống, đơn vị mở thêm bán hàng trực tuyến và chạy chương trình khuyến mại cho gần 3.000 sản phẩm trong siêu thị. Nhóm hàng công nghệ, lương thực, thực phẩm có chế độ khuyến mại nhiều nhất lên tới 50%. Nhờ vậy, doanh thu bán hàng đối với các sản phẩm thiết yếu như: gạo, bột mì, đường, bánh kẹo, nước mắm, dầu ăn, mì tôm… vẫn đạt chỉ tiêu. Nhiều doanh nghiệp thực hiện biện pháp bán hàng di động ở một số chợ truyền thống. Sau tháng khuyến mại tập trung, Sở Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục kéo dài chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán lẻ, hiệp hội ngành nghề, tổ hợp tác tổ chức các chương trình kết nối sản xuất – tiêu dùng; giới thiệu nông sản sạch; gian hàng khởi nghiệp đồng thời triển khai hàng trăm chương trình khuyến mại vào dịp cuối tuần tại các siêu thị, trung tâm thương mại và khu công cộng trên địa bàn nhằm thu hút người dân đến mua sắm. Đặc biệt, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội nông nghiệp sạch tỉnh đã phối hợp xây dựng thành công 1 điểm bán hàng Việt tại thành phố Nam Định. Tại 5 điểm bán hàng của Hiệp hội nông nghiệp sạch tỉnh cùng hàng chục cửa hàng tự chọn của các doanh nghiệp thành viên cũng tổ chức giới thiệu nông sản sạch. Trong đó, có trên 70% sản phẩm là hàng hóa do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất, có những sản phẩm OCOP nổi tiếng như: Gạo sạch Toản Xuân; nước mắm Ninh Cơ; nước mắm Lâm Bão, muối sạch, muối dược liệu, thủy hải sản Hùng Vương, nông sản sấy khô Minh Dương; rau tươi Nam Cường, Ngọc Anh; nấm ăn, nấm dược liệu Linh Phát… Đây là kênh quan trọng trong việc phân phối, đưa hàng Việt trực tiếp đến người tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước với hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững. Nhờ vậy, lượng hàng tiêu thụ gia tăng, người tiêu dùng mua được sản phẩm tốt với giá hợp lý. Bằng nhiều biện pháp kích cầu trên, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 47.004 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Những đơn vị sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu trở lại hoạt động bình thường bảo đảm nhu cầu của người dân.
Thực hiện chủ trương kích cầu thị trường nội địa, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở Công Thương hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình kết nối cung – cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ tết do Bộ Công Thương tổ chức. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước và thúc đẩy lưu thông hàng hóa kết hợp cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường dịp tết cho các địa bàn dân cư, nhất là khu vực nông thôn. Đồng thời cụ thể hóa các cam kết cung ứng hàng hóa do các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối với các tỉnh bạn. Trong đó, ngay trong tháng 11, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại kết nối thành công việc đưa các sản phẩm của tỉnh Nghệ An vào chuỗi cửa hàng của Hiệp hội nông nghiệp sạch, siêu thị Minmart (Công ty TNHH MTV Minh Dương) và ngược lại các sản phẩm OCOP của tỉnh cũng sẽ được kết nối tiêu thụ tại thị trường Nghệ An. Để khuyến khích tiêu dùng, Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo tập trung kiểm tra công tác bảo đảm hàng hóa, bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố; đồng thời, phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức; lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu để kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, đấu tranh ngăn chặn kịp thời để người dân yên tâm mua sắm.
Với những giải pháp thiết thực vừa kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kết nối cung cầu theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hương
Tháng Khuyến Mại Hà Nội Năm 2022: Giải Pháp Kích Cầu Tiêu Dùng
Ngày hội khuyến mãi du lịch 2019 trong Tháng khuyến mại Hà Nội đã mang đến chuỗi các hoạt động khuyến mãi đặc biệt.
Tăng niềm tin cho người tiêu dùng
Theo số liệu của Ban tổ chức, sau khi sự kiện cuối cùng là “Hội chợ vàng khuyến mại” khép lại, tổng doanh thu từ các doanh nghiệp tham gia Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2019 ước đạt gần 1.000 tỷ đồng, lượng khách đến các điểm bán hàng tăng trung bình 30-50% tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Lượng du khách đến các hội chợ, sự kiện khuyến mại tập trung của chương trình ước đạt 10.000 lượt người mỗi ngày đã phần nào cho thấy sức thu hút lớn của Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2019.
Bà Phạm Thị Hoa (ở ngõ 43, đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2019 là dịp để tôi và nhiều người tiêu dùng có cơ hội mua được hàng hóa với giá ưu đãi, chất lượng tốt. Tôi thấy hoạt động này rất ý nghĩa, góp phần bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát”.
Để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm các quy định của Ban tổ chức Tháng khuyến mại. Đặc biệt, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa được chú trọng thực hiện. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: “Ban tổ chức đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, giám sát việc thực hiện khuyến mại tại các điểm bán hàng của doanh nghiệp trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Việc đăng ký tham gia khuyến mại, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia được Sở Công Thương giám sát và đôn đốc triển khai sớm theo đúng quy định. Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nghiêm các nghĩa vụ khi tham gia, từ việc trang trí quảng bá sự kiện, chuẩn bị lượng lớn hàng hóa có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, nguồn nhân lực tư vấn và chăm sóc khách hàng đến niêm yết giá bán và thông tin sản phẩm, đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công Thương… Qua đó đã tăng niềm tin cho người tiêu dùng tại Thủ đô khi mua sắm ở các điểm bán hàng tham gia chương trình”.
Một điểm đáng chú ý của Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2019 là các kênh truyền thông được tăng cường, mở rộng hơn các năm trước, phù hợp với xu thế của xã hội, qua đó tuyên truyền, quảng bá một cách kịp thời, hiệu quả các sự kiện đến người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Tính từ tháng 9 đến hết ngày 26-11-2019, đã có hơn 5 triệu lượt người tiêu dùng tiếp cận các thông tin của chương trình qua báo chí, truyền hình, mạng xã hội, internet,… và hơn 1 triệu lượt người tiêu dùng, du khách tham gia vào các hoạt động tiêu dùng, mua sắm tại các điểm bán hàng, điểm vàng khuyến mại trong chương trình.
Với sự nỗ lực của Ban tổ chức, Tháng khuyến mại Hà Nội đã, đang đáp ứng được yêu cầu của thành phố trong việc mang đến một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tri ân người tiêu dùng. Thông qua hoạt động này tạo thói quen cho người tiêu dùng về một sự kiện mua sắm dịp cuối năm; thúc đẩy phương thức mua sắm tiện lợi, thanh toán thông minh; đồng thời, qua đó đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình dự kiến sẽ được tổng kết vào cuối tháng 12-2019.
Thúc Đẩy Các Biện Pháp Để Kích Cầu Tiêu Dùng
Điều đó cho thấy, tình hình tiêu thụ hàng hóa dần được cải thiện, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động bất thường.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu năm đến nay dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống và hiện đại sang kênh bán hàng trực tuyến. Đây là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng, giàu sức phát triển, thậm chí thúc đẩy nhanh hơn phương thức kinh doanh số.
Bên cạnh đó, với những nỗ lực từ cơ quan quản lý cho tới doanh nghiệp sản xuất, phân phối trong việc đảm bảo nguồn cung, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đã góp phần ổn định thị trường bán lẻ, nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị được dự trữ tăng lên nhiều lần so với ngày thường, giá cả ổn định.
Theo đó, trong tháng 9, sức mua đã tăng lên, thị trường bán lẻ đã bắt đầu sôi động trở lại. Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9-2020 đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Dự báo nhu cầu hàng hoá sẽ tăng rất cao vào dịp cuối năm.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG cho rằng, để kích cầu tiêu dùng trong nước, 50 siêu thị BRG Mart/ HaproFood đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại như: Tuần lễ trái cây Việt, Tuần lễ thời trang Việt, Tuần lễ thịt heo Mỹ tăng nguồn cung, giúp bình ổn giá thịt heo trong nước… với mức giảm giá từ 5-50%.
Bên cạnh đó, tại các hệ thống siêu thị Minimart thuộc BRG Mart tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng… đã liên kết và kết nối đưa nhiều mặt hàng Việt Nam chất lượng cao vào hệ thống phân phối.
Theo nhận định của các chuyên gia bán lẻ, thị trường bán lẻ sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng từ truyền thống sang mua sắm online và ship hàng tận nơi. Tuy nhiên, thương mại điện tử sẽ không lấy mất thị phần của bán lẻ truyền thống mà là điểm cộng thêm cho nhà bán lẻ biết nắm bắt xu hướng số này để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Đông cho biết, trước đây Co.opmart đã triển khai dịch vụ giao hàng tại nhà nhưng chỉ chiếm rất ít so với doanh số bán tại các địa điểm siêu thị. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà dịch vụ giao hàng tận nhà của đơn vị tăng đáng kể, từ chỗ chỉ có khoảng 30 – 40 đơn hàng/ngày thì nay có những ngày trên 100 đơn hàng và áp dụng chế độ free ship với những đơn hàng từ 200 nghìn đồng ở khu vực nội thành.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cũng cho hay, nhằm tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng được tốt nhất, ngay trong đợt dịch, Big C đã tăng tăng cường hình thức mua sắm online và hợp tác cùng một số sàn thương mại điện tử với nhiều hình thức ưu đãi được thực hiện liên tục từ tháng 2-2020 đến nay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm hàng hóa mà không cần trực tiếp đến siêu thị.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, đến thời điểm này, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kích cầu tiêu dùng cuối năm trên cơ sở bám sát tình hình thị trường để tham mưu cho thành phố. Hà Nội cũng xác định phối hợp với các địa phương phương đưa nguồn hàng các tỉnh, thành khác như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình vào Hà Nội, để vừa hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, vừa đa dạng nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng Thủ đô.
Ông Trần Duy Đông cho rằng, Hà Nội và TP HCM đều là các địa phương lớn, có sức tiêu thụ hàng hóa lớn. Vì vậy, việc tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại sẽ giúp kích cầu tiêu dùng, tạo sự lưu chuyển, hỗ trợ các địa phương lân cận tiêu thụ tốt hàng hóa.
Để thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển, từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững. Theo đó, sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ còn dư địa rất lớn, các doanh nghiệp cần khai thác tốt thị trường nội địa, đây cũng là dịp để hàng Việt khẳng định được vị thế, chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, gấp rút thực hiện sản xuất các sản phẩm để thay thế sản phẩm nhập khẩu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!