Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Và Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để phát triển, doanh nghiệp cần có trong tay kết quả phân tích hiện trạng nguồn nhân lực và có những giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài và bền vững.
1. Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
Mục đích của việc phân tích hiện trạng nguồn nhân lực để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp.
Nhà quản trị có thể dựa trên các cơ sở sau:
Việc phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để có thể đáp ứng yêu cầu ngày nâng cao.
2. Chiến lược và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
a) Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có
Để ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có, nhà quản trị cần chú ý những chi tiết sau:
Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp.
Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong
Cải thiện môi trường làm việc.
Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.
Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.
Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển.
Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện.
Hoàn thiện các chính sách đề bạt – thăng tiến cho nhân viên xuất sắc.
Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giải trí để tái tạo lại sức lao động.
Các chích sách nhân sự hợp lý, năng động để có thể thu hút được nhiều nhân tài từ các nơi khác về phục vụ cho công ty.
Có các gói chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc.
Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài.
Tìm hiểu thêm về các kỹ năng quản lý nhân sự hoặc tham khảo khóa học nhân sự để có thể nắm vững các kiến thức cơ bản, nâng cao về công việc nhân sự.
Vui lòng ghi rõ nguồn ” Đào tạo quản lý nhân sự ” khi sao chép nội dung!
Facebook Comments
Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Nhân lực là trung tâm phát triển của mỗi DN. Với nhân lực cần phải có những chính sách đầu tư và phát triển hợp lý. Tuy nhiên giải pháp phát triển nguồn nhân lực hiện nay tại các DN đang gặp khá nhiều khó khăn.
Lương là yếu tố đầu tiên người lao động quan tâm rồi mới đến các chế độ đãi ngộ. Bên cạnh việc chi trả lương thưởng đều đặn hàng tháng cần chú ý đến việc tăng lương với các nhân viên có những đóng góp, sáng tạo hay có hiệu quả công việc cao.
Việc chú ý đến các chế độ đãi ngộ cũng chính là cách thu hút nhân sự và giữ chân nhân sự với DN. Khi làm việc họ được đảm bảo các chế độ về quyền lợi chính mình chắc chắn tính gắn bó với DN sẽ cao hơn.
2. Sự thăng tiến
Các nhân sự đều có cơ hội thăng tiến công bằng như nhau. Mỗi người đều được lựa chọn cho các vị trí phù hợp và được đào tạo cách quản lý khi được hướng tới vị trí quản lý.
Cần chú trọng đến việc đánh giá chất lượng chuyên môn của nhân viên định kỳ. Việc này để các DN có căn cứ tổ chức đào tạo các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, công tác quản lý cho các nhân viên.
3. Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Các ứng viên khi tham gia đều có quyền lợi và các cơ hội công bằng, cạnh tranh bình đẳng như nhau.
Muốn có nguồn nhân lực cao, chất lượng cần chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực này thông qua các hoạt động bổ sung kiến thức chuyên môn thường xuyên.
4. Quản lý thời gian làm việc
Thời gian làm việc là sự chuyên nghiệp của mỗi DN. Hãy đảm bảo nhân viên nắm rõ và thực hiện đúng các yêu cầu về giờ giấc làm việc.
5. Tổ chức các hoạt động đoàn thể thường xuyên
Tổ chức thường xuyên các hoạt động đoàn thể tại DN để người lao động thấy họ được đảm bảo quyền lợi không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Được gắn kết và gần hơn với các cấp quản lý.
Tổ chức các đoàn thể nhằm đảm bảo quyền lời của người lao động: công đoàn, Đoàn thanh niên…
Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Nguồn Nhân Lực
– Một là, tăng cường công tác truyên truyền, giáo dục nhằm đổi mới, nâng cao nhận thức, về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển bền vững kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển của mỗi đơn vị, tổ chức.
– Hai là, tăng cường quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác theo dõi, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của hoanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nguồn nhân lực.
– Ba là, thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển thu hút nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và dạy nghề; các chương trình phát triển giáo dục- đào tạo…
– Bốn là, quan tâm đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất của ngành y tế, văn hoá, thể dục thể thao; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khống chế có hiệu quả các dịch bệnh, tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; quản lý, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
– Năm là, thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; thu hút đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực; có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề thông qua cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động sau học nghề. Nghiên cứu thí điểm thành lập quỹ hỗ trợ dạy nghề. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc; đẩy mạnh liên kết chặt chẽ, hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực…
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Hoàn Thiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Đáp Ứng Yêu Cầu Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển Kho Bạc Nhà Nước Đến Năm 2022
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước (năm 2011).
Kho bạc Nhà nước không ngừng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ
Hệ thống Kho bạc Nhà nước được tái thành lập, đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như quản lý quỹ ngân sách nhà nước, huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ dân và tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế, xã hội của đất nước do Đảng và Nhà nước đề ra, từ khi tái thành lập đến nay, Kho bạc Nhà nước đã có 04 lần sửa đổi, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ Tài chính giao, cụ thể:
– Ngày 05/4/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước của hệ thống Kho bạc Nhà nước có sự phát triển mang tính bước ngoặt về chất cùng với sự ra đời của Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 có hiệu lực từ năm ngân sách 1997.
– Ngày 13/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng cơ bản là: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Giai đoạn này, việc sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu và quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, có hiệu lực từ năm ngân sách 2004.
– Ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, bên cạnh các chức năng đã có, Kho bạc Nhà nước được giao thực hiện thêm các chức năng quản lý ngân quỹ và chức năng tổng kế toán nhà nước.
– Ngày 08/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước được bổ sung nhóm nhiệm vụ về tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước và cụ thể hóa nhóm nhiệm vụ để thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước.
Có thể thấy, với chức năng, nhiệm vụ ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn hội nhập, phát triển và hiện đại hóa, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã khẳng định vị thế không thể thiếu được trong nền tài chính công góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Chủ động kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn bộ máy đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Ngay từ khi mới thành lập, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính đến cấp huyện, phù hợp với tổ chức bộ máy của nền hành chính nhà nước và tổ chức của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
– Giai đoạn từ tháng 01/1990 đến tháng 3/1995: Tại Kho bạc Nhà nước (giai đoạn này gọi là Cục Kho bạc Nhà nước) có 16 phòng chức năng; tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (giai đoạn này gọi là Chi cục Kho bạc Nhà nước) có 07 phòng chức năng; tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện (giai đoạn này gọi là Chi nhánh Kho bạc Nhà nước) có 04 tổ nghiệp vụ.
– Giai đoạn từ tháng 4/1995 đến tháng 10/2003: Tại Kho bạc Nhà nước có 12 vụ chức năng (giảm 04 đơn vị so với giai đoạn trước), đổi tên từ phòng thành vụ; tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có 08 phòng chức năng (tăng 01 phòng so với giai đoạn trước); tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện vẫn giữ nguyên 04 đơn vị nghiệp vụ nhưng đổi tên từ tổ sang bộ phận; lúc này không gọi là điểm thu như giai đoạn trước mà được gọi là điểm giao dịch.
– Giai đoạn từ tháng 11/2003 đến tháng 9/2009: Tại Kho bạc Nhà nước có 13 ban (tăng 01 đơn vị so với giai đoạn trước), đổi tên từ vụ thành ban, trong đó có 03 đơn vị sự nghiệp; tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấp huyện vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức như giai đoạn từ tháng 4/1995 đến tháng 10/2003.
– Giai đoạn từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2015: Tại Kho bạc Nhà nước có 15 đơn vị (tăng 02 đơn vị so với giai đoạn trước), đổi tên từ ban thành vụ, trong đó có 12 đơn vị hành chính, 02 đơn vị sự nghiệp; 01 Văn phòng Ban Triển khai Tabmis; tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh mỗi đơn vị có 10 phòng chức năng (tăng 02 phòng so với giai đoạn trước); tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện chỉ còn 03 tổ nghiệp vụ. Đối với những địa bàn có hoạt động giao dịch lớn, duy trì các điểm giao dịch thường xuyên trong trụ sở; điểm giao dịch thường xuyên, không thường xuyên ngoài trụ sở.
Như vậy, trong giai đoạn này, hệ thống Kho bạc Nhà nước có tổng số 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được tổ chức thành 614 phòng và 666 Kho bạc Nhà nước cấp huyện với 1.998 cấp tổ.
– Giai đoạn từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2017: Tại Kho bạc Nhà nước có 14 đơn vị (giảm 01 đơn vị là Văn phòng Ban Triển khai Tabmis), trong đó có 12 đơn vị hành chính, 02 đơn vị sự nghiệp; tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được tổ chức thành 491 phòng (giảm 123 phòng so với giai đoạn trước); tại 666 Kho bạc Nhà nước cấp huyện có 1.332 cấp tổ (giảm 666 tổ so với giai đoạn trước). Giai đoạn này, chỉ duy trì các điểm giao dịch thường xuyên ngoài trụ sở, giải thể các điểm giao dịch thường xuyên trong trụ sở và các điểm giao dịch không thường xuyên ngoài trụ sở.
– Giai đoạn từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2018: Tại Kho bạc Nhà nước vẫn giữ nguyên 14 đơn vị như giai đoạn trước; tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được tổ chức thành 489 phòng chức năng (giảm 02 phòng so với giai đoạn trước); tại 666 Kho bạc Nhà nước cấp huyện chỉ duy trì có 48 phòng (cấp tổ) thuộc Kho bạc Nhà nước quận trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội và Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh, các Kho bạc Nhà nước cấp huyện còn lại làm việc theo chế độ chuyên viên.
– Giai đoạn từ tháng 6/2018 đến nay – giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: Tại Kho bạc Nhà nước vẫn giữ nguyên 14 đơn vị như giai đoạn trước; tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được tổ chức thành 318 phòng (giảm 43 Phòng Giao dịch và 128 phòng chức năng); tại 651 Kho bạc Nhà nước cấp huyện (giảm 15 Kho bạc Nhà nước cấp huyện so với giai đoạn trước) không tổ chức mô hình phòng, làm việc theo chế độ chuyên viên (giảm 48 phòng thuộc Kho bạc Nhà nước quận trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội và Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh).
Như vậy, với sự đồng thuận và quyết tâm cao của toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước đã chủ động kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn bộ máy đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao
Cùng với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cải cách quy trình nghiệp vụ gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, hệ thống Kho bạc Nhà nước luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thông qua việc thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và kế hoạch cụ thể từng năm, kết hợp nhiều phương thức và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức hệ thống.
Trong giai đoạn đầu thành lập và đi vào hoạt động, chất lượng đội ngũ công chức Kho bạc Nhà nước còn nhiều bất cập. Với tổng số gần 7.500 cán bộ, nhân viên từ hai ngành Tài chính và Ngân hàng chuyển sang Kho bạc Nhà nước, chỉ có 16,7% công chức có trình độ đại học trở lên, 43,3% có trình độ trung học, còn lại 40% chỉ mới đào tạo bậc sơ cấp hoặc chưa đào tạo về chuyên môn. Đến nay, đội ngũ công chức Kho bạc Nhà nước đang ngày càng được củng cố, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ công chức, viên chức đều có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản, có trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, có kiến thức pháp luật. Đến nay, có tới hơn 84,26% công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học, trong đó, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống chiếm 15,74%. Bên cạnh lớp thế hệ công chức Kho bạc đã trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, gắn bó và cống hiến nhiều năm cho ngành, Kho bạc Nhà nước có một đội ngũ công chức trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo chính quy, năng động, tự tin, có trình độ và kỹ năng khá chuyên nghiệp.
Có được đội ngũ cán bộ đạt chất lượng như vậy là do Kho bạc Nhà nước đã có quy trình đào tạo cán bộ thường xuyên và đều khắp thông qua các hình thức đào tạo dài hạn cho các cán bộ chuyên sâu; đào tạo ngắn hạn cho cán bộ đi luân chuyển; đào tạo tiền công vụ cho cán bộ mới tuyển dụng. Từ năm 2011 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã chủ động cử 2.160 công chức đi đào tạo đại học; 1.340 công chức đi đào tạo sau đại học; 3.400 công chức tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị; 5.200 công chức tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 2.490 công chức tham gia bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý; 2.600 công chức mới tuyển dụng tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kho bạc; 1.700 công chức tham gia bồi dưỡng ngoại ngữ; 15.600 lượt công chức tham gia bồi dưỡng tin học.
Song song với đó, Kho bạc Nhà nước cũng khẩn trương triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thừa hành (kiểm ngân, thủ quỹ) để tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp xếp lại nhân lực phù hợp với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy. Ngoài việc cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, Kho bạc Nhà nước đã cử nhiều lượt công chức có trình độ chuyên môn cơ bản đi đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài về quản lý ngân quỹ, kế toán nhà nước, an toàn thông tin,… Sau khóa học, các công chức, viên chức đã vận dụng những kiến thức được học vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, trong đó nhiều trường hợp đã được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo phù hợp.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác luân chuyển, điều động chính là một trong những hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, thuộc đối tượng cán bộ nguồn, cán bộ thuộc diện quy hoạch. Kho bạc Nhà nước đã chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02 NQ/BCSĐ ngày 10/10/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về công tác luân chuyển, luân phiên, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác gắn liền với công tác sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức bộ máy ở cả 3 cấp, cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; từ công chức giữ chức vụ lãnh đạo đến công chức làm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ; luân chuyển, điều động từ Kho bạc Nhà nước tỉnh này sang Kho bạc Nhà nước tỉnh khác, luân chuyển, điều động từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Tính đến nay, đã có hàng chục lượt Giám đốc, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, hàng ngàn lượt công chức là Trưởng phòng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện đã được luân chuyển, luân phiên để đào tạo, bồi dưỡng.
Cùng với việc luân chuyển, điều động công chức trong toàn hệ thống, công tác quản lý biên chế và tinh gọn đội ngũ công chức hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng được rà soát và tổ chức thực hiện đồng bộ. Theo đó, Kho bạc Nhà nước rà soát đưa ra khỏi biên chế những công chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tính đến hết năm 2019, biên chế công chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước đã cắt giảm được 1.155 người (đạt 7,4%) so với năm 2015 (đạt 74% kế hoạch đến năm 2021). Số trường hợp thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ 6 tháng cuối năm 2015 đến nay, tinh giản được gần 160 trường hợp do năng lực còn hạn chế, sức khỏe không đảm bảo (đạt tỷ lệ gần 66% so với kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021).
Mặt khác, Kho bạc Nhà nước còn đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển dụng đầu vào. Từ năm 2010 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức được 07 kỳ thi tuyển, xét tuyển, bổ sung gần 3000 công chức cho hệ thống Kho bạc Nhà nước. Về cơ bản nguồn công chức tuyển dụng mới đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như bù đắp kịp thời cho số công chức giảm hàng năm trong hệ thống. Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc cũng như từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống. Đối với ngạch nhân viên, Kho bạc Nhà nước đã hạn chế tối đa việc tuyển dụng mới nhằm tiếp tục sắp xếp khi đồng bộ triển khai hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ.
Với mục tiêu phát triển con người là toàn diện, Kho bạc Nhà nước đã triển khai tốt chế độ chính sách, kịp thời động viên, khích lệ công chức, viên chức trong toàn hệ thống yên tâm công tác, bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức đã được tiến hành thường xuyên, theo đúng quy trình và đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo quyền lợi chung của cán bộ.
Nhìn lại những năm qua, có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng hệ thống Kho bạc Nhà nước với trọng tâm là kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý và quy trình nghiệp vụ đi đôi với phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao đã được triển khai mạnh mẽ, toàn diện với tư duy sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành Tài chính. Toàn thể công chức, viên chức hệ thống Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng cùng nhau xây dựng và phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước ngày càng vững mạnh.
Bài viết đăng lại từ Kỷ yếu 30 năm Kho bạc Nhà nước Việt Nam (1990-2020): Tiếp nối truyền thống – Phát triển bền vững – Hướng tới tương lai
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Và Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!