Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Trường Học Thông Minh Hội Nhập Xu Thế Công Nghệ 4.0 Cho Các Trường Đh, Cđ mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Định nghĩa mô hình trường học thông minh
Trường học thông minh – Giải pháp tiên tiến cải biến nền Giáo dục
Trường học thông minh là trường học hướng tới việc phát triển năng lực trí tuệ của người học lẫn người dạy trong nhà trường. Người học được coi là trung tâm của quá trình giáo dục, phải liên tục tiếp thu, cải tiến để có được kĩ năng, từ đó đối phó với sự phức tạp của nền giáo dục cải cách hiện nay. Bên cạnh đó, người giáo viên được khuyến khích phát huy trí tuệ sáng tạo, quản lý, cho phép thực hiện những ý tưởng mới trong hoạt động dạy học. Trường học thông minh còn gắn liền với việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Sử dụng như một phương tiện thiết yếu cho việc tổ chức học tập, giảng dạy sáng tạo, tích cực ngày nay.
Ở New York, trường học thông minh được xem là mô hình trường học triển khai giáo dục thông minh gắn liền với các dạng hình thức hiện đại hóa cơ sở vật chất và tận dụng tối đa công nghệ hướng tới một nền giáo dục công nghệ cao. (Theo Alireza Ghonoodia, Landan Salimi 2011). Ở Phần Lan, tính chất thông minh trường học hướng đến mục đích sử dụng hiệu quả các giải pháp học tập, thúc đẩy người học tập liên tục có hiệu quả. Trường học thông minh là “kiểu trường học linh hoạt theo đặc điểm và khả năng của học sinh”. (Theo Niemi, Kynaslahti, Vahtivuori 2012)
Nhìn chung, việc triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh áp dụng tại các trường hệ đại học, cao đẳng nói riêng và toàn hệ thống các trường học nói chung chuyển mình ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo nên bước ngoặt mới cho nền Giáo dục hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc đào tạo thế hệ trẻ ngày nay.
Trường học thông minh gồm những gì?
Thi công giải pháp trường học thông minh hội nhập xu thế mới hiện đại
1. Công nghệ mô phỏng AI
Công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo là một công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định) và tự sửa lỗi. Các ứng dụng của AI hiện nay như nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính, điện thoại, các thiết bị âm thanh và thiết bị gia dụng. Công nghệ AI được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, giáo dục, tài chính, các ngành sản xuất và đặc biệt là AI trong bảo mật.
2. Lưu trữ dữ liệu
Trong thực tế hiện nay, văn bản hay tài liệu giấy, tài liệu điện tử cùng tồn tại và có thể chuyển đổi cho nhau. Điều này có nghĩa là có thể tạo ra tài liệu điện tử từ văn bản/tài liệu giấy và ngược lại. Áp dụng vào mô hình trường học thông minh, các học sinh, sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ như Facebook, zalo, gmail,… để trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng và lưu trữ tài liệu học tập một cách nhanh chóng, hiệu quả, việc tìm kiểm cũng rất dễ dàng. Mặt khác, hệ thống lưu trữ còn có độ bảo mật rất cao.
3. Phương pháp học tập hiện đại
Việc truy cập internet hiện nay trở nên rất phổ biến với tất cả mọi người, đây là một điều kiện thuận lợi để tìm kiếm kho dữ liệu thông tin khổng lồ trên thế giới. Sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm mọi tài liệu, tri thức mà mình cần có thông qua các thiết bị dẫn truyền internet như wifi, di động, laptop,… để tự tìm các kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành mục tiêu giáo dục của mình.
Các yếu tố tạo nên môi trường Giáo dục thời 4.0
Yếu tố hình thành trường học thông minh
Trước thách thức là “tính liên môn” và “tính xuyên suốt các môn học” tăng lên làm cho hàng loạt môn học, ngành học ngày càng lỗi thời. Vì vậy, nhà trường nên chọn lọc các môn học cần thiết và có các giải pháp phù hợp với từng môn học để sau này sinh viên áp dụng vào thực tiễn một cách khoa học và hiệu quả nhất.
1. Yếu tố nguồn nhân lực
2. Đón đầu áp dụng công nghệ mới
Áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục, cả người học và người dạy cần phải cùng tương tác hỗ trợ lẫn nhau để nghiên cứu, học tập nhờ vào ứng dụng của cách mạng công nghệ 4.0. Sinh viên có thể chọn hình thức giáo dục trực tuyến, truy cập tài liệu học tập được lưu trữ phần lớn thông qua công cụ internet. Các phòng học thông minh như phòng máy tính, màn hình tương tác, lắp đặt máy chiếu,… được xem là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ việc học tập và giảng dạy giúp cho bài giảng trở nên trực quan, sinh động, người học không bị thụ động và hứng thú hơn với việc học. Giáo viên có thể điều hành lớp học và giám sát bài giảng trên máy tính của tất cả học sinh, sinh viên trong lớp chỉ với một vài thao tác đơn giản. Chính nhờ vào sự kết nối mạnh mẽ của mạng internet, sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận nền giáo dục của các nước tiên tiến hơn.
3. Mở rộng môi trường học tập
Các trường đại học, cao đẳng ngày nay muốn thu hút sinh viên theo học và theo kịp nền Giáo dục hiện đại, tiên tiến, chuyên nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất, đầy đủ tiện nghi, hiện đại phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố này đã kích thích các hoạt động tìm tòi, sáng tạo của sinh viên. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường học tập là một nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục thời 4.0.
4. Xây dựng trường học thông minh – Làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới
Trường học thông minh là một mô hình phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại, là mô hình thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội và đáp ứng những yêu cầu đào tạo công dân thông minh để xây dựng thành phố thông minh, quốc gia thông minh. Mong rằng qua các chia sẻ trên của Vttechnology giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực giáo dục hiện nay.
Vttechnology – Đơn vị tư vấn, thiết kế và lắp đặt Giải pháp trường học thông minh hội nhập xu thế công nghệ 4.0 cho các trường ĐH, CĐ
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ V&T
Địa chỉ: 791/23/2 Trần Xuân Soạn, KP.4, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM Điện thoại: 0937 623 345 Email: tuanvt@vttechnology.vn Website: www.vttechnology.vn
Ứng Dụng Công Nghệ Số 4.0 Trong Xây Dựng Trường Học Thông Minh
Nói về ứng dụng công nghệ số 4.0 trong xây dựng trường học thông minh, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, cho biết dự án đầu tư hệ thống các trường học thông minh là một trong những bước chuẩn bị để cùng với thành phố thực hiện đề án “Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Trường học thông minh sẽ hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Hệ thống giáo dục 4.0 hướng đến người học làm trọng tâm với các mô hình giảng dạy, học tập linh hoạt.
Tại hội thảo Ứng dụng công nghệ số 4.0 trong xây dựng trường học thông minh do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 27/3, nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo công nghệ, mô hình giảng dạy tích hợp, mô hình lớp học đảo ngược được chia sẻ kinh nghiệm trong ứng dụng thực tế.
Với mô hình dạy học sáng tạo trong giáo dục thông minh, hệ thống giáo dục 4.0 hướng đến người học làm trọng tâm với các mô hình giảng dạy, học tập linh hoạt; còn với mô hình giáo dục thực tế ảo lại giúp người học cảm nhận không gian mô phỏng một cách chân thực nhờ kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo). Môi trường 3D ảo được tạo ra và điều khiển bởi một hệ thống máy tính; đặc biệt một số hệ thống còn cho phép mô phỏng âm thanh, mùi vị chân thực, cho phép người học tiếp cận thông tin một cách trực quan, tập trung cao độ và có thể tương tác, sáng tạo.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết thêm, tham gia trường học thông minh, giáo viên sẽ sử dụng bảng tương tác, thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học. Việc tổ chức thi, kiểm tra được thực hiện trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân…
Còn đối với học sinh, học trong môi trường trực tuyến, có sách giáo khoa điện tử và tương tác, nhận được sự trợ giúp của giáo viên, bạn bè xung quanh; đặc biệt học sinh sẽ có thời gian hình thành, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm… để trở thành công dân toàn cầu.
Các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là hết sức quan trọng, có thể thay đổi thế giới và tầm nhìn của giáo dục. Lớp học thông minh gồm bảng tương tác, máy tính, hệ thống kết nối internet, đường truyền… phục vụ cho hoạt động dạy học. Theo đó, trọng tâm lớp học là học sinh. Ngoài việc vừa học vừa tương tác, giá trị lớn nhất học sinh đạt được là cảm thấy thích thú, thoải mái trong học tập. Mặt khác, hệ thống được hội nhập giáo dục toàn cầu, ứng dụng nền tảng học trực tuyến, học trên thiết bị di động ở bất cứ nơi đâu; đồng thời việc áp dụng mô hình quản lý người học cũng theo phương thức hiện đại, các cơ sở dữ liệu lớn được kết nối để đánh giá kết quả đầu ra.
Có thể thấy rằng, trường học thông minh đem lại nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh, thế nhưng nhiều trường lại tỏ ra e ngại và cho rằng để triển khai được mô hình trường học thông minh thì cần phải có lộ trình, khi triển khai phải tính đến tính phù hợp, hiệu quả ở các trường.
Thầy Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) băn khoăn: “Theo kế hoạch Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, đến năm 2019 sẽ thay sách giáo khoa, vậy mô hình này liệu có phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới không? Có ứng dụng được cho nhiều môn học không? Chưa kể, mô hình sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học, tiếng Anh đòi hỏi giáo viên phải giỏi chuyên môn, kỹ năng mới sử dụng hiệu quả”.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc triển khai đại trà rất khó, bởi ngoài điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện còn phải tùy thuộc vào sự quan tâm của phụ huynh đối với học sinh. Còn nếu muốn triển khai hiệu quả thì trước tiên phải cho xã hội thấy được tính hiệu quả của mô hình này, qua đấy mới dễ dàng vận động xã hội hóa kinh phí, trực tiếp là sự hỗ trợ từ phụ huynh.
Xu Thế Mới: Tích Hợp Các Giải Pháp Công Nghệ
Xu thế tích hợp các giải pháp công nghệ, trong đó có hoạt động thanh toán và hỗ trợ thanh toán giúp các giao dịch thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho khách hàng đang là mục tiêu được các doanh nghiệp ICT hướng tới, đón đầu sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước đây, một đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng chuỗi dịch vụ viễn thông hay CNTT thường khó tìm được doanh nghiệp ICT nào đáp ứng. Nhằm giải quyết một bài toán ứng dụng CNTT tổng thể, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải “nhặt” từng dịch vụ, ứng dụng, sau đó thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình.
Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của quá khứ, bởi hiện giờ, xu thế tích hợp các giải pháp công nghệ trong đó có hoạt động thanh toán và hỗ trợ thanh toán đang ngày càng phát triển.
Ông Đào Trung Thành, Giám đốc Công nghệ của MVV Technologies đánh giá, hiện nay, nếu doanh nghiệp ICT chỉ triển khai cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm CNTT thì không thể đáp ứng được nhu cầu cũng như bài toán mà khách hàng đòi hỏi. Một giải pháp tổng thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong xu thế này, các doanh nghiệp ICT như VNPT đã tận dụng được ưu thế là doanh nghiệp mạnh có phổ dịch vụ rộng, nhiều tiện ích, từ đó nghiên cứu, triển khai và cung cấp ra thị trường các gói giải pháp công nghệ tích hợp đa dịch vụ.
Đi sâu vào từng gói dịch vụ, giải pháp tích hợp được cung cấp ra thị trường hiện giờ, VNPT đang được đánh giá đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng người dùng. Nhất là khi mới đây, doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường các gói dịch vụ tích hợp như gói tích hợp giải pháp quản lý thông tin bệnh viện VNPT HIS và hóa đơn điện tử VNPT – Invoice, gói tích hợp giải pháp quản lý doanh nghiệp/cửa hàng VNPT POS và Hóa đơn điện tử VNPT – Invoice, Gói giải pháp tích hợp vnEdu và VNPT – Invoice, Giải pháp tích hợp biên lai điện tử VNPT – Invoice trên phần mềm một cửa danh cho cơ quan hành chính sự nghiệp VNPT iGate.
Với mỗi gói tích hợp dịch vụ, VNPT đều nghiên cứu, triển khai dịch vụ, giải pháp công nghệ đi kèm ứng dụng hóa đơn điện tử vốn đã trở thành một xu thế tất yếu trong kinh doanh hiện đại, do đó, không chỉ đem tới cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, phục vụ tốt nhất công tác, hoạt động của đơn vị mà còn giúp tiết giảm thời gian, chi phí trong các khâu thanh toán, xử lý các nghiệp vụ tài chính.
Các chuyên gia đánh giá, xu hướng tích hợp các dịch vụ, sản phẩm thành một giải pháp tích hợp thống nhất, không phân biệt đó là IT hay viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng đang ngày càng phát triển. Không còn là một giải pháp hay sản phẩm công nghệ đơn lẻ, sức mạnh của giải pháp tích hợp đã chứng minh về hiệu quả áp dụng, thêm vào đó là sự tiết kiệm chi phí rất đáng kể cho người dùng.
Nguồn: baomoi.com
Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Cho Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
GD&TĐ – Sáng nay tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tìm giải pháp cho đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia đến từ trong và ngoài nước, đặc biệt là các cơ sở đào tạo lĩnh vực này. Hội thảo do Bộ GD&ĐT phối hợp với Tập đoàn APTECH tổ chức.
Phó vụ trưởng Vụ GDĐH Phạm Như Nghệ phát biểu tại Hội thảo
Để thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), điều kiện tiên quyết là cần có những giải pháp cụ thể về phát triển nhân lực. Thiếu nhân lực, CMCN 4.0 sẽ khó khăn ngay từ những bước đi đầu tiên. Trong vài năm gần đây, CMCN 4.0 được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, những giải pháp chuẩn bị nhân lực cho CMCN 4.0 lại chưa được đề cập tương xứng với mức độ quan trọng của nó.
Nhằm có cái nhìn đa chiều về nhân lực cho CMCN 4.0 tại Việt Nam, đồng thời cũng để tiếp thu những tư vấn và giải pháp từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu, đại diện các Tập đoàn công nghệ đã cùng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nhân lực, đóng góp các ý kiến, giải pháp để giúp Việt Nam chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, phục vụ cho CMCN 4.0.
Nhiều ý kiến cho rằng, để hiện thực hóa và triển khai thành công CMCN 4.0, cần ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên đào tạo về các công nghệ 4.0 dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế. Tuy nhiên, việc mời các chuyên gia quốc tế gặp nhiều khó khăn vì chính các nước phát triển cũng đang khan hiếm chuyên gia trong lĩnh vực này, đồng thời chi phí để mời chuyên gia về giảng dạy tại Việt Nam rất cao.
Trong khuôn khổ của Hội nghị.đã diễn ra Lễ ký hợp tác triển khai khóa đào tạo đội ngũ giảng viên công nghệ làm nền tảng chuẩn bị nguồn nhân lực giúp Việt Nam phát triển CMCN 4.0. Khóa đào tạo này do Bộ GD&ĐT phối hợp APTECH tổ chức với chuyên đề Artificial Intelligence và Machine Learning dành riêng cho các trường Đại học tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của chuyên gia công nghệ 4.0 quốc tế.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Trường Học Thông Minh Hội Nhập Xu Thế Công Nghệ 4.0 Cho Các Trường Đh, Cđ trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!