Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Triển Khai Digital Marketing Tổng Thể Tại Đà Nẵng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sứ mệnh của SEOViP ™ là Công ty marketing online uy tín số 1, góp phần nhỏ bé của mình thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử tại Đà Nẵng. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cá nhân khởi nghiệp ứng dụng Marketing Online thành công và mang về doanh số với chi phí tối ưu nhất. Cam kết với Khách Hàng mang đến dịch vụ vượt trội so với đối thủ và tăng Doanh số bán hàng rõ rệt.
Phân tích kinh doanh và lập kế hoạch:
Nghiên cứu insight & hành vi khách hàng.
Phân tích sản phẩm, lợi thế cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Lập kế hoạch Marketing tổng thể.
Thực thi chiến dịch và tối ưu
Xây dựng website, landing page bán hàng
Phát triển nội dung trên facebook.
Thực hiện S.E.O bền vững dài hạn.
Quản lý các chương trình khuyến mãi, ưu đãi.
Tư vấn chiến dịch PR xây dựng thương hiệu.
Đo lường và điều chỉnh
Phân tích hành vi khách hàng trên website.
Khảo sát khách hàng trực tuyến.
Đo lường hiệu quả, báo cáo liên tục.
Điều chỉnh kế hoạch theo thực tế.
Kênh Marketing Online phổ biến hiện nay
Viết bài PR lên báo điện tử, website nổi tiếng
SEO/ SEM : Tối ưu và tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (Google)
SMO/ SMM : Tối ưu và Tiếp thị mạng xã hội (facebook)
Video Marketing: các website chia sẻ video trực tuyến như Youtube, web phim
Viral marketing : Tiếp thị lan truyền, truyền miệng
Danh bạ web, book mark, web đánh giá sản phẩm…
Bloger, người nổi tiếng, chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng
Liên kết đối tác, đại lý, Affiliate
Gian hàng trực tuyến hay hệ thống bán hàng trực tuyến
Khảo sát trực tuyến
Email marketing
Dựa vào sản phẩm/ dịch vụ, quy mô, tiềm lực tài chính & mong muốn của Khách hàng. SEOViP sẽ đưa ra những kênh & chiến lược phù hợp.
Lý do Bạn muốn tư vấn Marketing Online ?
Kinh doanh ế ẩm muốn tìm kênh tiếp cận Khách hàng mới.
Thấy đối thủ thực hiện các hoạt động Online Marketing, làm theo đối thủ.
Chi phí quá lớn cho marketing truyền thống, không thể cạnh tranh với đối thủ.
Tự làm nhưng mất nhiều thời gian hoặc thuê người làm không có chuyên môn & web trong tình trạng be bét mất hút khi tìm kiếm trên Google.
Chịu chi hàng trăm, hàng tỉ bạc nhưng kết quả không như ý muốn & có cảm giác như mình bị lừa.
Ngoài ra:
Tôi đang làm SEO hay có 1 phòng SEO không hiệu quả ?
Tôi muốn lập riêng một phòng Marketing Online ?
Tôi muốn tuyển dụng nhân viên SEO, Content, Bán hàng online, Internet Marketing ?
Tôi muốn sử dụng dịch vụ nhưng sợ bị lừa, vì mình không có chuyên môn ?
…
Liên hệ Ngay:
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & THƯƠNG MẠI SEOVIP
A : Tầng 3, 91 Lê Hồng Phong, Đà NẵngGoogle Maps
Tầng 3, 91 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng
M :
0934.52.6656
–
0971.72.6656
– Ms. Phương
E : info@seovip.vn
W : www.seo.danang.vn
5
/
5
(
20
bình chọn
)
Giải Pháp Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Tp. Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng xác định phát triển dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên. Nguồn: internet
Cũng theo quan điểm của CSCMP, ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
Thông thường, đối với phương pháp tính chi phí logistics, giá bán của hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí (C), theo công thức:
G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)
Trong đó:
C1: giá thành sản xuất ra hàng hóa.
C2: chi phí hoạt động marketing
C3: chi phí vận tải
C4: chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ
C5: chi phí bảo quản hàng hóa.
Chi phí logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics. Trong những năm qua, ngành vận tải Việt Nam đã có nhiều giải pháp cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp (DN) để thúc đẩy ngành logistics phát triển. Về phía Nhà nước, đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ hơn, giảm phí, giảm thời gian thực hiện các chủ tục hành chính… Về phía DN, đã tập trung phát triển vận tải hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức…
Tuy nhiên, dù được xác định là ngành có giá trị gia tăng cao, nhưng thực tế thì mức đóng góp của ngành này vào GDP còn rất khiêm tốn, chỉ từ khoảng 3% đến 4%. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu giải pháp để ngành logistics Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh hơn, đặc biệt là làm sao cho đóng góp của ngành vào GDP càng tăng lên và chi phí của DN ngày càng giảm xuống là vấn đề cốt lõi cần được giải đáp trong thời gian tới.
Thực trạng ngành logistics tại TP. Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Địa phương này cũng là điểm cuối trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Tính đến cuối năm 2018, TP. Đà Nẵng có khoảng 27.168 DN và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng vốn đăng ký đạt 193,5 ngàn tỷ đồng; doanh thu bán lẻ hàng hóa khoảng 53.200 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khoảng 1,655 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 1,425 tỷ USD. Ngành Giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và DN với doanh thu vận tải đạt khoảng 12.855 tỷ đồng… Thực trạng ngành logistics tại TP. Đà Nẵng trong thời gian qua có thể đánh giá qua một số nội dung sau:
Thứ nhất, về hạ tầng phục vụ phát triển logistics
Trong thời gian qua, với những nỗ lực đầu tư về hạ tầng và tập trung phát triển logistics của TP. Đà Nẵng, các loại hình trung tâm logistics với quy mô đa dạng đang dần phát triển và nâng cấp theo hướng mở rộng về quy mô và hiện đại về trang thiết bị và công nghệ. Đáng chú ý, trong năm 2018, Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã thông xe toàn tuyến và đi vào khai thác không chỉ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, mà còn đánh thức tiềm năng, thúc đẩy liên kết giao thương, kết nối các khu công nghiệp, nghỉ dưỡng dọc tuyến và có ý nghĩa đặc biệt với phát triển của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Ngoài ra, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi còn góp phần phân luồng giao thông rất hiệu quả để kết nối vận chuyển quốc tế trong khu vực tam giác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia qua Hành lang kinh tế Đông – Tây đến các cảng biển miền Trung Việt Nam. Từ đó, trở thành động lực thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của TP. Đà Nẵng phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, phát triển trung tâm logistics tại Đà Nẵng vẫn còn khá nhiều hạn chế, bất cập so với nhu cầu thực tiễn phát triển, cụ thể là: Chưa hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia cũng như quốc tế đủ tầm vóc, quy mô để đảm nhiệm vai trò dẫn dắt thị trường và hội tụ DN; Phát triển trung tâm logistics hiện tại chủ yếu là nỗ lực tự thân của khối DN trong khi vai trò của Nhà nước trong định hướng, hỗ trợ và quản lý phát triển trung tâm logistics hạng I và II chưa rõ ràng; Năng lực cung ứng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và năng lực kết nối logistics giữa TP. Đà Nẵng với các quốc gia trong khu vực và thế giới còn nhiều hạn chế…
Bên cạnh đó, giống như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, hiện nay chi phí vận tải đường bộ còn ở mức cao, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của DN vận tải. Chẳng hạn, theo số liệu từ DN vận tải, trong chi phí vận tải đường bộ, xăng dầu chiếm khoảng 30-35%, phí cầu đường (BOT) bình quân chiếm khoảng 10-15% (tùy theo từng DN vận tải và khu vực vận tải). Như vậy, cần có nghiên cứu, đánh giá tổng thể toàn diện hơn, xét tới các yếu tố lợi ích do BOT đem lại như chất lượng vận tải cao hơn (tốc độ vận chuyển), giảm chi phí khai thác phương tiện… từ đó có định hướng để các DN tận dụng khai thác, tiết giảm chi phí logistics.
Hiện nay, phần lớn hệ thống kho bãi của các DN cổ phần, tư nhân và liên doanh dành cho cung cấp dịch vụ logistics có quy mô nhỏ, đặc biệt, diện tích kho chứa mới chỉ có khoảng 5,1 ha. Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng là DN có hệ thống hạ tầng kho bãi lớn nhất trên địa bàn thành phố với hơn 280.000m2 tại Cảng Tiên Sa; 200.000m2 tại Trung tâm dịch vụ Logistics Hoà Vang. Như vậy, DN này chiếm thị phần lớn của thị trường dịch vụ logistics của địa phương. Tuy nhiên, so với cầu thị trường và dự báo đến năm 2020 về lĩnh vực này cho thấy, hệ thống kho bãi và dịch vụ logistics của TP. Đà Nẵng vẫn còn thiếu, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất, dự trữ của địa phương và vùng lân cận, mà chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa quốc tế ngày một gia tăng qua khu vực Đà Nẵng.
Thứ hai, về dịch vụ hải quan
Hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành tuy đã có những bước cải thiện nhưng còn chậm, làm cho thứ bậc cạnh tranh của TP. Đà Nẵng bị sụt giảm. Thực tế cho thấy, rào cản trong quản lý chuyên ngành, nhất là thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kéo dài thời gian thông quan. Ngoài ra, hiện nay, đại lý hải quan vẫn chưa được phép thay mặt chủ hàng (các DN xuất nhập khẩu) tham gia vào kiểm tra chuyên ngành. Nhiều DN không lựa chọn phương tiện vận tải đường sắt, hàng không vì phải qua nhiều thủ tục phức tạp và tốn thời gian thông quan, chi phí cao. Do vậy, khi xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải biển vẫn là ưu tiên, từ đó làm hạn chế năng lực hoạt động của các phương tiện vận tải khác…
Thứ tư, về hợp tác vùng, liên vùng, hợp tác quốc tế
Vùng duyên hải miền Trung có diện tích là 49.400 km2, chiếm gần 14,9% diện tích tự nhiên của cả nước bao gồm 09 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 4 địa phương thuộc Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận). Về kết cấu hạ tầng, toàn vùng có 6 khu kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu; 1 khu công nghệ cao; 37 khu công nghiệp (trong đó có 22 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, diện tích đất đã cho thuê là 5.588 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 42%); 6 cảng hàng không (trong đó có 04 cảng hàng không quốc tế là Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh); 13 cảng biển (trong đó có 07 cảng biển loại I); 14 quốc lộ, đường sắt Bắc Nam, phân bổ khá đều giữa các địa phương, nối liền các đô thị, cơ bản đảm bảo kết nối thông suốt giữa các tỉnh trong Vùng. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối giữa các trục quốc lộ, giữa các điểm nút giao thông với các địa phương trong các tỉnh này vẫn còn hạn chế, dễ bị xuống cấp, chia cắt khi gặp phải bão lũ, giảm khả năng tăng trưởng bao trùm…, từ đó hạn chế tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ logistics của TP. Đà Nẵng nói riêng và Vùng duyên hải miền Trung nói riêng.
Thứ năm, về nguồn nhân lực
Trong hoạt động của logistics DN, nguồn nhân lực được chia thành 4 cấp bao gồm: (1) Cấp quản trị gồm các nhà lãnh đạo cấp cao như: giám đốc, phó giám đốc logistics; (2) Cấp quản lý và chuyên gia là các nhà lãnh đạo cấp trung như: trưởng phòng logistics; (3) Cấp điều phối và giám sát như tổ trưởng tổ vận chuyển, chuyên viên hoạch định lộ trình vận tải…; (4) Cấp nhân viên – Kỹ thuật như lái xe, đóng gói hàng, điều kiển xe nâng…
Thực tế hoạt động của ngành dịch vụ logistics tại TP. Đà Nẵng cho thấy, chất lượng đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ cũng cần phải được xem xét và cải thiện. Hiện nay, giao hàng chặng cuối đem lại khá nhiều giá trị gia tăng cho DN, khiến nhân viên giao hàng lại trở thành nhân tố quan trọng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và quyết định sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các DN logistics cần phải đề cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên giao hàng, từ đó giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của DN. Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn lập kế hoạch, tư vấn vận hành chuỗi cung ứng, chuyên gia logistics và quản trị chuỗi cung ứng cũng cần phải được đầu tư cả về số lượng và chất lượng vì hiện nay đội ngũ này cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường…
Ngoài ra, quy mô đào tạo nguồn nhân lực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của các DN tại TP. Đà Nẵng. Phần lớn DN phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực logistics thông qua thực tế công việc. Tại TP. Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên hiện vẫn chưa có trường đại học đào tạo nguồn nhân lực riêng cho ngành logistics, chủ yếu lồng ghép vào các ngành như: ngoại thương, quan hệ quốc tế… nên nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho ngành còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.
Định hướng phát triển dịch vụ logistics tại TP. Đà Nẵng
Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó chú trọng tận dụng các ưu thế của địa phương để phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, liên thông, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, xử lý dòng hàng hóa phát sinh của Thành phố, của các tỉnh lân cận và một phần luồng hàng hóa trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Cùng với mục tiêu tổng thể đó, TP. Đà Nẵng cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể như:
Một là, phát triển các trung tâm logistics cấp vùng, địa phương và chuyên dụng bảo đảm cung cấp các dịch vụ logistics đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất trong nước, xuất nhập khẩu của TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên; các trung tâm này có khả năng cung cấp một số dịch vụ logistics cạnh tranh cho luồng hàng hóa quốc tế trung chuyển trên hành lang kinh tế Đông – Tây ra vào cảng biển Đà Nẵng.
Hai là, dự kiến đến năm 2020, các trung tâm logistics tại địa bàn TP. Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 25% về lượng xử lý logistics cho luồng hàng hóa qua cảng biển, đến năm 2025 là 30%, đến năm 2030 là 35%; đến năm 2045 là 55%. Đối với luồng hàng hóa qua cảng hàng không tương ứng là 10%, 15%, 20% và 40%. Đối với luồng hàng hóa đường sắt: năm 2030 là 20% và 2045 là 40%.
Ba là, phát triển các trung tâm logistics đô thị đáp ứng nhu cầu thu mua, phân phối bán buôn các loại hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân Thành phố và khu vực lân cận.
Bốn là, đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ giữa cảng biển, cảng hàng không với các đầu mối vận tải hàng hóa, với các trung tâm logistics các loại một cách thông suốt, tạo điều kiện cho luồng hàng hóa trên các tuyến vận tải đa phương thức dịch chuyển được dễ dàng, nhanh chóng với một mức chi phí vận tải và chi phí dịch vụ logistics cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Cùng với các nội dung trên, TP. Đà Nẵng cũng đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
– Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ hoàn thành các quy hoạch phát triển ngành dịch vụ logistics và ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển ngành logistics, tạo môi trường tốt cho phát triển ngành logistics.
– Trong giai đoạn từ 2021-2030, xóa bỏ các “nút thắt cổ chai” về cơ sở hạ tầng logistics, sơ bộ xây dựng nền tảng phát triển logistics hiện đại, phát triển mạnh mẽ logistics 3PL, phát triển ngành logistics trở thành một trong các ngành có tỷ trọng GDP đáng kế của thành phố, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại và thương mại điện tử vào cung cấp dịch vụ logistics;
Trong giai đoạn từ 2031-2045, hoàn thành xây dưng hệ thống logistics hiện đại có cấu trúc rõ ràng, cơ sở hoàn chỉnh và chức năng hoàn thiện, hoàn thành phân phối tài nguyên hợp lý, xây dựng TP. Đà Nẵng thành một thành phố có trung tâm logistics cấp I quốc gia và cấp II của vùng.
Đề xuất giải pháp
Đà Nẵng hiện đang xây dựng và triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh, do đó các giải pháp hỗ trợ, mục tiêu của các chính sách nhằm phát triển dịch vụ logistics phải gắn liền với quá trình triển khai thực hiện Đề án này. Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển, nâng sức cạnh tranh cho Thành phố, trong thời gian tới, TP. Đà Nẵng tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
– Đường bộ: Lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cho phù hợp với tình hình mới, đồng bộ với việc điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Xây dựng Dự án Điều tra, khảo sát và xây dựng phương án phân luồng tổ chức giao thông khu vực trung tâm thành phố, trong đó xây dựng mô hình tính toán, đánh giá, phân tích mạng lưới giao thông đô thị trên toàn Thành phố hoặc khu vực, làm cơ sở quy hoạch các trục đường chính, phân bố lại luồng giao thông, cân đối tổng thể mạng lưới giao thông và lộ trình tổ chức giao thông, phân luồng xe, lộ trình đầu tư các trục giao thông, kể cả giao thông trên cao và giao thông ngầm.
– Đường hàng không: Triển khai thủ tục để đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng – xây dựng Nhà ga T3. Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng Đề án xây dựng mô hình đô thị sân bay tại khu vực Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
– Đường thủy: Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt dự án và bố trí một phần vốn để xây dựng Cảng Liên Chiểu để di dời Cảng Tiên Sa vì hiện nay Cảng Tiên Sa khó có thể mở rộng và nâng công suất, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong tương lai, bên cạnh đó TP. Đà Nẵng cần có một cảng để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên, trước khi triển khai xây dựng Cảng Liên Chiểu, cần triển khai tính toán, đánh giá một cách thận trọng, khoa học vì khu vực Liên Chiểu được ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch…
– Đường sắt: Cần thực hiện di dời ga đường sắt ra khỏi khu vực nội thị, lồng ghép dự án này vào dự án đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam. Khi xây dựng nhà ga mới, cần phải quy hoạch quỹ đất để xây dựng các trung tâm logistics gần khu vực ga, các trung tâm này để có thể được sử dụng chung cho đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến việc mở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trung và ngắn hạn trong nước cũng như quốc tế với kế hoạch hợp tác đào tạo với các chuyên gia hoặc tổ chức nước ngoài tại các quốc gia có dịch vụ logistics phát triển mạnh và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, về đầu tư công, khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách.
Khuyến khích, hỗ trợ các DN vận tải tự nâng cao chất lượng phương tiện – dịch vụ, củng cố và phát triển thương hiệu, từng bước hình thành các DN có đội xe lớn, tập đoàn vận tải có trụ sở chính đặt trên địa bàn Thành phố. Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ logistics, trong đó tập trung nghiên cứu đề xuất đầu tư các khu logistics chuyên nghiệp như: Khu logistics Hòa Nhơn (Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng), Khu logistics trong Khu công nghệ cao (Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố), Khu logistics tại khu vực phía tây Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng) và phát triển mạng lưới giao thông kết nối Trung tâm logistics. Nghiên cứu đầu tư tuyến kết nối giao thông hướng Đông – Tây qua Sân bay quốc tế Đà Nẵng và nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng khai thác của Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Đẩy nhanh tiến độ các công trình như: Mở rộng hầm lánh nạn Hải Vân, Xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan (giai đoạn 2); nút giao thông Túy Loan trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh)… Tiếp tục phối hợp đề xuất các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến QL14B, 14G, 14D nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên hành lang kinh tế Đông Tây…
Bên cạnh đó, nghiên cứu và thực hiện mục tiêu ưu tiên xây dựng tuyến đường ven biển xuyên suốt toàn vùng. Đây là tuyến đường chiến lược về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, gắn với việc quy hoạch xây dựng các đô thị ven biển, hình thành “mặt tiền” của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong thời gian nhanh nhất, đề nghị Chính phủ xem xét phân bố tỷ lệ “vốn mồi”, còn chủ yếu huy động bằng “cơ chế”, trong đó có chính sách khai thác quỹ đất đô thị. Cần nghiên cứu chính sách đất đai và thuế đặc biệt ưu đãi để phát triển các đô thị trong các khu kinh tế ven biển, có thể nghiên cứu một số chính sách phù hợp sẽ áp dụng trong các đặc khu hành chính – kinh tế.
Thứ tư, về hợp tác phát triển vùng.
Triển khai thực hiện Đề án liên kết phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải giữa Đà Nẵng và các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Xây dựng trục kinh tế biển thống nhất với 10 tỉnh, thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Cụ thể, tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ 2021-2030, đồng thời rà soát lại, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh duyên hải miền Trung phù hợp với không gian kinh tế Vùng. Trên cơ sở đó, mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thêm 05 tỉnh: Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận để thống nhất liên kết vùng 10 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung và gắn Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung với Hội đồng đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển thành trục kinh tế biển thống nhất, gắn kết chặt chẽ với Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Rà soát quy hoạch chiến lược hệ thống hạ tầng của Vùng, làm rõ theo chức năng, không chồng chéo, không xung đột lợi ích, nhất là không dàn trải đầu tư kém hiệu quả, phân tán nguồn lực về: cảng biển, đường giao thông, sân bay của Vùng. Xây dựng cơ chế phối hợp Vùng trong việc đầu tư sân bay, cảng biển và giao thông kết nối nhằm tránh phân tán nguồn lực (kể cả kêu gọi đầu tư tư nhân) và thiếu gắn kết giữa cảng biển với hệ thống tổ chức logistics, các khu công nghiệp trong Vùng.
1. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; 2. Bộ Công Thương (2017, 2018), Báo cáo logistics Việt Nam; 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam; 4. Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở; 5. UBND TP. Đà Nẵng (2018), Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 6. Vũ Văn Hiền (2019), Đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản; 7. Hai Nam Vu (2019), The strategic development in logistics in Vietnam. European Journal Engineering Research and Science; 8. PwC (2016), The future of the logistics industry, https://www.pwc.com/gx/en/transportation-logistics/pdf/the-future-of-the-logistics-industry.pdf.
Đà Nẵng Triển Khai Hiệu Quả Các Dự Án Oda
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ chủ trì cuộc họp
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian qua, Đà Nẵng rất chú trọng mở rộng, phát triển quan hệ với các đối tác nước ngoài. Tính đến ngày 31-5, thành phố đã đón tiếp 323 đoàn khách quốc tế đến làm việc với Đà Nẵng, trong đó có những đoàn quan trọng như: đoàn Phó Thủ tướng Lào, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, đoàn Thống đốc bang Nam úc, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Anh, Úc, Thụy Sĩ. Thành phố đã ký kết Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác với thành phố Toluca (Mexico), tăng số địa phương Đà Nẵng thiết lập quan hệ hợp tác lên 37 địa phương của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với 65 thỏa thuận được ký kết còn hiệu lực.
Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 663 triệu USD, đạt 44,3% kế hoạch, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 623 triệu USD đạt 47,7% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2015. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 2.475 nghìn lượt khách, đạt 48,2% kế hoạch, tăng 11,1% so với cùng kỳ; tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 7.177 tỷ đồng, đạt 48,1% kế hoạch, tăng 15,5%. Đến nay, có 21 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng đang hoạt động và dự kiến mở đường bay Osaka – Đà Nẵng vào tháng 8-2016.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, có 6 dự án sử dụng vốn ODA do thành phố quản lý đang được triển khai, với tổng vốn đầu tư trên khoảng 400 triệu USD, trong đó vốn ODA là 314 triệu USD, chiếm 78,5%, vốn đối ứng đạt 86 triệu USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Tính cả giai đoạn 2011-2015, Đà Nẵng triển khai thực hiện 13 dự án ODA (7 dự án đầu tư và 6 dự án hỗ trợ kỹ thuật), với tổng vốn đầu tư trên 700 triệu USD, trong đó vốn ODA là 540 triệu USD, vốn đối ứng 160 triệu USD. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn, đây là giai đoạn tập trung một số dự án ODA có quy mô lớn, góp phần quan trọng vào việc đầu tư, nâng cấp, thay đổi bộ mặt đô thị và hạ tầng của thành phố. Ngoài ra, các dự án trong giai đoạn này còn góp phần cải thiện hệ thống, mạng lưới cấp nước; cải thiện điều kiện y tế về trang bị máy móc thiết bị tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để thành phố 5 năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, một số dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực cấp nước, môi trường, quy hoạch giao thông, biến đổi khí hậu đã giúp tư vấn, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích và góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ công chức các sở ngành của thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho rằng, dù luôn có thứ hạng cao trong xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhưng thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng những năm qua vẫn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng một phần là do thành phố không có nhiều kinh nghiệm trong công tác quảng bá xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, Đà Nẵng rất mong Phó Thủ tướng và Bộ Ngoại giao quan tâm hỗ trợ kết nối thành phố trực tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng, các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức kinh tế lớn từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Hoa Kỳ…; đồng thời, giúp vận động và giới thiệu ít nhất 1-2 tập đoàn lớn, thực sự quan tâm đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên là công nghệ cơ khí chính xác, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao và biểu dương những kết quả Đà Nẵng đạt được trong công tác đối ngoại 6 tháng đầu năm 2016, qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại chung của đất nước. Phó Thủ tướng rất ấn tượng với hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút du lịch của thành phố từ đầu năm đến nay, đồng thời nhận định, các dự án ODA tại thành phố đã và đang được thực hiện tốt, đảm bảo được mục tiêu và hiệu quả đề ra, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Theo Phó Thủ tướng, một trong những kinh nghiệm rất hiệu quả của Đà Nẵng trong triển khai các dự án ODA là thành lập hội đồng điều hành dự án để xử lý kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện; đây là mô hình tốt để nhân rộng, áp dụng tại các địa phương trên cả nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ đang trong quá trình xem xét, xây dựng cơ chế sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả trên cơ sở khả năng trả nợ của các địa phương. Với kinh nghiệm triển khai tốt cũng như khả năng đối ứng vốn trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, Phó Thủ tướng đề nghị Đà Nẵng nghiên cứu, đóng góp ý kiến với Bộ Tài chính về dự thảo nghị định cơ chế tài chính trong các nguồn vốn ODA theo hướng đề xuất: mức vay 50% đối với nguồn vốn ODA; mức vay 100% đối với vốn vay ưu đãi; mức vay 70% đối với mô hình kết hợp PPP và nguồn vốn vay ưu đãi hoặc nguồn vốn ODA (đây là mô hình mới do Đà Nẵng đề xuất Chính phủ). Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay, Việt Nam không còn được hỗ trợ bởi các nguồn vốn không hoàn lại hay vay với lãi suất thấp , mà chỉ có thể tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất cao hơn trước đây, do đã bước qua giai đoạn là nước thu nhập thấp. Vì vậy, Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng đối ứng vốn và khả năng trả nợ khi sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi và vốn ODA cho các dự án thành phố đang đề xuất, đồng thời cân nhắc khả năng huy động nguồn vốn khác để thực hiện.
NGÔ HUYỀN
Giải Pháp Chống Thấm Tường Gạch Tại Đà Nẵng
Giải pháp chống thấm tường gạch hiệu quả của dịch vụ chống thấm tại Đà Nẵng sẽ giúp giải quyết mọi tình trạng thấm dột tường gạch tại nhà bạn một cách nhanh và hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của công trình.
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ẩm ở tường gạch
– Nguyên nhân đầu tiên thường gặp nhất là do bản chất của hồ vữa xi măng thường là xốp, mềm tạo điều kiện thuận lợi cho tính hút nước càng cao. Vì vậy việc chống thấm đà nẵng từ ban đầu cho tường gạch là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết.
– Do trong quá trình thi công, sửa chữa nhà đà nẵng, xuất hiện hiện tượng thiêu vữa khi xây dựng của các thợ xây, khi tạo viên gạch đứng. Chính vì lí do đó nó sẽ càng ảnh hưởng đến quá trình thấm nước của gạch .
– Quy trình chống thấm không được đánh giá và làm đúng theo kỹ thuật yêu cầu, do vậy dẫn đến hiện tượng tường gạch bị khô, thiếu nước, nếu mà ứ đọng nước thì lại càng gây nên hiện tượng thấm nước.
Giải pháp chống thấm tường gạch
Một lưu ý quan trọng đó để chống thấm tường gạch, đó là chúng ta cần phải quan tâm tới công tác chống thấm ngay từ khi mới bắt đầu thi công xây dựng các hạng mục công trình. Có chống thấm tốt thì công trình mới được bảo vệ tối đa, tăng tuổi thọ và chất lượng công trình lâu bền.
Khi tiến hành chống thấm cho từng hạng mục công trình thì chúng ta nên tìm hiểu rõ nguồn cung cấp về vật tư chống thấm. Lựa chọn những địa điểm có bày bán các vật liệu chống thấm được phân phối chính hãng.
Công ty TNHH Hoàng Vương Thịnh chuyên cung cấp dịch vụ và các giải pháp chống thấm tường gạch tại Đà Nẵng – Chống thấm Sika – Chống thấm đà nẵng – Chống thấm sàn mái – Chống thấm nhà vệ sinh,…
Chúng tôi tự hào là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ về chống thấm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và làm việc lâu năm, cùng kết hợp sử dụng các trang thiết bị máy móc chống thấm chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi tin tưởng sẽ làm quý khách hàng hài lòng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Triển Khai Digital Marketing Tổng Thể Tại Đà Nẵng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!