Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Tài Chính Tăng Vốn Điều Lệ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn
Vốn điều lệ của một NHTM là cấu phần dùng để xác định vốn tự có cấp 1 của NHTM đó. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu về tỉ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu, các NHTM có thể tăng vốn bằng nhiều cách, trong đó tăng vốn điều lệ là một trong những cách giúp NHTM có thể tăng được CAR.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định NHTM Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Theo đó, trên thực tế hiện nay đang có 7 NHTM Nhà nước bao gồm 4 NHTM do Nhà nước sở hữu 100% và 3 NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Bốn NHTM do Nhà nước sở hữu 100% bao gồm Agribank và 3 NHTM cổ phần được Nhà nước mua lại là Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank) Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank), 3 NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm Vietinbank, BIDV và Vietcombank. Do 3 NHTM cổ phần được Nhà nước mua lại đang trong quá trình kiểm soát đặc biệt nên gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ.
Về vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 6/2019, vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) đạt 139.006 tỉ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của Vietinbank là 37.234 tỉ đồng, cao nhất trong nhóm Big 4. Tiếp theo lần lượt là Vietcombank, BIDV và Agribank với vốn điều lệ tương ứng 37.089 tỉ đồng, 34.187 tỉ đồng và 30.496 tỉ đồng. Nếu so với tổng vốn điều lệ toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam vào cùng kì thời điểm này là 586.932 tỉ đồng thì tỉ lệ vốn điều lệ của nhóm này chiếm 23,36% tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD ở Việt Nam.
Thứ hạng này đã bị thay đổi vào cuối tháng 10/2019, BIDV đã phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank của Hàn Quốc hơn 603,3 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 15% vốn điều lệ. Nhờ đó, vốn điều lệ của BIDV đã tăng thêm 6.033 tỉ đồng, từ mức 34.187 tỉ đồng lên hơn 40.220 tỉ đồng, cao nhất trong nhóm Big 4 đến thời điểm hiện nay. Sau giao dịch thành công này, tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại BIDV đã giảm từ 95,28% xuống còn 80,80% vốn điều lệ. Tuy nhiên, tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại BIDV vẫn còn cao hơn so với Vietinbank (64,46%) và Vietcombank (74,80%).
Về mức độ tăng vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước lớn, trong vòng gần 5 năm trở lại đây, Vietcombank là ngân hàng được tăng vốn điều lệ nhiều nhất. So với đầu năm 2015, vốn điều lệ hiện có của Vietcombank đã tăng hơn 10.400 tỉ đồng, tương đương tăng hơn 39%. Trong năm 2016, Vietcombank đã phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 35% (tương đương hơn 9.300 tỉ đồng) và gần đây nhất là đầu năm 2019, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng hơn 1.000 tỉ đồng nhờ phát hành cổ phiếu cho GIC và Mizuho Bank. Trong khi đó, Vietinbank sau đợt tăng mạnh vào năm 2013 và 2014 nhờ phát hành cho cổ đông chiến lược thì đến nay gần như không tăng được vốn điều lệ. Agribank chỉ tăng nhẹ được vốn điều lệ khoảng 1.000 tỉ đồng. BIDV nhờ có đợt tăng vốn điều lệ vào thời điểm tháng 10/2019 vừa qua đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong 4 NHTM Nhà nước lớn cũng như trong toàn hệ thống các TCTD của Việt Nam.
Quá trình tăng vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước bị đánh giá là rất chậm trong thời gian qua. Giai đoạn từ năm 2015-2019, vốn điều lệ của 3 NHTM Nhà nước dường như không đổi. Cùng lúc đó, các NHTM cổ phần khác đã gia tăng mạnh được vốn điều lệ và rất ít trả cổ tức. Ví dụ Techcombank chỉ trong vòng 4 năm qua vốn điều lệ đã gia tăng nhanh từ mốc 10.000 tỉ đồng lên xấp xỉ các NHTM Nhà nước ở thời điểm cuối năm 2019. Thông tin tại buổi làm việc đầu năm 2020 của lãnh đạo Chính phủ với MB cho biết, 2 ngân hàng Vietcombank và Vietinbank sẽ được tăng vốn điều lệ trong quý I/2020 khoảng 10.000 tỉ đồng. Riêng Agribank sẽ được phép dùng toàn bộ lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước năm 2020 để tăng vốn điều lệ. Đây là thông tin tích cực cho các NHTM Nhà nước trực tiếp tác động làm tăng tỉ lệ CAR cho các NHTM Nhà nước, đồng thời tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo của các NHTM Nhà nước trên thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam.
Về CAR của các NHTM Nhà nước, số liệu thống kê gần đây của NHNN cho thấy, tỉ lệ CAR bình quân của 4 NHTM Nhà nước lớn theo chuẩn Basel I chỉ đạt 9,4%, cao hơn mức an toàn tối thiểu theo quy định 9%. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với CAR của các NHTM cổ phần (12,1%) và thấp hơn so với mức bình quân chung của toàn hệ thống các TCTD (13%). Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nếu tính theo chuẩn Basel II, CAR của NHTM Nhà nước lớn sẽ giảm xuống dưới 8%.
Thông tin từ NHNN, đến nay đã có 18 NHTM trong đó có 16 NHTM trong nước và 2 NHTM nước ngoài đáp ứng chuẩn Basel II. Trong số 4 NHTM Nhà nước lớn thì mới chỉ có Vietcombank và BIDV được NHNN chấp thuận thực hiện chuẩn Basel II. NHNN cho biết, những ngân hàng đáp ứng được chuẩn Basel II sẽ được NHNN cấp hạn mức tín dụng ở mức cao hơn so với tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc Vietinbank và Agribank sẽ gặp khó khăn trong hoạt động tăng trưởng tín dụng của năm 2020 nếu không đáp ứng được chuẩn Basel II.
Cơ chế tài chính giúp tăng vốn điều lệ
Báo cáo của NHNN gửi Quốc hội cho thấy, đến cuối tháng 8/2019, tổng tài sản của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Viecombank, Vietinbank và BIDV) đạt 5,081 triệu tỉ đồng, tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm và chiếm 43,01% toàn hệ thống các TCTD. Tổng tài sản của các NHTM Nhà nước lớn đều đã vượt qua 1 triệu tỉ đồng, trong đó BIDV và Agribank đã cán mốc 1 triệu tỉ đồng từ năm 2016. Đối với Vietinbank và Vietcombank thì mốc này được vượt qua vào năm 2017 và 2018. Mặc khác, theo một thống kê của NHNN đến cuối tháng 6/2019, tiền gửi của khách hàng tại 4 NHTM Nhà nước đạt hơn 3,95 triệu tỉ đồng, chiếm tới 48% tiền gửi của cả hệ thống TCTD. Cho vay thị trường 1 của nhóm Big 4 này cũng đạt tới 3,652 triệu tỉ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống các TCTD. Điều này cho thấy rõ vai trò chủ đạo của các NHTM Nhà nước trong hoạt động huy động vốn và cho vay nền kinh tế mà các NHTM tư nhân khó có thể thay thế được.
Tuy nhiên, nhìn chunh việc tăng vốn của Vietinbank và Agribank thời gian qua gặp không ít khó khăn trong khi từ năm 2014 đến 2019, các NHTM Nhà nước đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 92 nghìn tỉ đồng bao gồm 60 nghìn tỉ đồng thuế và 32 nghìn tỉ đồng chi trả cổ tức bằng tiền. So với các NHTM cổ phần thì các NHTM Nhà nước có tỉ lệ trả cổ tức trên lợi nhuận cao hơn. Ngành Ngân hàng của Việt Nam có tiền lệ là có tỉ lệ giữ lại lợi nhuận rất cao để bổ sung vốn điều lệ liên tục qua các năm qua. Tuy nhiên, tỉ lệ trả cổ tức của các NHTM Nhà nước có tỉ lệ cao hơn hẳn.
Lý do gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ ngoài việc Quốc hội không cho phép sử dụng ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước, còn do nhu cầu bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu CAR tối thiểu theo chuẩn Basel II, trong khi nguồn lực Nhà nước rất hạn chế. Mặt khác, quy định về tỉ lệ sở hữu Nhà nước trong các NHTM Nhà nước không thấp hơn 65% vốn điều lệ cũng khiến Vietinbank không thể tăng thêm vốn điều lệ. Do đó, để các NHTM Nhà nước có thể tăng được vốn điều lệ nhằm tránh gây xáo trộn không cần thiết về nhân sự và chiến lược kinh doanh, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng của nền kinh tế, cần tạo ra được cơ chế tài chính thông thoáng để các NHTM Nhà nước có thể tăng được vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được mục tiêu đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phài đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II trong “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cơ chế tài chính để các NHTM Nhà nước có cơ hội để tăng vốn điều lệ là:
(1) Ngân sách Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu của NHTM Nhà nước phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 199/NĐ-CP của Chính phủ.
(2) Nhà nước chỉ cần nắm giữ tỉ lệ sở hữu Nhà nước thấp nhất là 51% vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước. Trên thực tế, sự gia tăng tỉ lệ sở hữu vốn nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể cách thức quản trị, chiến lược kinh doanh, đầu tư công nghệ, quản lý rủi ro và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tư nhân lẫn NHTM Nhà nước.
(3) Tạo cơ chế cho phép các NHTM Nhà nước được sử dụng lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phần riêng lẻ tương tự như các NHTM cổ phần để tăng vốn điều lệ.
(4) Xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ một cách khả thi từ nhiều nguồn cho từng NHTM Nhà nước để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng đến năm 2030”. Lộ trình tăng vốn cần gắn chặt và đảm bảo tính khả thi cũng như tính đồng bộ với định hướng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng nói chung, các NHTM Nhà nước với vai trò chủ đạo nói riêng, kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước giai đoạn trung hạn, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của từng NHTM Nhà nước, cơ chế, chính sách quản lí tài chính của Nhà nước đối với NHTM Nhà nước.
Luận Văn Khóa Luận Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế ngày càng lớn do vậy hệ thống các trung gian tài chính trong nền kinh tế đã và đang phát huy vai trò của mình là cầu nối giữa những người thừa vốn (những người có nhu cầu gửi tiền) và những người thiếu vốn (những người có nhu cầu vay) Trong hệ thống các trung gian tài chính người ta không thể không nhắc tới các Ngân Hàng thương mại với chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với Việt Nam, mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào song để khai thác hết được những thế mạnh sẵn có đó đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn vốn lớn.Thêm vào đó quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng đang đòi hỏi một lượng vốn lớn.Vì vậy, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn của khách hàng. Việt Nam gia nhập WTO, đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển đặt nước ta và ngành ngân hàng nói riêng trước nhiều thách thức mới đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới.Gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện hoạt đồng trong một môi trường ổn định hơn, có điều kiện hợp tác liên kết với nước ngoài và qua đó tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm quản lí cũng như những kinh nghiệm trong kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi đó là không ít những khó khăn thách thức mà hệ thống ngân hàng còn non trẻ của chúng ta phải đối mặt.Trước hết là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Không chỉ vậy chúng ta còn phải cạnh tranh với sự thâm nhập ngày càng sâu của hệ thống các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt như: năng lực tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, sản phẩm đa đàng chất lượng cao đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó, do xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế nhất là vốn trung, dài hạn và tiết kiệm nội bộ.Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng là phải làm gì và làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC
TIN KHUYẾN MÃI
Thư viện tài liệu Phong Phú
Hỗ trợ download nhiều Website
Nạp thẻ & Download nhanh
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Nhận nhiều khuyến mãi
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay
NẠP THẺ NGAY
DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN
Tăng Trưởng Huy Động Vốn Từ Tiền Gửi Khách Hàng Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Với vai trò là tiền đề để ngân hàng có thể triển khai mở rộng các hoạt động kinh doanh, nguồn vốn huy động từ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng, tuy nhiên, giai đoạn 2013 – 2018, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng có sự lệch pha so với tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hai giai đoạn sau:
(i) Giai đoạn 2014 – 2015, tăng trưởng huy động vốn giảm -2,27%, trong khi tín dụng tăng trưởng 4,40%.[1]
(ii) Giai đoạn 2016 – 2018, tăng trưởng tín dụng bình quân hệ thống ngân hàng đạt 15,57%, cao hơn 1,23% so với tăng trưởng huy động vốn bình quân. (Bảng 1)
Việc tăng trưởng lệch pha giữa tín dụng và huy động vốn gây áp lực lên thanh khoản cũng như mặt bằng lãi suất của thị trường. Đồng thời, việc tín dụng tăng trưởng quá nhanh cũng tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi tăng trưởng quy mô không đi kèm với việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và chất lượng các khoản cấp tín dụng, đặc biệt trong trường hợp nguồn vốn ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà chuyển hướng sang lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản.
Trên cơ sở phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam, bài viết thực hiện đánh giá tổng quan thực trạng tăng trưởng huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2013 – 06/2019, từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng.
1. Thực trạng tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng tại các NHTM Việt Nam
1.1. Tăng trưởng quy mô tiền gửi khách hàng
Kết quả phân tích từ báo cáo tài chính của các NHTM lựa chọn nghiên cứu cho thấy, chỉ sau 4 năm từ năm 2013 đến tháng 06/2019, quy mô tổng tiền gửi khách hàng đã tăng gấp 2,4 lần (Tổng tiền gửi khách hàng của các NHTM tại 30/06/2019 là 7.318 nghìn tỷ đồng so với 3.067 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2013).
Mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình của giai đoạn 2013 – 2017 là 18,2%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2013 với mức tăng 22,2%. Tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định ở mức 2 chữ số, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Năm 2018, tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại các NHTM đạt 11,8%, thấp nhất trong giai đoạn 2013 – 2019. (Biểu đồ 1)
1.2. Phân loại tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn
Giai đoạn 2013 – 2018, có thể nhận thấy sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu tiền gửi khách hàng của các NHTM Việt Nam theo hướng gia tăng tỷ trọng huy động vốn các kỳ hạn dài và giảm dần tỷ trọng kỳ hạn ngắn:
Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn của các NHTM năm 2013 là 94,1% thì đến năm 2017, tỷ trọng này giảm mạnh 9,2% xuống 85,3%, sau đó tăng 4,7% lên mức 90,8% trong năm 2018.
Huy động vốn các kỳ hạn dài tăng tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn từ 1 đến 5 năm. Tỷ trọng huy động vốn trung hạn năm 203 là 5,9% thì đến năm 2017, tăng 7,9% lên 13,9%, sau đó giảm về mức 9,2% đến cuối năm 2018.
Tỷ trọng huy động vốn các kỳ hạn dài trên 5 năm tăng 3,3% từ 0,9% lên 4,2%. Chi tiết tỷ lệ tiền gửi khách hàng phân theo kỳ hạn các NHTM lựa chọn nghiên cứu giai đoạn 2013 – 2018 tại (Biểu đồ 2).
1.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng
Kết quả tính toán và phân tích cho thấy, về cơ bản nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng đảm bảo cân đối việc sử dụng vốn của các NHTM. Cụ thể: Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi khách hàng trung bình của các NHTM là 91,3%, hay nói cách khác, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên dư nợ khách hàng trung bình của các NHTM là 110%. Kết quả này cho thấy, vai trò quan trọng của nguồn tiền gửi từ khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nói riêng.
Một số NHTM có tỷ lệ thấp hơn mức bình quân của các NHTM nghiên cứu, còn nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng như: MSB (76,7), SCB (78,4%).
1.4. Thực trạng tiền gửi khách hàng theo nhóm ngân hàng
Để tăng tính hiệu quả trong việc so sánh đánh giá, tác giả chia các ngân hàng thành bốn nhóm theo quy mô vốn điều lệ tính đến thời điểm 31/12/2018 [2]. Cụ thể các nhóm như sau:
– Nhóm 1: Vốn điều lệ trên 20.000 tỷ đồng (4 NHTM)
– Nhóm 2: Vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đến 20.000 tỷ đồng (16 NHTM)
– Nhóm 3: Vốn điều lệ từ 3.500 tỷ đến dưới 5.000 tỷ đồng (2 NHTM)
– Nhóm 4: Vốn điều lệ dưới 3.500 tỷ đồng (8 NHTM).
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, trong giai đoạn 2013 – 2018, các NHTM thuộc nhóm 1 (gồm các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) có xu hướng tăng trưởng ổn định nhất so với các nhóm còn lại (độ lệch chuẩn 3,74%), trong khi tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng của các NHTM thuộc nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng không ổn định nhất (độ lệch chuẩn lần lượt là 7,78% và 8,97%). (Bảng 2)
So với tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân của hệ thống NHTM, các ngân hàng thuộc nhóm 1 (18,7%), trong khi các ngân hàng thuộc nhóm 2 ở mức tương đương (19,5%), các ngân hàng thuộc nhóm 3 và nhóm 4 tăng trưởng cao hơn mức bình quân của hệ thống khoảng 1,5%. (Biểu đồ 3)
Dữ liệu tính toán từ BCTC các NHTM cho thấy một số kết quả đáng chú ý khi phân tích đặc điểm kỳ hạn tiền gửi của khách hàng khi phân loại theo nhóm các ngân hàng:
Thứ nhất, tưong tự như xu hướng chung của hệ thống ngân hàng, cơ cấu huy động vốn của các nhóm ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2018 có chung sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn, giảm tỷ trọng huy động vốn các kỳ hạn ngắn. Trong đó, nhóm 1 và nhóm 2 có sự thay đổi rõ ràng nhất, với tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn ngắn hạn trên tổng tiền gửi của khách hàng năm 2018 giảm lần lượt 2,8% và 6,9% so với năm 2015.
Thứ hai, tăng trưởng huy động tiền gửi từ khách hàng các kỳ hạn dài giai đoạn 2015 – 2018 (trên 5 năm) tăng mạnh ở các ngân hàng thuộc nhóm 1 (tăng 4,2%) và nhóm 3 (tăng 4,9%).
Nếu như các ngân hàng thuộc nhóm 1 là các NHTM lớn, có uy tín, thương hiệu trên thị trường với tổng tiền gửi từ khách hàng chiếm 56% tổng tiền gửi các NHTM chọn mẫu nghiên cứu bao gồm: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank thì các ngân hàng thuộc nhóm 3 là các NHTM có lãi suất huy động vốn dài hạn cao nhất trên thị trường hiện nay. Kết quả phân tích dữ liệu này cho thấy, uy tín, thương hiệu ngân hàng cũng như lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM có sự tác động nhất định đến quy mô tiền gửi khách hàng.
2. Đánh giá chung thực trạng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của các NHTM Việt Nam
2.1. Kết quả đạt được
Đối với hoạt động của các NHTM, hiện nay, NHNN đang thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng ổn định. Bên cạnh đó, theo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện hành, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Do đó, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản hay chứng khoán diễn biến không ổn định và tiềm ẩn rủi ro, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Giai đoạn 2013 – 2018, nguồn huy động vốn từ tiền gửi khách hàng, về cơ bản, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn cấp tín dụng của các NHTM. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê [3], trong giai đoạn này, mức tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng (14,6%) tương đương mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng (14,2%).
Về cơ cấu tiền gửi: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2018 có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng gia tăng tiền gửi trung, dài hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn ngắn. Việc chuyển dịch cơ cấu sẽ giúp các ngân hàng cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn cũng như gia tăng khả năng kiểm soát rủi ro do chênh lệch giữa kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay. Thực tế này phù hợp với lộ trình rút giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của NHNN (tối đa 40% kể từ ngày 1/1/2019) nhằm nâng cao sức thanh khoản và tính ổn định của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTM đã được NHNN quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 sau một thời gian lấy ý kiến các NHTM.
2.2. Tồn tại, hạn chế
Kết quả phân tích cơ cấu tiền gửi từ khách hàng tại 30 NHTM cho thấy, đến 31/12/2018, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn trung bình của các ngân hàng chiếm đến 85,3% tổng quy mô tiền gửi khách hàng, trong khi đó, tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn dù được cải thiện trong giai đoạn 2013-2018, nhưng vẫn ở mức thấp (11,4%), đều này gây khó khăn cho các NHTM trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn.
3. Một số đề xuất
Thứ nhất, các NHTM cần xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho các chi nhánh của ngân hàng. Nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt hấp dẫn khách hàng, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ…
Thứ hai, để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, các NHTM cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho từng ngành.
Đối với nguồn vốn khu vực đô thị, các vùng cạnh tranh cao, cần nghiên cứu để đưa ra chính sách huy động vốn phù hợp. Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước để khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ trung dài hạn.
[1] Tổng hợp từ Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội – Tổng cục Thống kê.
[2] Tham khảo theo cách chia của Công ty kiểm toán KPMG – khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam Năm 2013.
[3] Theo số liệu Tình hình kinh tế – Xã hội hàng năm công bố trên website Tổng cục Thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tình hình kinh tế xã hội các năm từ 2013 – 2018, Tổng cục Thống kê.
2. Báo cáo tài chính các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 = 06/2019.
3. KPMG (2013), Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Dữ liệu thống kê dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2012 – 2017, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 16/2018/TT-NHNN v/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thọ Nguyễn Ngọc Linh Nguồn: TCNH số 23/2019
Ngân Hàng Thương Mại Là Gì? Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại
Ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại (commercial bank ) Theo nghĩa rộng, khái niệm này dùng để chỉ các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi và cho vay dưới nhiều hình thức và điều kiện khác chúng tôi nghĩa hẹp, khái niệm này dùng để chỉ các ngân hàng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi viết séc, tiền gửi tiết kiệm cầm cố, cho vay (thường là ngắn hạn), môi giới chứng khoán v,v….
Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò như là cầu nối giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thâm hụt trong nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay… Nhận tiền gửi và cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi cả ở trong nước hay ở nước ngoài như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một nhiệm vụ chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ hay kinh doanh trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với ngân hàng thương mại. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Tài Chính Tăng Vốn Điều Lệ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!