Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Tài Chính Số Giúp Doanh Nghiệp Bứt Phá Mùa Dịch mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biến khó khăn thành cơ hội
Nửa đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Dù vậy, nhìn nhận dưới góc độ tích cực, các chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 có thể là cơ hội tốt thúc đẩy quá trình số hóa mạnh mẽ khi các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình làm việc từ “offline”(trực tiếp) sang “online” (trực tuyến) cũng như nâng cấp nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng.
Xét riêng trong lĩnh vực tài chính, tổ chức Backbase và IDC dự báo trong vòng 5 năm tới, khoảng 63% khách hàng thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chuyển sang dùng dịch vụ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng số, theo báo cáo “Fintech và Ngân hàng số 2025 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” công bố hồi tháng 5-2020.
Cụ thể, báo cáo chỉ ra, giải pháp quản lý tài chính và giao dịch trực tuyến toàn cầu thông qua Internet Banking sẽ trở thành xu hướng tất yếu được nhiều khách hàng doanh nghiệp tin dùng.
Trước đó, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) dẫn thống kê trong quý I-2020 cho thấy, lượng giao dịch thanh toán điện tử được thực hiện qua hệ thống này đã tăng đột biến lên mức 76%, với tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc gia tăng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khối SMEs. Ước tính, lượng khách hàng SMEs đăng ký dịch vụ Internet Banking tăng hơn 10% mỗi tháng so với năm 2019.
Dẫn dắt quá trình số hóa, nhiều ngân hàng như Techcombank đã đón đầu trong việc cung cấp các ứng dụng quản lý tài chính linh hoạt với nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong mùa dịch.
Giải pháp tài chính số tích hợp dành riêng cho SMEs
Theo quan sát của giới chuyên môn, cuộc đua ngân hàng số giữa các tổ chức tài chính đang diễn ra ngày càng sôi động với phân khúc khách hàng tập trung hướng đến là doanh nghiệp SMEs. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm đối tượng này, các sản phẩm tài chính số cần tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình thực hiện giao dịch.
Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, Techcombank mới đây đã ra mắt gói giải pháp tài chính số BusinessOne dành riêng cho doanh nghiệp SMEs để đáp ứng nhanh, thích ứng trong bối cảnh có dịch COVID-19.
Với BusinessOne, doanh nghiệp có thể sử dụng trọn gói các tiện ích của dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số và thẻ ghi nợ quốc tế Techcombank Visa chỉ với một lần đăng ký duy nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện hầu hết các giao dịch trực tuyến trên nền tảng công nghệ số kể cả những giao dịch cần nộp nhiều hồ sơ chứng từ như: giao dịch chuyển khoản quốc tế, mua bán ngoại tệ.
“BussinessOne tiếp tục là một trong những giải pháp số hóa của Techcombank, được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu khách hàng, giúp gia tăng trải nghiệm và lợi ích cho khách hàng, khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ của Techcombank khi kiên trì theo đuổi chiến lược “Lấy khách hàng làm trọng tâm” trong suốt nhiều năm qua”, đại diện Techcombank chia sẻ. Với những giải pháp đồng hành kịp thời cùng doanh nghiệp, ngày 12-8 vừa qua, tại lễ trao giải The Asian Banker Vietnam Awards 2020, Techcombank đã được The Asian Banker – tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của châu Á, vinh danh là ngân hàng cung cấp các giải pháp tổng thể tốt nhất cho các khách hàng doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.
Tìm Giải Pháp Tài Chính Giúp Doanh Nghiệp Vượt Dịch Covid
Ngày 6/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin Kinh tế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty Tư vấn Đầu tư và Đại lý thuế TAC, Đại lý thuế Trương Gia tổ chức hội thảo “Giải pháp tài chính nhằm giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp thời Covid – 19”. Sự kiện thu hút gần 200 doanh nghiệp (DN) tham dự, trong đó hầu hết là các DN vừa và nhỏ.
Gần 20% DN chưa biết cách ứng phó!
Phát biểu khai mạc, ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI kiêm Giám đốc VCCI tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đang tác động tới các hoạt động kinh tế – xã hội đất nước, nên việc kịp thời hỗ trợ các DN trong nước, nhất là DN vừa và nhỏ hiện đang có ý nghĩa sống còn.
Tính từ đầu tháng 2/2020 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố các gói tín dụng, các biện pháp hỗ trợ DN nhưng mỗi đơn vị làm một kiểu khác nhau, với điểm chung là còn tùy thuộc vào thỏa thuận trực tiếp ở từng trường hợp. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, 23 tổ chức tín dụng bước đầu ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 14,2% tổng dư nợ.
Sự kiện thu hút gần 200 DN tham dự. Ảnh ĐD
Trong khi đó, đã có trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng được hỗ trợ thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng. Hiện, giải pháp mà DN thực hiện phổ biến là cắt giảm lao động (gần 39%), tiếp theo là cắt giảm chi phí (21%), tạm dừng kinh doanh (4%) và cho nhân viên nghỉ không lương (khoảng 4%).
Ông Võ Tân Thành chia sẻ thêm, một kết quả khảo sát nhanh của VCCI tiến hành hồi cuối tháng 4 – đầu tháng 5/2020 về thực trạng của cộng đồng DN cho thấy, 55% DN cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý III, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Đáng chú ý, có khoảng 19% số DN trả lời là chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.
“Trong khi đó, tỷ lệ việc làm vẫn duy trì ở mức cao. Các DN cũng đồng thời đề xuất một số kiến nghị lên Chính phủ, chủ yếu tập trung nhiều nhất vào giải pháp giảm thuế, chậm nộp thuế và bảo hiểm xã hội, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giảm lãi suất các khoản vay, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ” – ông Võ Tân Thành cho biết.
Nộp giấy xin gia hạn thuế trước ngày 30/7
Tại hội thảo, chuyên gia thuế cao cấp – bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã giới thiệu và hướng dẫn các DN tham dự cách thức thực hiện kê khai gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; cập nhật văn bản mới có hiệu lực năm 2020 cũng chưa chia sẻ và giải đáp nhiều vướng mắc về thuế.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, để hưởng được các gói ưu đãi, điều tối quan trọng là DN phải hoàn tất thủ tục và gửi cơ quan tiếp nhận chậm nhất là vào ngày 30/7. Đây là thời hạn cuối để cơ quan xem xét giải quyết quyền lợi cho DN. Còn nếu có thắc mắc DN mình có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi hay không thì DN cứ nên hoàn tất thủ tục trước thời điểm này, cơ quan chức năng sẽ trả lời sau khi tiếp nhận và xem xét, bởi nếu chậm trễ thì cho dù có thuộc đối tượng cũng không được xét duyệt…” – bà Nguyễn Thị Cúc khuyến nghị.
Giải Pháp Kinh Doanh Của Startup Mùa Dịch
Trong mùa dịch nhiều Starup gặp khó khăn bắt buộc phải có hướng đi mới để vượt qua khó khăn trước mắt, Thi trường chung bị ảnh hưởng dẫn đến ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề , cũng chính “bài toán khó” đó giúp nhiều Startup có nhiều giải pháp sáng tạo hơn. Nhiều startup mở thêm dịch vụ mới, đẩy mạnh các chương trình giảm giá và nhiều phương pháp khác để tận dụng nhu cầu thị trường.
Mùa Covid-19, nhiều startup bổ sung thêm các chương trình, dịch vụ mới giải quyết nhu cầu thị trường. Đơn cử, nền tảng chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc theo giờ JupViec bổ sung thêm dịch vụ khử khuẩn bằng cloramin B, clorin và nano bạc.
Tính riêng các dịch vụ khử khuẩn, đại diện doanh nghiệp này cho biết mỗi tuần thu hút 10.000 đơn hàng từ các hộ gia đình, doanh nghiệp. “Nhu cầu khử khuẩn nhà cửa của khách hàng tăng lên ít nhất 40% so với trước đó”, đại diện JupViec nói.
Để đảm bảo sức khỏe người lao động, hạn chế dịch bệnh lây lan, đại diện doanh nghiệp cho biết thực hiện đào tạo và kiểm tra kỹ lưỡng, trang bị cho họ các trang thiết bị bảo hộ.
“Chúng tôi tiến hành đo thân nhiệt nhân viên giúp việc trước khi ký hợp đồng, đảm bảo nhân viên sức khỏe tốt trước khi đến làm việc tại nhà khách hàng. Toàn bộ nhân viên được phát khẩu trang miễn phí và đeo khẩu trang trong ca làm việc”, đại diện JupViec cho biết.
Trong thời điểm bùng phát Covid-19, để tránh các tin tức giả mạo gây hoang mang cho cộng đồng, nhiều startup đã phát triển các ứng dụng cung cấp các nguồn thông tin chính thống. Trong đó, Chatbot Việt Nam phát triển chatbot Mạng lưới y tế trực tuyến. Chatbot này cung cấp thông tin về tình hình Covid-19 theo bốn nhóm nội dung chính gồm: số liệu tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh trên thế giới, lời khuyên phòng bệnh của WHO và cập nhật tin tức từ báo chí chính thống về dịch.
Startup Kompa cũng tạo ra Web giúp theo dõi diễn biến của đại dịch này. Dữ liệu trên website cập nhật liên tục theo các nguồn tin chính thống của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ…
Tháng 3 này, startup Kiến Guru ra mắt chương trình “Học kỳ trực tuyến” mang tới nội dung học tập miễn phí cho học sinh toàn quốc. Ứng dụng thu thập bài giảng các môn học của học sinh từ lớp 1 – 12, phát sóng theo lịch livestream cố định, được đội ngũ của Kiến Guru xây dựng theo chương trình giáo dục hiện hành của Bộ Giáo dục Đào tạo. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ học sinh tự củng cố phần kiến thức đã học và bổ trợ phần kiến thức mới song song chương trình dạy học trực tuyến trên Internet và truyền hình.
Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, startup phát triển nền tảng giáo dục sớm KidsUp cũng miễn phí học thử cho 100 khách hàng đăng ký sớm nhất trong ngày, giảm giá 41% và tặng thêm 3 tháng… “Với ứng dụng này, trẻ có thể học Toán, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc mà không cần kết nối wifi. Chúng tôi tối ưu thiết kế để trẻ em có thể tự học dễ dàng hoặc nhờ ông bà hỗ trợ. Ngoài ra bố mẹ cũng không lo trẻ nghiện điện thoại vì có chế độ tự ngắt sau khi học”, đại diện KidsUp cho biết.
Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa lây nhiễm Covid-19 do tụ tập đông người, startup chuyên phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp 1Office tặng miễn phí gói làm việc từ xa cho 1.000 doanh nghiệp quy mô dưới 10 nhân sự. Chương trình kéo dài tới khi công bố hết dịch hoặc tối đa ba tháng. Các doanh nghiệp trên 10 nhân sự, 1Office hỗ trợ miễn phí sử dụng trong thời gian dịch và tối đa 6 tháng.
Trong khó khăn chúng ta lại tìm ra được nhiều giải pháp hay giúp thay đổi tình thế, Việt Nam chúng ta có một thế hệ trẻ rất giỏi và năng động. Ngày nay các cơ quan, các quỹ đầu tư phát triển mạnh giúp các Startup có nhiều “đất diễn” hơn.
Dịch vụ kế toán CAF có chương trình hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán trọn gói TP HCM miễn phí cho các Startup. Bất cứ khi nào các Startup cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí 24/7.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Gmail: congtycaf@gmail.com
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Tags: Dịch vụ báo cáo thuế uy tín quận 1 TP HCM, Dịch vụ kế toán thuế trọn gói quận 2 TPHCM, Dịch vụ kế toán thuế trọn gói quận 3 TPHCM, Dịch vụ kế toán trọn gói quận 4 TP HCM, Dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ quận 5 TP HCM, Dịch vụ kế toán thuế trọn gói quận 6 tphcm, Dịch vụ kế toán thuế trọn gói quận 7 TPHCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín quận 8 Tp Hồ Chí Minh, Công ty dịch vụ kế toán uy tín quận 9 Tp Hồ Chí Minh, Công ty dịch vụ kế toán uy tín quận 10 Tp Hồ Chí Minh, Công ty dịch vụ kế toán uy tín quận 11 Tp Hồ Chí Minh, Công ty dịch vụ kế toán uy tín quận 12 Tp Hồ Chí Minh, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM, Công ty dịch vụ kế toán uy tín TP HCM.
Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao: Cần Những Giải Pháp “Bứt Phá”
Nguồn vốn đầu tư ít, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn nên hơn 5 năm, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) của tỉnh chưa đạt kết quả như mong muốn. Để lĩnh vực này phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, đòi hỏi các cấp, ngành “đầu tàu” phải có những giải pháp, chính sách mang tính đột phá hơn.
Nguồn vốn đầu tư ít, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn nên hơn 5 năm, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) của tỉnh chưa đạt kết quả như mong muốn. Để lĩnh vực này phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, đòi hỏi các cấp, ngành “đầu tàu” phải có những giải pháp, chính sách mang tính đột phá hơn.
Mô hình trồng hoa trong nhà lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh
Hạn chế về nguồn lực
Theo UBND tỉnh, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC, ngân sách tỉnh mới đầu tư được 32 tỷ đồng cho chương trình. Số vốn này chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng các dự án vùng trọng điểm lương thực hàng hóa, đề án phát triển đàn bò, quy hoạch chuyển đổi cây điều, mắc ca…, còn những tiêu chí “cứng” như: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình, hỗ trợ giống, vật tư, đào tạo kỹ thuật cho người tham gia thì lại chưa có nguồn lực để thực hiện.
Cùng với việc đầu tư trực tiếp cho chương trình, nguồn lực để triển khai thu hút đầu tư, phát triển thị trường cũng rất hạn hẹp. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2010-2016, toàn tỉnh thu hút 30 nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC, trong đó, có 14 dự án đã được UBND tỉnh cho chủ trương đồng ý triển khai.
Tuy nhiên, tính đến nay, tỉnh mới thực hiện được chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho 2 doanh nghiệp, với số tiền hỗ trợ là 5 tỷ đồng. Riêng các chính sách hỗ trợ khác về đất đai, tài chính tín dụng, thị trường và xúc tiến thương mại, hỗ trợ phòng chống thiên tai dịch bệnh thì chưa có nguồn lực để hỗ trợ.
Chưa kể, khu nông nghiệp CNC của tỉnh đã có, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, chưa được đầu tư thỏa đáng do điều kiện ngân sách địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở để thu hút các nhà đầu tư.
Nhiều “rào cản” trong triển khai thực hiện
Cùng với nguồn lực “khiêm tốn”, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC, tỉnh Đắk Nông đang gặp khá nhiều “rào cản”.
Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong lĩnh vực này chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh thấp nên chưa tạo được nguồn sản phẩm hàng hóa lớn. Trái lại, một số nhà đầu tư tâm huyết, tiềm lực muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng không có quỹ đất sạch để bố trí. Trong khi việc liên hệ với chủ đất và các địa phương cũng gặp không ít khó khăn do hầu hết đất có đủ điều kiện đã bị xâm canh.
Ngoài những khó khăn trên, cũng theo ông Một, trong quá trình thực hiện nông nghiệp ứng dụng CNC, quá trình xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề còn rất mới, trong khi chưa có mô hình mẫu để nghiên cứu, học tập rút kinh nghiệm, áp dụng với thực tế của tỉnh. Nhiều loại cây trồng chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, hay các thế mạnh chăn nuôi chưa có chính sách riêng đặc thù đủ mạnh để phát triển bứt phá. Điều then chốt nữa là việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp đòi hỏi cần có lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ phù hợp nhưng về phía địa phương, doanh nghiệp chưa xây dựng được đội ngũ này.
tại thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết
Tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ giáo dục 3A và các chuyên gia Israel mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng nhấn mạnh, muốn phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tương xứng với tiềm năng, lợi thế, các cấp, ngành của địa phương sẽ nghiên cứu để có những giải pháp mang tính “đột phá” hơn. Trước mắt, tỉnh Đắk Nông sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc ngành nông nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vùng, sản xuất các sản phẩm chủ lực theo hướng liên doanh, liên kết. Để làm được điều này, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện quy hoạch chi tiết các loại cây chủ lực, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, từ đó, xác định vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá hàng nông, lâm, thủy sản tỉnh Đắk Nông ở cả trong nước, nước ngoài sẽ được tỉnh chú trọng. Tăng cường tổ chức nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường, xây dựng thương hiệu, tháo gỡ các “rào cản” thương mại, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm tiêu thụ nông sản kịp thời, hiệu quả cho cả doanh nghiệp và người sản xuất.
Bài, ảnh: Nguyễn Lương
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Tài Chính Số Giúp Doanh Nghiệp Bứt Phá Mùa Dịch trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!