Đề Xuất 3/2023 # Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững # Top 8 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Trong đó chăn nuôi gia cầm đã cơ bản đáp ứng thực phẩm cho nhu cầu trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân. Con số này sẽ cao hơn nếu ngành chăn nuôi có những giải pháp phát triển bền vững.

Theo Cục chăn nuôi, hiện tổng đàn gia cầm của cả nước khoảng hơn 308 triệu con, trong đó hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ bình quân mỗi năm tăng 4,4 và 6%. Trong đó, các loại giống gia cầm khá phong phú, với hơn 50 loại giống gia cầm các loại, tuy nhiên chủ yếu là tự phát, thiếu sự quản lý và quy hoạch giống.

Để ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển bền vững, theo TS Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam: Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp Tổng cục Thống kê để thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn nuôi, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi.

Hai là, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc, nhân các giống gia cầm trong nước quý để làm nguyên liệu lai giữa các giống gia cầm nội và lai giữa các giống gia cầm nội với gia cầm ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm nhập, giảm giá thành thức ăn. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc và động vật, giao đất vĩnh viễn hoặc có thời hạn dài để chủ đầu tư yên tâm đầu tư phát triển cơ sở giết mổ tập trung và công nghiệp. Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối để kiểm soát vận chuyển trước khi cung ứng cho các cơ sở giết mổ theo vùng và theo chuỗi cung ứng.

Ba là, khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi trong nước rất lớn, không những cung cấp dư thừa cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, do đó cần phải bảo hộ người chăn nuôi trong nước. Muốn vậy, cùng với việc quan tâm đào tạo nghề chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng cho người chăn nuôi kể cả quản lý và khoa học kỹ thuật, các cơ quan chức năng, nhất là ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh biên giới và giáp biên giới cần thực hiện nghiêm túc Công điện 1180 ngày 31-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi chưa kiểm soát qua biên giới. Nên chăng không khuyến khích các tập đoàn, các cơ sở nước ngoài vào Việt Nam tổ chức sản xuất chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, cũng như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi kể cả chính ngạch.

Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng Bền Vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Mô hình nuôi gà của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Dân (Triệu Sơn).

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cùng với dịch cúm A/H5N6 xuất hiện ở một số địa phương, nên giá các loại thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi gặp khó…

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, hiện tỉnh ta có tổng đàn gia cầm khoảng 23 triệu con. Số lượng gia cầm tăng cao so với cùng kỳ những năm gần đây là bởi sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ nuôi lợn sang gia cầm. Hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang nuôi gia cầm theo 2 hình thức là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Còn phần lớn là các hộ tự đầu tư chăn nuôi và bán lẻ ra thị trường. Dù chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn, nhưng phần lớn chủ trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nên đầu ra bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái. Ba tháng gần đây, giá các loại gia cầm liên tục giảm, nhất là sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện trên đàn gia cầm ở một số địa phương cùng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể phải đóng cửa, nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm giảm khiến giá gia cầm giảm mạnh. Có thời điểm giá gà ri trên thị trường chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg, giá vịt chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; trứng gà còn 1.700 đồng/quả, giảm 500 đồng/quả so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 nhưng người nuôi vẫn phải bán vì càng nuôi kéo dài càng bị lỗ nặng.

Suốt 3 tháng nay, ông Hứa Xuân Hưng, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) chủ trang trại nuôi 11.000 con gà lo lắng không yên vì giá gà giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Theo ông Hưng, mỗi ngày trang trại gà của ông tiêu thụ khoảng 20 triệu đồng tiền cám, 1.000 lít nước. Trong đó, đã đến ngày xuất chuồng thương lái chỉ trả 50.000 – 55.000 đồng/kg gà thịt, trứng gà giảm còn 1.500 đến 1.700 đồng/quả nhưng vẫn không có người mua. Gà đã quá ngày xuất chuồng cả tháng nay nhưng không thể bán được trong khi đó giá thức ăn lại tăng nên chúng tôi cũng không biết giải quyết như thế nào.

Gia đình chị Trần Thị Vân ở thôn 2, xã Thọ Dân (Triệu Sơn) hiện nuôi hơn 2.000 con gà, trong đó gần 1.000 con đã đến kỳ xuất chuồng. Được biết, giá gà ri nuôi theo hình thức thả đồi của gia đình chị trước đây được bán với giá trung bình từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Hiện gia đình chị đang phải vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư mua thức ăn, nhằm duy trì đàn gà.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá các loại gia cầm giảm sâu như hiện nay chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời gian tới khi tình hình ổn định, các trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại thì giá gia cầm sẽ dần trở lại ổn định. Do vậy, người chăn nuôi cần theo dõi thị trường, tránh tăng đàn ồ ạt, phá vỡ quy hoạch khiến thị trường mất ổn định. Trước mắt, với giá gia cầm giảm mạnh như hiện nay, người chăn nuôi cần bình tĩnh, không nên bán vội với giá quá thấp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí chăn nuôi, người dân nên mở rộng chuồng trại, phát triển đàn gà theo hướng thả vườn, chuyển đổi thức ăn chăn nuôi từ cám công nghiệp sang những loại thức ăn sẵn có như ngô, sắn… Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, tỉnh ta đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương phát triển chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gà theo hướng nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khuyến khích xây dựng, phát triển các trang trại, khu, cụm trang trại chăn nuôi gà tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị đầu tư, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Hiện các địa phương cũng đang tập trung rà soát lại số lượng tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thông báo tới người chăn nuôi, khuyến cáo nông hộ khi tăng đàn cần phải xem xét, tính toán cẩn thận, điều tiết cho cân đối với cung cầu của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và chuyển giao các vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật của thị trường, để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm.

Lương Khánh

Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Một số thách thức

– Ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ mất cân bằng do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi luôn gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh, tác động đến giá và năng lực phát triển ngành. Về cơ cấu, chăn nuôi nhỏ lẻ còn lớn; mật độ có nơi còn cao; đa dạng về phương thức, hình thức chăn nuôi; ở nhiều nơi chăn nuôi chưa phù hợp với nguyên lý phòng chống dịch bệnh; tỷ lệ vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp…

–  Trước áp lực hội nhập, thể chế ngành có nhiều đổi mới, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi hiện nay.

– Công tác kiểm soát dịch bệnh, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường và lưu thông, chế biến chịu áp lực mạnh mẽ từ trong nước và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và xã hội thiết lập hệ thống kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, cung ứng, thị trường và giám sát môi trường chăn nuôi phù hợp với xu thế, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Giải pháp nào?

Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu; đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể; trong đó cần tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản:

Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách

Các cấp ủy đảng các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị, phù hợp với xu hướng, thị hiếu thị trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách cơ cấu lại khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ theo chuỗi giá trị, hiện đại, lớn hơn về quy mô, giảm lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ; có chính sách khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ còn tiếp tục chăn nuôi phải sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ đào tạo năng lực, trình độ để bắt kịp với hình thức sản xuất mới. Những cơ sở không có khả năng chăn nuôi, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và sinh kế mới.

Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, hệ sinh thái mới để chăn nuôi theo chuỗi giá trị được phát triển thuận lợi. Hoàn thiện chính sách khuyến khích dẫn dắt của doanh nghiệp, nâng cao vai trò hợp tác xã, các hình thức hợp tác và khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, thực hiện nghĩa vụ, hưởng lợi ích theo cam kết, sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, quy trình đồng nhất. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm, dịch bệnh, sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Coi ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, chế biến là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển chăn nuôi nước ta; rà soát, điều chỉnh các chính sách về đất đai, đầu tư, phát triển trang trại, chính sách thuế, tín dụng, chính sách giống vật nuôi…

Rà soát và thực hiện quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc

Xây dựng, rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chăn nuôi ở địa phương trên toàn quốc gắn với thị trường, đảm bảo tính khả thi, tuân thủ quy hoạch, từng bước hạn chế sản xuất tự phát, không điều tiết được cung cầu. Rà soát và quy hoạch đất đai đủ nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong lâu dài, quy định vùng khuyến khích chăn nuôi, vùng hạn chế chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi. Có chính sách thu hút đầu tư cho các khu vực khuyến khích chăn nuôi, xác định quy mô phát triển chăn nuôi cho từng vùng miền và cho từng địa phương trong trung hạn, dài hạn gắn với bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh, hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường, điều kiện tự nhiên, xã hội từng địa phương. Đầu tư phát triển các sản phẩm địa phương có lợi thế, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Trong trung hạn và lâu dài, Việt Nam phải tổ chức được chăn nuôi trong vùng, khu vực, cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, hướng tới chủ động kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, bệnh lây giữa người và động vật, đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng chất lượng cao, an toàn, ổn định và bảo vệ môi trường.

Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ. Khuyến khích hình thức chăn nuôi theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các gia trại, trang trại nhỏ hơn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện pháp luật và chính sách liên kết sản xuất nông sản theo hợp đồng, Nhà nước có vai trò trung gian hỗ trợ, trọng tài, tạo dựng lòng tin cho các bên tham gia chuỗi liên kết.

Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi

 Thực hiện Chương trình giống vật nuôi quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, để đảm bảo cung cấp giống vật nuôi chủ lực chất lượng tốt (heo, gia cầm, bò sữa, bò thịt); hệ thống thụ tinh nhân tạo được chú trọng đặc biệt về đầu tư và quản lý nhà nước. Hoàn thiện chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi, quy trình chăn nuôi có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất; chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi

Xây dựng chiến lược ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập quốc tế mới; hoàn thiện hệ thống luật pháp về chăn nuôi, thú y… phù hợp với quy định quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ về đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy quản lý, thương mại… cho các chủ thể quản lý và hoạt động trong ngành chăn nuôi.

Đánh giá những mối nguy cơ, thách thức, ban hành những chính sách bảo vệ thị trường trong nước sản xuất, phù hợp với các quy định về bảo hộ, phòng vệ trong thương mại.

Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc trưng vùng miền được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập thị trường thế giới; sản xuất những ngành hàng cạnh tranh kém hơn ở mức độ phù hợp, tiêu dùng trong nước.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phát huy vai trò hội, hiệp hội ngành nghề tham gia: Xây dựng chính sách phát triển ngành, điều tiết sản xuất, thị trường, đổi mới sáng tạo một số dịch vụ công…

Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Bền Vững

Biên phòng – Chăn nuôi lợn đang tạo thu nhập cho khoảng 1/3 số hộ nông dân sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, hình thức chăn nuôi nông hộ rất phổ biến ở vùng biên giới, dân tộc thiểu số và đóng góp đáng kể vào thu nhập của các hộ dân. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ đang chịu nhiều tác động nhất từ dịch bệnh.

Chăn nuôi lợn mang lại thu nhập cho hơn 3,4 triệu gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Thu nhập cho hơn 3 triệu nông hộ

Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ngành hàng lợn Việt Nam tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ dân trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong top 10 quốc gia sản xuất thịt lợn với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn (2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga. Những năm trước đây, chăn nuôi lợn tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn những năm qua liên tục lâm vào tình trạng bất ổn về cung – cầu khiến đầu ra luôn bấp bênh, giá lợn hơi xuất chuồng luôn biến động ngoài tầm kiểm soát.

Từ cuối 2016 đến hết năm 2017, giá lợn giảm mạnh, quanh mức 25.000-30.000 đồng/kg và giảm sâu khi dịch tả lợn châu Phi bắt đầu nổ ra hồi đầu năm 2019. Dịch tả lợn châu Phi đã tác động đến cung – cầu, giá cả thị trường. Đến cuối năm 2019, giá thịt lợn tăng “phi mã” và ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức hơn 100.000/kg do chưa tái đàn đủ.

Các hộ nông dân nuôi lợn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của dịch bệnh, đặc biệt không được hưởng lợi nhiều dù giá lợn tăng cao. Nghiên cứu về tác động của dịch bệnh tới cung – cầu ngành hàng lợn và sinh kế hộ chăn nuôi trong năm vừa qua cho thấy, còn khoảng cách lớn về giá giữa người bán lẻ và người chăn nuôi, khiến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi thấp. Cục Chăn nuôi cho rằng, một trong những nguyên nhân khác khiến thịt lợn khó giảm giá là lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian, làm tăng giá thịt lợn (gần 43%).

Trong 2 năm 2018-2019, hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi đã bị thua lỗ do dịch bệnh cùng với giá thịt lợn thấp. Khi giá thịt lợn lên cao, nông dân chăn nuôi nhỏ lại không có lợn xuất bán. Vì thế, người nông dân nuôi lợn không được hưởng lợi. Tại thời điểm này, khi dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, việc tái đàn được khuyến khích, nhưng nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không đủ vốn để tái đàn. Ví dụ như tại Yên Bái, tỉ lệ chăn nuôi hộ gia đình chiếm 65% tổng đàn lợn của địa phương. “Khó khăn hiện nay trong tái đàn là con giống, tiếp đến là vốn. Chúng tôi đã phải giảm điều kiện về quy mô chăn nuôi và tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân” – Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.

Để phát triển bền vững

Ông Nguyễn Việt Hưng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, rủi ro dịch bệnh tới ngành hàng lợn và sinh kế hộ gia đình chăn nuôi lợn trong bối cảnh hội nhập là rất lớn. Do đó, về lâu dài, phải có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên cần làm là phải tái đàn lợn thành công.

“Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành chăn nuôi lợn. Chắc chắn không thể để giá lợn cao mãi như này được, sẽ phải có nhiều giải pháp để điều hành. Do đó, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ” – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Về mặt giải pháp, ở góc nhìn từ địa phương, ông Duy cho rằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung – cầu và biến động giá, bởi địa phương cũng như các hộ chăn nuôi rất lo lắng về đầu ra sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh cung ứng con giống thương phẩm an toàn cho các hợp tác xã, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT hỗ trợ địa phương các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại, hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo, khuyến khích các địa phương tăng đàn, tái đàn, song phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học. Khai thác và phát triển nguồn gen giống lợn theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế.

Để giảm thiểu tác động của dịch bệnh và hội nhập thành công, các chuyên gia khuyến nghị, cần phải tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng: Ưu tiên hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến và kết nối thị trường theo các chuỗi liên kết khép kín. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tốt công tác tái đàn; hỗ trợ đền bù thiệt hại, hỗ trợ phát triển có trọng điểm; tăng cường công tác cảnh báo sớm, thông tin và dự báo thị trường.

Nguyễn Bích

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!