Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Và Ổn Định Thị Trường Thực Phẩm – Tạp Chí Điện Tử Làng Mới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc phát triển chăn nuôi lợn bền vững và ổn định thị trường ngành hàng thực phẩm có ý nghĩa quyết định, chi phối các chỉ số phát triển chăn nuôi và thị trường thực phẩm ở nước ta. Do đó, làm thế nào để hạ nhiệt giá thịt lợn và phát triển chăn nuôi lợn ổn định, bền vững luôn nhận được sự quan tâm của xã hội trong thời gian qua.
Năm 2020, chăn nuôi chiếm khoảng 42% giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2015 đạt 38%), trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60% sản lượng sản xuất chăn nuôi.
Tác nhân khiến giá thịt lợn tăng cao
Năm 2019, do ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra ở 8.537 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 6 triệu lợn nhiễm bệnh; không có khả năng tái đàn ở những địa phương chưa công bố hết dịch. Tổng đàn lợn ở thời điểm 31/12/2019 ở mức 20,2 triệu con, thiếu hụt 9 triệu con so với thời điểm cao nhất vào năm 2016. Những tháng đầu năm 2020, đàn lợn dần phục hồi nhưng còn ở mức thấp so với thời điểm chưa có dịch, đạt 24,896 triệu con vào tháng 4/2020.
Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, trung tuần tháng 5/2020, giá lợn hơi tại miền Bắc giao dịch trong khoảng 92.000 – 95.000 đồng/kg, là mức cao nhất từng thấy ở miền Bắc và cả nước. Sang tháng 6/2020 giá lợn hơi ở miền Bắc ổn định ở mức cao, bình quân trong 4 tuần liên tiếp 92,500 đồng/kg. Một số loại thịt lợn bán tại chợ dân sinh Hà Nội ở thời điểm tháng 5-6/2020 giá trên 220.000 đồng/kg, cao hiếm thấy ở nước ta, tác động mạnh đến mức sống người dân và chỉ số giá tiêu dùng.
Mặc dù Chính phủ, bộ, ngành đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhằm hạ giá thịt hơi xuống 70.000 đồng/kg, nhưng đến cuối tháng 6/2020, giá thịt lợn hơi trên thị trường cả nước vẫn “neo” ở mức 88-90 nghìn đồng/kg. Giá lợn thịt còn ở mức cao do các tác nhân sau:
Thứ nhất, nguồn cung trong nước đã và còn mất cân đối với nhu cầu:
Giá thịt lợn sẽ giảm, trở về mức cân bằng khi nguồn cung thỏa mãn về lượng theo nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018, thời điểm trước khi nước ta có bệnh DTLCP khoảng 920 nghìn tấn, nhưng sản lượng thịt xuất chuồng quý I/2020 đạt hơn 811 nghìn tấn, còn thiếu hụt khoảng 100 nghìn tấn/quý.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có bệnh DTLCP, tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng. Để kéo giá lợn thịt bình quân xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi trên địa bàn cả nước rất khó khăn vì 15 doanh nghiệp lớn và các điểm vệ tinh chỉ chiếm khoảng 35% đàn lợn thương phẩm còn 65% thị phần do các doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân nắm giữ, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu chỉ đạo đồng bộ xuống giá.
Thứ hai, giá thịt lợn tăng cao còn do nhiều khâu trung gian trong lưu thông:
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, từ khi lợn hơi được xuất chuồng, đến khi sản phẩm thịt đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian như thương lái thu gom lợn hơi, trung gian giết mổ, thương lái bán buôn, thương lái bán lẻ, chi phí nhiều khâu trước khi đến chợ dân sinh… làm giá thành đội lên trên đơn vị thịt lợn tăng khoảng 43% khi đến tay người tiêu dùng.
Thứ ba, thịt lợn nhập khẩu chưa thay thế lượng thịt lợn tươi sống trong nước bị thiếu hụt:
Mặc dù được tăng cường nhập khẩu thịt đông lạnh từ các nước và lợn sống từ Thái Lan trong thời gian qua, nhưng lượng thịt thực nhập vẫn chưa thể hỗ trợ, bù đắp sự thiếu hụt do sản xuất trong nước còn thiếu. Thói quen người tiêu dùng trong nước sử dụng thịt tươi, thịt đông lạnh luôn cần được bảo quản lạnh, nên thịt nhập khẩu khó tiếp cận thị trường dân sinh.
Thứ tư, chi phí đầu vào chăn nuôi còn cao góp phần đẩy giá thịt lợn lên cao:
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao làm giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng, thức ăn hỗn hợp ở nước ta cao hơn một số nước trong khu vực có lúc trên 10%. Chi phí phòng, chống dịch bệnh cũng tăng cao do vào thời điểm này phải áp dụng chặt chẽ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học,…đẩy giá thịt lợn tăng cao hơn.
Thứ năm, sản phẩm thịt và giống lợn còn cao và gặp các nguy cơ thẩm lậu qua biên giới; các công cụ điều tiết thị trường còn thiếu:
Những nhân tố kìm hãm nguồn cung lợn thịt
Thứ nhất, nguồn cung giống khan hiếm: Năm 2018, tổng đàn lợn nái cả nước ở mức 4 triệu con. Năm 2019, do DTLCP đàn nái giảm còn trên 2,72 triệu con. Đến hết tháng 4/2020, tổng đàn nái của cả nước gần 2,86 triệu con, tăng gần 5% so với 31/12/2019, nhưng số lợn nái còn khoảng cánh khá xa so với năm 2018. Do nhu cầu phục hồi đàn, lợn giống lại khan hiếm, giá lợn giống ở mức 2,5 đến hơn 3 triệu đồng/con. Theo số liệu cân đối của Bộ NN&PTNT, đàn lợn cả nước đạt ngưỡng 29,139 triệu con khi tổng đàn lợn nái đạt ngưỡng 3,011 triệu con vào quý 4/2020.
Thứ hai, vi rút bệnh DTLCP còn rất nguy hiểm, là nguyên nhân chính làm giảm nguồn cung và uy hiếp đàn lợn chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ ở nước ta trong những tháng qua và thời gian tới: Vi rút Bệnh DTLCP có sức đề kháng cao, đường lây truyền phức tạp, được biết đến lần đầu tiên trên thế giới cho đến nay đã hơn 100 năm, nhưng chưa có vắc xin phòng bệnh thương phẩm. Năm 2019, DTLCP hoành hành ở nước ta khiến gần 6 triệu con lợn bị tiêu hủy. Trong 5 tháng đầu năm 2020, DTLCP tiếp tục bùng phát tại 47 xã, dịch chưa được khống chế hoàn toàn.
Thứ ba, người chăn nuôi, địa phương còn tâm lý e ngại dịch bệnh tái phát, thiếu nguồn lực trong tái đàn là những trở ngại khó vượt qua trong giai đoạn trước mắt: Một số địa phương chậm thông báo hết dịch; chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn vì e ngại tái phát dịch sẽ phát sinh hệ lụy cho địa phương. Có nơi chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do DTLCP cho người chăn nuôi; người chăn nuôi còn gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi để tái đàn, tăng đàn. Các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai về chăn nuôi, về an sinh xã hội (bảo hiểm y tế, phòng chống rủi ro thiên tai, …) chưa bao quát được các mặt đời sống, sản xuất của nông dân.
Thứ tư, năng lực hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về dịch bệnh có phần giảm sút: Theo Bộ NN&PTNT, mặc dù có chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về cùng cố hệ thống thú y đáp ứng công tác bảo vệ đàn vật nuôi và đảm bảo ATTP, nhưng đến tháng 4/2020 đã có 4 tỉnh đã sáp nhập Chi cục Thú y với các ngành khác, còn lại 59 tỉnh có tổ chức Chi cục Thú y/Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 32/63 tỉnh, thành phố đã sáp nhập Trạm Thú y (trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y) với các ngành khác và chuyển thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện quản lý; 23 tỉnh hiện nay không có nhân viên thú y xã. Trong khi đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam theo quy mô nhỏ lẻ, trong dân vẫn còn phổ biến, do vậy việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an tòan sinh học và kiểm soát dịch bệnh sẽ rất khó khăn khi bộ máy quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi ngày càng suy giảm cả nhân lực và thế lực.
Thứ năm, động lực của các chủ hộ, trang trại, HTX chăn nuôi sau dịch bị tổn thất, khó phục hồi do: Đã cạn kiệt vốn để đầu tư chăn nuôi: 70-80% các trang trại/HTX hiện thiếu vốn trầm trọng để mua thức ăn, con giống trong khi nợ tín dụng chưa trả được nên không vay mới được ở các ngân hàng; Thiếu vật tư, điều kiện trang bị đầu vào: giống khan hiếm, giá quá cao không thể tái đàn; nhiều trang trại không thể áp dụng công nghệ cao và các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên rủi ro cao;
Tâm lý dịch bệnh uy hiếp chủ thể chăn nuôi: thực tiễn diễn biến dịch còn phức tạp; hiện có đến 41,9% số trang trại còn các khu dân cư, điều kiện cách ly phòng bệnh rất khó khăn.
Đề xuất giải pháp trung và dài hạn
Giá thịt lợn có thể vẫn còn tiếp tục giữ ở mức cao trong ngắn hạn, hoặc duy trì ở mức cao trong nhiều tháng tới cho đến hết năm 2020 vì những tác nhân gây tăng giá khó được giải quyết trong thời gian ngắn. Để phục hồi nguồn cung thịt lợn và ổn định thị trường cần thực hiện giải pháp sau: Giải pháp trước mắt và trung hạn: Thống nhất về nhận thức, đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi để phục hồi nguồn cung và ổn định thị trường, giá cả:
Kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý nông nghiệp, thú y, chăn nuôi, chất lượng, ATTP các cấp; ban hành “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020 – 2025”; chỉ đạo nghiên cứu vắc xin DTLCP; nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin, thuốc thú y phòng trị dịch, bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản phù hợp điều kiện Việt Nam;
Sắp xếp lại hệ thống cung ứng mặt hàng thịt, giảm trung gian, chi phí gián tiếp, tăng lợi ích người chăn nuôi; chống buôn bán lậu sản phẩm chăn nuôi và giống, bảo vệ thị trường không bị tác động từ bên ngoài; ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn trong gian đoạn trước mắt; doanh nhiệp nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phát triển chăn nuôi; điều hành không để nguồn cung vật tư, nguyên liệu chăn nuôi, mặt hàng thịt bị gián đoạn;
Tổ chức chăn nuôi, tái đàn, tăng đàn lợn đáp ứng nguồn cung theo nguyên tắc an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Thực thiện các gói hỗ trợ nâng cao năng lực chủ thể chăn nuôi nông hộ, trang trại và hợp tác xã: Ban hành chính sách đặc thù khắc phục bệnh DTLCP và khắc phục khủng hoảng giá thịt lợn; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các đối tượng: Chăn nuôi hộ, trang trại, hợp tác xã bị DTLCP vay để mua giống, phát triển hạ tầng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, doanh nghiệp logistics, chế biến nông sản vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
Rà soát, tạo điều kiện thuận lợi, mặt bằng đất đai để người chăn nuôi, doanh nghiệp tái đàn theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chi trả kinh phí cho các hộ, cơ sở bị thiệt hại do DTLCP để có nguồn lực tái đàn, tăng đàn lợn.
Coi trọng việc củng cố và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, an toàn sinh học ở đàn vật nuôi:
Tăng cường kinh phí Trung ương và địa phương dành cho phòng chống dịch bệnh, đặc biệt đối với DTLCP.
Tổng kết thực tiễn, đúc rút và phổ biến bài học kinh nghiệm, cánh làm hay của một số địa phương đã thực hiện trong thực tiễn.
Giải pháp dài hạn
Đột phá mới về chính sách, tạo cuộc cách mạng trong phát triển chăn nuôi bền vững và trở thành ngành kinh tế chủ lực:
Ban hành chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam. Với trọng tâm, phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chủ lực; gắn với quy hoạch sử dụng nguồn nguyên liệu trồng trọt, thủy sản đa dạng trong nước, với công nghiệp chế biến và thị trường, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất, quản lý.
Ban hành gói chính sách hỗ trợ tái cơ cấu chủ thể chăn nuôi, tạo cuộc cách mạng trong thay đổi phương thức chăn nuôi, cơ cấu vật nuôi; phát triển chăn nuôi trong điều kiện an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo bệ tài nguyên, môi trường. Trong cơ cấu lại chủ thể chăn nuôi, chú trọng cơ cấu lại chăn nuôi nông hộ, những hộ theo đuổi nghề phải tham gia chuỗi sản xuất được kiếm soát, đáp ứng điều kiện pháp luật về chăn nuôi, thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc, môi trường; được hỗ trợ đào tạo chuyên môn, đầu tư, phát triển thị trường. Những hộ không theo đuổi nghề có chính sách chuyển đổi sinh kế phù hợp.
Đổi mới tư duy, cơ chế quản lý thị trường, tổ chức ngành hàng thịt hiện đại, bền vững:
Điều tiết cung cầu ngành hàng thịt lợn trên cơ sở tổ chức chuỗi ngành hàng; áp dụng công nghệ thông minh vào điều tiết cung cầu; bổ sung những công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả; tổ chức tốt chuỗi cung ứng thị lợn chợ dân sinh; phát triển mạnh các loại hình thị trường hiện đại; tăng cường chế biến gắn với nhu cầu thị hiếu của các phân khúc thị trường ngành hàng thịt; đa dạng nguồn cung;
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử, đưa sản phẩm nông sản lên các sàn giao dịch điện tử; xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch nông sản quốc tế tại Việt Nam.
Từ khi lợn hơi được xuất chuồng, đến khi sản phẩm thịt đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian như thương lái thu gom lợn hơi, trung gian giết mổ, thương lái bán buôn, thương lái bán lẻ, chi phí nhiều khâu trước khi đến chợ dân sinh… làm giá thành đội lên trên đơn vị thịt lợn tăng khoảng 43% khi đến tay người tiêu dùng.
Rà soát, tạo điều kiện thuận lợi, mặt bằng đất đai để người chăn nuôi, doanh nghiệp tái đàn theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chi trả kinh phí cho các hộ, cơ sở bị thiệt hại do DTLCP để có nguồn lực tái đàn, tăng đàn lợn.
Nguyễn Văn Tốn – Phó Vụ trưởng, Vụ NN&PTNT-Ban Kinh tế Trung ương
Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững
Một số thách thức
– Ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ mất cân bằng do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi luôn gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh, tác động đến giá và năng lực phát triển ngành. Về cơ cấu, chăn nuôi nhỏ lẻ còn lớn; mật độ có nơi còn cao; đa dạng về phương thức, hình thức chăn nuôi; ở nhiều nơi chăn nuôi chưa phù hợp với nguyên lý phòng chống dịch bệnh; tỷ lệ vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp…
– Trước áp lực hội nhập, thể chế ngành có nhiều đổi mới, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi hiện nay.
– Công tác kiểm soát dịch bệnh, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường và lưu thông, chế biến chịu áp lực mạnh mẽ từ trong nước và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và xã hội thiết lập hệ thống kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, cung ứng, thị trường và giám sát môi trường chăn nuôi phù hợp với xu thế, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Giải pháp nào?
Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu; đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể; trong đó cần tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản:
Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách
Các cấp ủy đảng các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị, phù hợp với xu hướng, thị hiếu thị trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách cơ cấu lại khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ theo chuỗi giá trị, hiện đại, lớn hơn về quy mô, giảm lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ; có chính sách khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ còn tiếp tục chăn nuôi phải sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ đào tạo năng lực, trình độ để bắt kịp với hình thức sản xuất mới. Những cơ sở không có khả năng chăn nuôi, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và sinh kế mới.
Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, hệ sinh thái mới để chăn nuôi theo chuỗi giá trị được phát triển thuận lợi. Hoàn thiện chính sách khuyến khích dẫn dắt của doanh nghiệp, nâng cao vai trò hợp tác xã, các hình thức hợp tác và khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, thực hiện nghĩa vụ, hưởng lợi ích theo cam kết, sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, quy trình đồng nhất. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm, dịch bệnh, sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Coi ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, chế biến là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển chăn nuôi nước ta; rà soát, điều chỉnh các chính sách về đất đai, đầu tư, phát triển trang trại, chính sách thuế, tín dụng, chính sách giống vật nuôi…
Rà soát và thực hiện quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc
Xây dựng, rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chăn nuôi ở địa phương trên toàn quốc gắn với thị trường, đảm bảo tính khả thi, tuân thủ quy hoạch, từng bước hạn chế sản xuất tự phát, không điều tiết được cung cầu. Rà soát và quy hoạch đất đai đủ nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong lâu dài, quy định vùng khuyến khích chăn nuôi, vùng hạn chế chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi. Có chính sách thu hút đầu tư cho các khu vực khuyến khích chăn nuôi, xác định quy mô phát triển chăn nuôi cho từng vùng miền và cho từng địa phương trong trung hạn, dài hạn gắn với bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh, hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường, điều kiện tự nhiên, xã hội từng địa phương. Đầu tư phát triển các sản phẩm địa phương có lợi thế, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Trong trung hạn và lâu dài, Việt Nam phải tổ chức được chăn nuôi trong vùng, khu vực, cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, hướng tới chủ động kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, bệnh lây giữa người và động vật, đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng chất lượng cao, an toàn, ổn định và bảo vệ môi trường.
Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị
Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ. Khuyến khích hình thức chăn nuôi theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các gia trại, trang trại nhỏ hơn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện pháp luật và chính sách liên kết sản xuất nông sản theo hợp đồng, Nhà nước có vai trò trung gian hỗ trợ, trọng tài, tạo dựng lòng tin cho các bên tham gia chuỗi liên kết.
Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi
Thực hiện Chương trình giống vật nuôi quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, để đảm bảo cung cấp giống vật nuôi chủ lực chất lượng tốt (heo, gia cầm, bò sữa, bò thịt); hệ thống thụ tinh nhân tạo được chú trọng đặc biệt về đầu tư và quản lý nhà nước. Hoàn thiện chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi, quy trình chăn nuôi có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất; chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi
Xây dựng chiến lược ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập quốc tế mới; hoàn thiện hệ thống luật pháp về chăn nuôi, thú y… phù hợp với quy định quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ về đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy quản lý, thương mại… cho các chủ thể quản lý và hoạt động trong ngành chăn nuôi.
Đánh giá những mối nguy cơ, thách thức, ban hành những chính sách bảo vệ thị trường trong nước sản xuất, phù hợp với các quy định về bảo hộ, phòng vệ trong thương mại.
Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc trưng vùng miền được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập thị trường thế giới; sản xuất những ngành hàng cạnh tranh kém hơn ở mức độ phù hợp, tiêu dùng trong nước.
Đổi mới công tác quản lý nhà nước
Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp
Phát huy vai trò hội, hiệp hội ngành nghề tham gia: Xây dựng chính sách phát triển ngành, điều tiết sản xuất, thị trường, đổi mới sáng tạo một số dịch vụ công…
Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Bền Vững
Biên phòng – Chăn nuôi lợn đang tạo thu nhập cho khoảng 1/3 số hộ nông dân sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, hình thức chăn nuôi nông hộ rất phổ biến ở vùng biên giới, dân tộc thiểu số và đóng góp đáng kể vào thu nhập của các hộ dân. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ đang chịu nhiều tác động nhất từ dịch bệnh.
Chăn nuôi lợn mang lại thu nhập cho hơn 3,4 triệu gia đình. Ảnh: Bích Nguyên
Thu nhập cho hơn 3 triệu nông hộ
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ngành hàng lợn Việt Nam tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ dân trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong top 10 quốc gia sản xuất thịt lợn với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn (2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga. Những năm trước đây, chăn nuôi lợn tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn những năm qua liên tục lâm vào tình trạng bất ổn về cung – cầu khiến đầu ra luôn bấp bênh, giá lợn hơi xuất chuồng luôn biến động ngoài tầm kiểm soát.
Từ cuối 2016 đến hết năm 2017, giá lợn giảm mạnh, quanh mức 25.000-30.000 đồng/kg và giảm sâu khi dịch tả lợn châu Phi bắt đầu nổ ra hồi đầu năm 2019. Dịch tả lợn châu Phi đã tác động đến cung – cầu, giá cả thị trường. Đến cuối năm 2019, giá thịt lợn tăng “phi mã” và ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức hơn 100.000/kg do chưa tái đàn đủ.
Các hộ nông dân nuôi lợn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của dịch bệnh, đặc biệt không được hưởng lợi nhiều dù giá lợn tăng cao. Nghiên cứu về tác động của dịch bệnh tới cung – cầu ngành hàng lợn và sinh kế hộ chăn nuôi trong năm vừa qua cho thấy, còn khoảng cách lớn về giá giữa người bán lẻ và người chăn nuôi, khiến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi thấp. Cục Chăn nuôi cho rằng, một trong những nguyên nhân khác khiến thịt lợn khó giảm giá là lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian, làm tăng giá thịt lợn (gần 43%).
Trong 2 năm 2018-2019, hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi đã bị thua lỗ do dịch bệnh cùng với giá thịt lợn thấp. Khi giá thịt lợn lên cao, nông dân chăn nuôi nhỏ lại không có lợn xuất bán. Vì thế, người nông dân nuôi lợn không được hưởng lợi. Tại thời điểm này, khi dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, việc tái đàn được khuyến khích, nhưng nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không đủ vốn để tái đàn. Ví dụ như tại Yên Bái, tỉ lệ chăn nuôi hộ gia đình chiếm 65% tổng đàn lợn của địa phương. “Khó khăn hiện nay trong tái đàn là con giống, tiếp đến là vốn. Chúng tôi đã phải giảm điều kiện về quy mô chăn nuôi và tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân” – Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.
Để phát triển bền vững
Ông Nguyễn Việt Hưng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, rủi ro dịch bệnh tới ngành hàng lợn và sinh kế hộ gia đình chăn nuôi lợn trong bối cảnh hội nhập là rất lớn. Do đó, về lâu dài, phải có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên cần làm là phải tái đàn lợn thành công.
“Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành chăn nuôi lợn. Chắc chắn không thể để giá lợn cao mãi như này được, sẽ phải có nhiều giải pháp để điều hành. Do đó, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ” – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Về mặt giải pháp, ở góc nhìn từ địa phương, ông Duy cho rằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung – cầu và biến động giá, bởi địa phương cũng như các hộ chăn nuôi rất lo lắng về đầu ra sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh cung ứng con giống thương phẩm an toàn cho các hợp tác xã, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT hỗ trợ địa phương các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại, hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo, khuyến khích các địa phương tăng đàn, tái đàn, song phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học. Khai thác và phát triển nguồn gen giống lợn theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế.
Để giảm thiểu tác động của dịch bệnh và hội nhập thành công, các chuyên gia khuyến nghị, cần phải tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng: Ưu tiên hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến và kết nối thị trường theo các chuỗi liên kết khép kín. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tốt công tác tái đàn; hỗ trợ đền bù thiệt hại, hỗ trợ phát triển có trọng điểm; tăng cường công tác cảnh báo sớm, thông tin và dự báo thị trường.
Nguyễn Bích
Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Bền Vững Ở Đakrông
Đến nay, huyện Đakrông có tổng đàn gia súc hơn 26.600 con; gia cầm hơn 81.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hằng năm hơn 1.350 tấn; 40% hộ chăn nuôi đại gia súc và 70% hộ chăn nuôi tiểu gia súc đã xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi. Có được kết quả đó là nhờ huyện Đakrông tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn; phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ… theo hướng chủ lực, tạo thương hiệu; tổ chức lại sản xuất kết nối với thị trường tiêu thụ; phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, chuyển đổi những vùng đất chưa sử dụng, sản xuất kém hiệu quả sang vùng chăn nuôi tập trung, vùng trồng cây làm thức ăn cho chăn nuôi để nâng cao giá trị sử dụng đất… Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thời gian tới huyện Đakrông đã có các giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị và sinh hoạt chuyên đề đến toàn thể cán bộ, Nhân dân nhằm từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn (trong đó, chú trọng phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ…); tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và địa điểm xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo cách xa với nơi ở, nguồn nước sinh hoạt; vận động người dân xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas, đệm lót sinh học… đảm bảo chuồng trại chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển đàn trâu theo hướng sản xuất hàng hóa với việc khoanh vùng chăn nuôi và chú trọng nâng cao chất lượng đàn; phát triển quy mô và chất lượng đàn bò (trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng đàn, tăng tỉ lệ bò lai và làm tốt việc lai giống bằng thụ tinh nhân tạo); phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung với quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ… Hằng năm, huyện Đakrông sẽ tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân khoảng 100 con bò cái vàng Việt Nam và 120 con bò cái lai sind F2, F3 nuôi sinh sản; từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản với quy mô 100 con ở các xã Ba Lòng, Hướng Hiệp để cung cấp con giống cho người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện…; khuyến khích người dân phát triển, nhân rộng giống dê cái địa phương hiện có và sử dụng dê đực lai để từng bước cải thiện tầm vóc, năng suất, chất lượng giống dê cỏ địa phương; phát triển mạnh đàn dê cỏ địa phương theo hướng thâm canh tăng năng suất, quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ; hình thành các gia trại, tổ hợp tác chăn nuôi dê để vừa cung cấp dê thịt, vừa đảm bảo cung cấp con giống tại các xã Ba Nang, Tà Rụt, Đakrông, Húc Nghì, A Vao, Triệu Nguyên…; bảo tồn và phát triển giống lợn Vân Pa, gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng tập trung, bán chăn thả, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để sản phẩm thịt thơm ngon, mang đặc trưng vùng, địa phương… cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện; hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi lợn Vân Pa; khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, gia trại và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm…; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi theo loại hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác theo hướng an toàn sinh học; chú trọng xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm để dần thay thế việc chăn nuôi gia cầm phân tán, nhỏ lẻ trong khu dân cư. Bên cạnh đó, huyện Đakrông cũng đã chú trọng việc xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm từ tuyến huyện đến cơ sở…; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi bảo quản rơm, ủ rơm, ủ xanh các loại cây làm thức ăn cho gia súc, để người chăn nuôi tận dụng hết các phụ phẩm nông sản tại chỗ… Khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích đất chưa sử dụng hoặc trồng các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ nuôi gia súc; hỗ trợ máy cắt cỏ, máy băm cỏ, giống cỏ, phân bón… cho một số hộ chăn nuôi gia súc; tăng cường tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; tổ chức cho người chăn nuôi tham quan các mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao trong và ngoài huyện… ; tăng cường cập nhật thông tin cho người dân về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ quảng bá và tiếp cận thị trường cho các vùng chăn nuôi có ưu thế cạnh tranh của huyện; tăng cường kết nối thị trường trong và ngoài huyện để có định hướng điều tiết các sản phẩm chăn nuôi một cách năng động, có lợi cho người chăn nuôi; trên cơ sở quy hoạch các vùng chăn nuôi, khuyến khích người dân phát triển các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi, gắn với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi…; từng bước hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến để tạo nên sự ổn định về giá cả, sản phẩm và tạo thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi… và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Và Ổn Định Thị Trường Thực Phẩm – Tạp Chí Điện Tử Làng Mới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!