Đề Xuất 4/2023 # Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình # Top 5 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang chủĐào tạo nghề

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 

  

    Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có những bước tiến quan trọng, sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện… Cùng với sự phát triển đó thì vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động được HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tỉnh Quảng Bình được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm trở lại đây.

    Hàng năm nhu cầu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của người lao động trên địa bàn tỉnh là khoảng từ 5.000 – 7.000 lao động/năm. Hiện nay, có khoảng 15-17 ngàn lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài, hàng tháng gửi về nước hàng trăm tỷ đồng. Như vậy người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm trong nước trong khi đó vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao, đời sống bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể. Mặt khác trong quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động được học hỏi thêm về ngoại ngữ, tiếp cận với các phương pháp làm việc tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới, có điều kiện nâng cao tay nghề… mà không phải trả tiền chi phí đào tạo chính điều này sẽ tạo cơ hội cho người lao động sau khi về nước sẽ tiến thân, lập nghiệp.

    Mặt khác, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, hơn nữa trong khi làm việc tại nước ngoài người lao động sẽ có tác phong làm việc công nghiệp, kỷ luật lao động được nân lên (đây là phần rất yếu của lao động Việt Nam), đặc biệt được giao lưu với các nền văn hoá đa dạng trên thế giới góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận trong xã hội về các vấn đề mang tính hủ tục, lạc hậu. Ngoài ra còn góp phần quan trọng làm giảm bớt các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra như mại dâm, ma tuý, tội phạm hình sự, nạn lừa đảo buôn bán phụ nữ, trẻ em… Hiệu quả mà lao động đi làm việc ở nước ngoài mang lại là không thể phủ nhận về cả mặt kinh tế lẫn mặt xã hội.

      Thực trạng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong những năm qua như sau:

       1. Thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.

       - Đến cuối năm 2020 có 01 doanh nghiệp của tỉnh có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học Quảng Bình) và 139 lượt doanh nghiệp ngoài tỉnh được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về tuyển lao động trên địa bàn tỉnh;

       - Có 02 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên (01 Trung tâm Dịch vụ việc làm Nông dân trước đây nay đã đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân – phụ nữ Quảng Bình chưa đủ điều kiện để thành lập và hoạt động)

       - Có 10 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm: Công ty TNHH Vĩnh Nam; Công ty TNHH Cung ứng lao động Bảo Lâm; Công ty CP Cảng Quảng Bình; Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Quảng Bình; Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và du học quốc tế; Công ty TNHH phát triển nhân lực Anh Quân; Công ty TNHH Bảo Minh Phát; VPĐD Công ty CP đào tạo và phát triển công nghệ Nhật Bản 24h; CTCP du học quốc tế SHB

         2. Kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong 3 năm trở lại đây.

         - Năm: 2018 có 3.350 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.250, Nhật Bản: 950, Hàn Quốc 650,…);

         - Năm: 2019 có 4.129 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.080, Nhật Bản: 1.250, Hàn Quốc 450,…);

         - Năm: 2020 có 2.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 690, Nhật Bản: 450, Hàn Quốc 80,…)

        Năm 2020, với sự xuất hiện và bùng phát của đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế – xã hội. Theo đó, số người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài cũng buộc tạm hoãn thời gian xuất cảnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

        Nhằm mở rộng thị trường lao động và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn công tác sang làm việc tại thành phố Yeongju và hai địa phương đã ký Bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác về lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Chương trình thí điểm đưa lao động nông nghiệp sang làm việc tại Hàn Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai được.

Ảnh: Lao động tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS

         Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại một số vấn đề sau:

        – Một số địa phương, công tác chỉ đạo, quản lý có lúc chưa thường xuyên hoặc chưa kịp thời; nhiều mô hình, kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả chưa được áp dụng, phổ biến kịp thời; thiếu chủ động, sáng tạo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh để tạo việc làm thông qua hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Công tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm, tuy nhiên việc tiếp cận các thông tin của người lao động về thị trường lao động do các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp còn nhiều hạn chế;

         - Một số doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi tuyển chọn lao động tại địa phương không xuất trình Giấy phép và không thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động nên gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý; Còn một số trường hợp doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng trên thực tế thu nhập, vị trí việc làm, điều kiện làm việc,… không đúng như thông báo trước khi xuất cảnh; Việc quản lý các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn gặp phải một số khó khăn;

         - Số lao động của tỉnh làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài hiện nay còn cao, khoảng trên 1.500 người, nhiều nhất là thị trường Hàn Quốc, với khoảng 700 người.

         - Các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng, không có giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lợi dụng sự thiếu thông tin, kém hiểu biết cộng với tâm lý người lao động để thực hiện lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội vẫn còn xẩy ra;

       - Mặc dù có quy định chế độ báo cáo định kỳ số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh đã không báo cáo, hoặc báo cáo chậm so với thời gian quy định nên gây khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo của Sở;

         Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.

        – Thời gian tới tỉnh Quảng Bình tiếp túc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách và đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

        – Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để người lao động biết và thực hiện có hiệu quả;

        – Có các giải pháp phù hợp đưa những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về hoạt động tại địa phương hiệu quả, bên cạnh đó cần phát triển, mở rộng thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa các địa phương của hai nước, đặc biệt chú ý đến các thị trường trọng điểm, có thu nhập cao.

       - Tiếp tục đề ra các giải pháp về đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm có mức thu nhập cao và thâm nhập váo các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao;

         - Quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ người lao động trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực có hiệu quả.

        – Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở địa phương nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

         - Cuối cùng cần khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và xã hội.

                                                                     Phan Nam

[Trở về]

Các tin đã đăng

Kết quả 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” 

Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Luật Miền Trung 

Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thăm và tặng quà cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng lũ lụt tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh 

Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thăm và tặng quà cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng lũ lụt tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh 

Hội nghị hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Trung cấp Du lịch – Công nghệ số 9 

Trường cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2020 – 2021 

Tọa đàm kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 

Luận Văn Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Đưa Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng

Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ, dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội. Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành. Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

Nâng Cao Vai Trò Lực Lượng Công An Trong Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình – Công An Tỉnh Quảng Bình

Phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta; từ các nhiệm kỳ Đại hội trước, Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng từ đầu năm đến nay; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng, như là: Chương trình phòng, chống tham nhũng năm 2018, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong Công an tỉnh….

Lực lượng Công an các cấp trong tỉnh đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội; tập trung tuyên truyền, quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, như: Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tăng cường tuyên truyền đối với các tầng lớp dân cư; nhân rộng điển hình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Công an tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng để chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện. Bên cạnh công tác phòng ngừa xã hội, đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, tập trung nắm tình hình, rà soát các địa bàn, quản lý các đối tượng; tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có các biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót, góp phần hạn chế và đi đến triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, không để tội phạm tham nhũng lợi dụng hoạt động.

Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về tham nhũng nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tính chất ngày càng tinh vi, nghiêm trọng, có sự móc nối, câu kết của đối tượng trong và ngoài cơ quan Nhà nước, trong đó tập trung ở những khâu, bộ phận yếu trong công tác quản lý, nơi dễ bị sơ hở mà tội phạm thường lợi dụng hoạt động; nơi mà cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống sa ngã, tiêu cực, là nhóm nguy cơ cao phạm tội tham nhũng. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, liên tục, đúng pháp luật với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới có sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn, góp phần ngăn chặn, loại bỏ dần điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm về tham nhũng, lực lượng Công an tập trung thực hiện một số công tác đó là:

1. Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ nạn tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng. Tham mưu chỉ đạo làm tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, trước hết là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách, thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ; quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Công an tỉnh. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, nâng cao nhận thức, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh; khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an; quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành và quy định về những điều đảng viên không được làm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân; nâng cao vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng Công an các cấp trong việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng ngay từ cơ sở, để phát hiện, xử lý cán bộ, chiến sỹ vi phạm quy trình công tác, thiếu trách nhiệm hoặc tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp có dấu hiệu của tội phạm về tham nhũng.

3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm về tham nhũng, nhất là trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm về kinh tế và chức vụ. Chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng; đảm bảo các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo, cung cấp tin báo về tội phạm tham nhũng.

Thượng úy, Ths Nguyễn Văn Dũng       

Phòng Tham mưu Công an tỉnh Quảng Bình

Nâng Cao Vai Trò Lực Lượng Công An Trong Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình

Phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta; từ các nhiệm kỳ Đại hội trước, Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng từ đầu năm đến nay; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng, như là: Chương trình phòng, chống tham nhũng năm 2018, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong Công an tỉnh….

Lực lượng Công an các cấp trong tỉnh đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội; tập trung tuyên truyền, quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, như: Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tăng cường tuyên truyền đối với các tầng lớp dân cư; nhân rộng điển hình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Công an tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng để chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện. Bên cạnh công tác phòng ngừa xã hội, đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, tập trung nắm tình hình, rà soát các địa bàn, quản lý các đối tượng; tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có các biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót, góp phần hạn chế và đi đến triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, không để tội phạm tham nhũng lợi dụng hoạt động.

Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về tham nhũng nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tính chất ngày càng tinh vi, nghiêm trọng, có sự móc nối, câu kết của đối tượng trong và ngoài cơ quan Nhà nước, trong đó tập trung ở những khâu, bộ phận yếu trong công tác quản lý, nơi dễ bị sơ hở mà tội phạm thường lợi dụng hoạt động; nơi mà cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống sa ngã, tiêu cực, là nhóm nguy cơ cao phạm tội tham nhũng. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, liên tục, đúng pháp luật với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới có sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn, góp phần ngăn chặn, loại bỏ dần điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm về tham nhũng, lực lượng Công an tập trung thực hiện một số công tác đó là:

1. Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ nạn tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng. Tham mưu chỉ đạo làm tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, trước hết là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách, thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ; quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Công an tỉnh. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, nâng cao nhận thức, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh; khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an; quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành và quy định về những điều đảng viên không được làm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân; nâng cao vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng Công an các cấp trong việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng ngay từ cơ sở, để phát hiện, xử lý cán bộ, chiến sỹ vi phạm quy trình công tác, thiếu trách nhiệm hoặc tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp có dấu hiệu của tội phạm về tham nhũng.

3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm về tham nhũng, nhất là trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm về kinh tế và chức vụ. Chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng; đảm bảo các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo, cung cấp tin báo về tội phạm tham nhũng.

Thượng úy, Ths Nguyễn Văn Dũng Phòng Tham mưu Công an tỉnh Quảng Bình

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!