Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BHG – Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ… Những năm qua đã khẳng định DL Hà Giang đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín Hoàng Su Phì… Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh…, nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động khoa học, giáo dục tại Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc; DL thương mại tại cửa khẩu biên giới và hệ thống chợ phiên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh; DL nông nghiệp gắn với lợi thế cảnh quan đặc thù và phương thức canh tác độc đáo trên Cao nguyên đá.
Đông đảo khách du lịch đến Hà Giang trong mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: TƯ LIỆU
Bạn Nguyễn Hà Linh, đến từ Đà Nẵng cho biết: “Điều đặc biệt khi lên Hà Giang là được khám phá, trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc, nhưng tôi hơi hụt hẫng vì các làng văn hóa DL chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của người dân; chúng tôi đến chủ yếu chỉ tham quan, chụp ảnh xong ra về”.
Bên cạnh đó, một số lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô…, dường như chỉ mới tái hiện, giới thiệu, quảng bá chứ chưa quan tâm nhiều đến phát triển và bảo tồn một cách bền vững trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai không chọn lọc và tốc độ thương mại hóa ngày càng cao hiện nay.
Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, cần lắm những giải pháp đồng bộ, thiết thực và nói đi đôi với hành động, như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL.
Nghiêm cấm mọi hoạt động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.
AN GIANG
Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, năm 2018, du lịch Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản đề ra. Công tác quản lý nhà nước được các cấp, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ; hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực du lịch được tăng cường. Công tác xúc tiến, quảng bá được quan tâm, bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc đa dạng thị trường khách quốc tế. Một số thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống như: Canada, Anh, Úc, Pháp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại; đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Malaysia có sự tăng trưởng đột biến… Trong năm 2018, ước tính Khánh Hòa đã đón 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,6% so với năm 2017; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,9%. Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 27,2%.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Việt Trung – Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Thị trường khách Trung Quốc và Nga vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, đặc biệt là phục vụ khách Trung Quốc vẫn còn nhiều sai phạm, phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần được các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý. Tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn tồn tại, đặc biệt là kinh doanh du lịch phục vụ khách Trung Quốc. Nhiều cửa hàng vẫn chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ, thanh toán bằng máy POS không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú thiếu phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, chưa thực hiện thủ tục nghiệm thu công trình nhưng vẫn đi vào khai thác; tình trạng mạo danh hạng sao cơ sở lưu trú. Đặc biệt, lượng khách tăng cao đã khiến cơ sở hạ tầng giao thông bị quá tải, các trục đường chính như: Trần Phú, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai thường xuyên xảy ra ùn tắc, kẹt xe…
Tăng cường quản lý, chú trọng quy hoạch
Năm 2019, du lịch Khánh Hòa đặt chỉ tiêu đón trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 3,3 triệu lượt, tăng 18%; phấn đấu đạt 18,5 triệu ngày khách lưu trú; doanh thu du lịch đạt 22.500 tỷ đồng…Tại cuộc họp, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang đề nghị cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch du lịch. Thời gian qua, việc xây dựng khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt đã dẫn đến những áp lực về hạ tầng đô thị, khó khăn trong quản lý. Trong khi đó, ông Cao Tấn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương và ngành Du lịch cần quan tâm hơn nữa việc quản lý hoạt động của bè nổi du lịch, tuyên truyền để các công ty lữ hành không đưa khách đến các bè du lịch hoạt động trái phép; vận động các doanh nghiệp khai thác du lịch biển đảo hỗ trợ người lao động hoàn thiện bằng cấp về vận tải đường thủy theo quy định mới.
Theo Báo Khánh Hòa
Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Chúng ta cần một nền du lịch bền vững – một nền du lịch tốt cho đất nước lúc này và còn bền vững dài lâu mai sau. Trong phần sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu phát triển du lịch bền vững là gì? Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững? Việt Nam đang gặp những khó khăn gì trong việc tiếp cận mô hình phát triển du lịch bền vững? Và đâu là giải pháp cho những khó khăn này?
I. Khái niệm về du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào.
Ảnh: Du lịch Vĩnh Long
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network – UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:
1. Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
2. Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
3. Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.
II. Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững?
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với việc phát triển dân số,hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính cho việc thực hiện phát triển du lịch bềnvững còn gặp nhiếu khó khăn? Đó là những khó khăn gì?
III. Tại sao việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn, đó là những khó khăn gì?
Khó khăn thứ nhất có thể nhìn thấy rất rõ đó là Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Ví dụ: Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp là một trong những khu vườn có nhiều loài chim quý hiếm, như sếu đầu đỏ, có khu rừng tràm, có đồng lúa ma, đồng cỏ ống. Vườn Quốc Gia Tràm Chim được ví như một Đồng Tháp Mười thu hẹp với sự đa dạng cả về động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, để vào được sâu bên trong khu vực và tìm hiểu về sự đa dạng về động thực vật ở vườn, hệ thống đi lại cùng với các tuyến xe bus trong ngày còn chưa thật thuận tiện. Nằm trong dự án về việc phát triển vườn trong những năm tới, vườn Tràm Chim dự tính sẽ có dự án gói kín từ sân bay Tân Sơn Nhất tới thẳng Tràm Chim nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch có thể tiếp cận được Tràm Chim một cách dễ dàng.
Tuy nhiên việc tiếp cận sâu bên trong vườn có thể gây ảnh hưởng đến một số loài chim di cư.
Khó khăn thứ hai là việc người dân khi ở những khu vực du lịch này thường xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công động.
Cũng là vấn đề về việc người dân khai thác và sử dụng tài nguyên bên trong của vườn Tràm Chim, người dân trong vùng xâm lấn và đánh bắt cá bằng điện, hay đốt tổ ong lấy mật gây ra cháy rừng, đặc biệt trong mùa khô. Điều này cũng diễn ra tương tự với rừng U Minh Thượng gây trở ngại rất nhiều cho việc kiểm soát rừng một cách cẩn thận và gắt gao trong những mùa cao điểm.
Cuộc sống ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam
Nhưng đây có phải thực sự là những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực vườn quốc gia có nhiều đa dạng sinh học? Việc nâng cao nhận thức đối với người dân và cộng đồng đã được đề cập khá rõ trong tài liệu của tổ chức phi chính phủ như WWF, Care International, Ausaid hay GIZ với những chương trình có mục tiêu thậm chí lớn và cụ thể hơn. Đây cũng là những tổ chức phi chính phủ có nhiều hỗ trợ và đóng góp đối với các vườn quốc gia có sự đặc biệt về đa dạng sinh học trong khu vực đồng bằng sông Mekong.
Nhưng qua tìm hiểu và phỏng vấn của chúng tôi đối với bà con vườn quốc gia Cà Mau cho thấy, người dân hoàn toàn hiểu về điều không nên đánh bắt các loại thủy hải sản và đặc biệt những loài còn nhỏ và quý hiếm. Vấn đề rác thải và môi trường cũng được bà con đề cập tới, đó là để gọn lại từng nơi rồi xử lí. Đối với từng loài cây như cây đước, cây mắm, cây tràm, người dân địa phương đều thể hiện sự hiểu biết về giá trị sử dụng, cách chúng xâm lấn ra biền bằng nguồn phù sa do hệ thống kênh rạch mang đến.
Người dân có ý thức hơn là người ta nghĩ.
Vậy đâu là nguyên nhân chính và chủ yếu khiến cho việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và thực hiện chậm chạp?
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham dự hiểu biết của tất cả những nhóm được ảnh hưởng bởi du lịch, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận. Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự giám sát không ngừng của những ảnh hưởng, giới thiệu những biện pháp phòng tránh và/ hoặc sửa chữa bất kì khi nào cần thiết.
Yếu tố lãnh đạo về chính trị dường như là một yếu tố còn khá nhạy cảm và khó đề cập ở đây. Một ví dụ điển hình là số lượng khách du lịch hàng năm đến Cà Mau rất lớn với đặc điểm nổi bật của vườn là có Cột mốc tọa độ ở cực Nam của Tổ quốc và vừa trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Số lượng vé bán hay cách khai thác về du lịch đem lại nguồn thu rất lớn được Sở Văn Hóa tỉnh Cà Mau nắm và quản lí.
Điều khiến cho việc quản lí này trở nên khó khăn là vườn và cán bộ vườn không nhận được sự hỗ trợ về vật chất của Sở Văn hóa tỉnh Cà Mau.
Sự bất hợp lí này cũng khiến cho việc cán bộ nhân viên và nhân dân gặp khó khăn trong việc xây dựng vườn trở thành một nơi giữ được vẻ đẹp đa dạng sinh học thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi.
Phát triển du lịch bền vũng là một chính sách lớn, dùng các khu bảo tồn và vườn quốc gia làm chủ lực và mọi nhóm người liên hệ – quản lý các khu bảo tồn và vườn quốc gia, các cơ quan hành chánh và an ninh địa phương, chính quyền trung ương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công ty du lịch, các nhân viên làm việc du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương – tất cả mọi người liên hệ đều phải được huấn luyện và giáo dục kỹ càng, và phải làm việc đồng bộ với nhau.
Đồng thời du lịch bền vững có sức thu hút khách nước ngoài rất cao, vì họ muốn thăm những hệ sinh thái đặc biệt, những nền văn hóa đặc biệt, những động vật và thực vật quý hiếm đặc biệt. Cho nên khả năng liên kết với các cơ quan du lịch và công ty du lịch ở nước ngoài là điều tất yếu.
Chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ của nhà nước không thể thiếu sót. Trong ví dụ điển hình của Đất Mũi, Cà Mau, tình trạng thiếu phát triển của vùng Đất Mũi cho thấy lãnh đạo Cà Mau (Ủy ban Nhân dân) và lãnh đạo các khu bảo tồn và vườn quốc gia cần làm việc chung để có một chính sách lớn về phát triển du lịch bền vững tại vùng Đất Mũi – dùng cột mốc tọa độ 0, Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Rừng Ramsar, rừng trạm, U Minh Thượng, đồng lúa ma, đồng cỏ ống – và làm việc với mọi nhóm được ảnh hưởng từ du lịch bền vững, đặc biệt là các cộng đồng dân cư địa phương, và với chính quyền trung ương để kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi du lịch. Đất Mũi là vùng có rất nhiều tài nguyên sinh thái và cột mốc tọa độ 0 của nước Việt Nam. Tiềm năng du lịch bền vững thật là lớn nếu chúng ta biết khai thác.
IV. Kết luận
Tất cả các giải pháp về vấn đề phát triển bền vững, được trình bày ở RIO +20 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí vấn đề phát triển du lịch bền vững cũng được đề cập khá rõ ràng trong chương trình Nghị Sự 21 từ năm 1997. Nhưng sau rất nhiều năm, tất cả đều còn chưa nhìn thấy một sự thay đổi rõ rệt. Điều này dấy lên một câu hỏi về quyết tâm của các lãnh đạo trung ương và địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững.
Đỗ Hồng Thuận
Ứng viên Đại sứ Du Lịch
Du Lịch Có Trách Nhiệm Là Mục Tiêu Và Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại hội nghị
Tham dự Hội nghị có Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh EU tại Việt Nam Bruno Angelet; đại diện các Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch; đại diện Sở Du lịch, Sở VHTTDL của các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Du lịch, các cơ sở đào tạo về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn tại Hà Nội.
Qua 6 năm triển khai, các hoạt động của Dự án EU-ESRT về thực hành du lịch có trách nhiệm đã có tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành đối với yêu cầu về sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm được lan tỏa rộng rãi trong cả nước với sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, điểm đến và cộng đồng.
Cơ chế đối thoại công tư (PPD) được triển khai thông qua xây dựng Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) và Tổ chức Quản lý Điểm đến (DMO) đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phương thức quản lý du lịch tại Việt Nam. Việc xây dựng các tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch và tài liệu đào tạo đã mang lại nguồn tài liệu học tập được sử dụng như một công cụ để đào tạo tại chỗ trong các doanh nghiệp du lịch và là tài liệu tham khảo để xây dựng giáo trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo về du lịch.
Dự án EU-ESRT trao tặng Tổng cục Du lịch bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện phát triển bền vững ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Ngài Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh EU tại Việt Nam cho biết Liên minh châu Âu đã hỗ trợ ngành Du lịch Việt Nam trong 10 năm qua, với các nguồn lực đã được đầu tư thông qua Dự án EU-ESRT hy vọng các kết quả đạt được sẽ là nền tảng để phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu cho ngành Du lịch Việt Nam thông qua Dự án EU-ESRT. Dự án đã góp phần tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, hành động thông qua các mô hình thực tiễn được triển khai tại các địa phương. Những kết quả đã đạt được của Dự án sẽ là nguồn dữ liệu đầy đủ và quý giá dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương trong việc khai thác và phát triển du lịch bền vững.
Ngành Du lịch sẽ tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả những kết quả đạt được của Dự án. Đặc biệt thông qua các kết quả này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở những vùng còn khó khăn về kinh tế nhưng có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tổng cục trưởng hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Phái đoàn Liên minh châu Âu đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới.
Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Sinh Thái Tại Vĩnh Phúc
Ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. “Trước sự phát triển nhanh chóng như vậy ngành du lịch đã để lại những hậu quả không nhỏ tới môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạnh sinh học. Vấn đề đặt ra là làm sao để du lịch “phát triển bền vững”, một mặt đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, cho xã hội, đồng thời phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trước những bất cập đó, loại hình “du lịch sinh thái” ra đời và là giải pháp bền vững” [Bùi Thị Minh Nguyệt (2012)]. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [Trần Văn Chi (2012)].
Trong những năm qua lượng du khách đến du lịch tại Vĩnh Phúc đã tăng lên đáng kể (tốc độ tăng trưởng bình quân 12%-15%). Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả về việc tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những khu, điểm du lịch.
Du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm và du lịch cuối tuần; quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh; mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với thăm quan, học tập kinh nghiệm; tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang nét đặc trưng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.
Mặc dù, với tiềm năng to lớn về phát triển du lịch sinh thái, nhưng trên thực tế hoạt động du lịch sinh thái lại đang diễn ra kém hiệu quả, chưa khai thác triệt để tiềm năng của mình. Bài nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái để từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Quan điểm và nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững 1.1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững được định nghĩa theo một số quan điểm như sau: Machado 2003 đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [Bùi Thị Minh Nguyệt (2012)].
Còn theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 12 mục tiêu trong chương trình của du lịch bền vững bao gồm: Hiệu quả kinh tế; Sự phồn thịnh cho địa phương; Chất lượng việc làm; Công bằng xã hội; Sự thỏa mãn của khách du lịch; Khả năng kiểm soát của địa phương; An sinh cộng đồng; Đa dạng văn hóa; Thống nhất về tự nhiên; Đa dạng sinh học; Hiệu quả của các nguồn lực; Môi trường trong lành.
2. Thực trạng phát triển du lịch và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vĩnh Phúc 2.1. Thực trạng phát triển du lịch tại Vĩnh Phúc
Tổng doanh thu du lịch đã tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2010 số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc đạt 1,89 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch là 756,6 tỷ đồng thì đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc đạt 3,32 triệu lượt khách, doanh thu là 1170 tỷ đồng và trong năm 2016 lượng khách du lịch đã đạt tới 3.078 tỷ, tăng 9,61%.
Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng nhìn chung đã dần ổn định trong các năm gần đây. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư, được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 294 cơ sở lưu trú du lịch với 4.542 phòng. Trong đó có: 01 khách sạn 4 sao; 02 khách sạn 3 sao; 26 khách sạn 2 sao; 20 khách sạn 1 sao và 245 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Quy mô đầu tư cho dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng có nhiều biến động.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch là 107,9 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương là 31 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 76,9 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu vào các hạng mục công trình như đường giao thông, điện chiếu sáng, cấp, thoát nước. Bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước, chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch; cải thiện môi trường đầu tư; chủ động dành quỹ đất cho các dự án đầu tư du lịch. Đến nay, đã có tổng số 15 dự án lớn của các nhà đầu tư và một số công trình đầu tư xã hội vào lĩnh vực du lịch đã được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 2.631,4 tỷ đồng.
Mức độ đầu tư cho dịch vụ lưu trú và ăn uống có xu hướng giảm, năm 2011 là 567162 triệu đồng thì năm 2015 giảm xuống chỉ còn 89503 triệu đồng, do đó muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ, các cơ sở lưu trú cần quan tâm tới việc nâng cao các nghiệp vụ phục vụ để dần cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 đã có sự tăng trưởng, tỷ trọng của khách du lịch chiếm đa số, trong đó năm 2015 tốc độ tăng trưởng khách nội địa là cao nhất (13.20%), khách quốc tế là 13.09%. Điều đó cho thấy tiềm năng của ngành du lịch tại Vĩnh Phúc dự báo còn tăng trong giai đoạn tới.
Bảng 1: Thống kê lượt khách trong nước và quốc tế tới Vĩnh Phúc (Nguồn: Niên giám thống kê 2015) 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vĩnh Phúc 2.2.1. Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái
Vĩnh Phúc là vùng có truyền thống cách mạng, lịch sử anh hùng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 1000 di tích văn hoá-lịch sử, trong đó hàng trăm di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
“Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh…” [7].
Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo chạy dài 50km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, trên địa giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với 3 đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa. Vườn quốc gia Tam đảo có hệ động thực vật rừng phong phú với 490 loài bậc cao, thuộc 334 chi và 130 họ, trong đó có nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao, vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học vừa có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống ao, hồ, sông, suối hết sức đa dạng và phong phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp có giá trị khai thác để phục vụ du lịch như Hồ Đại Lải (thị xã Phúc Yên) có diện tích rộng khoảng 500ha.
Vĩnh Phúc có lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao. Tuy nhiên, thời gian qua việc khai thác các tiềm năng này còn hạn chế, một phần do chưa tạo ra được sản phẩm du lịch hấp dẫn; còn mang nặng tính tự nhiên sẵn có.
2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái
Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch và triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch bằng nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, tập trung chủ yếu vào các hạng mục công trình như đường giao thông, điện chiếu sáng, cấp, thoát nước; lập quy hoạch chi tiết từng khu du lịch. Trước mắt tập trung vào những khu du lịch trọng điểm của tỉnh như Khu Du lịch Tam Đảo – khu Tam Đảo I, Tam Đảo II, Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên (tiếp tục triển khai để hoàn thành Dự án Khu Trung tâm lễ hội Tây Thiên, trước đó Dự án xây dựng hệ thống cáp treo dài 2,5 km tại Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên do Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng làm chủ đầu tư đã khánh thành ngày 7/3/2012 góp phần làm tăng lượng khách đến với danh thắng này), Đại Lải (hiện Dự án Flamingo Đại Lải Resort vẫn tiếp tục phát triển nhiều hạng mục, Dự án Paradise Đại Lải Resort đang được triển khai), Đầm Vạc (Dự án Khu đô thị sinh thái Nam Đầm Vạc), núi Sáng Sơn – hồ Bò Lạc, hồ Thanh Lanh – Thác Bản Long….
Đặc biệt, một số dự án lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, là điều kiện cần thiết để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và vững chắc cho ngành du lịch Vĩnh Phúc.
Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cấp điện, hệ thống thoát nước, nhà làm việc phục vụ cho quản lý, nhà nghỉ,… đã và đang dần hoàn thiện. Công việc đầu tư được thực hiện liên tục, nhưng quy mô nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch toàn diện nên chưa đủ để khai thác hết tiềm năng của Vĩnh Phúc.
Hiện tại, sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc còn nghèo, do vậy du khách đến Vĩnh Phúc chủ yếu để tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là vào mùa hè. Trong những năm tới, Vĩnh Phúc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của du khách.
2.2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái
Tuy nhiên dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tế động lực và còn thấp so với một số địa phương được xem là đô thị du lịch trong nước; tuy lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng cao qua các năm và một số sản phẩm du lịch chất lượng cao có bước phát triển, song so với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… thì lượng khách đến Vĩnh Phúc còn thấp, khách quốc tế chỉ chiếm chỉ chiếm 3,22% lượng khách du lịch của tỉnh và 0,8% lượng khách du lịch quốc tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít, hạ tầng du lịch bất cập, chưa có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư, nguồn nhân lực về du lịch thiếu và tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc lại nằm kề Thủ đô Hà Nội nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc phải đạt được tính độc đáo và hấp dẫn hơn.
Để ngành Du lịch “cất cánh” và có được những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách, hướng đi đúng cho du lịch Vĩnh Phúc thời gian tới là: Tập trung phát triển đồng bộ các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa – tâm linh – lịch sử, du lịch làng nghề truyền thống.
3. Một số giải phát phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Vĩnh Phúc 3.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế
Để có thể phát huy hết tiềm năng du lịch thì tìm ra giải pháp phát triển bền vững về kinh tế là vấn đề đầu tiên. Trong đó cần quan tâm tới việc thực hiện các nội dung:
– Sát sao quản lý thực hiện quy hoạch, chuẩn bị tốt hệ thống nhà nghỉ dưỡng và cơ sở hạ tầng: Cần có các khu nhà nghỉ dưỡng cũng với các công trình khác đi kèm và các dịch vụ đời sống tốt. Các khu nghỉ dưỡng phải bố trí hài hòa và cảnh quan đẹp. Tại mỗi khu nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, các khu cắm trại cần có các tuyến đường đi dạo trong rừng. Bố trí các hình ảnh hấp dẫn du khách trên mỗi đoạn đường đi, gây sự chú ý cho du khách;
– Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách, đồng thời tăng cường được sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc trên thị trường. Dựa trên các đặc trưng văn hoá, các thế mạnh về sinh thái cảnh quan và các yêu cầu đòi hỏi của thị trường mà tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của vùng và của Vĩnh Phúc. Xây dựng các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tâm linh gắn với các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm của du lịch Vĩnh Phúc, sớm khắc phục tính thời vụ trong du lịch như hiện nay;
– Tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng cách đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch về nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý: Nhiệm vụ trọng tâm của những năm tới là phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ là công tác quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ quản lý và nhân viên của các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu cơ bản cán bộ, nhân viên làm trong lĩnh vực du lịch được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;
– Xây dựng thương hiệu, bảo tồn và phát triển thương hiệu du lịch sinh thái: Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức có tính hiệu quả, thiết thực như xây dựng Website chuyên ngành, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ du lịch trong và ngoài nước, các ấn phẩm du lịch khác.
3.2. Giải pháp phát triển bền vững về văn hóa – xã hội
– Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch và phát triển du lịch sinh thái bền vững. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cư dân địa phương;
– Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào hoạt động du lịch, nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
3.3. Giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường
– Thường xuyên báo các đánh giá tác động tới môi trường của các dự án;
– Giám sát, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường nhằm xác định các nguồn gây tác động đến môi trường để kịp thời ngăn chặn;
– Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước thải và thu gom xử lý rác thải tại các địa điểm du lịch để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Văn Chi – 2012 – Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồng đa dạng sinh học – Luận văn thạc sỹ ngành Môi trường trong phát triển bền vững – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
Phạm Xuân Hậu, Trương Thị Thanh Tuyền – 2015 – Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Bàu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên – Tạp chí Nghiên cứu khoa học trường Đại học Văn Hiến – số 09 – 30,37.
Lê Thu Hoa – 2014 – Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Việt Nam – Tạp chí Kinh tế & phát triển – số 201 – 22,29.
Văn Mai Nam, Võ Hồng Phượng – 2009 – Phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ – Tạp chí hoa học trường Đại học Cần Thơ – số 12 – 112,122
Bùi Thị Minh Nguyệt – 2012 – Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại vường quốc gia Ba Vì – Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp – số 1 – 148,160.
Báo cáo tổng kết đề án phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.
Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.
http://sovhttdl.vinhphuc.gov.vn/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!