Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sức hấp dẫn từ thị trường Trung Quốc
Báo cáo từ Cục Chăn nuôi cho thấy, hiện tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa là 2,09%/năm. Cùng đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa giai đoạn 2016 – 2018 là 8,52%. Theo ước tính của cục này, năng suất sữa trung bình của đàn bò sữa trong cả nước năm 2018 đạt trên 5.000 kg sữa/con/năm là khá cao. So sánh với năng suất sữa của các nước trên thế giới và trong khu vực, năng suất này là cao hơn các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, NewZealand, Brazil… Bởi vậy, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội cạnh tranh khi đẩy mạnh xuất khẩu (XK).
Sữa của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm của Australia và NewZealand tại thị trường Trung Quốc
Theo Cục Chăn nuôi, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được XK đến 46 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, đến nay, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Sau hơn 6 năm đàm phán, ngày 26/4/2019, Nghị định thư về XK sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết, tạo cơ hội mở rộng cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam XK vào thị trường 1,4 tỷ dân này.
Báo cáo thị trường sữa toàn cầu 2018 của FAO cho thấy, Trung Quốc sản xuất 25,6 triệu tấn sữa, giảm 1,1% so với năm 2017 và để đáp ứng tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước, nước này đã nhập 14,6 triệu tấn sữa quy đổi. Đây là quốc gia có tiềm năng rất lớn cho XK các sản phẩm sữa của Việt Nam trong những năm tới.
Đánh giá về cơ hội XK sữa sang thị trường Trung Quốc, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đến năm 2020, nước này cần tới 11 tỷ lít sữa, nhưng ngành sữa của Trung Quốc hiện có chi phí sản xuất còn cao cũng như các hạn chế nước và thức ăn chăn nuôi bò sữa sẽ tiếp tục tạo nên bất lợi cho ngành sản xuất sữa nội địa, vì vậy phải nhập khẩu các sản phẩm từ sữa chế biến là tất yếu.
Hơn nữa, kể từ khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine, chính người dân Trung Quốc cũng vẫn còn nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước; chất lượng bò sữa hiện cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, điều ông Chinh lo ngại nhất là hiện nay sữa của Australia và New Zeland đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó sữa của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt với 2 “ông lớn” này.
Ở góc độ DN, ông Ngô Minh Hải – Chủ tịch Tập đoàn TH đánh giá, cánh cửa XK sữa vào thị trường Trung Quốc bước đầu đã mở nhưng không phải DN trong ngành sữa Việt Nam sẽ có thể dễ dàng đi qua. Các DN sữa phải đảm bảo được 2 yêu cầu quan trọng gồm duy trì chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ.
Chăn nuôi theo chuỗi giá trị
Thực tế hiện nay cho thấy, việc đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm sữa là không hề dễ dàng do chăn nuôi bò sữa chủ yếu vẫn dừng ở quy mô nông hộ. Ông Tống Xuân Chinh cho biết, số lượng bò sữa nuôi trong nông hộ là 199.941 con, chiếm 70,65% tổng đàn bò sữa của cả nước. Quy mô nuôi dao động từ 5,4 – 10 con/hộ đối với chăn nuôi bò sữa.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2016, cả nước có 28.695 hộ chăn nuôi bò sữa. Trong đó, có 17.792 hộ nuôi dưới 5 con bò sữa/hộ, chiếm 62% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước; có 5.622 hộ nuôi từ 5-10 con bò sữa/hộ, chiếm 19,89% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước; có 3.564 hộ nuôi từ 10 – 20 con/hộ, chiếm 12,42% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước. Các hộ chăn nuôi quy mô trên 20 con/hộ còn hạn chế, chỉ chiếm 5,98% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước.
Sở dĩ các nông hộ chưa thể tăng quy mô đàn bò sữa là do chưa có cơ chế hỗ trợ. Đại diện HTX Nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng) cho biết, việc phát triển chăn nuôi bò sữa tại địa phương này là rất có tiềm năng, nhưng cần tạo điều kiện cho nông dân, cần cho họ một cơ hội thực sự để phát triển nghề nuôi bò sữa.
Để ngành sữa Việt Nam phát triển, ông Chinh kiến nghị Bộ NN&PTNT xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa giai đoạn 2020-2030 để tăng cường phát triển ngành sữa, thúc đẩy XK sữa và các sản phẩm từ sữa.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh liên kết giữa nông dân và các DN XK sữa. Hay nói cách khác là tổ chức lại sản xuất của DN, HTX và người nông dân theo chuỗi giá trị. Có hai hình thức liên kết. Một là DN cung cấp giống, thức ăn đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, sau đó thu mua sữa từ các hộ dân này với giá sau khi đã trừ chi phí.
Hai là người dân trồng cỏ sau đó bán lại cho DN, đây là hình thức rất hữu hiệu, đặc biệt là những khu đất nông nghiệp không hiệu quả nên chuyển sang trồng cỏ.
Đây không chỉ là giải pháp giúp đẩy mạnh XK sữa mà còn giúp ngành sữa Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa về để phục vụ tiêu dùng trong nước.
Tính riêng trong năm 2019, nước ta đã nhập khẩu 962 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có rất nhiều cơ hội phát triển.
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Gạo Ở Việt Nam
2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu , khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
2.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau: – Đầu tư nước ngoài – Vay nợ, viện trợ – Thu từ hoạt động du lịch – Xuất khẩu… Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu , xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
II. ĐẶC ĐIỂM XUẤT KHẨU GẠO
1. Đặc điểm về sản xuất Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúa kém do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa màng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể. Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển như : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan…Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu cầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa. Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng đồng thời với những thuận lợi là các khó khăn như: bão , lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất. Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt… 2. Đặc điểm xuất khẩu lúa gạo – Tính thời vụ trong trao đổi: Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm , điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá. – Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ: Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất. Năm 1995 trừ số lượng đã xuất khẩu đi các lục địa khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của Châu Á vẫn gấp 21,4 lần Châu Mỹ, 23,2 lần Châu Phi và 80,5 lần Châu Âu. – Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp. Nguyên nhân , thứ nhất, là do yếu tố chính trị quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buốn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủvới nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu. – Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới: Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Ttung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác. – Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB. CIF,C&F…) Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam thường thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm , do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO.
1. Nhân tố thị trường. Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó co thể xét trên các yếu tố cơ bản sau: – Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hươngs tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu âu, ..) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng. – Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. – Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với những sản phẩm đặc sản thì gái có quyết định khá lớn.
Luận Văn Đề Án Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Gạo Ở Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là bước ngoặt phát triển về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biết đến. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lựơc phát triển chung mới dành được thắng lợi và đạt được hiệu quả tối ưu. Đối với nước ta xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng thu nhập đặc biệt đối với người nông dân. Cùng với Việt Nam, trên thị trường gạo thế giới còn có nhiều nước khác tham gia như:Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan đó là những đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta. Mười bốn năm qua xuất khẩu gạo cuả Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề thị trường, giá cả, chất lượng gạo, vấn đề đầu ra Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Với đề tài ” Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam” em xin được đưa ra một vài đánh giá về thực trạng xuất khẩu gạo và cách giải quyết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta. Nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương I: Lý luận về xuất khẩu gạo. Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC
TIN KHUYẾN MÃI
Thư viện tài liệu Phong Phú
Hỗ trợ download nhiều Website
Nạp thẻ & Download nhanh
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Nhận nhiều khuyến mãi
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay
NẠP THẺ NGAY
DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN
Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất, Thúc Đẩy Xuất Khẩu
Ngày 31 tháng 08 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Cụ thể như sau:
1. Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, t giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu. Có giải pháp giảm thời gian xem xét hồ sơ xin hoàn thuế VAT giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp; xem xét có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản tương tự như đối với doanh nghiệp nông sản, thủy sản; xem xét khả năng cho phép nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị chế biến gỗ đã qua sử dụng nhiều năm nhưng vẫn có giá trị sử dụng cao để giúp ngành chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục hạ giá thành; rà soát lại các loại phí và mức phí thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng xuất khẩu, để tiếp tục giảm phí cho doanh nghiệp; v.v…
2. Tăng cường công tác giúp định hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu
– Định kỳ 6 tháng một lần phát hành Báo cáo đánh giá thị trường nông, thủy sản, trong đó đưa ra những thông tin, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả, thị trường của một số nông, thủy sản xuất khẩu chính để doanh nghiệp và người dân có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu (Bộ Công thương chủ trì).
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập cơ sở dữ liệu về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các doanh nghiệp tham khảo.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, công bố thông tin về năng suất lao động chi tiết theo ngành kinh tế cấp 3 hoặc 4 đối với một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển xuất khẩu để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng định hướng phát triển sản xuất phù hợp.
3. Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh là thủy sản, rau quả, cà phê, điều, hồ tiêu, gạo, sắn.
4. Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với điều kiện cụ thểcủa từng vùng, từng địa phương; gắn với phát triển quy mô lớn, công nghệ cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có thế mạnh là dệt may, da giầy, điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ.
5. Tăng cường công tác đàm phán, hội nhậpđể phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Đẩy nhanh tiến độ rà soát pháp lý để tiến tới ký chính thức Hiệp định FTA Việt Nam – EU trong năm 2018, hướng đến phê chuẩn và thực thi Hiệp định vào vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019; hoàn thành hồ sơ xin phê chuẩn để sớm trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP; nỗ lực yêu cầu các nước xóa bỏ tối đa thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế đối với hàng hóa của Việt Nam trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) v.v…
6. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu: hỗ trợ phát triển các thị trường ngách đối với một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bạch trà, cà phê hòa tan, gạo hữu cơ, tiêu trắng… sang Trung Đông, Liên bang Nga, Nam Trung Quốc; đẩy mạnh hoạt động phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia
7 . Đẩy mạnh các biện phá p về thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình kết nối doanh nghiệp tại các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
8. Phát triển dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa. Các bộ, ngành, địa phương triển khai Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017.
9. Tăng cường các Hiệp hội ngành hàng, phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, phối hợp và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai tổ chức đào tạo và tiếp nhận, sử dụng lao động sau đào tạo (Hồng Liên).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!