Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Cho Nạn Đói Thế Giới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham lam không sự khan hiếm
Kinh điển Vệ đà của Ấn Độ cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết về bản chất của lòng từ bi và tâm linh:
Đây Tất cả mọi thứ animate hoặc vô tri vô giác trong vũ trụ đều được kiểm soát và sở hữu bởi Chúa. Do đó, người ta chỉ nên chấp nhận những điều cần thiết cho bản thân, được đặt sang một bên là hạn ngạch của mình, và người ta không nên chấp nhận những điều khác, biết rõ họ thuộc về ai.
Bằng cách sắp xếp thiêng liêng, mẹ thiên nhiên cung cấp nhu cầu của tất cả các thực thể sống. Tuy nhiên, vượt qua sự tham lam vô độ, xã hội hiện đại đã mù quáng cướp đi trái đất của những tài nguyên quý giá, và do đó cướp đi hàng tỷ người ở các nước đang phát triển về hạn ngạch lương thực do Chúa ban cho.
Tuyên bố này rõ ràng được chứng thực bởi thực tế là hơn một phần ba tổng số ngũ cốc được sản xuất trên thế giới đang được cung cấp cho gia súc và các vật nuôi khác. Do đó, có vẻ như giải pháp cho nạn đói thế giới nằm ngoài ranh giới của những nỗ lực nhân đạo tốn kém và mệt mỏi của một số tổ chức phi chính phủ và nguyên nhân sâu xa cần phải nhắm đến, cụ thể là lòng tham. Trong một thời gian dài, các cá nhân và các quốc gia giàu có đã chiếm nhiều hơn phần tài nguyên của Trái đất và giờ phải chấm dứt hoàn toàn sự háu ăn ích kỷ của họ.
Hơn nữa, khi chúng ta nhận ra sự bình đẳng của tất cả chúng sinh, chúng ta sẽ tự nhiên muốn chia sẻ tiền thưởng của trái đất với những người khác và từ bỏ mọi xu hướng ích kỷ. Biểu hiện tai hại nhất của sự ích kỷ là sự tăng trưởng của nông nghiệp nhà máy. Các vùng đất rộng lớn hiện đang cần để trồng trọt để nuôi hàng tỷ động vật được nuôi để làm thức ăn mỗi năm. Theo các nhà khoa học tại Viện Smithsonian, tương đương với bảy sân bóng đá được ủi đất mỗi phút, phần lớn để tạo thêm chỗ cho động vật nuôi. Trong số tất cả đất nông nghiệp ở Mỹ, gần 80% được sử dụng để nuôi động vật, đó là khoảng một nửa tổng diện tích đất của Hoa Kỳ10 Hơn 260 triệu mẫu rừng của Hoa Kỳ đã bị chặt phá để tạo ra đất trồng trọt để trồng ngũ cốc nuôi động vật nuôi. Hơn nữa, để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nông nghiệp chăn nuôi, hơn 35% tổng sản lượng ngũ cốc trên thế giới được cung cấp cho chăn nuôi chứ không phải cho con người.
(Thvl) Nạn Đói Ở Vùng Sừng Châu Phi: Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Tin thế giới
Hôm 18/08, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc FAO đã tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ 2 trong vòng 1 tháng nhằm tìm các biện pháp giúp đỡ người dân khu vực Sừng châu Phi đang bị hạn hán và nạn đói hoành hành. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực ở khu vực này một phần là hậu quả trực tiếp của 30 năm ít chịu đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo họ, bên cạnh việc viện trợ khẩn cấp để cứu đói, cộng đồng quốc tế còn phải đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng sinh kế bền vững cho người dân ở đây nhằm tránh xảy ra một thảm họa tương tự.
Liên Hiệp Quốc cho biết, đã có khoảng 1 triệu người chết vì đói và mạng sống của 12 triệu người tại khu vực sừng châu Phi, bao gồm cả Ethiopia và Kenya đang bị đe dọa. Hiện, các nhân viên cứu trợ quốc tế đang phải vật lộn để cứu đói cho hàng triệu nạn nhân của trận hạn hán khủng khiếp nhất trong 60 năm qua.
Theo các nhà phân tích, nạn đói khủng khiếp tại các quốc gia Đông Phi xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do sự biến đổi khí hậu nên khu vực này ngày càng ít mưa, gây ra mùa màng thất bát, dịch bệnh tràn lan.
Thứ hai, dân số tại các nước nói trên đã tăng lên gấp bốn lần trong vài thập kỷ gần đây, gây áp lực lên nguồn cung lương thực và nguồn nước vốn đã rất khan hiếm.
Bên cạnh đó, xu hướng các nước giàu đến mua hoặc thuê đất sản xuất nông nghiệp đã làm nạn đói ở lục địa Đen này càng thêm nghiêm trọng do nông dân bị đẩy vào tình cảnh không còn đất đai và không có việc làm. Ngoài ra, các quốc gia thường đi đầu trong nỗ lực cứu trợ châu Phi như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…cũng đang rơi vào tính thế tiến thoái lưỡng nan do phải giải quyết các khó khăn tài chính trong nước. Và nguyên nhân cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số nước phương Tây lần lựa viện trợ do lo ngại tiền của họ có thể rơi vào tay các nhóm phiến quân.
Một điều quan trọng nữa là chính phủ các nước này cần tăng cường vai trò và trách nhiệm trong các giao dịch bán đất nông nghiệp cho nước ngoài để đảm bảo nhiều vùng đất màu mỡ không mất đi khiến hệ thống sản xuất nông nghiệp bị phá hoại.
Theo FAO, khu vực Sừng châu Phi trước mắt đang rất cần khoản trợ giúp trị giá hơn 160 triệu USD để vực dậy nền nông nghiệp cũng như chống lại nạn đói, vì thế, các nỗ lực ngoại giao và truyền thông đang được đánh giá là rất cần thiết nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay góp sức để giúp người dân khu vực này vượt qua khó khăn, xây dựng tương lai.
Áp Dụng Giải Pháp Của Thế Giới Cho An Toàn Giao Thông Việt Nam
Đó là một số giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ (ATGT) của các nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Thực trạng ATGT Việt Nam
Năm 2010, số người tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam là gần 11.500 người, giảm 47 người so với năm 2009. Tuy nhiên, trong quý I/2011, TNGT ở Việt Nam có xu hướng tăng lên, đặc biệt là TNGT nghiêm trọng.
TNGT trong quý I/2011 tại Việt Nam có xu hướng tăng, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng
Kết quả phân tích của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Cục Cảnh sát Giao thông đường sắt – đường bộ vừa công bố cho thấy có 3 yếu tố dẫn tới TNGT ở nước ta là con người, phương tiện và hạ tầng. Tuy nhiên, nguyên nhân TNGT đường bộ do ý thức của người tham gia giao thông lên tới 87%.
Tình trạng TNGT của Việt Nam nằm trong tình trạng chung của các nước đang phát triển. Cùng với sự bùng nổ của các phương tiện cơ giới đường bộ và tốc độ đô thị hóa cao, kết cấu hạ tầng giao thông bất cập, TNGT ở Việt Nam liên tục gia tăng trong nhiều năm và chỉ bắt đầu từ năm 2003 số vụ TNGT mới có xu hướng giảm, tuy nhiên tính bền vững chưa cao.
Dự thảo về Chiến lược an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đang được Việt Nam xúc tiến thực hiện để đối phó với tình hình TNGT.
Kinh nghiệm quý từ những nước phát triển
Thái Lan là nước cũng đang phải đối mặt với số tử vong vì TNGT lên tới 13.000 người/năm.
Thái Lan có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cùng với Nhà nước thực hiện các giải pháp giảm thiểu số vụ TNGT đường bộ với quan điểm phòng ngừa tai nạn dễ hơn chống.
Cùng với việc thành lập Trung tâm Quốc gia về An toàn đường bộ, Chính phủ Thái Lan đã phát động 1 chiến dịch nhận thức cộng đồng dựa trên 5 chữ E: Giáo dục (Education), công khai các thông tin và sự tham gia của cộng đồng, thực thi Luật pháp (Law Enforcement), ứng dụng công nghệ giao thông (Traffic Enginneering), hệ thống dịch vụ cấp cứu (Emergency Service System). Nguồn vốn cho chiến dịch này được huy động thông qua 2% thuế thu được từ rượu, thuốc lá và đấu giá biển số xe.
Thành lập hệ thống theo dõi và giám sát sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, theo dõi và báo cáo về các xe tải vượt quá tốc độ hoặc gây tai nạn và các kết quả sẽ được thông báo về Trung tâm ATGT và chủ công ty xe.
Tại Trung Quốc, hệ thống giao thông đường bộ đạt tới sự đồng bộ, hiện đại và an toàn bởi nước này đầu tư kinh phí rất lớn để quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Giới chức ngành giao thông nhận định đây là nhân tố quan trọng góp phẩn bảo đảm ATGT và giảm TNGT 1 cách bền vững.
Hệ thống giao thông đường bộ của Trung Quốc đồng bộ, hiện đại và an toàn
bởi nước này đầu tư kinh phí rất lớn để quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng
Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân. Trong đó, tại Thủ đô Bắc Kinh việc chống ùn tắc rất tích cực khi mỗi tuần phương tiện cá nhân không được lưu thông 1 ngày. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hạn chế đăng ký phương tiện bằng cách quy xổ số, mỗi năm chỉ được đăng ký 20.000 phương tiện.
Hạn chế đi lại trong giờ cao điểm, miễn phí đi lại bằng phương tiện công cộng giờ thấp điểm (người nghỉ hưu). Trên nhiều tuyến đường trọng điểm có hệ thống chỉ huy giao thông thông minh báo lưu lượng xe và nguy cơ ùn tắc.
Các loại hình giao thông công cộng được chú trọng phát triển như xe buýt, taxi, tàu điện ngầm, xe điện bánh hơi. Vấn đề trợ giá cho xe buýt được chính quyền các thành phố thực hiện chủ yếu thông qua việc đảm bảo cơ sở hạ tầng và an toàn vệ sinh môi trường.
Công tác quản lý lái xe sau khi có giấy phép lái xe được theo dõi chặt chẽ thông qua việc ghi lỗi và trừ điểm, nếu vi phạm chủ xe phải tự giác nộp phạt, nếu nộp phạt chậm sẽ bị tính lãi suất, trường hợp chây ỳ sẽ bị từ chối đổi giấy phép lái xe.
Việc xử lý vi phạm ATGT trên các tuyến đường được giám sát bằng camera cố định, Internet và hệ thống định vị vệ tinh GMS. Các hành vi vi phạm giao thông đều bị phạt tiền rất cao, tuy nhiên Luật giao thông nước này quy định cảnh sát không trực tiếp thu tiền phạt để hạn chế tiêu cực.
Cải tạo toàn diện hạ tầng và thiết bị ATGT như: đường bộ hành/vỉa hè, đường chung cho người đi bộ và xe đạp, biển báo, sơn chỉ dẫn, các công trình chiếu sang đường và đèn hiệu giao thông… Kết quả so sánh tỷ lệ TNGT tại nước này sau cải tại đã giảm được 2/3 so với trước khi cải tạo.
Hệ thống công nghệ giao thông thông minh rất hữu ích tại Nhật Bản, mức giảm tới hơn 70% TNGT trên quốc lệ Meihan (tỉnh Nara).
Ông Takagi Michimasa – Tư vấn Trưởng Dự án ATGT của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: “Để giảm được 5 người tử vong vì TNGT/100.000 người, chúng tôi đã phải mất 20 năm để thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó phải có ngân sách quốc gia dự trữ thường xuyên để đầu tư cho hạ tầng giao thông, phải xây dựng văn hóa giao thông tốt và ý thức thực hiện của người tham gia giao thông tốt…”.
Giới chức ngành giao thông cho rằng các giải pháp nói trên sẽ là những kinh nghiệm quý báu góp phần xây dựng Chiến lược về đảm bảo ATGT đường bộ Quốc gia Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm thế giới có 1,2 triệu người tử vong vì TNGT.
Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn cầu, số người chết và bị thương vì TNGT sẽ tăng 65% trong vòng 20 năm tới và chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển. TNGT sẽ là nguyên nhân thứ 3 dẫn đến gánh nặng bệnh tật và thương tích toàn cầu vào năm 2020 nếu không có cam kết mới để phòng tránh tai nạn.
Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (Ngân Hàng Thế Giới
Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.
Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức: Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục , IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển; Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo; Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo; Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển và Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển là tổ chức đầu tiên và chủ yếu của Nhóm Ngân hàng thế giới. Hiện nay Ngân hàng Thế giới có 184 thành viên với 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá 181 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 14,98%, Nhật Bản 10,76%, Đức 6,97%, Anh 5,04%, Pháp 4,2% (1996).
IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.
MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976.
Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng”) là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982. Gồm các vị: Anne Krueger – giai đoạn 1982-1986; Stanley Fischer – 1988-1990; Lawrence Summers – 1991-1993; Joseph E. Stiglitz – 1997-2000; Nicholas Stern – 2000-2003; François Bourguignon – 2003 đến nay.
BVK (biên soạn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Cho Nạn Đói Thế Giới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!