Đề Xuất 3/2023 # Giải Pháp Ảo Hóa Virtualization # Top 11 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Giải Pháp Ảo Hóa Virtualization # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Ảo Hóa Virtualization mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, gần như không thể mua máy chủ mà không phải là loại đa nhân nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ (dưới 100 nhân viên) lại yêu cầu máy chủ không cần quá mạnh như vậy. Tuy nhiên, nếu tuân theo yêu cầu trên thì khả năng là doanh nghiệp nhỏ sẽ trang bị máy chủ vật lý vừa đắt tiền, ít hiệu quả vừa tiêu tốn nhiều năng lượng, tỏa nhiều nhiệt. Đó là lý do vì sao nên mua máy chủ đa nhân – có 4, 6 hay thậm chí 12 nhân trên một bộ xử lý – để lưu trữ máy chủ ảo hóa, phù hợp cho mọi quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Thiết lập máy chủ ảo hóa

Ảo hóa giúp việc quản trị đơn giản cũng như giảm chi phí. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chọn máy chủ và phần mềm dùng cho ảo hóa. Bằng cách dùng một máy chủ vật lý để chạy nhiều máy chủ ảo hóa, bạn có thể giảm nhiều chi phí hoạt động cũng như chi phí đầu tư. 

Chọn máy chủ lưu trữ 

Quyết định sự thành công máy chủ ảo hóa trong môi trường có quy mô nhỏ hơn bắt đầu bằng máy chủ lưu trữ vật lý (host). Mặc dù nó sẽ chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ hàng tá máy chủ ảo, nhưng lại yêu cầu tài nguyên trên bộ xử lý (CPU) ít hơn bạn nghĩ.

Tùy theo phần mềm ảo hóa (chẳng hạn hypervisor), bạn sẽ có thể chạy máy chủ ảo hóa trên CPU 4 hoặc 6 nhân. Lý do là hầu hết máy chủ ảo hóa được vận hành gần như ở trạng thái duy trì (idle) trong phần lớn thời gian. Khi máy chủ ảo hóa bắt đầu chạy, tài nguyên của chúng có khuynh hướng chia ra cho CPU, RAM, đĩa cứng và truy xuất mạng vào/ra, trong đó chỉ một số máy chủ ảo yêu cầu tài nguyên CPU đáng kể. Bằng cách tận dụng ưu điểm này, bạn có thể phối hợp chặt chẽ nhiều máy chủ vật lý trên cùng một máy chủ lưu trữ duy nhất.

Tuy nhiên, đối với các máy chủ cơ sở dữ liệu, tải dữ liệu nhiều không thích hợp cài đặt trên máy chủ ảo hóa. Tất cả tùy thuộc vào tài nguyên phần cứng trên máy chủ lưu trữ, tính năng phần mềm ảo hóa, và cũng tùy thuộc vào những quy định của máy chủ ảo hóa. Việc thiết lập và kiểm tra các yêu cầu này trước khi thực hiện là điều không quá khó.

Chọn phần cứng, một nguyên tắc cần nhớ là chọn CPU đa nhân và có tốc độ xung nhịp lớn dành cho máy chủ lưu trữ; nếu bạn chọn giữa CPU 4 nhân tốc độ 2,93GHz và CPU 6 hoặc 12 nhân tốc độ 2,4GHz, bạn nên chọn CPU 6 hoặc 12 nhân. Bởi vì khả năng chia tải máy chủ ảo trên CPU đa nhân nhanh hơn, hiệu suất hoạt động đồng bộ hơn trên tất cả máy chủ ảo.

RAM và đĩa cứng

Máy chủ lưu trữ ảo hóa có thể luôn dùng nhiều bộ nhớ hệ thống (RAM), vì vậy hãy trang bị càng nhiều RAM càng tốt, và lựa chọn loại RAM nhanh nhất có thể. Mặt khác, việc phân bổ RAM cũng bị khống chế khắt khe hơn nhiều so với CPU. Càng nhiều RAM, bạn càng có thể có nhiều máy chủ ảo hóa.

Trong môi trường nhỏ hơn, bạn có thể không cần mạng lưu trữ hay thiết bị lưu trữ qua mạng để lưu ảnh máy chủ ảo hóa, vì máy chủ lưu trữ sẽ chịu trách nhiệm cho công việc này. Trong trường hợp đó, càng nhiều đĩa cứng càng tốt. Yêu cầu chung, ổ đĩa SATA chạy RAID 5 hay RAID 6 thì đủ đáp ứng, mặc dù ổ đĩa cứng SAS (Serial Attached SCSI) cung cấp hiệu suất hoạt động hiệu quả hơn.

Phần mềm ảo hóa

Bạn có nhiều lựa chọn phần mềm miễn phí. VMware Server miễn phí chạy trên Windows hay Linux. Phần mềm ảo hóa cần hệ điều hành để cung cấp các yêu cầu chính cho hoạt động và chúng dễ cài đặt và sử dụng. Nếu bạn muốn miễn phí hoàn toàn, hãy cài đặt Linux trên máy chủ và chạy bản VMware Server trên Linux. Nếu không, hãy cài đặt bản Windows Server 2003 hay 2008 và chạy bản VMware Server trên Windows.

VMware có bản miễn phí là VMware ESXi. Phiên bản này được xây dựng trên cơ sở của bản VMware trả phí, ổn định, nhưng VMware ESXi có một số vấn đề tương thích phần cứng, kiểm tra tương thích phần cứng tại find.pcworld.com/70448.

Hyper-V của Microsoft có lẽ tốt cho hệ thống mạng chạy Windows. Về mặt kỹ thuật, Hyper-V không miễn phí, vì nó yêu cầu mua Windows Server 2008 R2, tuy nhiên Hyper-V có giao diện đơn giản và tích hợp tốt vào hệ điều hành. Nếu máy chủ ảo hóa chạy trên máy chủ lưu trữ Windows Server 2008, bạn có thể nghĩ đến việc mua bản quyền. Mua Windows Server 2008 R2 cho phép chạy 4 máy chủ Windows Server 2008 ảo, chỉ với 1 bản quyền.

Bạn cũng có thể chọn lựa tùy chọn khác, chẳng hạn như XenServer của Citrix. Phiên bản miễn phí này có tính năng có thể không bằng bản miễn phí của VMware, chẳng hạn quản lý nhiều máy chủ. XenServer không theo trào lưu như các phần mềm khác, nhưng nó có thể tải về và cài đặt miễn phí, và không cần dựa vào hệ điều hành hay bản quyền hệ điều hành nào.

Card mạng

Trong nhiều trường hợp, máy chủ vật lý chỉ dùng 1 hay 2 card mạng để hỗ trợ toàn bộ môi trường ảo hóa, nhưng nếu bộ chuyển mạch mạng (switch) cho phép bạn gộp đường kết nối để tăng băng thông cho máy chủ ảo thì rất tốt. Việc gộp 2 hay nhiều card mạng tốc độ gigabit, giúp bạn tạo một card mạng ảo lớn hơn, hỗ trợ nhiều băng thông hơn cho người dùng và cho các máy chủ vật lý khác trên mạng. Nhiều bộ chuyển mạch tầm trung hỗ trợ tính năng này.

Nếu bộ chuyển mạch mạng thiếu tính năng gộp đường kết nối, bạn có thể dành một card mạng cho một máy chủ có tải nhiều nhất. Card mạng gigabit giờ cũng khá rẻ, vì vậy hãy trang bị ít nhất 4 card mạng gigabit cho máy chủ vật lý.

Nguồn điện 

Bạn thường thấy một số máy chủ chỉ có một nguồn cung cấp điện duy nhất, nhưng nếu bạn chạy nhiều máy chủ ảo hóa trên một máy chủ lưu trữ, bạn nên đầu tư thêm bộ nguồn chạy chế độ dự phòng. Tất cả máy chủ ảo hóa của bạn đều phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện cung cấp của máy chủ vật lý. Việc trang bị nguồn điện dự phòng khá đáng giá nếu bạn dư giả.

Hạ Tầng Ảo Hóa Máy Trạm – Virtual Desktop Infrastructure (Vdi)

Các doanh nghiệp ngày nay không tiến hành mua sắm máy trạm theo cách đã làm như trước đây mà hướng tới ảo hoá hệ thống máy trạm. Thông qua quá trình ảo hoá hệ thống máy trạm, bộ phận IT sẽ cho phép người dùng cuối có thể truy cập tới máy trạm một cách linh hoạt từ nhiều loại thiết bị khác nhau. Xu hướng tiến hành ảo hoá máy trạm và cho phép người dùng cuối sử dụng một cách linh hoạt các thiết bị được gọi là xu hướng triển khai Điện Toán Người Dùng Cuối (End User Computing – EUC).

VMware cung cấp giải pháp cho Điện Toán Người Dùng Cuối (EUC) theo hướng tách hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu của người dùng cuối ra khỏi phần cứng máy trạm truyền thống, và cung cấp các thành phần này tới người sử dụng như là một dịch vụ IT. Thông qua cách tiếp cận này, quá trình vận hành hệ thống Điện Toán Người Dùng Cuối sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

– Nâng cao thời gian sử dụng và tuổi thọ của thiết bị.

– Giảm tối đa công sức quản trị hệ thống và rút ngắn thời gian triển khai máy trạm.

– Nâng cao khả năng bảo mật, khả năng sẵn sàng cao của hệ thống máy trạm

VMware Horizon View là một giải pháp tích hợp cho VDI, cung cấp khả năng quản trị và vận hành tập trung ở phạm vi doanh nghiệp hướng tới cung cấp giải pháp máy trạm ảo như một dịch vụ của doanh nghiệp. Với công nghệ Horizon View của VMware, kết hợp với giải pháp hệ điều hành đám mây VMware vSphere đem lại cho người sử dụng một hệ thống VDI nằm trong trung tâm dữ liệu với độ bảo mật cao và khả năng quản trị tập trung toàn diện. Sự kết hợp này đem lại cho người sử dụng một giải pháp máy trạm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục, khả năng sẵn sàng cao và khả năng khôi phục nhanh khi có thảm họa xảy ra, những giá trị này có thể so sánh với khả năng bảo vệ chỉ có được ở những ứng dụng máy chủ nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp.

Đơn giản hóa quá trình quản trị, tăng độ bảo mật và giảm chi phí quản trị

– Quản trị truy cập máy trạm ảo

– Triển khai linh hoạt

– Bảo mật mạng mạnh

– Tích hợp toàn diện với Microsoft Active Directory

– Dự phòng khi có sự cố

– Hỗ trợ cơ chế đăng nhập hai lớp

Giải pháp máy trạm ảo hoàn chỉnh cho người dùng với trải nghiệm không đổi

– Ứng dụng tương thích

– Không yêu cầu đào tạo

– Linh hoạt

– Truy cập các thiết bị nội bộ

Tích hợp với phần mềm ảo hoá hạ tầng VMware vSphere

– Quản trị tập trung máy chủ và máy trạm

– Sao lưu dữ liệu tập trung

– Tự động chuyển sang hệ thống dự phòng và phục hồi khi có sự cố xảy ra

– Tự động cân bằng tải trong hệ thống

Nguồn: https://www.ntccloud.vn/private-cloud/vdi 

Giải Pháp Desktop Virtualization

Trong môi trường mạng doanh nghiệp hiện nay, thông thường người quản trị phải đối mặt với thách thức là làm sao để đưa ra một giải pháp hiệu quả để giảm chi phí mà vẫn bảo đảm được tính linh hoạt & khả năng đáp ứng liên tục của hệ thống nhằm nâng cao năng suất hoạt động, tận dụng tối đa tài nguyên & ở bất cứ nơi nào nhân viên cũng được phép truy cập tài nguyên trong hệ thống. Câu trả lời cho nhu cầu trên chính là giải pháp ảo hóa hệ thống mạng (Virtualization)

Hàng loạt các giải pháp ảo hóa được phát triển nhằm mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi doanh nghiệp như: Server Virtualization, Desktop Virtualization, Application Virtualization, Presentation Virtualization, Profile Virtualization.

Công nghệ Desktop Virtualization (giải pháp ảo hóa máy tính để bàn) đã phá vỡ sự liên kết truyền thống giữa các hệ điều hành, ứng dụng, dữ liệu & các thiết lập của người dùng. Desktop Virtualization cho phép chúng ta triển khai các thiết lập của người dùng (Profile, Desktop, Documents…), ứng dụng & máy tính cá nhân của người dùng một cách riêng rẽ hoặc chung. Quan trọng hơn, với Desktop Virtualization chúng ta có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có không chỉ trong hôm nay mà còn cả trong tương lai vì vậy chúng ta sẽ giảm được một phần chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Các lợi ích thiết yếu của giải pháp ảo hóa:

– Tăng khả năng hoạt động liên tục & linh hoạt của hệ thống

– Cho phép người dùng truy cập ở bất cứ nơi nào

– Cải thiện nhu cầu tuân thủ chính sách bảo mật trong hệ thống

– Giảm chi phí đầu tư cho hệ thống mạng doanh nghiệp

Bài viết bao gồm các bước:

1. Cài đặt Hyper-V

2. Cài đặt Remote Desktop Session Host

3. Cài đặt Remote Desktop Virtualizaion Host, Connection Broker, Web Access

4. Tạo 2 máy ảo

5. Cấu hình 2 máy ảo

6. Cấu hình Remote Desktop Web Access 

7. Cấu hình Virtual Desktop & gán Personal Destop cho từng user

8. Kiểm tra kết quả

I. Kịch bản

Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu ứng dụng giải pháp ảo hóa hệ thống mạng, cụ thể doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng giải pháp Desktop Virtualization để ảo hóa các máy client trong hệ thống nhằm mục đích cung cấp cho mỗi người sử dụng trong hệ thống 1 máy client ảo riêng. Ví dụ: User1 khi kết nối vào hệ thống ảo hóa sẽ được sử máy ảo tên chúng tôi còn User2 sẽ được sử dụng máy ảo tên chúng tôi Để đáp ứng với nhu cầu đặt ra, bạn sẽ triển khai giải pháp Personal Desktop Virtualization.

II. Mô hình

III. Chuẩn bị

Mô hình gồm 4 máy: 2 máy thật & 2 máy ảo

– 2 máy thật sử dụng Windows Server 2008 R2

Server1 (DC.msopenlab.com) làm chức năng DC, DNS Server, Client

Server2 (RDServer.msopenlab.com) làm chức năng RD Session Host, RD Vitualization Host, RD Connection Broker, RD Web Access

– 2 máy ảo sử dụng Windows 7 Profesional/Enterprise

Host01.msopenlab.com

Host02.msopenlab.com 

Cấu hình TCP/IP cho 2 máy như trong bảng sau:

Server1 

IP:192.168.1.18/24

GW:192.168.1.200 

DNS:192.168.1.18 

Server2

IP:192.168.1.19/24

GW:192.168.1.200 

DNS:192.168.1.18

– Cấu hình Server1 làm Domain Controller & DNS Server của domain msopenlab.com

– Join Server2 vào domain msopenlab.com

– Tạo 2 Domain User Account: U1/P@ssword & U2/P@ssword- Đưa U1 & U2 vào làm thành viên của group Remote Desktop Users

IV. Thực hiện

1. Cài đặt Hyper-V trên Server2

– Logon MSOPENLABAdministrator, mở Server Manager,chuột phải Roles chọn Add Roles

-Trong hộp thoại Select Server Roles, đánh dấu chọn Hyper-V, chọn Next

-Hộp thoại Introdution to Hyper-V, chọn Next

-Trong hộp thoại Create Virtual Networks, đánh dấu chọn vào Interface hiện có để máy ảo liên lạc với hệ thống, chọn Next

-Hộp thoại Confirm Installation Selections, chọn Install

– Hộp thoại Installation Results, chọn Close, khi hệ thống yêu cầu Restart chọn Yes

– Sau khi khởi động thành công, logon MSOPENLABAdministrator, kiểm tra cài đặt Hyper-V thành công 

2. Cài đặt Remote Desktop Session Host trên Server2

– Trong cửa sổ Server Manager, chuột phải Roles chọn Add Roles

-Trong hộp thoại Select Server Roles, đánh dấu chọn Remote Desktop Services, chọn Next

-Hộp thoại Introdution to Remote Desktop Services, chọn Next

-Trong hộp thoại Select Role Services, đánh dấu chọn Remote Desktop Session Host, chọn Next

-Hộp thoại Uninstall and Reinstall Applications for Compatibility, chọn Next

– Hộp thoại Specify Authentication Method for Remote Desktop Session Host, chọn Require Network Level Authentication is required, chọn Next

– Trong hộp thoại Specify Lisencing Mode, chọn Configure later, chọn Next 

– Trong hộp thoại Select User Groups Allowed Access To This RD Session Host Server, chọn Next 

– Configure Client Experience, đánh dấu chọn tất cả các ô chọn để cài thêm features, chọn Next 

– Hộp thoại Confirm Installation Selections, chọn Install 

-Sau khi cài đăt hoàn tất, chọn Yes để Restart máy

– Logon MSOPENLABAdministrator, kiểm tra cài đặt thành công

3. Cài đặt Remote Desktop Virtualizaion Host, Connection Broker, Web Access trên Server2

-Trong cửa sổ Server Manager, bung Roles, chuột phải Remote Desktop Services chọn Add Role Services 

-Trong hộp thoại Select Roles Services, đánh dấu chọn Remote Desktop Virtualization Host, Connection Broker & Web Access, chọn Next

-Hộp thoại Introdution to Web Server (IIS), chọn Next

– Hộp thoại Select Role Services, giữ cấu hình mặc định, chọn Next

-Hộp thoại Confirm Installation Selections, chọn Install

-Hộp thoại Installation Results, kiểm tra cài đặt thành công, chọn Close

4. Tạo 2 máy ảo trên Server2

Trên Server2, chúng ta cần 2 máy ảo Windows 7 Profestional/Enterprise tên chúng tôi & chúng tôi Trong bài viết này chúng tôi sẽ sử dụng 2 máy ảo đã có cài đặt sẵn Windows 7 (Host01.vhd & Host02.vhd) 

– Trên Server2, mở Hyper-V Manager từ Administration Tools, chuột phải RDSERVER, bung New chọn Virtual Machine

– Hộp thoại Before You Begin, chọn Next 

– Trong hộp thoại Specify Name and Location, đặt tên cho máy ảo chúng tôi chọn Next 

-Hộp thoại Assign Memory, nhập dung lượng RAM là 512, chọn Next

– Hộp thoại Configure Networking, trong ô Connection chọn card LAN để máy ảo liên lạc với hệ thống, chọn Next 

– Hộp thoại Connect Virtual Hard Disk, chọn Use an existing virtual hard disk, trỏ đường dẫn đến đĩa cứng ảo chúng tôi chọn Nex, chọn Finish

– Lập lại các bước như trên để tạo ra máy ảo chúng tôi sử dụng ổ cứng ảo Host02.vhd

-Trong cửa sổ Hyper-V Manager, chuột phải lần lượt 2 máy ảo chọn Start để khởi động 2 máy ảo

5. Cấu hình 2 máy ảo

– Cấu hình TCP/IP cho 2 máy ảo như trong bảng sau:

Host01.msopenlab.com 

Host02.msopenlab.com

IP: 192.168.1.119/24

GW: 192.168.1.200

DNS: 192.168.1.18 

IP: 192.168.1.120/24

GW: 192.168.1.200

DNS: 192.168.1.18

– Join 2 máyảo vào domain MSOPENLAB.COM

– Tắt các Windows Firewall của 2 máy ảo 

– Bật chức năng Remote Desktop của 2 máy ảo.

-Đưa 2 user U1 & U2 vào làm thành viên của group Remote Desktop Users của 2 máy ảo

6. Cấu hình Remote Desktop Web Access

– Trên Server2, vào StartAdministrative ToolRemote Desktop Services, mở Remote Desktop Web Access Configuration

– Trong cửa sổ Internet Explorer, chọn Continue to this website 

– Trong cửa sổ Enterprise Remote Access, đang nhập bằng account MSOPENLABAdministrator 

– Trong mục Select the source to use, chọn An RD Connection Broker server

– Trong ô Source name, nhập tên của RD Web Access: chúng tôi chọn OK

7. Cấu hình Virtual Desktop & gán Personal Destop cho từng user

– – Trên Server2, vào StartAdministrative ToolsRemote Desktop Services, mở Remote Desktop Connection Manager

-Trong cửa sổ Remote Desktop Connection Manager,chuột phải Remote Desktop Connection Manager chọn Configure Virtual Desktops

– Trong hộp thoại Before You Begin, chọn Next

– Trong hộp thoại Specify an RD Virtualizayin Host Server, nhập tên của máy RD Virtuaization Host (RDServer.msopenlab.com) vào ô Server name, chọn Add, chọn Next 

-Trong hộp thoại Configure Redirection Settings, nhập tên của máy RD Session Host (RDServer.msopenlab.com) vào ô Server name, chọn Next

– Trong hộp thoại Specify an RD Web Access Server, nhập tên của máy RD Web Access (RDServer.msopenlab.com) vào ô Server name, chọn Next

– Hộp thoại Confirm Changes, chọn Apply 

– Trong hộp thoại Summary Information, bảo đảm có đánh dấu chọn ô Assign personal virtual desktop để gán client ảo cho user, chọn Finish 

-Hộp thoại Assight Personal Virtual Desktop, chọn Select User

-Trong hộp thoại Seclect User, chọn user U1, chọn OK

– Trong hộp thoại Assign Personal Virtual Desktop, bung ô Viertual machine, chọn chúng tôi chọn Next 

-Hộp thoại Confirm Assignment, chọn Assign

-Hộp thoại Assignment Summary, bảo đảm có đánh dấu chọn ô Assign another virtual machine to another use, chọn Continue

– Thực hiện tương tự các bước trên để gán cho user U2 sử dụng máy ảo Host02.msopenlab.com

– Trong hộp thoại Assignment Summary, bỏ dấu chọn Assign another virtual machine to another user, chọn Finish

8. Kiểm tra kết quả

– Trên Server1, mở IE, truy cập địa chỉ http://RDServer.msopenlab.com/rdweb, chọn Continue to this website

-Trong cửa sổ Enterprise Remote Access, đăng nhập bằng account MSOPENLABU1

– -Trong cửa sổ Enterprise Remote Access, chọn My Desktop

– Hộp thoại remote Desktop Connection, chọn Connect

-Hộp thoại Windows Security,đang nhập bằng account MSOPENLABU1

– Kiểm tra U1 kết nối thành công tới máy ảo Host01.msopenlab.com 

– Thực hiện tương tự các bước bên trên để kết nối bằng quyền U2

– Kiểm tra U2 kết nối thành công tới máy ảo Host02.msopenlab.com

RELATED POSTS

Giải Pháp Ảo Hóa Máy Trạm Trên Microsoft Azure

Ảo hóa máy trạm là nền tảng trong đó hệ điều hành của máy tính và các ứng dụng bên trong trong các máy tính ảo nằm trên các máy chủ trong các trung tâm dữ liệu. Người dùng sẽ truy cập vào các máy tính ảo và các ứng dụng từ một máy tính hoặc máy zero client hay thin client sử dụng một giao thức hiển thị từ xa và có được hầu như đầy đủ tính năng như khi sử dụng máy tính để bàn. Sự khác biệt ở đây là các máy ảo được quản lý tập trung từ trung tâm dữ liệu. Tương tự như ảo hóa server, VDI mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt việc quản lý máy tính và các tác vụ quản trị hệ thống được giảm đáng kể, các ứng dụng có thể được nhanh chóng thêm mới, xóa, năng cấp, cập nhật bản vá, bảo mật tập trung và việc bảo vệ/sao lưu dữ liệu trở nên dễ dàng.

WVD là dịch vụ ảo hóa máy trạm và ứng dụng trên nền tảng cloud của Microsoft Azure hay có thể hiểu WVD là VDI ở dạng cloud based và nó được truy cập bằng bất kì thiết bị nào của người dùng ở bất kỳ thời điểm nào và bất cứ nơi nào người dùng cần truy cập. WVD mang đến cho người dùng sự trải nghiệm giống như đang sử dụng một máy trạm vật lý bình thường thông qua nền tảng window 10, window 7 và khả năng tích hợp các ứng dụng Office 365 mang lại hiệu xuất cao trong việc truy cập máy trạm ảo hay ứng dụng.

Lợi ích giải pháp Windows Virtual Desktop

WVD được triển khai trên nền tảng Microsoft Azure giúp mang lại nhiều lợi ích:

Quick Deployment: triển khai một cách nhanh chóng dựa trên nhu cầu

Pay-as-you-grow: doanh nghiệp chỉ trả chi phí cho các dịch vụ và tài nguyên sử dụng.

Cost Efficient:hiệu quả về chi phí

+ Hiệu quả về mặt chi phí đầu tư (CAPEX): thay vì triển khai mô hình truyền thống (On-premise) để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để tiết kiệm chi phí về thay vì đầu tư hạ tầng (Hardware, Cooling, Cabling, Data Center room) và bản quyền phần mềm (Software Licensing) ở bên dưới.

+ Hiệu quả về mặt chi phí vận hành (OPEX): khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, tất cả việc vận hành về phần cứng, phần mềm đều do nhà cung cấp (Cloud Computing Providers) chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp chỉ cần chi trả chi phí cho việc sử dụng dịch vụ.

Up-to-date: hạ tầng và cách dịch vụ luôn được nhà cung cấp cập nhật bản vá, bảo trì và nâng cấp phần cứng. Các dịch vụ, ứng dụng của nhà cung cấp sẽ luôn cập nhật các tính năng mới, cập nhật bản vá lỗi.

Scalability and Elasticity: đa dạng hóa các tài nguyên cũng như đảm bảo khả năng nâng cấp và khả năng mở rộng , tăng giảm điều chỉnh theo nhu cầu.

Disaster Recovery: các trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây luôn được cấu hình sẵn sàng khi có sự cố thảm họa. Dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được phục hồi một cách chóng khi có sự cố tại data center đang chạy dịch vụ của họ.

Tăng khả năng hoạt động liên tục & linh hoạt của hệ thống

Cải thiện nhu cầu tuân thủ chính sách bảo mật trong hệ thống

Giảm chi phí đầu tư cho hệ thống mạng doanh nghiệp

Cho phép ảo hóa cách làm việc tăng năng suất lao động của nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu, mọi nơi, mọi lúc.

Tận dụng khả năng làm việc trên hầu hết các thiết bị di động mới nhất, từ đó đổi mới toàn bộ doanh nghiệp về cách làm việc cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu cao. Giải pháp cho phép người dùng tự chọn các loại phần mềm hay phiên bản cần sử dụng phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu cần sử dụng.

Tương thích một cách nhanh chóng với sự thay đổi về ứng dụng hay hệ điều hành (thay đổi phiên bản hay thay đổi nhà cung cấp), cho phép mở rộng chi nhánh hay các thương vụ sát nhập các công ty. Giải pháp cũng cho phép triển khai và phân phối đến người sử dụng một cách nhanh chóng bất kỳ ứng dụng hay phiên bản mới không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cũ.

Quản lý tập trung toàn bộ quá trình tính toán, và bảo mật cho phép giảm thiểu chi phí về quản lý, nâng cấp phần mềm, nâng cấp hệ điều hành hay quá trình hỗ trợ trực tiếp người sử dụng.

Hỗ trợ hầu hết các thiết bị đầu cuối hay di động hiện nay trên các nền tảng mở như windows, ios, android, HTML5 web client.

Kiến trúc tổng quan giải pháp

Kiến trúc giải pháp Windows Virtual Desktop bao gồm 3 thành phần chính:

Phần RD client: bao gồm các thiết bị, trình duyệt đầu cuối kết nối vào hệ thống WVD. Người dùng có thể dùng những thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, máy tính để kết nối vào WVD, từ đó truy cập các tài nguyên cần sử dụng.

Phần Control Plan: là nơi cung cấp các dịch vụ quản trị hệ thống WVD, do Microsoft cung cấp dưới dạng nền tảng (platform as a service).

Phần Host Pool: do khách hàng hoặc đối tác quản trị, bao gồm các máy Session Host (là các máy tính người dùng cần truy cập chạy hệ điều hành Windows 7, Windows 10 hoặc Windows Server).

Năng lực tư vấn và triển khai giải pháp Microsoft – FTI (FPT Telecom International)

FTI là thành viên của FPT Telecom, là đối tác chiến lược của Microsoft với cấp độ Gold Partner tập trung phát triển các năng lực chuyên môn Silver & Gold Competency trong nhóm giải pháp điện toán đám mây. FTI đang là đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trực tiếp của Microsoft (Cloud service provider – Tier 1).

FTI đang là đối tác vàng và bạc của Microsoft được các bằng cấp chuyên sâu ở các lĩnh vực:

Đội ngũ kỹ sư trẻ, năng động, luôn hướng đến sự chuyên nghiệp trang bị đầy đủ các chứng chỉ kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước.

Liên hệ hỗ trợ tư vấn trực tiếp:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Ảo Hóa Virtualization trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!