Đề Xuất 3/2023 # Đi Tìm Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Giá Thịt Heo # Top 12 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Đi Tìm Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Giá Thịt Heo # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đi Tìm Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Giá Thịt Heo mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mặc dù từ đầu tháng 4, 15 doanh nghiệp (DN) chăn nuôi heo lớn đã giảm giá xuống 70.000 đồng/kg nhưng giá heo hơi trên thị trường không hề giảm. Ngày 20/4, giá heo hơi tại khu vực miền Nam đạt mức 80.000 – 87.000 đồng/kg. Tại Bến Tre, giá heo hơi tăng cao nhất với 87.000 đồng/kg; Đồng Nai 86.000 đồng/kg; Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu 82.000- 85.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Bản, chủ trại heo ở TP. Bà Rịa cho biết, mặc dù giá heo hơn đang ở mức cao nhưng giá thành chăn nuôi cũng tăng theo, nhất là heo giống và cám. Theo ông Bản, vào đầu năm 2019, giá heo giống loại 7- 8 kg/con giá chỉ từ 1-1,2 triệu đồng/con, hiện nay giá đã tăng lên 2,4 – 2,5 triệu đồng/con. Như vậy so với khi chưa xảy ra dịch tả heo châu Phi, giá heo giống đã tăng hơn gấp đôi, đã vậy còn khan hiếm nguồn cung.

Bà Huỳnh Thị Tâm, chủ trại chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình ở TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho hay, ở khu vực TP. Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Trảng Bom, ngoại trừ các trang trại chăn nuôi heo gia công cho các công ty lớn, có đến 90% các trang trại nhỏ, hộ gia đình chuồng trại đang bỏ trống. “Do dịch bệnh lắng xuống, gia đình mới rồi liều thả 100 con heo giống loại 7-8 kg/con, giá 2,4 triệu đồng/con. Heo con mùa này khan hiếm và giá cao dù muốn mua thêm vẫn khó tìm vì nguồn cung giảm mạnh”, bà Tâm nói.

Theo ông Nguyễn Hoàng, chủ trại nuôi heo gia công cho một công ty chăn nuôi có vốn FDI ở TP. Long Khánh, công suất nuôi của trại đạt 2.500 con heo thịt/lứa, do dịch tả heo châu Phi nên ngừng nuôi 6 tháng. Mới đây công ty cung cấp cho 1.500 con heo giống và khả năng lứa heo này số lượng chỉ có vậy, do nguồn cung heo giống bị giảm mạnh.

Giá heo giống lên cao đã đẩy giá thành chăn nuôi cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, vào thời điểm này, giá thành chăn nuôi của Công ty CP. Việt Nam là 53.900 đồng/kg, riêng các trang trại nhỏ, hộ gia đình ở khu vực miền Đông Nam bộ, nhờ lấy công làm lãi nên giá thành chăn nuôi thấp hơn các DN lớn, nhưng không dưới 50.000 đồng/ kg.

Ông Nguyễn Văn Bình, chủ trại heo ở xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai tính toán, với giá heo hơi 80.000 đồng/kg, người chăn nuôi hộ gia đình có lợi nhuận 3 triệu đồng/con loại trọng lượng 100 kg, nếu giá heo hơi trên 80.000 đồng/kg, lợi nhuận người nuôi thu được khá hơn nhưng lại không có heo để bán.

Ngoài giá heo giống tăng mạnh, từ đầu năm đến nay, giá cám của các hãng sản xuất cũng nhích dần theo giá heo. Hiện tại giá cám bình quân 300.000- 400.000 đồng/bao loại 25 kg/bao. Đây cũng là lý do khiến cho giá heo hơi đội lên cao trong những ngày qua.

Đại diện một DN lớn đang bán giá heo hơi 70.000 đồng/kg ở Bà Rịa -Vũng Tàu khẳng định, 15 DN lớn hiện nay chỉ chiếm khoảng 35% thị phần, chưa đủ khả năng kiểm soát và điều tiết giá thịt heo trên thị trường. Mặt khác, nguồn cung heo ra thị trường vào thời điểm này của 15 DN lớn đã giảm mạnh, trong khi nguồn cung heo của các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất ít, đã tác động lên giá heo hơi từng ngày.

Chuỗi cung ứng có quá nhiều chủ thể tham gia

Tại các nước phát triển, chuỗi cung ứng thịt heo chỉ qua 2-3 chủ thể nhưng ở Việt Nam, miếng thịt heo từ cổng trang trại nuôi đến bàn ăn đã qua tay ít nhất 9 chủ thể. Chủ chăn nuôi, thương lái thu mua heo (cấp một), doanh nghiệp vận chuyển heo, lò mổ, thương lái mua thịt heo mảnh (cấp hai) từ lò mổ, tiểu thương bán sỉ (chợ đầu mối), công nhân bốc vác và vận chuyển thịt heo, doanh nghiệp thực phẩm (mua cung cấp cho các hàng quán) và tiểu thương bán lẻ.

Các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng này mỗi người hưởng một phần lợi nhuận, lợi nhuận nhiều hay ít tuỳ vào công sức của mình. Tuy nhiên có những phần lợi nhuận chảy vào túi một số chủ thể nhiều hơn một số chủ thể khác, mặc dù công sức bỏ ra không mấy chênh lệch. Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ một công ty chuyên cung cấp thực phẩm ở quận 12, cho biết, giá thịt heo ba rọi ở chợ đầu mối Hóc Môn ngày 20/4 là 130.000 đồng/kg, khi mang đến chợ Thành Ông Năm, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn giá bán cho tiểu thương là 160.000 đồng/kg. Chỉ có khoảng cách 3 km, mỗi ký thịt heo ba rọi đã cõng thêm 30.000 đồng/kg.

Chuỗi cung ứng thịt heo qua nhiều chủ thể làm giá thành thịt heo tăng cao

Theo các DN chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, giá vận chuyển heo hơi từ trang trại đến lò mổ hiện nay so với các loại hàng hoá khác đang thuộc vào loại cao nhất nước và phi lý. Ông Hồ Quốc Dũng, chuyên nghề vận chuyển heo từ trại chăn nuôi đến các lò mổ ở khu vực miền Đông Nam bộ cho biết, trong phạm vi dưới 100 km, giá vận chuyển heo hơi hiện nay không dưới 2.000 đồng/kg. Heo không giống như các loại hàng hoá thông thường, ngoài giờ giấc, trên đường vận chuyển nhà xe còn phải tốn thêm các khoản chi phí không tên khác.

Măc dù đang trong mùa dịch bệnh và Chính phủ đã có nhiều giải pháp để kéo giảm giá bán nhưng giá thịt heo vẫn cao chính là do trong chuỗi cung ứng mỗi ký thịt heo đã chia năm sẻ bảy lợi nhuận. Chưa hết, các tiểu thương kinh doanh thịt heo ở chợ đầu mối Hóc Môn cho rằng, ngoài hàng chục chủ thể cùng tham gia trong chuỗi cung ứng thịt heo, giá thịt heo đội cao như hiện nay còn do các loại thuế, phí như thuế doanh nghiệp, thuế kinh doanh, thuế chợ; phí giết mổ, phí môi trường, phí kiểm dịch thú y đều chưa được miễn giảm, trong khi dịch bệnh nhiều lĩnh vực kinh tế đã được miễn giảm thuế, phí.

Theo phân tích của Vụ Thị trường trong nước mới đây về giá thịt heo tăng cao, một con lợn hơi (tạm tính 100kg) sau khi giết mổ, bỏ đi các loại phụ phẩm chỉ thu được 55 % thịt, tương ứng 55 kg thịt lợn thành phẩm (gồm cả nạc và mỡ). Do đó, nếu giá lợn hơi là 70.000đ/kg, sau khi giết mổ thì chi phí 1 kg thịt lợn thành phẩm sẽ là 127.000 đ/kg. Như vậy cộng thêm các chi phí tại các khâu trong chuỗi cung ứng thì giá bán tới tay người tiêu dùng sẽ cao hơn mức 127.000 đồng/kg.

Như vậy có thể khẳng định, giá thịt heo cao là do thiếu nguồn cung, do chi phí trong chuỗi cung ứng và chi phí từ các loại thuế phí.

Giải pháp nào để bình ổn thị trường thịt heo

Theo các chuyên gia, thị trường thịt heo hiện nay biến động mạnh, khó kiểm soát là do tập quán chăn nuôi đa phần còn nhỏ lẻ, manh mún, quy trình cung ứng mỗi ký thịt heo từ trại chăn nuôi đến bàn ăn qua nhiều tầng nấc trung gian, hình thức thực hiện lạc hậu, chưa khoa học.

Giá thịt heo lên cao, người tiêu dùng đắn đo khi mua sắm

Theo các chuyên gia, để bình ổn thị trường thịt heo hiện nay, ba yếu tố cơ bản cần phải được thực hiện cùng lúc, đồng bộ. Trước mắt, tập trung tái đàn sớm để tăng nguồn cung, cùng với các DN lớn các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng thịt heo cần chung tại giảm bớt một phần lợi nhuận. Về lâu dài, chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung để tăng năng xuất, giảm rủi ro trong chăn nuôi và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng hiện đại. Xây dựng lò mổ công nghiệp hiện đại để thay thế các lò mổ thủ công và sớm hình thành sàn giao dịch heo; giảm bớt các tầng nấc trung gian. Thực hiện dự báo về nguồn cung, nhu cầu của người tiêu dùng về thịt heo tương đối chính xác nhằm giúp DN, cơ sở chăn nuôi, người buôn bán tiên liệu được quy trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng có thể xem xét đưa mặt hàng thịt heo vào mặt hàng bình ổn giá nhằm tạo công cụ cho cơ quan quản lý kiểm soát giá mặt hàng thịt heo. Đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh heo (lợn) thịt và thịt heo không rõ nguồn gốc; hạn chế tối đa việc thu mua, buôn bán, vận chuyển lợn sống và thịt lợn trái phép qua biên giới.

Để thực hiện bình ổn giá heo, mới đây, TP. Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng Đề án Sàn giao dịch heo với mức tiêu thụ 10.000 con heo/ngày, đạt 17.000 tỷ đồng/năm. Nguồn cung từ 1.500 cơ sở chăn nuôi, 24 cơ sở giết mổ, 70 thương lái, 12 nhà bán lẻ hiện đại, 100 thương nhân tại chợ đầu mối. Sàn giúp nhà sản xuất kết nối với thị trường, cung cấp đầy đủ, minh bạch các thông tin về hàng hóa; thúc đẩy hiện đại hóa ngành chăn nuôi, tiêu thụ, ổn định giá thành, bình ổn thị trường và hướng tới xuất khẩu chính ngạch.

Thế Vĩnh

Đồng Bộ Triển Khai Ba Giải Pháp Để Giảm Giá Thịt Lợn Trong Nước

Nguồn cung khan hiếm, dịch tả lợn Châu Phi đang quay trở lại khiến hàng nghìn con lợn bị tiêu hủy trong tháng 6.2020, số lượng lợn nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam “nhỏ giọt”…đã khiến giá lợn trên thị trường vẫn neo ở mức cao từ 82.000-93.000 đồng/kg.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến, đến thời điểm này có khoảng 700 con lợn nhập khẩu từ Thái Lan được giết thịt bán ra thị trường. So với kế hoạch nhập khẩu khoảng 2 triệu con lợn để giết mổ làm thực phẩm nhằm tăng nguồn cung, kéo giá thịt lợn trong nước giảm xuống, thì số lượng 700 con lợn nhập về đã được giết mổ đưa ra thị trường là quá nhỏ. Vì sao số lượng lợn thịt nhập về quá ít, có phải doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong quá trình kiểm dịch hoặc vận chuyển lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: Việc nhập khẩu lợn sống hoàn toàn do DN chủ động, tự quyết về số lượng, thời gian nhập, Bộ NNPTNT không can thiệp và không gây bất kỳ trở ngại gì cho việc nhập khẩu lợn sống.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, số lượng lợn về chậm bởi phải tuân thủ các thủ tục xét nghiệm dịch bệnh, kiểm dịch động vật rất nghiêm ngặt của cơ quan thú y cả 2 nước. “Chỉ những con lợn âm tính với dịch bệnh mới được xem xét cho phép nhập khẩu” – ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Theo các chủ DN nhập khẩu, ban đầu các DN cũng rất kỳ vọng vào việc nhập khẩu thịt lợn, bởi tại thời điểm trước ngày 10.6, giá lợn hơi tại Thái Lan chỉ khoảng 52.000-53.000 đồng/kg. Nhưng sau khi Cục Thú y Thái Lan thông tin về việc Việt Nam nhập khẩu lợn sống của Thái Lan, ngay sau đó 1 tuần giá lợn tại Thái Lan đã tăng liên tục.

“Giá lợn tăng hoàn toàn do yếu tố tâm lý của người chăn nuôi và các thương lái, không phải do tác động của nguồn cung, cũng không phải do chi phí chăn nuôi tăng cao”, ông Phạm Trần Sum – Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức – một trong 15 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam cho biết. Từ mức giá 53.000 đồng, giá lợn tại Thái Lan đã nhanh chóng tăng lên mức 63.000 đồng chỉ trong vòng 10 ngày, rồi sau đó lên mức 65.000-66.000 đồng/kg tùy khu vực.

Cùng với giá lợn tăng là hàng loạt chi phí dịch vụ đi kèm như: Vận chuyển, tắm, cho thuê trang trại… tăng lên. “Bên cạnh đó, còn chi phí hao hụt, tỉ lệ chết, lãi suất ngân hàng, chi phí nuôi cách ly khiến mỗi con lợn nhập về phải đội giá lên khoảng 1,5-1,6 triệu đồng” – ông Phạm Trần Sum cho biết.

Vì khoảng cách giá lợn thịt của Thái Lan và Việt Nam chênh lệch không nhiều, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động đều đề cao vấn đề lợi nhuận, nên việc nhập khẩu lợn thịt về Việt Nam có xu hướng chững lại trong 10 ngày gần đây. Đến thời điểm này, Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức đã nhập khẩu về 5.000 con lợn giống, nhưng tỉ lệ lợn thịt chiếm số lượng chỉ khoảng 2.000 con.

Công ty TNHH MTV Thương mại, dịch vụ quốc tế Đồng Lợi cũng đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu 330 con lợn thịt để giết mổ làm thực phẩm trong đêm 30.6 tại cửa khẩu Lao Bảo. Đây là lô lợn thứ 2 được công ty nhập khẩu về Việt Nam, nâng tổng số lợn nhập khẩu của DN lên gần 1.000 con.

Nhiều DN trong danh sách nhập khẩu lợn thịt từ Thái Lan đến nay vẫn chưa có động thái nhập lợn về theo kế hoạch đăng ký. Trả lời câu hỏi tại sao khoảng 2.500 con lợn thịt được nhập khẩu về, nhưng chỉ mới 700 con được giết mổ đưa ra thị trường, một thương nhân (xin được giấu tên), cho biết: Nhiều DN xin nhập khẩu lợn sống giết thịt nhưng lại nhập nhiều lợn giống, bởi hiện nay chênh lệch giá quá thấp, DN dễ gặp rủi ro. Hàng nghìn con lợn được nhập về, chỉ một số đưa ra giết mổ, số khác được đưa về các trang trại để nuôi tiếp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NNPTNT đã xem xét vấn đề này và làm việc với các DN. “Số lượng lợn thịt sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian tới” – Thứ trưởng Tiến khẳng định.

Tại một cuộc hội thảo về giá cả thị trường mới được tổ chức gần đây, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng, có sự chi phối giá thịt lợn của các “ông lớn” chăn nuôi như C.P, Dabaco. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng các công ty này “bắt tay” để nâng giá lợn hơi, chi phối thị trường.

Đại diện C.P và Dabaco đều khẳng định: Lượng lợn thịt của cả 15 doanh nghiệp chiếm không đến 35% thị phần, thì số lượng của 1-2 doanh nghiệp không đủ sức để chi phối thị trường. “Mỗi ngày chúng tôi bán ra thị trường không đến 1.000 con lợn thịt, làm sao đủ sức chi phối” – ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabco cho biết.

Còn theo đại diện C.P, từ sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày C.P đưa ra thị trường từ 15.000-17.000 con lợn thịt, trong khi trước Tết chỉ khoảng 13.000-14.000 con. Giá lợn hơi của C.P bán ra thị trường cũng rẻ nhất trong hệ thống, những con số này chứng minh không có chuyện C.P găm hàng, khống chế số lượng để tạo khan hiếm, thao túng giá lợn hơi trên thị trường.

Lý giải về nguyên nhân nguồn cung thịt lợn giảm, các ý kiến đều cho rằng, việc tái đàn đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch tả lợn Châu Phi đang tái phát tại 20 tỉnh, nhiều hộ chăn nuôi dè dặt không dám tái đàn khi giá con giống, thức ăn chăn nuôi tăng cao.

“Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ đã bị lợn “ăn mất sổ đỏ”, nay nếu đầu tư, chẳng may dịch tái phát, họ sẽ mất trắng nên rất ít hộ dám tái đàn” – ông Nguyễn Như So thông tin.

Còn theo ông Phạm Trần Sum, nguồn cung thịt lợn thiếu là có thật. DN của ông đang nỗ lực để nhập đủ 22.000 con nái bố mẹ và lợn đực đã đăng ký. Để nhập đủ số lượng lợn giống này, công ty Việt Đức phải bỏ ra khoảng 200 tỉ đồng. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng thêm một số trang trại nhằm đảm bảo an toàn sinh học để nhập lợn về tái đàn.

Trong đó có 3 giải pháp chính. Thứ nhất tăng đàn, tái đàn bằng cách cho nhập lợn giống, kể cả lợn bố mẹ và cả lợn cụ kỵ về để cân bằng thị trường con giống trong nước.

“Giải pháp tăng đàn, tái đàn là giải pháp tốt nhất, kể cả trước mắt mà cả lâu dài. Nếu như mọi thứ đúng như kế hoạch thì khoảng trong quý IV/2020 sẽ đảm bảo được sản lượng thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng trong nước ở mức tương đối ổn định” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Duy Sơn

Giải Pháp Căn Cơ Để Giảm Giá Thịt Lợn

Trái với mục tiêu giảm giá xuống 70.000 đồng mỗi kg lợn hơi từ đầu tháng này, giá thịt lợn vẫn như con ngựa bất kham. Chỉ sau ba tuần kể từ khi lãnh đạo Chính phủ hợp với 15 doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến và phân phối thực phẩm lớn nhằm kéo giá thịt lợn xuống, cả giá lợn hơi và thịt lợn trên thị trường lại tiếp tục tăng lên.

Cụ thể, giá mỗi kg thịt lợn thành phẩm đến nay đã tăng 15.000 đồng lên mức 145.000-165.000 đồng/kg, trong khi giá lợn hơi cũng tăng khoảng 7.000-8.000 đồng/kg lên mức 80.000 – 90.000 đồng/kg.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương cho rằng, giá bán lẻ mặt hàng thịt lợn thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá lợn hơi. Giá lợn hơi càng cao, giá bán lẻ mặt hàng thịt lợn thành phẩm cũng tăng cao theo tỷ lệ tương ứng.

“Biện pháp tối ưu nhằm giảm giá thịt lợn thành phẩm là giảm giá lợn hơi”, đại diện Vụ Thị trường trong nước nhận định.

Theo phân tích của vụ này, mặc dù giá lợn hơi và tình hình cung cầu thị trường có thay đổi theo từng thời điểm khác nhau nhưng giá thịt lợn thành phẩm thường cao hơn giá lợn hơi 1,7-1,9 lần. Tỷ lệ này từ trước đến nay vẫn được duy trì tương đối ổn định ngay cả khi giá mặt hàng thịt lợn xuống thấp cần “giải cứu”.

Trong giai đoạn giá lợn hơi xuống mức thấp vào đầu năm ngoái, ở mức 30.000-35.000 đồng/kg, giá thịt lợn thành phẩm tại chợ phổ biến ở mức 55.000-70.000đ/kg.

Giá lợn hơi giai đoạn đầu tháng 4/2020 ở mức 73.000-78.000đ/kg, giá lợn thành phẩm tại chợ phổ biến ở mức 130.000-150.000đ/kg. Hiện nay, giá lợn hơi ở mức 80.000-90.000 đồng/kg, giá thịt lợn thành phẩm tại chợ phổ biến ở mức 145.000-165.000đ/kg.

Các chuyên gia Bộ Công thương lý giải việc chênh lệch giá lợn hơi và thịt lợn do chi phí khâu trung gian quá lớn. Một là việc chênh lệch giá lợn hơi qua các khâu của chuỗi cung ứng từ cơ sở chăn nuôi, đại lý phân phối, giết mổ đến bán lẻ thịt lợn thành phẩm. Hai là chênh lệch giá qua các công đoạn pha lóc, giết mổ từ lợn hơi thành thịt lợn thành phẩm.

Như vậy, bên cạnh một số yếu tố khác như tốc độ tái đàn chậm, chênh lệch cung cầu, phụ phẩm sau giết mổ khó tiêu thụ và thậm chí là có đồn đoán về thực trạng ghim hàng đẩy giá thì cơ cấu giá bất hợp lý với mức phí trung gian quá cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến mức giá thịt lợn thành phẩm.

Chăn nuôi lợn hiện nay phần lớn là phân tán, quy mô nhỏ lẻ. Trong đó, các cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình nhỏ lẻ cung ứng khoảng 60 – 65% thịt lợn và tiêu thụ tại các vùng miền phần lớn phụ thuộc vào các tiểu thương là hộ kinh doanh và cá nhân, mua gom và giết mổ bán cho các tiểu thương tại các chợ, cơ sở bán lẻ. Chính điều này gây khó khăn cho việc tổ chức lưu thông phân phối cũng như quản lý hoạt động của các thương nhân nhỏ lẻ ở khâu trung gian.

Đáng chú ý, trong ba mô hình cung ứng thịt lợn ra thị trường, các kênh phân phối truyền thống qua nhiều khâu trung gian hiện đang chiếm đa số trong kênh phân phối mặt hàng thịt lợn. Cụ thể, lợn hơi từ các trang trại, cơ sở chăn nuôi được phân phối qua các đại lý (cấp 1, cấp 2) đến các lò giết mổ. Đối với các lò mổ tập trung, quy mô lớn, lợn mảnh sau khi pha lóc sẽ được các đại lý mua buôn phân phối đến các cơ sở bán lẻ như chợ, cửa hàng. Đối với các lò mổ nhỏ lẻ, lợn mảnh sau khi pha lóc sẽ bán trực tiếp cho các tiểu thương để bán lẻ tại chợ hoặc bán cho khách hàng mua buôn như bếp ăn tập thể, nhà hàng, cơ sở chế biến…

Mô hình phân phối thứ hai chỉ qua một khâu trung gian. Lợn hơi được các công ty chế biến, giết mổ như Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan, Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, Công ty CP Công nghệ thực phẩm Vinh Anh… mua trực tiếp từ các trang trại, công ty chăn nuôi. Sau khi giết mổ, pha lóc thì được phân phối trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh hoặc đưa đến các khách hàng mua với số lượng lớn như trường học, bếp ăn công nghiệp.

Thứ ba là mô hình phân phối trực tiếp, không qua trung gian. Lợn hơi được các công ty chăn nuôi trực tiếp giết mổ, sau đó trực tiếp phân phối tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thuộc hệ thống của công ty. Mô hình này hiện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chuỗi cung ứng, chủ yếu là của doanh nghiệp lớn như Masan Meatlife (sở hữu hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+), CP và Dabaco.

Vì thế, để giảm tối đa khâu trung gian thì giải pháp căn cơ là hoạt động chăn nuôi, giết mổ phải được tập trung, giảm đầu mối.

2 giải pháp căn cơ

Theo Vụ Thị trường trong nước, bản chất tăng giá thịt lợn hiện nay vẫn là do thiếu nguồn cung, thậm chí thiếu hơn nhiều con số 20% do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa tái đàn. Vì vậy, giải pháp căn cơ nhất vẫn phải là đảm bảo nguồn cung bằng cách đẩy nhanh việc tái đàn trong cả nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm nay dự kiến tương đương năm ngoái, trong đó, quý II/2020 đạt hơn 900 nghìn tấn, quý III đạt hơn 1 triệu tấn và quý IV gần 1,1 triệu. Bộ này cho rằng, đến hai quý cuối năm mới cơ bản đáp ứng được phần lớn nhu cầu thịt lợn.

Để bù đắp phần thiếu hụt, qua đó bình ổn giá, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho rằng giải pháp ngắn hạn trước mắt là nhập khẩu thật nhiều thịt lợn để bổ sung nguồn cung. Theo đó, đảm bảo tổng số lượng nhập khẩu đủ 100 nghìn tấn thịt lợn ngay trong tháng 4 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng nhằm bình ổn thị trường trong thời gian tới.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 45.000 tấn thịt lợn.

Bộ Công thương cho biết, phản ánh của một số thương nhân cho biết, các thương nhân hiện khó mua được lợn hơi với giá 70.000đ/kg theo đúng cam kết của các doanh nghiệp hoặc mua được với giá cam kết nhưng số lượng mua lại giảm.

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thịt lợn trên địa bàn thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hang.

Đồng Bộ Các Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững

Mặt khác, các hộ nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có hơn 101.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, với số tiền trên 2.888 tỷ đồng; 5.040 hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế, với số tiền hơn 32 tỷ đồng.

Chị Hoàng Thị Hiển, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc cho biết: Năm 2017, được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi lợn an toàn sinh học, tôi đã áp dụng kỹ thuật và vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 30 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi. Nhờ đó, đến năm 2018, gia đình tôi đã có thu nhập gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi, không chỉ thoát nghèo, mà gia đình còn có vốn tích lũy để mở rộng sản xuất.

Song song với chính sách hỗ trợ, các chương trình an sinh xã hội vì người nghèo ngày càng được lan tỏa, nhận được sự hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Đến thăm ngôi nhà được hỗ trợ xây mới của bà Vi Thị Tâm, thôn Khe Bó, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập, chúng tôi cảm nhận được niềm vui gia chủ. Chị Tâm bị tật từ bé, hiện tại sống một mình, trước đây ở trong ngôi nhà tạm, lụp xụp, chưa có điều kiện sửa sang. Trước hoàn cảnh đó, thông qua kênh của Ủy ban MTTQ tỉnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã hỗ trợ 65 triệu đồng để chị xây nhà. Quá trình thi công, bà con Nhân dân trong thôn giúp đỡ ngày công xây dựng, vận chuyển vật liệu.

Được biết, chị Tâm là 1 trong số hơn 9.300 gia đình được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp hỗ trợ sửa chữa và xây dựng nhà mới từ năm 2000 đến nay, tổng trị giá trên 71,6 tỷ đồng. Ngoài hỗ trợ nhà ở, 20 năm qua, từ nguồn quỹ đã hỗ trợ xây dựng 4 nhà bán trú cho các điểm trường khu vực khó khăn.

Cùng với đó, các tổ chức thành viên của MTTQ đã triển khai các hoạt động hướng về đoàn viên, hội viên nghèo như: Hội Nông dân với phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào giúp nhau giảm nghèo có địa chỉ… Với nỗ lực của các cấp, ngành và sự chung tay góp sức của cộng đồng, đời sống Nhân dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 giảm còn 10,89%, dự kiến năm 2020 còn hơn 7%, giảm 18,06% so với năm 2015.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đi Tìm Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Giá Thịt Heo trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!